Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

Tiết 2: TẬP ĐỌC:

 §19: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (tiết 1)

A. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

 * HS HTT: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).

B. Đồ dùng dạy- học:

 - Các phiếu thăm, kẻ sẵn bảng phụ BT2

 

doc 22 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 85Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 10 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10:
 Ngày soạn : 02/ 11/ 2018
 Ngày giảng: Thứ hai 5/ 11/ 2018
Tiết 1: CHÀO CỜ: ( Tập trung toàn trường)
 .......................................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 §19: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (tiết 1)
A. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
 * HS HTT: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Các phiếu thăm, kẻ sẵn bảng phụ BT2.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu ý nghĩa của bài “Điều ước của vua Mi-đát”
- 2 HS nêu.
- GV và HS nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung:
* Bài tập 1: Ôn luyện TĐ và HTL
- GV nêu y/c BT1 - Nêu ND, hình thức ôn luyện TĐ và HTL 
- Gọi HS lên bốc thăm phiếu chọn bài đọc - GV nêu câu hỏi cho HS trả lời theo từng đoạn, bài - GV NX, đánh giá.
- Lớp lắng nghe
- Từng HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị đọc.
- HS đọc bài và TLCH về ND bài.
(Khoảng 1/3 số HS trong lớp).
* Bài tập 2:- Mời HS đọc y/c bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
 + Đó là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu, có cuối, 
+ Hãy kể tên những bài tập đọc  "Thương người như thể thương thân"?
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin.
- Y/c đọc thầm lại các truyện, làm bài.
 - HS thảo luận theo cặp. 
- Mời HS trình bày.
- KL.
 - 1 số HS trình bày, HS nhận xét.
* Bài tập 3: - Mời HS đọc y/c bài.
 - 1 HS đọc y/c bài tập.
- Đoạn văn có giọng đọc:
+ Thiết tha, trìu mến.
 + Đoạn cuối truyện "Người ăn xin".
+ Thảm thiết...
 + Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình
+ Mạnh mẽ, răn đe.
 + Phần 2 truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài.Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Ôn tập và KT giữa HKII (tiết 2)
 .......................................................................................................
Tiết 3: TOÁN
§46: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
 * Dạy cho HS hoàn thành tốt: BT4b 
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Ê - ke; vẽ sẵn BT1,2 vào bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình vuông ABCD có cạnh 5 cm. 
 - 1 HS lên bảng vẽ.
- GV và HS nhận xét, chữa bài.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. HDHS làm bài tập:
*Bài 1 (Trang 55): - Gọi HS nêu y/c
 - 1HS nêu yêu cầu.
- GV GT hình trên bảng.
- HS quan sát. 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 - HS làm bài theo nhóm 2 và trả lời.
- Mời HS trình bày.
 - Đại diện nhóm trình bày.
a) Góc vuông: BAC; 
 Góc nhọn: ABC; ABM; MBC; ACB; AMB.
 Góc tù BMC;
 Góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB; DBC; ADC
 Góc nhọn ABD; BDC; BCD
 Góc tù: ABC.
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn? Góc tù lớn hơn hay bé hơn?
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn; góc tù lớn hơn góc vuông.
+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
*Bài 2 (Trang 56): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HDHS vẽ và làm vào vở
- Lớp làm bài theo y/c
- Gọi HS trả lời và giải thích.
 - 2 em trả lời.
+ Vì sao AH không phải là đường cao của ABC?
 +Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC củaABC.
+ Vì sao AB được gọi là đường cao của ABC?
+ Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh Avà vuông góc với cạnh BC của .
*Bài 3+4 (Trang 56): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
+ Nêu các bước vẽ hình vuông? Vẽ hình CN
- Y/c HS tự vẽ vào nháp (GV quan sát, giúp đỡ HS) - Lớp làm BT3,4a (HSHTT làm thêm BT4b)
 - 4 bước:
- HS vẽ hình vuông ABCD; hình chữ nhật ABCD vào nháp, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài học.
- HS nghe. 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau:
Luyện tập chung.
 .......................................................................................................
Tiết 4: KĨ THUẬT: 
 §10: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
A. Mục tiêu: 
 - Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 * Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Mẫu vải khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu quy trình khâu đột thưa.
- 2 HS nêu 
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn:
* Hoạt động 1: HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- GV nhận xét, tóm tắt đặc điểm đường khâu
+ Mép vải được gấp 2 lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa. Đường khâu được thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
* Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
- GV hướng dẫn các thao tác, cho HS thực hiện.
- HS đọc mục 1 nêu cách gấp mép vải.
- HS thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu - 1 HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 * Lưu ý:
+ Gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới, gấp đúng đường vạch dấu.
+ Cần miết kĩ đường gấp.
+ Gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- GV nhận xét chung - cho HS đọc ghi nhớ
 - Hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột (khâu lược ở mặt trái của vải, còn khâu viền thì thực hiện ở mặt phải của vải.
- Cho HS thực hành khâu
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
- Chuẩn bị bài: Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .(t2)
- HS đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4.
-1,2 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm
- Lớp chú ý theo dõi
- Thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa
******************************************************************
 Ngày soạn: 03/ 11/ 2018 
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 06/ 11/ 2018
Tiết 1: TOÁN: 
 §47: LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
 - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
B. Đồ dùng dạy - học: - Vẽ sẵn trên bảng BT3
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song?
- Hai đường thẳng song song không bao giở cắt nhau.
- GV và HS nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HDHS làm bài tập:
* Bài 1a (Trang 56): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- Cho HS làm bảng con, kết hợp làm bảng lớp.
- HS làm bảng con và làm bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
*Kết quả:
a) +
 647096
 273549
* Bài 2a (Trang 56): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GVHDHS làm bài.
- HS làm vào nháp. 2HS làm trên bảng.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
a) 6257 + 989 + 743 = 6257 + 743 + 989
 = 7000 + 989
 = 7989
Thêm phần b cho HSHTT
b) 5798+322+4678 = 5798 +(322 + 4678)
 = 5798 + 5000
 = 10798
* Bài 3b (Trang 56): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Phần b: HS nêu miệng.
*Kết quả:
 A B I
 D C H
b) Trong hình vuông ABCD, cạnh DC vuông góc với cạnh AD và BC. Trong hình vuông BIHC cạnh CH vuông góc với cạnh BC và IH. Mà DC và CH là 1 bộ phận của cạnh DH. Vậy DH vuông góc với AD, BC, IH.
* Bài 4(Trang 56): - Gọi HS đọc bài toán
- 1,2HS đọc đề toán, lớp đọc thầm
- GV HD HS xác định dạng toán, tóm 
- HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
tắt và giải bài toán.
- GV thu vài vở NX.
- GV và HS chữa bài trên bảng phụ.
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
 (16 - 4) : 2 = 6 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
 6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số: 60 cm2.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
 .......................................................................................................
Tiết 2: MĨ THUẬT:
 ( Đ/c Thương dạy)
 .......................................................................................................
Tiết 3: LỊCH SỬ:
 §10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG 
 XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
A. Mục tiêu: 
 - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
 + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
 + Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
 - Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. 
 * Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981).
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
+ Ngô Quyền mất. Đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực 
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
- Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
* HĐ1: Tình hình nước ta trước khi 
- 1HS đọc đoạn: “Từ đầu ... nhà Tiền Lê”. 
quân Tống xâm lược:
Lớp đọc thầm.
- Tình hình nước ta trước khi quân Tống
- ĐBL và  ... uyệt đẹp, 
hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.
* Bài tập 4: - Mời HS đọc y/c bài.
 - 1 HS đọc y/c bài tập.
- GV nhắc HS xem lướt lại bài Danh từ, 
Động từ để thực hiện đúng y/c của bài.
- HS xem lại bài và TLCH:
+ Thế nào là danh từ?
+ DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, 
hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
+ Thế nào là động từ?
+ ĐT là những từ chỉ HĐ, trạng thái của 
sự vật.
- Y/c HS làm bài vào vở, chữa bài 
- HS làm bài vào vở, chữa bài miệng.
- GV chữa bài, NX.
*Lời giải:
+ DT: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, 
gió, bờ, ao, khóm, khoai nước, ...
+ ĐT: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, 
ngược xuôi, bay.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập về động từ.
****************************************************************** 
 Ngày soạn: 06/ 11/ 2018 
 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 09 / 11/ 2018
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
§20: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Đọc)
( Đề bài nhà trường ra)
 .............................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC:
§20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? 
A. Mục tiêu:
 - Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
 - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
 - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
 * GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.
 * BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người: Sử dụng nước trong sinh hoạt, nuôi trồng, tưới tiêu. (bộ phận)
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - GV: Phiếu học tập, dụng cụ thí nghiệm (cốc, thìa, chai, lọ, nước, sữa, muối, đường, cát, khăn).
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- GV KT sự chuẩn bị bài của HS, NX 
+ Các nhóm trưởng báo cáo sự c.bị.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài:
* HĐ1: Màu, mùi và vị của nước:
- GV tiến hành hoạt động trong nhóm
- Tiến hành hoạt động nhóm.
theo định hướng.
+ Y/c các nhóm quan sát 2 cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào, trả lời câu hỏi:
+ Quan sát và thảo luận.
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
+ Chỉ trực tiếp.
+ Làm thế nào bạn biết điều đó?
+ QS
+ Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước?
+ Nước không có màu, mùi, vị. 
- Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS nhận xét bổ sung. 
- Nhận xét tuyên dương những nhóm độc lập suy nghĩ.
- Lắng nghe.
-> KL: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
*HĐ2: Hình dạng của nước.
- GV tổ chức cho HS tiến hành làm TN.
- HS tiến hành làm TN1- SGK - trang 
42), quan sát và thảo luận.
- Y/c các nhóm cử 1 HS lên làm thí
- Đại diện của nhóm lên làm TN.
nghiệm. Các HS khác q/sát và TL câu 
hỏi:
+ Nước có hình gì?
+ Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật 
chứa nước.
- Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.
+ KL: Nước không có hình dạng nhất 
định.
*HĐ3: Nước chảy như thế nào?
->GD HS BVMT...
- GV kiểm tra các vật liệu làm thí nghiệm “Tìm hiểu xem nước chảy ntn?” 
- GV y/c các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả. 
- HS tiến hành làm TN2- SGK- trang 43).
- GV có thể ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm.
+ KL: Nước có thể chảy tràn lan ra mọi 
phía.
*HĐ4: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
+ Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em 
+ Lấy giấy thấm, khăn lau.
thường làm thế nào?
+ Tại sao người ta lại dùng vải để lọc
+ Nước có thể thấm qua những lỗ nhỏ 
nước.
giữa các sợi vải ...giữ lại trên mặt vải.
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 
4 - trang 43 SGK.
+ Y/c 4 HS lên làm thí nghiệm trước
+ HS làm thí nghiệm. Lớp quan sát.
lớp.
+ Sau khi làm t/nghiệm em có nhận xét 
+ Em thấy vải, bông, giấy là những vật 
gì?
có thể thấm nước.
+ Y/c 3 HS lên bảng làm TN với đường,
+ 3 HS lên bảng làm thí nghiệm.
muối, cát xem chất nào hoà tan trong
nước.
+ Sau khi làm thí nghiệm em có n.xét 
+ ... đường, muối tan trong nước; cát 
gì?
không tan trong nước.
- Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét 
+ Nước có thể thấm qua một số vật và 
gì về tính chất của nước.
hoà tan một số chất.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết nội dung bài.
- 2HS đọc mục Bạn cần biết - trang 43.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài 
sau: Ba thể của nước. 
Tiết 3: TOÁN: 
 §50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
A. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
 * Dạy cho HS hoàn thành tốt Bài 3, bài 4
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Kẻ sẵn bảng ND bài mới; chép sẵn BT1
C. Các hoạt động dạy - học:	
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cách nhân với số có một chữ số
- 2HS nêu.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 2. Giới thiệu tính chất giao hoán của 
phép nhân:
* So sánh giá trị của hai biểu thức:
- GV cho HS so sánh:
5 x 7 và 7 x 5
- 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35
Vậy 5 x 7 = 7 x 5
- HD tương tự với 4 x 3 và 3 x 4;
- 4 x 3 = 12; 3 x 4 = 12
2x 6 và 6 x 2
Vậy 4 x 3 = 3 x 4; .
+ Hai phép nhân có thừa số giống nhau
- 2 phép nhân có t/số giống nhau thì kết
thì kết quả của chúng như thế nào?
quả của chúng luôn =nhau.
* Viết kết quả vào ô trống:
- Hãy s2 g/trị của BT a x b và b x a khi a
 - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều
= 4 và b = 8
bằng 32.
- HD các phần còn lại tương tự.
 - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều
bằng 42
Þ Giá trị của biểu thức a x b so với giá 
 - Giá trị của biểu thức a x b và của b x a 
trị của biểu thức b x a như tn?
luôn luôn bằng nhau.
=> a x b và b x a?
 - a x b = b x a.
+ Em có NX gì về TS trong 2 tích?
- 2 tích đều có TS là a và b nhưng đã đổi
vị trí của chúng.
- Khi đổi chỗ các TS thì tích đó ntn?
- Tích đó không thay đổi.
- Gọi HS đọc quy tắc
-+ HS tiếp nối nhau đọc quy tắc.
3. Luyện tập:
*Bài 1 (Trang 58): - Gọi HS đọc y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài miệng
- HS tiếp nối nhau nêu số cần điền vào ô 
trống.
- GV nhận xét, ghi kết quả vào ô trống.
*Bài 2a,b (Trang 58): - Gọi HS đọc y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GVHD HS làm bài.
- HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- GV thu 1 số vở, nhận xét.
*Kết quả:
- GV và HS chữa bài trên bảng phụ.
a) 1357 x 5 = 6 785; 7 x 853 = 5 971
b) 40263 x 7=281 841; 5 x 1326 = 6 630 
*Bài 3,4 (Trang 58): HDHSHTT làm vào nháp, nêu miệng
IV. Củng cố - dặn dò: 
 - GV củng cố bài. Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị tiết sau: Nhân với 10, 100, 1000. Chia cho 10, 100, 1000.
- Lớp lắng nghe
 ...............................................................................................................
Tiết 4: CHÍNH TẢ: 
 §10: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Viết)
 ( Đề bài nhà trường ra)
 ............................................................................................................. 
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP: 
 NHẬN XÉT TUẦN 10
I. Mục tiêu:
 - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
 - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22.	
II. Cách tiến hành:
 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua:
 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến: 
.... 
 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình: 
+ Tuyên dương: 
+ Phê bình: ... 
 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 10, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: 
 * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua:
 - Về học tập: Duy trì mọi nề nếp, song vẫn còn một số em vẫn rất lười học, không thuộc bài (Trường, Chi, Hưng, Hoành, N. Quân), soạn thiếu Sách vở, quên đồ dùng học tập (Bảo-Ngọc, A. Quân, Hưng). Nề nếp học trên lớp ổn định, có chút tiến bộ về sôi nổi học và đọc bài đã to hơn nhưng vẫn còn vài em nói rất bé chưa tiến bộ (Doanh, Trường, Anh-Quân, Đ.Vi). Tuần vừa qua là tuần KT giữa HKI, KQ học không thấp nhưng chưa cao, chưa như mong đợi (nhất là các em có sức học ở mức HTT, KQ chưa thật cao). Các em cần khắc phục, học tập chăm chỉ để đạt KQ cao hơn ở bài KT cuối kì. Tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến XD bài, đề nghị tuyên dương các em: Dương, Cường, Ánh, Nguyễn -Vy, Lan, Bảo Ngọc, Huy, Bích Ngọc. Về tinh thần chuẩn bị bài ở nhà, đề nghị tuyên dương em Dương, Cường, Ánh ý thức rất tốt.
+ Các vi phạm khác: ...................................................
 * Về lao động - vệ sinh: Đa số các bạn có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ.
 * Về đạo đức - tác phong: Đa số các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp.
 * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau:
 - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, chuẩn bị tốt hơn việc xem bài trước ở nhà, phấn đấu học tập tốt, thuộc bài và làm bài đầy đủ, học thuộc các bài học, môn học và bảng nhân, chia; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe giảng. Hưởng ứng tốt đợt thi đua dạy tốt- học tốt, chào mừng ngày NGVN 20/11. Sang tuần sẽ tập luyện thường xuyên nghi thức để chuẩn bị đón bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia vào đúng ngày kỉ niệm 20/11. 
 * Lao động vệ sinh: trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế; chăm sóc cây cảnh. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định.
 * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản.
 * Các phong trào của Đội VN, TT: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình.
 5. Tổ chức các hoạt động khác: Tổ chức cho HS vệ sinh lớp học.
****************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_buoi_sang_tuan_10_nam_hoc_2018_2019.doc