§33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
A. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Q&G: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.(liên hệ).
B. Đồ dùng dạy- học:
- Chép sẵn câu luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 17: Ngày soạn : 21/ 12/ 2018 Ngày giảng: Thứ hai 24/ 12/ 2018 Tiết 1: CHÀO CỜ: ( Tập trung toàn trường) ....................................................................................................... Tiết 2: TẬP ĐỌC: §33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG A. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. - Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Q&G: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.(liên hệ). B. Đồ dùng dạy- học: - Chép sẵn câu luyện đọc. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Trong quán ăn “Ba cá bống”, trả lời câu hỏi (SGK). - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. - GV và HS nhận xét. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc: - 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK. - Bài chia làm mấy đoạn? - Chia 3 đoạn. + Đoạn 1: Ở vương quốc nhà vua. + Đoạn 2: Nhà vua... bằng vàng rồi. + Đoạn 3: Còn lại. - Gọi HS đọc từng đoạn ( lần 1) - Đọc ( tiếp nối), kết hợp luyện PÂ - Gọi HS đọc ( lần 2) kết hợp giải nghĩa từ - Đọc (tiếp nối),kết hợp giải nghĩa từ: Vời -> Rút câu khó cho HS luyện đọc: - Luyện đọc câu khó - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - HS luyện đọc trong nhóm 3. - Mời các nhóm đọc đoạn. - Đại diện các nhóm thi đọc đoạn. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Lớp lắng nghe. 3. HD tìm hiểu bài: - Y/c lớp đọc thầm Đ1 - HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH. + Chuyện gì xảy ra với cô công chúa? + Cô bị ốm nặng. + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? + Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ốm ngay nếu có được... + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? + Cho mời tất cả các vị đại thần,các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa. + Các vị đại thần, các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? + Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa đó không thể thực hiện được. + Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? + Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. *Đoạn 1 cho ta biết gì? * Triều đình không biết làm cách nào để tìm được mặt trăng cho công chúa. - Y/c lớp đọc thầm Đ2 - HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH. + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? + Chú cho rằng trước hết phải hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn. + Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa. + Mặt trăng treo ngang ngọn cây *Rút ý 2: Đoạn 2 nói lên điều gì? * Cách nghĩ của công chúa về mặt trăng. - Y/c lớp đọc thầm Đ3 - HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH. + Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa? + Chú tức tốc đến gặp ngay bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng,... + Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà? +Nhận món quà vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn... * Đoạn 3 cho ta biết điều gì? *Chú hề mang đến cho công chúa mặt trăng như cô mong muốn. Nêu ND bài? * ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. 4. Luyện đọc diễn cảm: - Mời HS đọc phân vai toàn bài. - 3 HS đọc phân vai, HS nhận xét. - Hướng dẫn đọc phân vai đoạn 2: + GV đọc mẫu. + HS nghe. - Yêu cầu HS đọc phân vai theo nhóm 3. - HS đọc phân vai trong nhóm. - Tổ chức thi đọc. - 2 - 3 nhóm HS thi đọc. (HS theo dõi, nhận xét) - GV nhận xét. IV. Củng cố - dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - HS nêu ý kiến. - Liên hệ: Trẻ em có quyền suy nghĩ riêng tư và Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. - Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Rất nhiều mặt trăng( tiếp theo) - HS nghe ....................................................................................................... Tiết 3: TOÁN: §81: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. - Biết chia cho số có ba chữ số. * Không làm cột b bài tập 1, bài tập 3. B. Đồ dùng dạy học: - Chép sẵn bảng phụ BT1a. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính: 56 867 : 316 - GV và HS nhận xét, chữa bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp. 56867 316 2526 179 3147 0303 III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. HDHS luyện tập: *Bài 1a(Trang 89): - Gọi HS nêu y/c - 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS nêu các bước thực hiện phép chia. - HS nêu các bước thực hiện phép chia. + Đặt tính. + Chia theo thứ tự từ trái sang phải. + Dòng 1: Cho HS làm bảng con. - Lớp làm bảng con, bảng lớp + Dòng 2, 3: HS thực hiện vào vở (còn thời gian khuyến khích HS làm thêm BT2). - HS làm vào vở - GV và HS chữa bài, nhận xét. *Kết quả: a) 54322 346 1972 157 2422 000 25275 108 0367 234 0435 003 86679 214 01079 405 009 IV. Củng cố - dặn dò: - GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung. - HS nghe ....................................................................................................... Tiết 4: KĨ THUẬT: §17: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 3) A. Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. * Không bắt buộc HS nam thêu. * Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. B. Đồ dùng dạy - học: - Bộ dụng cụ khâu thêu. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS III. Bài mới: - HS trình bày * HĐ4: - Cho HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học - HS thực hành làm sản phẩm tự chọn (tiếp giờ trước). + Nhắc HS khâu thêu và trang trí bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học phù hợp với SP tự chọn của mình. (GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng) - Cho HS cất SP đang làm dở để giờ sau trưng bày SP - HS thực hành tiếp. + Lớp lắng nghe - HS cất gọn SP vào hộp IV. Củng cố - dặn dò: - GV C2 bài. NX tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: (tiếp) - HS nghe ****************************************************************** Ngày soạn: 22/ 12/ 2018 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 25/ 12/ 2018 Tiết 1: TOÁN: §82: LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, phép chia. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ. * Dạy cho HS hoàn thành tốt Bài 3,4c B. Đồ dùng dạy - học: - Chép sẵn trên bảng BT1. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS lên bảng tính. Lớp làm nháp. + Đặt tính rồi tính: 18927: 245. - GV và HS chữa bài, nhận xét. 18927 245 1777 77 062 III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HDHS làm bài tập: *Bài 1(3 cột đầu của bảng 1,2) + Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của BT - Y/cầu HS làm vào nháp (3 dãy), HSHTT làm thêm BT3. - HS làm vào nháp. - GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng và trao đổi cách tìm thừa số, số chia, số bị chia chưa biết. - 2 HS lên bảng chữa bài. Thừa số 27 23 23 Thừa số 23 27 27 Tích 621 621 621 Số bị chia 66 178 66 178 66 178 Số chia 203 203 326 Thương 326 326 203 *Bài 4 a, b (Trang 90): a) Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 bao nhiêu cuốn sách? - HS đọc biểu đồ, làm vở câu a, b. a, Tuần 1 bán được 4500 cuốn. Tuần 4 bán đợc 5500 cuốn. Tuần 1 bán ít hơn tuần 4 là: 5500 - 4500 = 1000 (cuốn) b) Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 bao nhiêu cuốn sách? b, Tuần 2 bán được 6 250 cuốn. Tuần 3 bán được 5 750 cuốn. Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 3 là: 6 250 - 50750 = 500(cuốn) c, (HSHTT) c, Trung bình mỗi tuần bán được là: (4500+ 6 250+ 5 750 + 550) : 4 = 5 500(cuốn) Đáp số: a, 1000 cuốn sách b, 500 cuốn sách c, 5 500 cuốn sách IV. Củng cố - dặn dò: - Gv củng cố bài. Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: LT chung. ....................................................................................................... Tiết 2: MĨ THUẬT: ( Đ/c Thương dạy) ....................................................................................................... Tiết 3: LỊCH SỬ: §17: ÔN TẬP A. Mục tiêu: - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần. B. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Trong các nhân vật lịch sử thời Trần, em yêu thích nhất nhân vật nào? vì sao? - Vài HS nêu. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: * HĐ1: Làm việc cả lớp: - Yêu cầu HS nêu các giai đoạn lịch sử được học từ bài 1 đến bài 14. +) Buổi đầu dựng nước và giữ nước. +) Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập. +) Buổi đầu độc lập. +) Nước Đại Việt thời Lý. +) Nước Đại Việt thời Trần. * HĐ2: Làm việc theo cặp: - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS thảo luận theo cặp. - HS trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Thời gian Sự kiện LS, triều đại Tên nước Kinh đô Khoảng 700 năm TCN Hùng Vương Văn Lang Phong Châu 218 TCN- 179 TCN An Dương Vương Âu Lạc Cổ Loa 179 TCN - 1009 H.Bà Trưng, Ngô Quyền Cổ Loa 938- 1009 Nhà Đinh Đại Cồ Việt Hoa Lư 1009- 1226 Nhà Lý Đại Việt Thăng Long 1226- 1400 Nhà Trần Đại Việt Thăng Long * HĐ3: Làm việc cả lớp. + Liệt kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ bài 1 đến bài 14. - HS nêu. + Thi kể về 1 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em nhớ nhất. - Sự kiện gì, xảy ra lúc nào, ở đâu, diễn biến, ý nghĩa, - Tên nhân vật, sống ở đâu, thời kì nào, có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc - ... *GV: VN trong câu kể Ai làm gì? có thể là ĐT, hoặc ĐT kèm theo một số TN phụ thuộc gọi là cụm ĐT. 3. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc ghi nhớ - 2 HS đọc (SGK - Trang 171). 4. Luyện tập: *Bài 1 (Trang 171): - Gọi HS đọc yêu cầu, ND bài - 2 HS đọc tiếp nối y/c và ND của bài. - Yêu cầu lớp thảo luận theo cặp. - Mời HS trình bày. - HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày. - GV và HS nhận xét, GV kết luận. *Kết quả: Thanh niên/ đeo gùi vào rừng. Phụ nữ/ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ/ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già/ chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị/ sửa soạn khung cửi. *Bài 2 (Trang 172): - Gọi HS đọc yêu cầu - 2 HS đọc tiếp nối y/c và ND của bài. - GV HDHS làm bài. - HS làm vào vở. - GV nhận xét 1 số vở, chữa bài. *Kết quả: - Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng. - Bà em kể chuyện cổ tích. - Bộ đội giúp dân gặt lúa. *Bài 3 (Trang 172): - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc y/c của bài. - HD HS quan sát tranh và thực hiện y/c của BT. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - GV và HS nhận xét, bổ sung. VD: Giờ ra chơi, sân trường thật náo nhiệt. Dưới bóng mát của cây bàng, mấy bạn đang túm tụm đọc truyện. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó, mấy bạn nữ chơi nhảy dây. IV. Củng cố - dặn dò: - GV củng cố bài. Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKI. ****************************************************************** Ngày soạn: 25/ 12/ 2018 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 28 / 12/ 2018 Tiết 1: TẬP LÀM VĂN §34: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT A. Mục tiêu: - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3). B. Đồ dùng dạy học: - Chép sẵn gợi ý BT2,3. C. Các hoạt động dạy- học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ghi nhớ của bài: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật (SGK-Trang 170). - 1 - 2 HS nêu, lớp nhận xét. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD HS luyện tập: *Bài 1(Trang 172): - Gọi HS đọc y/c và ND của BT - 2 HS đọc tiếp nối y/c và ND của BT. - Cho HS trao đổi trong nhóm đôi, nêu: - Trao đổi nhóm đôi, nêu: a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả? a) Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài. b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn? b) Đoạn 1: Tả h/dáng bên ngoài của chiếc cặp. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào? c) Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi. Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ..... Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn... *Bài 2(Trang 173): - HS đọc y/c BT - 1 HS đọc y/c của BT. - Gọi HS đọc gợi ý - 3 HS đọc tiếp nối các gợi ý của BT. - GV lưu ý HS: Đề bài y/c các em viết một đoạn văn (không phải cả bài) miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong). Em nên viết dựa theo gợi ý a,b,c - Cho HS viết đoạn văn vào vở - HS nghe. - Đặt cặp trước mặt, tập viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cái cặp theo 3 gợi ý. - Gọi HS đọc đoạn văn của mình - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, lớp NX. - GV nhận xét, sửa chữa bài cho HS. - GV đọc cho HS nghe một số bài mẫu. *Bài 3 (Trang 173): - Đọc y/c của BT. - 1 HS đọc y/c và gợi ý của BT. - HD HS nắm vững y/c của BT: Viết 1 đoạn văn tả bên trong không tả bên ngoài chiếc cặp của mình. - HS nghe. - Mở chiếc cặp, tập viết đoạn văn miêu tả đặc điểm bên trong chiếc cặp theo gợi ý. - Gọi HS đọc đoạn văn của mình - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, lớp NX. - GVNX, đọc đoạn văn viết hay. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKI. .......................................................................................................... Tiết 2: KHOA HỌC: ( Đ/c Phương dạy ) .......................................................................................................... Tiết 3: TOÁN: §85: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. * HSHTT làm thêm BT4,5. B. Đồ dùng dạy- học: - Chép sẵn BT1,3. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Lấy VD số chia hết cho 2? Số không chia hết cho 2? - Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết - Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Lấy VD số chia hết cho 5? Số không chia hết cho 5? - Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không ... - GV và HS nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HDHS làm bài tập: *Bài 1(Trang 96): - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS suy nghĩ, làm bài miệng - HS tiếp nối nhau nêu: - GV và HS nhận xét, chữa bài. Kết quả: a) Số chia hết cho 2: 4 568; 66814; 2 050; 3576; 900. b) Số chia hết cho 5: 2 050; 900; 2 355. + Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Cho 5? - HS nhắc lại. *Bài 2 (Trang 96): - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV giúp HS nắm vững y/cầu bài tập. - HS nghe. - Y/c HS làm vào bảng con. - HS thực hiện vào bảng con theo 2 nhóm. - GV và HS nhận xét, chữa bài. VD: a) 290; 988; 862... b) 555; 860; 955 *Bài 3 (Trang 96): - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV HDHS làm bài tập. - HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ. - GV và HS chữa bài, nhận xét. Kết quả: a) 480; 2000; 9010. b) 296; 324. * HSHTT làm thêm BT4,5 (làm miệng) c) 345; 3 995. IV. Củng cố - dặn dò: - GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Dấu hiệu chia hết cho 9. - HS nghe .............................................................................................................. Tiết 4: CHÍNH TẢ: ( Nghe - viết) : §17: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO A. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT2a. * GDBVMT: (Khai thác gián tiếp nội dung bài): HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý MT thiên nhiên. B. Đồ dùng dạy - học: - Chép sẵn BT2a. C. Các hoạt động dạy – học : I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết bảng con: trai tráng. - Lớp viết bảng con: trai tráng. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc bài viết, gọi HS đọc. - HS theo dõi SGK, đọc thầm và TLCH + Nêu nội dung đoạn văn? + Nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. - GV đọc cho HS viết 1 số từ khó - HS viết bảng con: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, gieo, lá chít, vàng hoe - GV đọc chậm từng câu cho HS viết bài. - HS nghe và viết bài. - Đọc cho HS soát bài. - HS đổi vở, soát bài. GV thu 1 số vở nhận xét. GV NX, cùng HS chữa lỗi trên bảng - HS nộp vở, dưới lớp KT bài nhau - HS NX, sửa sai 3. Luyện tập: *Bài 2a (Trang 165): - Gọi HS nêu y/c - 1 HS nêu y/c bài. - Y/c HS làm vào vở. - HS làm vào vở, bảng phụ. - GV và HS chữa bài, NX. *Lời giải: * Kết quả: loại nhạc cụ, lễ hội, nổi tiếng. IV. Củng cố - dặn dò: - GV củng cố bài. Nhận xét tiết học. - HS nghe - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập HKI. ............................................................................................................. Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP: NHẬN XÉT TUẦN 17 I. Mục tiêu: - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo. - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22. III. Cách tiến hành: 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua: 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến: .... 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình: + Tuyên dương: + Phê bình: ... 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 17, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua: - Về học tập: Ổn định mọi nề nếp, nhưng việc học bài ở nhà chưa thật tốt vì vẫn còn hiện tượng quên sách vở, đồ dùng; còn 1 vài em chưa thuộc lòng hết các bảng nhân để vận dụng vào phép chia hoặc cộng trừ nhẩm còn sai, dẫn đến thực hiện phép chia chưa đúng. Nề nếp học trên lớp ổn định, một số em lười học sa sút : H. Tuấn, T. Quân ; học thất thường : Bích Ngọc, Đỗ Vi. Tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến XD bài, đề nghị tuyên dương các em: Dương, Cường, Ánh, Nguyễn -Vy. Về tinh thần chuẩn bị bài ở nhà, đề nghị tuyên dương em Dương, Cường ý thức tốt. + Các vi phạm khác: ................................................... * Về lao động - vệ sinh: Đa số các bạn có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ. * Về đạo đức - tác phong: Đa số các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp. * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, chú trọng việc ôn bài, học các ND, ghi nhớ, quy tắc, các bảng nhân chia và chuẩn bị tốt hơn việc xem bài trước ở nhà; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe giảng. * Lao động vệ sinh: trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, chăm sóc chậu cây cảnh, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định. * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản. * Các phong trào của Đội: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình. 5. Tổ chức các hoạt động khác: VS cửa sổ, trần nhà, bàn ghế lớp học. ******************************************************************
Tài liệu đính kèm: