Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc

TUẦN 16

BÀI 38: BIỂU THỨC SỐ. TÍNH GIÁ TRỊ CÙA BIỂU THỨC SỐ (Tiết3)

Thời gian thực hiện:.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố quy tắc tính và trình bày cách tính (the 2 bước) để tìm giá trị biểu thức có dấu ngoặc

- Vận dụng để làm các bài tập trong bài, củng cố tính chất kết hợp của phép cộng

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK

2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 13 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 86Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Luyện Toán 3
TUẦN 16
BÀI 38: BIỂU THỨC SỐ. TÍNH GIÁ TRỊ CÙA BIỂU THỨC SỐ (Tiết3)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố quy tắc tính và trình bày cách tính (the 2 bước) để tìm giá trị biểu thức có dấu ngoặc
- Vận dụng để làm các bài tập trong bài, củng cố tính chất kết hợp của phép cộng
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
Tính giá trị biểu thức.
a. 83 + 13 – 76 
b. 547 – 264 – 200
c. 6 x 3:2 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS làm bài tập 
a. 83 + 13 – 76 = 96 - 76 
 = 20
b. 547 – 264 – 200 = 283 - 200
 	 = 83
c. 6 x 3 : 2 = 18 : 2 
	 = 9
- HS lắng nghe.
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2,3/ Trang 96 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ Trang 96 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
- Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1: Tính/VBT tr.96
Bài 1: Yêu cầu HS tính được và trình bàycách tính giá trị của biểu thức:
- GV cho học sinh nối tiếp nêu câu trả lời
- GV nhận xét bài làm, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt cách Tính giá trị biểu thức: Ưu tiên dấu ngoặc, Nhân chia trước, Cộng trừ sau.
- HS tính được và trình bày cách tính giá trị của biểu thức, chẳng hạn:
- Kết quả: 
a/ 64 : (25 – 17) = 64 : 8
 = 8
b/ (70 - 15) : 5 = 55 : 5
 = 11
c/ 26 x (71 - 68) = 26 x 3
 = 78
d/ 50 – (50 – 10) = 50 – 40
 = 10
- HS nối tiếp trả lời
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: Kết quả của mỗi phép tính được gắn với một chữ như sau: (VBT/96)
- GV hướng dẫn HS. 
- Yêu cầu HS tính được giá trị của biểu thức ghi ở mỗi túi của sóc rồi nêu (nối) với sổ ghi ở cây là giá trị của biểu thức đó.
- GV chốt kết quả
 - Tuỳ đối tượng HS và lớp, GV có thể hỏi thêm: “Biểu thức nào có giá trị lớn nhát, bé nhất?...”.
- HS có thể nhẩm tính ra kết quả hoặc viết vào bàng con hoặc giấy nháp tính theo hai bước tính đề tìm giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án.
è Gv chốt cách Tính giá trị biểu thức
- HS lắng nghe cách thực hiện
- Lắng nghe Gv hướng dẫn.
- HS làm bài tập vào vở. kiểm tra chéo. 
- HS lắng nghe, quan sát
* Bài 3: VBT/96
- GV yêu cầu HS đọc bài làm
+ Vì sao em lại chọn đáp án C?
- GV nhận xét, khen, chốt kiến thức
 è Gv chốt BT củng cố cách tìm giá trị lớn nhất
- HS đọc bài làm. Hs khác nhận xét
- Kết quả: Đáp án C
- HS giải thích
* Bài 4: VBT/96
- GV gọi 1 hs nêu đề bài
- Gọi 1 HS đọc bài làm và giải thích cách làm
- GV nhận xét, chốt kết quả
 è Gv chốt 
- Hs đọc
- HS nêu kết quả: 
+ Số chân thỏ và gà ở 1 cặp là: 4 + 2 = 6 (chân)
+ Số chân thỏ và gà ở 8 cặp là: 6 x 8 = 48 (chân)
- Dưới lớp lắng nghe, nhận xét
3. HĐ Vận dụng
- GV tổ chức vận dụng bằng tính được giá trị của biểu thức số (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc).
- Yêu cầu HS nhắc lại tính được giá trị của biểu thức số. 
- Nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét giờ học. 
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
BÀI 38: BIỂU THỨC SỐ. TÍNH GIÁ TRỊ CÙA BIỂU THỨC SỐ (Tiết4)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức số (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc); tìm được biểu thức có giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất
- Củng có cách tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện
- Vận dụng vào giải bài toán liên quan tính giá trị của biểu thức, củng cố tính chất kết hợp của phép cộng (qua biếu thức sổ, chưa dùng biểu thức chữ).
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
Tính giá trị biểu thức.
a. 50 :( 6+4 ) 
b. 5 x (5 - 2) 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
a. 50:( 6+4)= 50:10 
 = 5
b. 5 x (5 - 2) = 5 x 2
 = 10 
- HS lắng nghe.
2. HĐ luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2,3/ Trang 97 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ Trang 97 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài tập
Bài 1: 
- YC HS đọc kết quả và nêu cách làm
- YC HS nêu lại cách tính giá trị biểu thức: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta làm như thế nào?
- Nhận xét tuyên dương
- GV chốt: 
+ Biểu thức D có giá trị lớn nhất (90);
+ Biểu thức C có giá trị bé nhất (30).
- Khi tính giá trị của biếu thức ở bài này, HS có thế tính nhấm để tìm ra kết quả ngay (không phải viết thành hai bước). 
- Trường hợp khó khăn, HS có thể viết tính vào bảng con hoặc giấy nháp (theo hai bước).
è Gv chốt BT củng cố cách tìm giá trị biểu thức lớn nhất, giá trị biểu thức bé nhất
- HS đọc kết quả, giải thích cách làm: So sánh kết quả rồi kết luận.
Ta có 30 < 36 < 80 < 90
Vậy biểu thức có giá trị lớn nhất là D
Biểu thức có giá trị bé nhất là C
- HS nếu cách tính
- Nhận xét, bổ sung
Bài 2: 
- Yêu cầu HS phân tích đế bài, nêu cách giải bài toán
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán 
- Yêu cầu Hs lên bảng làm, dưới lớp theo dõi, nhận xét
- Gv nhận xét, tuyên dương. 
- GV chốt Củng cố về tính chất kết hợp của phép cộng nên chúng ta có thể tính số bông hoa trong các lọ bằng cách tính giá trị của biểu thức 10 x (4-2) = 20.
- HS đọc yêu cầu bài, phân tích đề bài, đưa cách giải bài toán .
- HS nêu tóm tắt bài toán 
Tóm tắt
Có: 5 lọ hoa
Cắm thêm: 3 lọ hoa
Mỗi lọ: 10 bông hoa
Có tất cả: .... bông hoa?
- Hs lên bảng, dưới lớp đọc bài làm, nhận xét 
Bài giải
Sau khi cắm thêm, Mai cắm 
được số lọ hoa là:
5 + 3 = 8 (lọ)
Có tất cả số bông hoa trong các lọ là:
8 x 10 = 80 (bông hoa)
Đáp số: 80 bông hoa
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe
Bài 3: Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện 
- YC 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vở
+ Muốn tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện em lam như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương
è GV Chốt: “Muỗn tính tồng của ba số hạng, ta có thể tính tồng hai số hạng đầu trước hoặc hai số hạng sau trước, rối cộng tiếp số hạng còn lại”.
- 2HS lên bảng, dưới lớp đọc bài làm, nhận xét bài làm của bạn
a/ 476 + 70 + 30 = 476 + (70 + 30) 
 = 476 + 100
 = 576
b/ 67 + 125 + 75 = 67 + (125 + 75)
                        = 67 + 200
                        = 267
- Hs nêu cách làm
- HS lắng GV chốt. 
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc bài làm
+ Để viết được giá trị các biểu thức theo thứ tự từ bé đến lớn em đã làm như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
è GV Chốt: BT củng cố cách so sánh giá trị biểu thức
- HS lắng nghe, nhận xét
- HS nêu cách làm: thực hiện tính giá trị các biểu thức rồi so sánh và sắp xếp
- HS lắng nghe
3. HĐ Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng bằng tính được giá trị của biểu thức số (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc).
- Yêu cầu HS nhắc lại tính được giá trị của biểu thức số. 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS nhắc lại.
+ HS lắng nghe và trả lời.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bài 39: SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ (Tiết1)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Củng cố cách tìm số lớn gấp mấy lần số bé.
- Vận dụng vào giải các bài tập và giải bài toán có lời văn liên quan đến số lớn gấp mấy lẩn số bé.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực tư duy và lập luận: Khám phá kiến thức mới, vận dụng giải quyết các bìa toán.
- Năn ...  GV Chốt: BT củng cố cách tìm số lớn gấp mấy lần số bé
- HS trình bày kết quả, dưới lớp nhận xét
- HS nêu cách làm
Bài 2: Số?
- Yêu cầu HS đọc bài làm và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố cách tính số lớn gấp mấy lần số bé
- HS đọc bài làm và nêu cách làm, dưới lớp nhận xét
a. Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD là: 18 – 6 = 12 cm.
b. Đoạn thẳng AB dài gấp số lần đoạn thẳng CD là: 18 : 6 = 3 (lần)
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố cách tính số lớn gấp mấy lần số bé
- HS đọc đề bài:
+ Lớp học cờ vua có 27 bạn
Lớp học đá cầu có 9 bạn
+ Hỏi số bạn học cờ vua gấp mấy lần số bạn học đá cầu?
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp đọc bài làm
Bài giải:
 Số bạn học cờ vua gấp số lần số bạn học đá cầu là:
27 : 9 = 3 (lần)
 Đáp số: 3 lần
- HS nhận xét
3. HĐ Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi “ Trả lời nhanh”
 + Số lớn là 8, số bé là 2. Hỏi số lớn gấp mấy lần sổ bé? 
+ Bút chì dài 12 cm, bút sáp dài 6 cm, cái ghim dài 2 cm. Từ đó có thế so sánh bút chì dài gấp mấy lần bút sáp, bút sáp dài gấp mấy lần cái ghim,...
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
HS đó đọc kết quả.
 8 : 2 = 4 (lẩn).
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.lắng nghe và trả lời.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bài 39: SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ (Tiết2)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, vận dụng vào các bài luyện tập giải toán có lời văn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực tư duy và lập luận: Khám phá kiến thức mới, vận dụng giải quyết các bìa toán.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. 
+ Câu 1: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?.
+ Câu 2: Nêu 1 ví dụ cụ thể
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi và trả lời:
. 
- HS lắng nghe.
2. HĐ luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1,2, 3/ Trang 99 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ Trang 99 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài tập
Bài 1. (Làm việc cả lớp) Số?
- GV YC HS đọc mẫu và HD HS nêu cách làm
+ Để tìm số lớn lơn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào?
+ Để tìm số lớn gấp mấy lần số lớn ta làm như thế nào?
- YC HS nối tiếp đọc kết quả
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố cách tìm số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị và số lớn gấp số bé bao nhiêu lần.
- HS đọc mẫu và tìm ra cách làm
- HS lần lượt trả lời kết quả
- HS lắng nghe 
Bài 2: Số?
- Yêu cầu HS đọc bài làm
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố cách tìm số lớn gấp số bé bao nhiêu lần.
- HS đọc bài làm, nhận xét
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố cách số lớn gấp số bé bao nhiêu lần.
- HS đọc đề bài:
+ Con chó nặng 18 kg.
 Con gà nặng 2 kg.
 Con ngỗng nặng 6 kg.
a. Con chó nặng gấp mấy lần con ngỗng?
b. Con ngỗng nặng gấp mấy lần con gà?
c. Con chó nặng gấp mấy lần con gà?
- HS làm bài, dưới lớp đọc bài làm 
Bài giải:
 a. Con chó nặng gấp số lần con ngỗng là: 18 : 6 = 3 (lần)
 b. Con ngỗng nặng gấp số lần con gà là: 6 : 2 = 3 (lần)
 c. Con chó nặng gấp số lần con gà là: 18 : 2 = 9 (lần )
 Đáp số: ....
- Hs lắng nghe
Bài 4: Số?
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc bài làm
- GV YC HS nêu cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố cách số lớn gấp số bé bao nhiêu lần.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm từng ý
3. HĐ Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi. Quan sát hình trả lời câu hỏi mở rộng bài toán: Tổng số bóng gấp mấy lần số bóng ở một cột, ở một hàng?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời: Tổng số bóng 32 quả.
Tổng số bóng gấp số bóng ở một cột là: 32 : 8 = 4 (lần)
Tổng số bóng gấp số bóng ở một hàng là: 32 : 4 = 8 (lần)
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bài 40: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết1) 
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố kiến thức, kĩ năng về nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số, tính giá trị của biểu thức, bài toán về gấp lên một số lần, giảm đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực tư duy và lập luận: Khám phá kiến thức mới, vận dụng giải quyết các bìa toán.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. 
+ Câu 1: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?.
+ Câu 2: Nêu 1 ví dụ cụ thể
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi và trả lời:
. 
- HS lắng nghe.
2. HĐ luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1,2/ Trang 100 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3/ Trang 100 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài tập
Bài 1. Đặt tính rồi tính
- GV Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính các phép nhân, chia.
- Nêu cách tính 
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố kĩ năng nhân chia số có ba chữ số cho số chó một chữ số
- HS lên bảng, mỗi HS làm một ý
- Hs nhận xét
- Hs nêu
Bài 2: Số?
- Yêu cầu HS đọc bài làm
+ Muốn gắp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số lớn gấp mấy số bé ta làm như thé nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố về gấp lên một số lần, giảm đi một số lần
- HS đọc bài làm, HS khác nhận xét
- HS trả lời
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tìm được cả hai can có bao nhiêu lít nước ta cần biết số lít nước ở can nào?
+ Can nào đã biết số lít nước? Và bằng bao nhiêu?
+ Can hai đã biết chưa? Các em tính được không
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét, tuyên dương.
è GV Chốt: BT củng cố cách giải bài toán có lời văn (có 2 bước tính)
- HS đọc đề bài:
+ Can thứ nhất có 2 lít nước.
 Số lít nước ở can thứ hai gấp 5 lần số nước ở can thứ nhất.
a. Cả hai can có bao nhiêu lít nước?
b. Can thứ hai có nhiều hơn can thứ nhất bao nhiêu lít nước?
+ Số lít nước ở Can 1 và Can 2
+ Can 1 đã biết là 2 lít nước.
+ Can 2 chưa biết, Tính được do Số nước Can 2 gấp 5 lần số nước Can 1.
- HS làm bài dưới lớp đọc bài làm
Bài giải:
Can thứ hai có số lít nước là:
2 x 5 = 10 (lít)
a. Cả hai can có số lít nước là:
2 + 10 = 12 (lít)
b.Can thứ hai có nhiều hơn can thứ nhất số lít nước là:
12 - 2 = 10 (lít )
 Đáp số: ....
- HS lắng nghe
3. HĐ Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi. 
Thi đua đặt và giải bài toán có hai phép tính liên quan đến dạng toán đã học.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS thi đua nêu bài toán và trình bày.
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_n.docx