Giáo án Lịch sử Khối 4 - Chương trình cả năm

Giáo án Lịch sử Khối 4 - Chương trình cả năm

BÀI 2 : Thứ 6.6.10 .2006

NƯỚC ÂU LẠC

 I , Mục tiêu : học xong bài này H biết :

 -Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang

 -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc , tên vua , nơi kinh đô đóng

 -Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc

 -Nguyên nhân thắng lợi , nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà

 II, Đồ dùng dạy học

 -Lược đồ Bắc Bộ và bắc Trung Bộ

 -Hình trong SGK – Phiếu học tập

 III, Phương pháp : Đàm thoại , quan sát , thực hành

 IV, Các hoạt động dạy học

 

doc 51 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Khối 4 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Lịch sử	
 Thứ 6 29 .9 . 2006
tuần 3. 
buổi đầu dựng nước và giữ nước
Bài 1: 	Nước Văn Lang
 I , Mục tiêu 
- Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 trước công nguyên
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương 
- Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất của người Lạc Việt
 - Một só tục lệ của người lạc việt còn lưu giữ tới ngày nay mà học sinh biết
 II, Đồ dùng dạy học
 Hình trong SGK –phiếu học tập,lược đồ bắc bộ và bắc trungbộ
III, Các phương pháp dạy học : Đàm thoại ,quan sát, thực hành
IV, Các hoạt động dạy học 
 1, ổn định tô chức 
 2, Kiểm tra bài cũ 
 3, Bài mới
 -Giới thiệu bài 
 1, Sự ra đời của nước Văn lang
-Hoạt đông1: Làm việc cả lớp
G treo lược đồ bắc bộ và bắc trung bộ lên bảng vẽ trục thời gian lên bảng 
-G giới thiệu về trục thời gian 
yêu cầu H dựa vào kênh hình và kênh chữ SGk xác định địa phận của nước Văn Lang ,xác định 
 -Nhà nứớc Văn Lang ra đời cách đây bao lâu ? 
 -Đứng đàu nườc Văn Lang là ai?
 -Những người giúp vua cai quản đất nước là ai? 
 -Dân thường được gọi là gì?
- G giảng lại- rút ý ghi lên bảng
- Chuyển ý :
 2, Một số nét về cuộc sống của
 người việt cổ.
*,Hoạt động 2:Làm việc cá nhân
 -yêu cầu H
 -Dựa vào các di vật của người xưa để lại hãy nêu nghề chính của lạc dân?
 -Người việt cổ đẵ sinh sống ntn?
 -Các lễ hội của người lạc việtđược tổ chức như thế nào?
-Em biết những tục lệ nào của người việt cổ con tồn tại đến ngày nay?
*,G giảng kết luận
-Gọi H đọc phần đóng khung SGK
4,Củng cố dặn dò
-G củng cố lại nội dung bài
-Về nhà học bài -cb bài sau 
Kiểm tra sách vở của H
-Người ta quy ước 
-năm 0 là năm công nguyên 
-phía dưói năm công nguyên là năm trước công nguyên 
-Phía trên công nguyên là năm sau công nguyên 
thời điểm ra đời của nước Văn Lang
-Nhà nước văn lang ra đời cách đây khoảng năm 700 TCN ở lưu vực sông hồng, sông mã và sông cả 
-Đứng đàu là các vua hùng .Kinh đô đặt ở Phong châu Phú Thọ 
-Những người giúp vua cai quản đất nước là lạc hầu lạc tướng
-Dân thường gọi là lạc dân
-Đọc SGK và quan sát kênh hình để trả lời các câu hỏi sau : 
-Nghề chính của lạc dân là làm ruộng và chăn nuôi : họ trồng lúa ,khoai,đỗ ,cây ăn quả như dưa hấu,họ cũng biết nấu xôi,làm bánh dầy...làm mắm 
-Sống bằng nghề trồng chọt chăn nuôi ,nghề thủ công ,biết chế biến thức ăn dệt vải .Họ ở nhà săn để đánh thú dữ ,quây quần thành làng.
-Những ngày hội làng mọi người thường hoá trang vui chơi ,nhảy múa .đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên bãi đất rộng
-Nhuộm răng đen, ăn trầu, phụ nữ đeo hoa tai và các đồ trang sức.
-H nhận xét bổ sung
-2-3 H đọc
Bài 2 : 	Thứ 6.6.10 .2006
Nước Âu Lạc
 I , mục tiêu : học xong bài này H biết :
 -Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang 
 -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc , tên vua , nơi kinh đô đóng 
 -Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc 
 -Nguyên nhân thắng lợi , nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà 
 II, Đồ dùng dạy học 
 -Lược đồ Bắc Bộ và bắc Trung Bộ 
 -Hình trong SGK – Phiếu học tập 
 III, Phương pháp : Đàm thoại , quan sát , thực hành 
 IV, Các hoạt động dạy học 
 1, ổn định tổ chức 
 2, KTBC
 -Gọi H trả lời 
 -G nhận xét 
 3, bài mới;
 -Giới thiệu bài.
1,Sự ra đời của nước Âu Lạc
 *, Hoạt động1: làm việc cá nhân.
 -G y/c H đọc SGK và làm bài tập său
 -G HD H
 -G kết luận: cuộc sống của người Âu việt và người Lạc việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau .Thục phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh giặc ngoại xâm dựng nước âu lạc tự là An Dương Vương dời đô xuống cổ loa đông anh (HN ngày nay )
 -chuyển ý.
2,Những Thành Tựu Của Nước Âu Lạc
 *, Hoạt Động 2: Làm việc cả lớp.
 -Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
 -G nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (Qua sơ đồ)
 -Chuyển ý 
 3, Nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà 
 -Hoạt động 3 :làm việc cả lớp 
 -YC H đọc đoạn trong SGK 
 -G đặt câu hỏi thảo luận 
 -Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bại ?
 -Vì sao từ năm 179TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ?
 -G nhận xét 
 -G chốt lại 
 -Gọi H đọc bài SGK
4, Củng cố dặn dò 
 -Củng cố nội dung bài 
- Về nhà học bài – chuẩn bị bài sau 
-Hãy nêu sự ra đời của nước văn lang?
-Em hãy điền dấu X vào ô trống những điểm giống nhău của người Lạc việt và người Âu Việt.
+ Sống cùng trên một địa bàn 
+ Đều biết chế tạo đồ đồng
+ Đều biết rèn sắt
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- H lên bảng trình bày bài của mình
-H nhận xét bổ sung 
-H xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc 
-Kĩ thuật phát triển.Nông ngiệp tiếp tục pt.Đặc biệt là đã chế được loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên An Dương Vương đẵ cho XD thành cổ Loa kiên cố .Là những thành tựu đặc sắc của người dân Âu Lạc
-Hđọc từ 217 TCN ......phương Bắc
-H kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc 
-Do dân ta đồng lòng , đoàn kết , một lòng chống giặc có tướng chỉ huy giỏi , vũ khí tốt có thành luỹ kiên cố nên lần nào quân giặc cũng bị đánh bại 
-Triệu Đà đem quân xang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua trận phải nhẩy xuống biển tự tử . Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của bọn PK phương Bắc 
-H nhận xét bổ sung 
-H đọc bài học 
	Thứ 6. 13 . 10 .2006
 Bài 3 :
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại PK phương Bắc
 I,Mục tiêu : Học xong bài này H biết :
 -Từ năm 179 TCN đến năm 938nước ta bị các triều đại PK phương Bắc đô hộ 
 -Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại PK phương Bắc đối với nhân dân ta 
 -Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ , liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giữ gìn nền văn hoá dân tộc 
 II, Đồ dùng dạy học :
 -Phiếu học tập cho H 
 III, Phương pháp : Đàm thoại ,giảng giải , thực hành 
 IV, Các hoạt động dạy học :
 1, ổn định tổ chức 
 2,KTBC
 -G gọi H trả lời 
 -G nhận xét 
 3, Bài mới 
 -Giới thiệu bài :
1, Một số chính sách áp bức bóc lột 
 *, Hoạt động1: Làm việc cá nhân. 
 -Chính quyền phương Bắc đã cai trị nước ta như thế nào?
 -G chốt lại và ghi bảng : Từ năm 179 TCN đến năm 938 SCN nước ta bị bọn PKPB đô hộ áp bức nặng nề chúng bắt nhân dân ta học chữ Hán và sống theo luật pháp Hán 
 -Chuyển ý 
2, Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta 
- Hoạt động 2: làm việc cá nhân 
 - Nhân ta đã phản ứng ra sao ? 
 -G đưa bảng thống kê ( có ghithời gian biểu diễn các cuộc KNcột ghi các cuộc KN để trống )
 -G viên giảng :
 *,Rút ra bài học
4, Củng cố dặn dò 
 -Củng cố lại nội dung bài.
 -Về nhà học bai-chuẩn bị bài sau
-Nêu nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước cuộc xâm lược của Triệu Đà?
-H đọc SGk từ đầu sống theo luật pháp của người Hán?
-Các chính quyền PB nối tiếp nhau đô hộ nước ta bị chia thành quận,huyện do chính quyền người Hán cai quản. Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý đẵn gỗ trầm ,xuống biển mò ngọc trai ,bắt đồi mồi ,khai thác san hô để cống nạp cho chúng bắt đân ta sống theo phong tục tập quán của người hán.
-H nhận xét bổ xung 
-H đọc từ không chịu khuất phục...hết.
-Nhân dân ta chống lại sự đồng hoá của quân đô hộ giữ gìn các phong tục của dân tộc đồng thời cũng tiếp thu cái hay cái đẹp của người Hán.
thời gian
các cuộc khởi nghiã
Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 766
Năm 905
Năm 931
Năm 938
-H điền cáccuộc khởi nghĩa vào cột.
-H báo cáo kết quả của mình.
-H khác nhận xét.
-2-3 H đọc
Tuần 7:	Thứ 6.20 . 10 .2006
 Bài 4
khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm40)
 I, Mục tiêu :Học xong bài này học sinh biết .
 -Vì sao Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa 
 -Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
 -Đây là cuộc khởi thắng lợi đầu tiên hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ.
 II, Đồ dùng dạy học .
 -Hình trong SGK phóng to.
 -lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng- Phiếu học tập.
 III, Hoạt động tổ dạy-học
 1, ổn định tổ chức
 2,KTBC
 -Goi H trả lời
 -G nhận xét.
 3,Bài mới
 -giới thiệu bài : bọn PKPB đô hộ nước ta chúng ra sức bóc lột nhân dân ta rất nạng nề. Đứng trước cảnh nước mất nhà tan Hai Bà Trưng đã kêu gọi ND đứng lên đánh đuổi bọn gặc ngoại xâm . Đó chính là nội dung bài học 
1, Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN
 -G giải thích khái niệm quận Giao Chỉ . 
 -Nguyên nhân nào dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
 -G giảng chốt lại :
-Chuyển ý :
2, Diễn biến cuộc khởi nghĩa.
 -Hoạt động 2: làm việc cá nhân 
 -G giải thích : Cuộc KN Hai Bà Trưng diễn ra trong phạm vi rất rộng lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra KN .
 -G treo lược đồ và gọi H lên bảng 
 -G tóm tắt rút ý chính ghi lên bảng .
 -Chuyển ý :
2, Kết quả ý nghĩa : làm việc cả lớp .
 -Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-Cuộc KN Hai Bà Trưng có ý nghãi gì ?
- G chốt lại ghi bảng .
 - Rút ra bài học 
4, Củng cố dặn dò 
 -Củng cố lại nội dung bài 
 -Liên hệ với phụ nữ ngày nay ..
 -Về nhà học bài 
- H đọc từ đầu đến trả thù
-Thảo luận nhóm đôi : 
- Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược đặc biệt là Thái Thú Tô Định .
-Do Thi Sách chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết 
- Do lòng yêu nước và căm thù giặc của Hai Bà . Hai Bà đã quyết tâm KN với mục đích “ Đèn nợ nước trả thù nhà “
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- Nhóm khác nhận xét 
- H quan sát lược đồ nội dung của bài để trình bày lại diễn biến
- H lên bảng thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa 
- H nhận xét bổ sung 
- H đọc từ trong vòng 1 tháng đến hết
-không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
-Cuộc khởi nghĩa đã giành lại độc lập cho đất nước sau hơn 200 năm bị bọn phong kiến phương bắc đô hộ và bóc lột.
-H nhận xét bổ xung
-H đọc bài học
Tuần 8	Thứ 6. 27 . 10 .2006
Bài 5
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
 I, Mục tiêu: Học xong bài học ,H biết 
 - Vì sao có trận Bạch Đằng 
 - Kể lại cuộc diễn biến chính của trận Bạch Đằng 
 -Trình bày được ý nghĩa của trận bạch Đằng lịch sử dân tộc
 II,Đồ dùng dạy học
 -Hình trong SGK.Bộ tranh vẽ trận Bạch Đằng ,phiếu học tập.
 III, Hoạt động dạy học
 1, ổn định tổ chức.
 2,KTBC :
 -Gọi H trả lời
 -G nhận xét.
 3,bài mới :
 -Giới thiệu bài:
1,nguyên nhân thắng lợi trận Bạch Đằng.
 *,Hoạt động1:Làm việc cá nhân
 -Ngô Quyền là người như thế nào?
 -Vì sao có trận Bạch Đằng? 
 -G chốt-ghi bảng
 -chuyển ý
2,Diễn biến của trận Bạ ... p năm kỉ đậu (1789)tại đây ông đã hạ lệnh cho quân ăn tết ,rồi mới chia thành 5 đạo quân tiến đánh Thăng Long việc nhà vua cho quân ăn tết trướclàm lòng quân thêm hứng khởi quyết tâm đánh giặc
-Đạo thứ nhất do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long 
-Đạo thứ 2 và 3 do đô đốc Long ,đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào tây nam Thăng Long 
-Đạo thứ 4 do đô đốc chỉ huy tiến ra Hải Dương 
-Đạo thứ 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường rút lui của địch 
-Đại diện báo cáo lại diễn biến của trận đánh
-KQ: quân Thanh hoảng sợ xin hàng quân giặc chết nhiều vô kể 
-ở Hà Hồi ,Ngọc Hồi,Đống Đa ta thắng lớn 
-Quân ta toàn thắng 
-Vì quân ta đoàn kết một lòng lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy 
Hàng năm cứ đến mùng 5 tết ở gò Đống Đa(HN) nhân dân lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh
 Thứ 6. . .2006
Tuần 30:Bài 26
những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua quang trung
 I, Mục tiêu: Học xong bài này H biết
 -Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung 
 -Tác dụng của các chính sách
 II, Đồ dùng dạy học.
 -SGk + giáo án
 III, Phương pháp: quan sát, đàm thoại, luyện tập, giảng giải
 IV,Hoạt động dạy học
1, ổn định tổ chức
2,KTBc
3,Bài mới
-Giới thiệu- ghi đầu bài.
1, Quang Trung xây dựng đất nước.
-Những chính sách về KT, VH của vua Quang Trung?
-Chiếu Khuyến nông quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?
-Để mua bán thuận mợi Quang Trung đã cho làm gì? Các hoạt động đó có lợi gì?
-Về giáo dục Quang Trung đã có những chính sách gì? và có tác dụng ra sao?
-G giải thích: Chiếu là lời viết, mệnh lệnh cảu vua ban ra cho quần thần dân chúng.
-G chốt lại- chuyển ý.
2,Vua Quang Trung chú trọng bảo tồn văn hoá dân tộc.
-Tai sao Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
-Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung ntn?
-G giới thiệu để H biết công việc đang tiến hành thuận lợi thì Quang Trung mất.
4, Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học- cb bài sau.
-Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc đại phá quân thanh của Quang Trung?
-H đọc nội dung sgk thảo luận nhóm theo nội dung sau:
-Chiếu khuyến nông “ lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai thác ruộng hoang
-Vài năm sau, mùa màng trở lại xanh tốt, làng xóm lại thanh bình..
-Quang trung cho đúc đồng tiền mới đối với nước ngoài. quang Trung y/c nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá. Đồng thời cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
-Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
-Hàng háo không bị ứ đọng
-Làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.
-Ban hành “ chiếu lập học”
-Cho dịch sách chữ dán ra chữ nôm, coi chữ nôm là chữ chính thức của quốc gia.
-Có tác dụng khuyến khích nhân dân học tập phát triển dân trí
-Bảo tồn văn hoá dân tộc.
-Các nhóm báo cáo kết quả.
-Đại diện các nhóm nhận xét.
-Vì chữ nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được đời lý. Trần sử dụng đề cao chữ nôm là đề cao vốn quý của dân tộc, thể hiện ý thức tự cường dân tộc.
-Vì học tập giúp con người mở mang KT làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc XD đất nước cần người tài. Chỉ học mới thành tài để giúp nước.
 Thứ 6. . .2006
Tuần 31:Bài 27
buổi đầu thời nguyễn (từ 1802-1858) Nhà nguyễn thành lập
 I, Mục tiêu: Học xong bài này H biết
 -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và 1 số ông vua thời đầu Nguyễn.
 -Nhà Nguyễn Thiết lập một chế độ quân chủ hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
 II, Đồ dùng dạy học.
 -SGk + giáo án
 III, Phương pháp: đàm thoại, luyện tập, giảng giải
 IV,Hoạt động dạy học
1,ổn định tổ chức
2,KTBC
3,Bài mới
-Giới thiệu- ghi đầu bài
1, Hoàn cảnh ra dời của nhà Nguyễn.
-Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
-G giới thiệu thêm về Nguyễn ánh.
-Sau khi lên ngôi hoàng đế Nguyễn ánh đã làm gì? Từ 1802-1858 triều Nguyễn đã trải qua bao nhiêu đời vua?
-G giảng- chuyển ý.
2, Sự thống trị của nhà Nguyễn.
-Những sự kiện nào chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
-Tổ chức quân đội nhà nguyễn ntn?
-Để cai trị đất nước nhà Nguyễn ra thảo ra bộ luật gì?
-Nêu 1 số nội dung trong bộ luật nói trên?
-Một số điều luật trong bộ luật nói lên điều gì?
-Với cách thống trị của nhà Nguyễn như vậy cuộc sống của nhân dân ta sẽ ra sao?
-G giới thiệu thêm cuộc sống của người dân dưới thời Nguyễn.
-Bài học
4, Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học- cb bài sau
-Quang Trung đã có những chính sách gì để nhằm phát triển KT và văn hoá?
-1 H đọc từ đầu- Tự Đức cả lớp đọc thầm và trả lời.
-Sau khi vua Quang Trung mất, triều TS suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyên ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà TS và lập ra nhà Nguyễn.
-Năm 1802 Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế nhọn Phú Xuân (Hu) làm nơi đóng đô và lấy niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802-1858 Nhá Nguyễn đã trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
-H đọc phần còn lại
-Các vua triều Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu.
-Bỏ chức tể tướng tự mình điều hành, mọi việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương
-Mọi việc đều do vua quyết định.
-Gồm nhiều thứ quân là: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh
-Nhà Nguyễn cho XD Các trạm ngựa nối liền từ cực bắc đến cực nam của đất nước.
-Để cai trị đất nước nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc.
-Không được tự tiện vào thành, qua cửa phải xuống ngựa, Không được phóng ten ném đá vào thành
-Nếu vua không cho phép khi gặp riêng vua phải bịt mắt bằng băng đen.
-Ai vi phạm các điều luật phải chịu những hình phạt rất tàn bạo xẻo thịt cho chết dần, chém cổ bêu đầu hoặc đánh bằng roi.
-Nói lên sự cai trị hà khắc cảu nhà Nguyễn. Và để bảo vệ ngai vàng của mình
-Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
-H đọc bài học.
 Thứ 6. . .2006
Tuần 32:Bài 28
Kinh thành huế
 I, Mục tiêu: H biết
 -Sơ lược về quá trình xây dựng: Sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế
 -Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
 II, Đồ dùng dạy học.
 -SGk + giáo án- sưu tầm tranh ảnh lăng tẩm cung điện ở Huế.
 III, Phương pháp: đàm thoại, quan sát, giảng giải
 IV,Hoạt động dạy học
1,ổn định tổ chức
2,KTBC
3,Bài mới
-Giới thiệu- ghi đầu bài.
1, Qúa trình xây dựng hình thành Huế.
-hãy mô tả qúa trình XD kình thành Huế.
-G giảng- chốt lại.
-Chuyển ý.
2, Vẻ đẹp của kinh thành Huế
-Hãy mô tả lại vẻ đẹp cảu kinh thành Huế?
-G giảng.
-Ngày nay Huế có gì khác so với thời xưa?
-G chốt lại
4, Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học- cb bài sau
-Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Những sự kiện nào chứng tỏ các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành?
-1 H đọc từ đầu- đẹp nhất nước ta thời đó. Cả lớp đọc thầm.
-H thảo luận và mô tả
-Đại diện các nhóm mô tả.
-H nhận xét.
-Nhà Nguyễn huy động hàng vạn dân và lính phục vụ XD kinh thành Huế. Các vật liệu như đá, vôi, gạch ngói từ mọi miền đất nước được đưa về đây. Sau 33 năm XD và tu bổ nhiều lần. Một toà thành rộng lớn, dài hơn 2 km đã mọc lên bên bờ sông Hương. Đây là 1 toà thành đẹp nhất nước ta thời đó.
-H đọc phần còn lại kết hợp với tranh ảnh.
-Thành có 10 cửa chnh. Bên trái cửa thành xây các vọng gác có mái cuốn cong hình chim phượng
-Nằm giữa kinh thành Huế là hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng Thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu tráy bắc qua hồ dần đến điện thái hoà nguy nga tráng lệ.
-Ngoài ra các vua Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm. Đó là những khuân viên rộng cây cối xanh tươi bao quanh các công trình kiến trúc.
-Kinh thành Húê ngày nay không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn còn những dấu tích cảu 1 công trình sáng tạo và tài hao của nhân dân ta.
-Ngày 11-12-1993 quần thể di tích cố đô Huế được UNES CO công nhận là di sản VH thế giới.
-H đọc bài học. 
 Thứ 6. . .2006
Tuần 33:Bài 29
tổng kết
 I, Mục tiêu: Học xong bài này H biết
 -Hệ thống được quá trình phát triển của ls nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa TK Xĩ
 -Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật ls tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
 -Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
 II, Đồ dùng dạy học.
 -phiếu học tập.
 -Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử.
 III, Phương pháp: Luyện tập.
 IV,Hoạt động dạy học
1,ổn định tổ chức
2,KTBC
3,Bài mới
-Giới thiệu- ghi đầu bài.
1, Thống kê lịch sử
-Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong ls nước nhà là giai đoạn nào?
-Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào?
-Giai đoạn này chiều đại nào trị vì đất nước ta?
-Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?
-G đưa ra 1 danh sách các nhân vật lịch sử
+Hùng Vương
+An Dương Vương
+Hai Bà Trưng
+Ngô Quyền
+Đinh Bộ Lĩnh
+Lê Hoàn
+Lý Thường Kiệt
+Trần Hưng Đạo
+Lê Thánh Tông
+Nguyễn Trãi
+Nguyễn Huệ
4, Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học- cb bài sau.
ôn tập để kiểm tra học kỳ II
-Buổi đầu dựng nước và giữ nước
-Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN
-Các vua Hùng sau đó là An Dương Vương
-Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng. Nền văn minh Sông Hồng ra đời.
-H ghi tóm tắt công lao các nhân vật lịch sử trên.
-Hùng Vương đã có công dựng nước
-Xây thành Cổ Loa và chế được nỏ thần
-Năm 40 đã phất cờ khởi nghĩa chống quân Nam Hán.
-Năm 928 đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
-Đã tập hợp nhân dân dẹp oạn 12 xứ quân thống nhất lại đất nước năm 968.
-Thay nhà Đinh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống Xl lần thứ nhất năm 981
-Bằng tài trí thông minh và lòng dũng cảm đã lãnh đạo nhân dân bảo vệ được nền độc lập cảu đất nước trước sự xâm lược của Nhà Tống (Cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ hai 1075-1077)
-Là người chỉ huy tối cao của cuộc K/C chống quân Mông- Nguyên xâm lược đã viết hịch tướng sí trong đó có câu: “ Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ. Nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”. Lời kịch đã khích lệ tướng sĩ giết giặc Nguyên.
-Đã cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức đây là bản đồ, bộ luật đầu tiên của đất nước ta
-Là nhà văn học, khoa học tiêu biểu cho giai đoạn này.
-Năm 1786 Nguyễn Hụê kéo quân ra Bắc đánh bại quân xâm lược Xiêm và lật đổ họ Trịnh thống nhất Giang Sơn.
-Năm 1778 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh
-H nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_khoi_4_chuong_trinh_ca_nam.doc