Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

Tiết 2: TẬP ĐỌC:

 §31: KÉO CO

A. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

 - Hiểu ND: Kéo co là một trò hcơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 * Q&G: Quyền được vui chơi và tiếp nhận thông tin: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (liên hệ).

B. Đồ dùng dạy- học:

 - Chép sẵn câu luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 69Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16:
 Ngày soạn : 14/ 12/ 2018
 Ngày giảng: Thứ hai 17/ 12/ 2018
Tiết 1: CHÀO CỜ: ( Tập trung toàn trường)
 .......................................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 §31: KÉO CO
A. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
 - Hiểu ND: Kéo co là một trò hcơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 * Q&G: Quyền được vui chơi và tiếp nhận thông tin: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (liên hệ).
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Chép sẵn câu luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc TL bài Tuổi Ngựa, nêu ND bài.
- 1 HS đọc. 1HS nêu ND bài.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Chia 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Kéo co là... bên ấy thắng.
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp... xem hội.
+ Đoạn 3: Còn lại.
 - Gọi HS đọc từng đoạn ( lần 1) 
- Đọc ( tiếp nối), kết hợp luyện PÂ 
- Gọi HS đọc ( lần 2) kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc (tiếp nối),kết hợp giải nghĩa từ: Giáp
-> Rút câu khó cho HS luyện đọc: 
- Luyện đọc câu khó
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm 3.
- Mời các nhóm đọc đoạn.
- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Lớp lắng nghe.
3. HD tìm hiểu bài: 
- Y/c lớp đọc thầm Đ1
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+ Cách chơi kéo co.
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
+ Kéo co phải có 2 đội, số người phải bằng nhau...
*Đoạn 1 cho ta biết gì?
*Cách chơi kéo co.
- Y/c lớp đọc thầm Đ2
- HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH.
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
+ Cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
+ Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
+ Rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Cuộc thi diễn ra giữa một bên nam và một bên nữ...
*Rút ý 2: Đoạn 2 nói lên điều gì?
* Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- Y/c lớp đọc thầm Đ3
- HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH.
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng...
+ Em đã thi kéo co hay xem bao giờ chưa? Vì sao trò chơi này rất vui?
+ Vì có đông người tham gia, vì không khí, vì tiếng hò reo của mọi người...
* Đoạn 3 cho ta biết điều gì?
*Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
+ Em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
+ Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, trọi gà,...
- Cho HS liên hệ quyền được vui chơi và tiếp nhận thông tin.
Nêu ND bài?
* ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của DT ta cần được giữ gìn và phát huy.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS đọc tiếp nối bài.
- 3 HS đọc tiếp nối bài.
( HS theo dõi, nhận xét giọng đọc). 
- HD đọc đoạn 2:
+ GV đọc mẫu.
+ HS nghe
- Y/c luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- HS đọc theo cặp.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm.
+ 2-3 HS thi đọc diễn cảm. 
( HS theo dõi, nhận xét)
- GV nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung bài?
- HS nhắc lại.
- Qua bài, các em biết về một trò chơi dân gian. Các em có quyền gì?
- Chúng em có quyền được vui chơi và biết được các thông tin về cách tổ chức các trò chơi ở mỗi địa phương.
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Trong quán ăn “Ba cá bống”.
 .......................................................................................................
Tiết 3: TOÁN:
§76: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn.
 * Dạy cho HS hoàn thành tốt Bài 4. 
B. Đồ dùng dạy học: - Chép sẵn bảng phụ BT1. 
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt tính rồi tính: 24569 : 72
 - 1 HS làm bài, lớp làm vào nháp.
Kết quả: 24569 : 72 = 341 (dư 17).
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. HDHS luyện tập:
*Bài 1 dòng 1, 2: - Gọi HS nêu yêu cầu
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bảng con và bảng lớp.
- HS nêu các bước thực hiện phép chia
*Kết quả:
+ Đặt tính.
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV chữa bài, nhận xét.
a) 4725 15
 22 315
 75
 0
4674 82
 574 57
 0
b) 35136 18
 171 1952
 93
 36
 0
18408 52
 280 354
 208
 0
*Bài 2+4 (Trang 84): - Gọi HS đọc bài toán
- 1 HS đọc đề toán.
- HDHS, cho lớp làm bài 2 vào vở, HS HTT làm thêm BT4 vào nháp. 
- Thu 1 số bài, nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 (m2 )
 Đáp số: 42 m2
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị tiết sau: Thương có chữ số 0.
 .......................................................................................................
Tiết 4: KĨ THUẬT: 
 §16: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
A. Mục tiêu: 
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
 * Không bắt buộc HS nam thêu.
 * Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Bộ dụng cụ khâu thêu.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS 
III. Bài mới: 
- HS trình bày 
* HĐ3: 
- Cho HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học
- HS thực hành làm sản phẩm tự chọn (tiếp giờ trước).
+ Nhắc HS khâu thêu và trang trí bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học phù hợp với SP tự chọn của mình.
(GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng) 
 - Cho HS cất SP đang làm dở để giờ sau làm tiếp
- HS nhắc lại.
- HS thực hành tiếp. 
+ Lớp lắng nghe
- HS cất gọn SP vào hộp
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV C2 bài. NX tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: (tiếp) 
- HS nghe
******************************************************************
 Ngày soạn: 15/ 12/ 2018 
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 18/ 12/ 2018
Tiết 1: TOÁN: 
 §77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
A. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
 * Dạy cho HS hoàn thành tốt Bài 3 
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Chép sẵn trên bảng BT1.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng tính. Lớp làm nháp.
+ Đặt tính rồi tính: 14 136 : 93 
- GV và HS nhận xét.
Kết quả: 14136 93
 483 152
 186
 00
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a. T/hợp thương có c/số 0 ở hàng đơn vị:
- GV nêu phép tính: 9450 : 35 = ?
+ Để thực hiện được phép chia ta làm như thế nào?
- Đặt tính.
- Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV HDHS thực hiện phép chia.
 9450 35
 245 270
 000
- 1HS cùng thực hiện, lớp thực hiện nhẩm.
- Lưu ý lần chia thứ ba ta có 0 : 35 = 0 phải viết chữ số 0 ở vị trí thứ 3 của thương.
b. Tr/hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục:
- GV nêu và ghi VD lên bảng:
 2 448 : 24 = ?
- 1 HS thực hiện phép chia, lớp theo dõi.
 2448 24
 0048 102
 00
- Lưu ý HS: ở lần chia thứ 2 ta có 
4 : 24 = 0 phải viết 0 ở vị trí thứ 2 của thương.
3. Luyện tập:
* Bài 1(dòng 1,2) + bài 3: - Gọi HS nêu y/c 
- 1HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
+ Phần a: HS làm bảng con và bảng lớp.
- HS làm bảng con, kết hợp HS lên bảng làm bài.
+ Phần b: HS làm vào vở (HSHTT làm thêm BT3 vào nháp).
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
+ Bài 2:
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
a, 8750 35
 175 250
 000
23520 56
 420
 000
b, 2996 28
 196 107
 00
 12
020 201
 8
+ Bài 3:
Bài giải
 Chiều rộng mảnh đất là:
 (307 – 97) : 2 = 105 (m)
 Chiều dài mảnh đất là:
 105 + 97 = 202 (m)
 a) Chu vi mảnh đất là:
 ( 202 + 105) x 2 = 614 (m)
 b) Diện tích mảnh đất là:
 202 x 105 = 21 210 (m2)
 Đáp số: a) Chu vi: 614m;
 b) DT: 21 210 m2
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Lớp lắng nghe
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Chia cho số có ba chữ số.
 .......................................................................................................
Tiết 2: MĨ THUẬT:
 ( Đ/c Thương dạy)
 .......................................................................................................
Tiết 3: LỊCH SỬ:
 §16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
 XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN 
A. Mục tiêu: 
 Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên, thể hiện:
 - Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát Thát" và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát trái cam.
 - Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
B. Đồ dùng dạy học
 - Sưu tầm những câu chuyện về Trần Quốc Toản.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
- Nhà Trần coi trọng việc đắp đê, lập Hà đê sứ,Hệ thống đê được hình thành, kinh tế nông nghiệp phát triển.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung:
* HĐ1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- HS đọc đoạn: Lúc đó, quân Mông – Nguyên.hai chữ “ Sát Thát”.
- Tìm những chi tiết cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: “ Đánh”
+ Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết “Hịch tướng 
sĩ kêu gọi quân dân đấu tranh có câu: “ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ.., ta cũng cam lòng”.
+ Các chiến sĩ tự thích vào tay hai chữ “ Sát thát”
*KL: Cả ba lần xâm lược nước ta, quân Mông - Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
- HS chú ý nghe.
* HĐ2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến.
- Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm 4.
- HS đọc SGK - phần còn lại và thảo luận  ... c cô khen đã viết được đoạn văn hay. Về nhà, em khoe ngay với bố mẹ
- GV nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Gv củng cố bài. Nhận xét tiết học.
- HS nghe
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Câu kể Ai làm gì?
****************************************************************** 
 Ngày soạn: 18/ 12/ 2018 
 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 21 / 12/ 2018
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
 §32: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
A. Mục tiêu:
 - Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
B. Đồ dùng dạy học: - Chép sẵn mẫu.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo?
- 1, 2 HS đọc, lớp nhận xét.
- GV và HS nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD HS chuẩn bị viết bài:
- Gọi HS đọc đề bài, gợi ý.
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS đọc gợi ý.
- Mời 2 HS đọc lại dàn ý tiết 29.
- 2 HS đọc.
- HD HS xây dựng kết cấu 3 phần của bài văn:
+ Chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp?
+ HS trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp.
+ HS đọc lại mẫu.
+ Mời HS trình bày thân bài.
+ HS dựa vào dàn ý, nói thân bài của mình.
+ Chọn cách kết bài?
 + 1 số HS nêu kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở rộng.
3. HS viết bài: - Cho HS viết bài vào vở
- HS viết vào vở.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- HS nghe
 ..........................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC:
( Đ/c Phương dạy ) 
 ..........................................................................................................
Tiết 3: TOÁN: 
 §80: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp)
A. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
 *Không làm bài tập 2, bài tập 3.
B. Đồ dùng dạy- học: - Chép sẵn 2 ví dụ.
C. Các hoạt động dạy - học:	
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt tính rồi tính: 7 895 : 123
- GV và HS nhận xét, chữa bài.
 - 1 HS lên bảng tính. Lớp làm nháp.
 7895 123
 515 64
 23
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a. Trường hợp chia hết:
- GV ghi bảng : 41535 : 195 = ?
+ Em có nhận xét gì về phép chia trên?
 - 1 em đọc phép tính.
 + Chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
+ Để thực hiện được phép chia ta làm như thế nào?
 + Đặt tính rồi chia theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Gọi HS nêu cách thực hiện phép chia
+ HS nêu (như SGK).
+ Mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
- Gọi HS nêu cách thử lại.
- Gọi HS nêu cách thử lại.
+ Nêu cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia?
- 415 : 195 có thể lấy 400 : 200 được 2...
b. Trường hợp chia có dư:
+ Hướng dẫn tương tự như trên.
 + Thực hiện như SGK và nêu kết quả của phép chia. 80120 : 245 = 327 (dư 5).
* Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư bé hơn số chia.
3. Luyện tập:
*Bài 1(Trang 88): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vào vở.
- HS làm vào vở, bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
Kết quả:
 a, 62321 307
 00921 203
 00
b, 81350 187
 0655 435
 0940
 005
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
- HS nghe
 ...............................................................................................................
Tiết 4: CHÍNH TẢ: ( Nghe - viết) : 
 §16: KÉO CO
A. Mục tiêu:
 - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng BT 2a.
B. Đồ dùng dạy - học: - Bài viết. 
C. Các hoạt động dạy – học : 
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết: binh chủng, cắm trại.
- HS viết bảng con
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài viết, gọi HS đọc.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm và TLCH
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích sơn có gì khác nhau?
+ Làng Hữu Trấp thi kéo co giữa nam và nữ; làng Tích Sơn keo co giữa trai tráng hai giáp trong làng...
+ Nêu những từ khó viết trong bài.
- HS nêu.
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó
- HS viết bảng con: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ...
- GV đọc chậm từng câu cho HS viết bài.
- HS nghe và viết bài.
- Đọc cho HS soát bài.
- HS đổi vở, soát bài.
 GV thu 1 số vở nhận xét.
 GV NX, cùng HS chữa lỗi trên bảng
- HS nộp vở, dưới lớp KT bài nhau 
- HS NX, sửa sai
3. Luyện tập:
*Bài 2a (Trang 156): - Gọi HS nêu y/c BT
- 1 HS nêu y/c bài.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- HS thảo luận theo nhóm đôi, nêu, NX:
- GV và HS chữa bài, NX.
*Lời giải: nhảy dây, múa rối, giao bóng
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: (Nghe - viết): 
Mùa đông trên rẻo cao.
 ............................................................................................................. 
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP: 
 NHẬN XÉT TUẦN 16
I. Mục tiêu:
 - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
 - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22.
III. Cách tiến hành:
 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua:
 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến: 
.... 
 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình: 
+ Tuyên dương: 
+ Phê bình: ... 
 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 16, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: 
 * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua:
 - Về học tập: Ổn định mọi nề nếp, nhưng việc học bài ở nhà chưa thật tốt vì vẫn còn hiện tượng quên sách vở, đồ dùng; còn 1 vài em chưa thuộc lòng hết các bảng nhân để vận dụng vào phép chia hoặc cộng trừ nhẩm còn sai, dẫn đến thực hiện phép chia chưa đúng. Nề nếp học trên lớp ổn định, một số em lười học sa sút : H. Tuấn, T. Quân.Tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến XD bài, đề nghị tuyên dương các em: Dương, Cường, Ánh, Nguyễn -Vy. Về tinh thần chuẩn bị bài ở nhà, đề nghị tuyên dương em Dương, Cường ý thức rất tốt. 
+ Các vi phạm khác: ...................................................
 * Về lao động - vệ sinh: Đa số các bạn có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ. Hai buổi cuối tuần chuyên cần còn vắng vài lượt nghỉ do dịch thủy đậu.
 * Về đạo đức - tác phong: Đa số các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp.
 * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau:
 - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, chú trọng việc ôn bài, học các ND, ghi nhớ, quy tắc, các bảng nhân chia và chuẩn bị tốt hơn việc xem bài trước ở nhà; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe giảng. Sang tuần tới các em cần tăng cường ôn tập, làm đề cương ôn các môn Khoa, Sử + Địa và KT cuối HKI tất cả các môn. Thứ ba 25/12 thi giải toán trên mạng cấp trường (2HS tham gia)
 * Lao động vệ sinh: trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, chăm sóc chậu cây cảnh, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định.
 * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản.
 * Các phong trào của Đội: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình.
 5. Tổ chức các hoạt động khác: Tham dự Lễ kết nạp Đội; đi thăm gia đình người có công với CM (dịp 22/12).
****************************************************************** 
§32: Không khí gồm những thành phần nào?
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: 
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
 - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, nến, đĩa, lọ thủy tinh, 1 lọ nước vôi.
- HS: SGK, vở viết; chuẩn bị theo nhóm: nến, đĩa, lọ thủy tinh, 1 lọ nước vôi.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS trả lời.
+ Không khí có tính chất gì?
- Không khí trong suốt, không màu, 
+ Nêu 1 số VD về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống?
+ VD: làm bơm kim tiêm, bơm xe,
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài:
* HĐ1: Xác định thành phần chính của không khí:
- Chia nhóm theo sự chuẩn bị.
- Thực hiện theo nhóm 5. Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình, báo cáo.
- Yêu cầu đọc mục thực hành - SGK (T66) để biết cách làm. GV giúp đỡ HS làm thí nghiệm.
- Các nhóm làm thí nghiệm.
- Gọi đại diện trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày, giải thích hiện tượng.
* Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
 - Sự cháy làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
- Nhận xét, kết luận: Phần không khí mất đi chính là chất duy trì sự cháy, đó là ô-xi.
+ Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết?
- Không vì nến đã bị tắt.
- Không khí gồm mấy thành phần chính? Là những khí nào?
- Không khí gồm 2 thành phần chính: Khí ô-xi và ni-tơ.
- Nhận xét, kết luận. Gọi HS đọc Mục Bạn cần biết.
- HS đọc mục Bạn cần biết - Trang 66.
* HĐ2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí:
- Chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ:
- Nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của nhóm cho thí nghiệm.
+ Quan sát lọ nước vôi trong.
+ Bơm không khí vào lọ nước vôi trong, q/s và giải thích hiện tượng.
- Tiến hành làm thí nghiệm.
- Gọi đại diện trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày, giải thích.
+ Quan sát hình 4, 5 trong SGK: Kể tên các thành phần khác có trong không khí?
- Bụi, khí độc, vi khuẩn, hơi nước.
- Nhận xét, kết luận: Không khí gồm có 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa...
- HS đọc mục Bạn cần biết - Trang 67.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_buoi_sang_tuan_16_nam_hoc_2018_2019.doc