Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 1 đến 10

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 1 đến 10

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này H biết:

- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu)

- Mô tả đỉnh nói Phan-xi-păng.

- Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra KT.

- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Bản đồ địa lý Việt Nam.

 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 1
Địa lí
Làm quen với bản đồ
I . Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ .
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ , kí hiệu ...
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí trên bản đồ .
II . Đồ dung dạy học:
 - Bản đồ thế giới , VN, Châu á, Lào Cai .
III . Các HĐ dạy học chủ yếu:
HĐ1: Bản đồ 
* mục tiêu :HS nắm được khái niệm bản đồ
- HĐ cả lớp
* Cách tiến hành:
- GV treo 1 số bản đồ , nêu tên bản đồ ?
- Hãy nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ ?
- HS quan sát - nêu
- 3, 4 HS nêu - chỉ bản đồ 
VD: BĐ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất ; BĐ châu lục thể hiện 1 bộ phận lớn của bề mặt trái đất...
- Làm thế nào để vẽ được bề mặt rộng lớn vào tờ giấy thu nhỏ?
- Hình vẽ thế nào được gọi là bản đồ ?
* KL:
- Thường chụp ảnh từ vệ tinh , tính toán và thu nhỏ theo tỉ lệ .
- BĐ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đấttheo tỉ lệ nhất định
HĐ 2 :Một số yếu tố của bản đồ .
* Mục tiêu :HS nắm được tên, phương hướng, tỉ lệ trên bản đồ .
* Cách tiến hành:
- Đọc SGK , quan sát bản đồ , cho biết : Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
- Đọc tên bản đồ hình 3?
- Tên bản đồ cho biết phạm vi thể hiện, thông tin chủ yếu ...
- BĐ địa lí TNVN có phạm vi thể hiện nước VN
- Thông tin chủ yếu : vị trí giới hạn , hình dáng , thủ đô sông , thành phố...
- Trên BĐ ngừơi ta quy định các hướng B - N- Đ - T như thế nào? 
- Chỉ các hương trên bản đồ hình 3 ?
- Đọc tỉ lệ bản đồ h3?
- HS đọc sgk - nêu.
 - 2,3 HS chỉ
- HS đọc tỉ lệ bản đồ
- Em hiểu thế nào là tỉ lệ bản đồ?
- Bản đồ H2 ứng với bao nhiêu mét ngoài thực tế ?
- Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào , kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?
- HS nêu như SGK
- ... ứng 200 m ngoài thực tế
- HS nêu kí hiệu ở bảng chú giải ; Kí hiệu bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng LS - ĐL/ bản đồ .
* KL: - Các em vừa tìm hiểu những yếu tố nào của bản đồ?
- Thực hành vẽ kí hiệu mỏ than , mỏ sắt , mỏ đồng?
- phương hướng , tên , tỉ lệ , kí hiệu của bản đồ .
- HS thực hành vào nháp
HĐ3 : HĐ tiếp nối:
 - HS nhắc lại một số yếu tố, k/n bản đồ?
 - Bản đồ dùng để làm gì ?
 * Lưu ý : Lược đồ không chính xác như bản đồ. Vậy lược đồ chỉ dùng để nhận biết vị trí tương đối.
========================****=====================
Địa lí - Tiết 2:
Dãy hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này H biết:
- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu)
- Mô tả đỉnh nói Phan-xi-păng.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra KT.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bản đồ địa lý Việt Nam.
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng 
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu một số yếu tố của bản đồ.
B- Bài mới:
1/ Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao nhất và đồ sộ nhất của Việt Nam.
* Mục tiêu: 
	H nắm được vị trí và đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát lược đồ
- T chỉ cho H vị trí của dãy núi HLS
- Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta.
- Trong các dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất.
- H quan sát lược đồ.
- H dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1-SGK.
- Dãy HLS, dãy sông Gâm, Ngân sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Dãy HLS
- Dãy HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
- Nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà.
- Dãy HLS dài bao nhiêu Km, rộng bao nhiêu Km? 
- Dài khoảng 180Km, rộng gần 30Km
- Đỉnh núi và sườn núi, thung lũng của dãy núi HLS này ntn?
- Đỉnh nhọn, sườn rất dốc, thung lũng hẹp và sâu.
* KL : Nêu đặc điểm của dãy HLS
* H nêu phần ghi nhớ.
Dãy HLS nằm giữa sông Hồng và sông Đà, đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. 
- T cho H nhắc lại đặc điểm của dãy HLS
- Cho H chỉ dãy HLS trên bản đồ.
- Cho H quan sát H2 SGK
- Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 nêu độ cao của nó.
- T đánh giá sửa chữa.
- H vừa chỉ vừa mô tả đặc điểm của dãy HLS.
- H thực hiện
- H quan sát H2 hoặc tranh ảnh.
Nêu đỉnh núi Phan-xi-păng.
2/ Hoạt động 2: Khí hậu lạnh quanh năm
* Mục tiêu:
H hiểu được khí hậu ở những nơi cao HLS
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 H đọc bài.
- Khí hậu ở những nơi cao HLS như thế nào?
- ở độ cao khác nhau thì dãy HLS có đặc điểm gì?
- H đọc mục 2- lớp đọc thầm.
- Lạnh quanh năm nhất là về mùa đông.
- Từ độ cao 2000m đ2500m thường mưa nhiều, rất lạnh, từ độ cao 2500m trở lên khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh, trên các đỉnh núi mây mù hình như bao phủ quanh năm.
- Cho H chỉ vị trí Sa Pa
- Cho H nhận xét về nhiệt độ của SaPa vào tháng 1 và tháng 7.
- H chỉ trên lược đồ.
- H nêu bảng số liệu về nhiệt độ TB ở SaPa
* KL: 
Những nơi cao của HLS có khí hậu ntn?
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Dãy HLS có đặc điểm gì?
- Cho H đọc và chỉ tên các dãy núi trên bản đồ địa lí Việt Nam.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****=========================
Địa lý - Tiết 3:
Một số dân tộc ở hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này H biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở HLS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở HLS.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu đặc điểm của dãy núi HLS.
B- Bài mới:
1/ Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người.
* Mục tiêu: 
	H biết được dân cư của HLS và địa bàn cư trú chủ yếu của 1 số dân tộc ít người.
* Cách tiến hành:
+ Cho H đọc bài.
- Dân cư cở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng.
- 1 H đọc mục 1 SGK
- Dân cư thưa thớt.
- Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS.
- Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Mông...
- Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đ cao.
 - Thái, Dao, Mông
- N2 người dân ở những nơi núi cao thường đi bằng những phương tiện gì?
- Chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa.
* KL: T chốt lại ý chính và mở rộng. Ngày nay ....
 2/ Bản làng với nhà sàn:
* Mục tiêu H hiểu và biết được các dân tộc ở HLS thường sống tập trung thành bản.
* Cách tiến hành
+ Cho H quan sát với tranh ảnh
- Các dân tộc HLS thường sống ntn?
- Thường sống tập trung thành từng làng, bản.
- Bản làng thường nằm ở đâu?
- Bản làng có nhiều nhà hay ít nhà?
- ở sườn núi hoặc thung lũng.
- Mỗi bản có khoảng mươi nhà.
- Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn?
- Tránh ẩm thấp và thú dữ.
- Nhà sàn được làm bằng những vật liệu gì?
- Bằng các vật liệu tự nhiên: Gỗ, tranh, tre... 
- Hiện nay ở nhà sàn có gì thay đổi.
- Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói
* Kết luận: T chốt ý chính.
3/ Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
* Mục tiêu: Nắm và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của dân tộc ở HLS.
* Cách tiến hành
- Cho H quan sát tranh ảnh.
- H quan sát kênh hình, kênh chữ trong SGK. 
- Cho H hoạt động nhóm
- HTL N4
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên.
- Bán mua, trao đổi hàng hoá đ Còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ kết bạn của thanh niên nam nữ.
- Em hiểu chợ phiên là gì?
- Được họp vào những ngày nhất định.
- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS.
- Hội chợ núi mùa xuân, hội xuống đồng, ..., thường được tổ chức vào mùa xuân.
- Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
- Thi hát, múa sạp, ném còn...
- Nhận xét về trang phục?
- Được may, thêu, trang trí rất công phu và có màu sắc sặc sỡ. 
* KL: các dân tộc HLS có những đặc điểm tiêu biểu nào về trang phục sinh hoạt lễ hội.
- H trình bày
- T nhận xét - chốt lại ý đúng.
- H nêu ghi nhớ (SGK).
4/ Củng cố -dặn dò:
- Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS.
- Các dân tộc ở HLS có đặc điểm tiêu biểu gì về dân cư? Shoạt.
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài + Cbị bài giờ sau.
=======================*****=========================
Địa lí - Tiết 4
Hoạt động sản xuất của người dân ở 
hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, H biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Dựa vào tranh ảnh, để tìm ra kiến thức.
- Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất ra phân lân
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh khai thác khoáng sản.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục của một số dân tộc ở HLS.
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Hoạt động trồng trọt trên đất dốc.
* Mục tiêu: 
	H nắm được nghề nông là chính của người dân Hoàng Liên Sơn và nơi trồng trọt các loại cây trồng của người dân HLS.
* Cách tiến hành:
+ Các dân tộc ở HLS có nghề gì? Nghề nào là chính?
- Ruộng bậc thang được làm ở đâu?
- Nghề nông nghiệp; thủ công.
Nghề nông nghiệp là chính
- ở sườn núi
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Giúp cho giữ nước và chống xói mòn.
- Người dân HLS trồng gì trên ruộng bậc thang?
- Trồng lúa, trồng ngô,...
- Kể những nơi có ruộng bậc thang ở tỉnh em.
- Sa Pa, Bắc hà, Mường khương.
* KL: Người dân HLS thường trồng lúa ở đâu?
- H nêu 3đ4 H nhắc lại
 2/ HĐ2: Nghề thủ công truyền thống.
* Mục tiêu: 
 Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở HLS.
* Cách tiến hành
+ Cho H quan sát tranh ảnh
- H thảo luận nhóm 2
- Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở HLS.
- Bàn nghế tre, trúc của người Tày, hàng dệt thêu của người Thái, người Mường.
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm.
- Hoa văn thêu cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ.
- Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
- May áo, váy, gối...
* KL: Nghề thủ công của người dân HLS có gì tiêu biểu.
- 3đ4 H nhắc lại
3/ HĐ3: Khai thác khoáng sản.
* Mục tiêu: - Kể được tên 1 số khoáng sản ở HLS; quy trình sản xuất ra phân lân.
* Cách tiến hành
- Cho H quan sát tranh ảnh.
- H quan sát hình 3
- Kể tên 1 số khoáng sản có ở HLS
- Apatít; sắt, quặng thiếc, đồng, chì, kẽm...
- ở vùng núi HLS hiện nay có loại khoáng sản nào được  ...  hoa văn nhiều màu sắc, cả nam, nữ đều đeo vòng bạc.
- Lễ hội của người dân Tây Nguyên tổ chức vào thời gian nào?
- ở Tây Nguyên có những lễ hội nào? Trong lễ hội có các hoạt động nào?
- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mùa thu hoạch, có các lễ hội như: Hội đua voi; lễ hội Kồng Chiêng; hội đâm trâu. Các hoạt động trong lễ hội thường là nhảy múa, uống rượu cần.
* Kết luận: T chốt ý.
5/ Hoạt động 4: Bài học SGK.
- Cho Vài học sinh nhắc lại.	- 3 đ 4 học sinh thực hiện.
6/ Hoạt động nối tiếp.
	- Tổ chức chơi trò chơi: Hệ thống hoá kiến thức về Tây Nguyên bằng sơ đồ.
Tây Nguyên
Trang phục, lễ hội
Nhà Rông
Nhiều dân tộc cùng chung sống
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài + chuẩn bị bài sau.
=======================*****=========================
Địa lí - Tiết 8
hoạt động sản xuất của người dân ở 
tây nguyên
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, H có khả năng:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất Badan và chăn nuôi gia súc lớn trên đồng cỏ.
- Rèn kỹ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê.
- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Tây Nguyên có đặc điểm gì về dân cư, trang phục, lễ hội.
- Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt tập thể được gọi là gì?
B- Bài mới:
1/ Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất Badan.
* Mục tiêu: 
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất Badan.
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát hình 1.
- H quan sát trên lược đồ và chỉ kết hợp trình bày một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,...
- Vì sao Tây Nguyên lại trồng chủ yếu loại cây lâu năm này?
- Vì những cây công nghiệp này phù hợp với vùng đất đỏ badan tơi xốp, phì nhiêu.
- Cho H quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
+ H quan sát.
- Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
- Cây cà phê
+ Cho H quan sát hình 2 - SGK tr.88
- Y/c H tìm vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí VN
+ H quan sát cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- 2 đ 3 H lên chỉ.
- Em biết gì về cà phê ở Buôn Ma Thuột?
- Nổi tiếng thơm ngon không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước.
- Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
- Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
* Kết luận: T chốt ý.
- Dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
2/ HĐ2: Chăn nuôi trên đồng cỏ:
 * Mục tiêu:
 H trình bày được đặc điểm tiêu biểu về chăn nuôi của người dân ở Tây Nguyên.
* Cách tiến hành
+ Cho H quan sát lược đồ hình 1 (SGK)
- Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Bò, trâu, voi
- Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
- Bò
+ Cho H quan sát bảng số liệu
+ H quan sát bảng số liệu về vật nuôi ở Tây Nguyên.
- ở Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
- Có những đồng cỏ xanh tốt.
- ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
- Số lượng trâu, bò, voi thể hiện điều gì ở mỗi gia đình?
* Kết luận: T chốt ý.
- Chuyên chở người và hàng hóa.
- Thể hiện sự giàu có, sung túc.
ị Bài học (SGK)
- 3 đ 4 học sinh nhắc lại.
3/ Hoạt động nối tiếp.
	- Nêu những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc).
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài + chuẩn bị bài sau.
=======================*****=========================
Địa lý - Tiết 9
hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên (tiếp)
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, H có khả năng:
- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Khai thác sức nước, khai thác sức rừng.
- Rèn luyện kỹ năng xem, phân tích bản đồ, tranh ảnh.
- Nêu được quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Biết được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước và rừng ở VN.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, rừng ở Tây Nguyên.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của con người ở TN.
B- Bài mới:
1/ Hoạt động 1: Khai thác sức nước.
* Mục tiêu: 
	- Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về khai thác sức nước của người dân Tây Nguyên.
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát lược đồ các sông chính ở TN.
- H quan sát.
- Nêu tên một số con sông chính ở Tây Nguyên.
- Các con sông chính: Xê Xan; Ba Đồng Nai.
- Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây ntn? Điều đó có tác dụng gì?
- Các sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất ra điện phục vụ đời sống con người.
- ở Tây Nguyên có những nhà máy thuỷ điện nào nổi tiếng?
- Nhà máy thuỷ điện Y-a-li
- Cho H chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện và cho biết nó nằm trên con sông nào?
- H chỉ trên bản đồ.
- Nhà máy điện Y-a-li nằm trên con sông Xê-Xan.
* Kết luận: T chốt ý.
- 1 - 2 H nhắc lại đặc điểm tiêu biểu khai thác sức nước của người dân Tây Nguyên.
2/ HĐ 2:
 Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
* Mục tiêu:
 Trình bày được đặc điểm tiêu biểu của và việc khai thác rừng của người dân ở Tây Nguyên.
* Cách tiến hành:
- Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Tại sao có sự phân chia như vậy?
- Rừng Tây Nguyên có 2 loại: Rừng nhiệt đới và rừng k.hộp vào mùa khô.
Vì điều đó phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt.
- Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?
- Cho nhiều sản vật quý, nhiều nhất là gỗ.
- Cho H quan sát hình 8, 9, 10. Nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ?
- Gỗ được khai thác đxưởng cưa xẻđxưởng mộc làm ra sản phẩm đồ gỗ.
- Việc khai thác rừng nhiệt đới hiện nay ntn?
Còn khai thác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người.
- Nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng?
- Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp không hợp lí; tập quán du canh, du cư. 
* Kết luận: T chốt ý chính
* Bài học: (SGK):
- 3 - 4 học sinh nhắc lại.
3/ Hoạt động nối tiếp.
	- Tổ chức cho H chơi trò chơi ô chữ.
- T phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Đánh giá qua trò chơi.
- Có những biện pháp nào để giữ rừng.
- Tây Nguyên có đặc điểm tiêu biểu gì về khai thác sức nước, rừng và việc khai thác rừng của con người ở Tây Nguyên.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****=========================
Địa lí - Tiết 10
thành phố đà lạt
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, H có khả năng:
- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có khí hậu quanh năm mát mẻ.
- Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
- Rèn luyện kỹ năng xem bản đồ, lược đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Tây Nguyên có các con sông chính nào? Đặc điểm dòng chảy của chúng ra sao?
- Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?
B- Bài mới:
1/ Hoạt động 1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt.
* Mục tiêu: 
	- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt.
* Cách tiến hành:
+ T treo bản đồ và lược đồ.
- H quan sát và tìm vị trí thành phố ĐàLạt trên bản đồ và lược đồ.
- Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
- Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển.
- Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu ntn?
- Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
* Kết luận: Nêu các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt.
- 1 đ 2 H nhắc lại.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
2/ HĐ 2: Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
* Mục tiêu:
 Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch, nghỉ mát.
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát tranh
+ H quan sát tranh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
- Cho H tìm vị trí hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên lược đồ.
- 1 đ2 H chỉ vị trí
- Cho H mô tả cảnh đẹp của hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
- H trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước?
- Vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm, thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và toả hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp: Cam Li, thác Pơ-ren...
* Kết luận: T chốt ý
3/ HĐ 3: Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát.
* Mục tiêu: H nêu được tên các địa điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch.
* Cách tiến hành:
- Đà Lạt có các công trình gì để phục vụ du lịch.
- Có các công trình như: Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn.
- Có các hoạt động du lịch nào để phục vụ khách du lịch?
- Có các hoạt động như: Du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi thể thao...
* Kết luận: T chốt ý
4/ HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt.
* Mục tiêu: 
 Giải thích được vì sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau sứ lạnh.
* Cách tiến hành: 
- Rau và quả ở Đà Lạt được trồng ntn?
- Được trồng quanh năm với diện tích rộng.
Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh?
- Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loại cây trồng xứ lạnh.
- Kể tên 1 số các loại hoa quả, rau của Đà Lạt.
- Có các loại hoa nổi tiếng: Lan, hồng, cúc, lay ơn...
- Các loại quả ngon: dâu tây, đào,...
- Các loại rau: Bắp cải, súp lơ,...
- Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?
- Chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu, cung cấp cho nhiều nơi ở Miền Trung và Nam Bộ...
* Kết luận: T chốt ý
* Bài học: SGK
- 3 đ 4 học sinh nhắc lại.
5/ Hoạt động nối tiếp.
	- Nêu đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
=======================*****=========================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_tiet_1_den_10.doc