Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 19 đến 22

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 19 đến 22

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sôngngòicủađồngbằngNambộ:

- + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta , do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

- + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ , sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.

- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ : sông Tiền, sông Hậu.

- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.

II.CHUẨN BỊ:

- Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.

- Bản đồ đất trồng Việt Nam.

- Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 8 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 19 đến 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:08/01/2010 Tuần: 19
Môn: Địa lí 
BÀI: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS nêu được một số đặc điểm của thành phố Hải Phòng:
+Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.
+Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch, 
Chỉ được vị trí của Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ)
II.CHUẨN BỊ:
Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam.
Bản đồ Hải Phòng.
Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
1.Hải Phòng – thành phố cảng.
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm 
GV yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, các bản đồ hành chính & giao thông Việt Nam, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý sau:
Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên nào để trở thành một cảng biển?
Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng? 
2.Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng?
Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng?
GV bổ sung: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu có tải trọng lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy. 
3.Hải Phòng là trung tâm du lịch.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển du lịch?
GV bổ sung: Đến Hải Phòng chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú: nghỉ mát, tắm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới. 
Củng cố 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ.
HS dựa vào SGK, các loại bản đồ, tranh, ảnh để thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Cả lớp nhận xét.
HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi 
HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
HS nêu 
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá , giỏi:
Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta( Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu, ; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,)	
Ngày:15/01/2010 Tuần: 20
Môn: Địa lí
BÀI: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sôngngòicủađồngbằngNambộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta , do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ , sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.
Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ : sông Tiền, sông Hậu.
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Bản đồ đất trồng Việt Nam.
Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Thủ đô Hà Nội.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của thủ đô Hà Nội
Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế lớn của cả nước.
Hãy nêu tên các di tích lịch sử, viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh của Hà Nội?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải SGK & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
GV chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên treo tường & nói đây là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công & một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà bồi đắp nên.
Nêu đặc điểm về độ lớn, địa hình của đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:
Tìm & nêu vị trí, giới hạn của đồng bằng Nam Bộ, vị trí của Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau? 
Cho biết đồng bằng có những loại đất nào? Ở đâu? Những loại đất nào chiếm diện tích nhiều hơn?
GV mô tả thêm về các vùng trũng ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:
Tìm & kể tên các sông lớn của đồng bằng Nam Bộ.
Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông)?
Vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? (GV có thể hỏi: Cửu Long là gì? à Là sông có chín cửa)
GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, Biển Hồ.
Ở Nam Bộ trong một năm có mấy mùa? Đặc điểm của mỗi mùa?
Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê?
Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì?
GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời
Củng cố , Dặn dò: 
So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát hình & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
HS nêu.
Các nhóm trao đổi theo gợi ý của SGK
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
HS quan sát hình & trả lời câu hỏi
HS dựa vào SDK để nêu đặc điểm về sông Mê Công, giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
HS trả lời các câu hỏi
HS so sánh.
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long : do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông :để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.	
Ngày:22/01/2010 Tuần: 21
Môn: Địa lí
BÀI: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS biết :
Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ : Kinh, Khơ-me, chăm, Hoa.
HS trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ dân tộc Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do sông nào bồi đắp nên?
Nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ?
Vì sao đồng bằng Nam Bộ không có đê?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam
Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
Người dân thường làm nhà ở đâu?
GV giải thích thêm về “giống đất”: Dải đất hoặc dải cát cao từ 4-5 m song song với bờ biển, dài hàng chục km. Giồng còn dùng để chỉ các dải cát ven sông (giống như dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp phù sa được bồi đắp cao dần sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Các giồng đất hai bên các sông lớn thường là nơi có làng xóm, dân cư đông đúc.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 1
Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì?
Nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao người dân thường làm nhà ven sông?
GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà & mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước (loại cây mọc ở các vùng trũng có nước hoặc ven các sông ngòi, kênh rạch, lá dừa nước rất dai & không thấm nước). Đây là vùng đất thấp, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên người dân thường chọn các giồng đất cao để làm nhà tránh lũ. Mặt khác, trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại.
GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây.
Giải thích vì sao có sự thay đổi này?
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
Hãy nói về trang phục của các dân tộc?
Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? 
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
GV nói thêm: ngày thường trang phục của các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ gần giống nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc thường chỉ mặc trong các ngày lễ hội.
Củng cố , Dặn dò: 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
HS xem bản đồ & trả lời
Các nhóm thảo luận theo gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
HS xem tranh ảnh
Đường giao thông được xây dựng, các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều, có nước sạch, ti vi, điện
HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá , giỏi:Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch- nhà ở dọc sông; xuồng ghe là phương tiện đi lại phổ biến	
Ngày:29/01/2010 Tuần: 22
Môn: Địa lí
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ chế biến lương thực.
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Kể tên các dân tộc chủ yếu & các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
Nhà ở, làng xóm, phương tiện đi lại của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì? Vì sao?
Nhà ở & đời sống của người dân ở đồng bằng Nam Bộ đang có sự thay đổi như thế nào?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Quan sát các biểu đồ trang 119, cho biết đồng bằng Nam Bộ chiếm bao nhiêu phần diện tích & sản lượng lúa gạo của cả nước? 
Vai trò của đồng bằng Nam Bộ trong việc sản xuất lúa gạo của nước ta?
Giải thích vì sao nơi đây trồng nhiều lúa gạo?
Kể tên các loại trái cây điển hình của Nam Bộ?
Hãy cho biết lúa, gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
GV mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của đồng bằng Nam Bộ.
Kể tên các công việc trong quá trình sản xuất gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ?
GV kết luận: Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo bậc nhất thế giới.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Dựa vào bảng số liệu trang 121, cho biết đồng bằng Nam Bộ chiếm bao nhiêu phần sản lượng thủy, hải sản của cả nước?
Nhận xét về vai trò của đồng bằng Nam Bộ trong việc sản xuất thủy, hải sản ở nước ta?
GV treo bản đồ ngư nghiệp
Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ sản xuất được nhiều thủy, hải sản?
Kể tên các loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
Sản phẩm thủy, hải sản của đồng bằng được tiêu thụ ở đâu?
GV mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng này?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
Hàng năm đồng bằng Nam Bộ đã tạo ra bao nhiêu phần giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước? Điều đó nói lên đặc điểm gì của công nghiệp vùng này?
Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
Củng cố 
GV yêu cầu HS nêu lại một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Hồ Chí Minh.
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát bản đồ nông nghiệp & trả lời
HS quan sát biểu đồ lúa, trái cây & trả lời
HS kể: gặt lúa, tuốt lúa, xay xát gạo, đóng gói gạo, xếp gạo lên tàu, chuyên chở gạo xuất khẩu.
HS quan sát bảng số liệu, trả lời câu hỏi
HS dựa vào SGK, tranh ảnh, bản đồ ngư nghiệp, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá, giỏi :
Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_tuan_19_den_22.doc