Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

 §35: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 1)

A. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.

 * HS HTT: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).

B. Đồ dùng dạy- học:

 - Phiếu thăm các bài TĐ (tuần 11->17); bảng phụ kẻ sẵn BT2.

 

doc 15 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 18:
 Ngày soạn : 28/ 12/ 2018
 Ngày giảng: Thứ hai 31/ 12/ 2018
Tiết 1: CHÀO CỜ: ( Tập trung toàn trường)
 .......................................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 §35: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 1)
A. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.
 * HS HTT: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Phiếu thăm các bài TĐ (tuần 11->17); bảng phụ kẻ sẵn BT2.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- 1 số HS nêu tên chủ điểm đã học trong
tuần 11 -> 17 và tên các bài tập đọc trong từng chủ điểm.
- GV và HS nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
* Bài tập 1: Ôn luyện TĐ và HTL
- GV nêu y/c BT1 - Nêu ND, hình thức ôn luyện TĐ và HTL 
- Gọi HS lên bốc thăm phiếu chọn bài đọc - GV nêu câu hỏi cho HS trả lời theo từng đoạn, bài - GV NX, đánh giá.
- Lớp lắng nghe
- Từng HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị đọc.
- HS đọc bài và TLCH về ND bài.
(Khoảng 1/3 số HS trong lớp).
3. Luyện tập:
* Bài 2 (Trang 174): - Gọi HS đọc y/c bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- GV lưu ý HS: Chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài TĐ là truyện kể.
- HS thảo luận và làm việc theo nhóm 6.
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác NX, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
- Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. 
Nguyễn Hiền
Vua tàu thủy Bạch T.Bưởi
Từ điển NVLS VN
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí làm nên sự nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng 
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê... Long
Phạm... Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1
(1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
 (phần 1,2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn 2 người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn Ba Cá Bống
A-lếch-xây
Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần1-2)
Phơ - bơ
-Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
IV. Củng cố - dặn dò:
- Gv củng cố bài. Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
 .......................................................................................................
Tiết 3: TOÁN:
§86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
A. Mục tiêu: 
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
 * HS hoàn thành tốt làm thêm BT3,4 
B. Đồ dùng dạy học: - Chép sẵn bảng phụ BT1,2. 
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5. Lấy VD.
- 2,3 HS nêu.
- GV và HS nhận xét.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. HDHS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
VD: 72 : 9 = 8
 182 : 9 = 20 (dư 2)
Ta có: 7 + 2 = 9
 9 : 9 = 1
 657 : 9 = 73
Ta có: 1 + 8 + 2 = 11
 11 : 9 = 1 (dư 2)
 451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18
 18 : 9 = 2
 27 : 9 = 3
Ta có: 4 + 5 + 1 = 10
 10 : 9 = 1 (dư 1)
- HS làm nháp, 2 HS lên bảng.
Ta có: 2 + 7 = 9 
 9 : 9 = 1
+ Các số chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- Các số có tổng chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
+ Nêu VD số chia hết cho 9?
- 1422, 3735, 927, .........
+ Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- Các số có tổng chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
+Nêu VD số không chia hết cho 9?
- 19, 58, 465, 1471, ......
+ Muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay 5 không ta căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào các chữ số tận cùng bên phải
+ Muốn biết 1 số có chia hết cho 9 không ta căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9: Tính tổng các chữ số đó chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
3. Luyện tập:
*Bài 1(Trang 97): - Gọi HS nêu yêu cầu
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu miệng kết quả.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
Các số chia hết cho 9 là: 99, 108, 5643, 29 385.
Bài 2 (Trang 97): - Gọi HS nêu yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
Các số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097. 
Bài 3+4 (Trang 97): (cho HS HTT)
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị tiết sau: Dấu hiệu chia hết cho 3.
- HS nghe
 .......................................................................................................
Tiết 4: KĨ THUẬT: 
 §18: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
 (tiết 4)
A. Mục tiêu: 
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
 * Không bắt buộc HS nam thêu.
 * Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Bộ dụng cụ khâu thêu.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS 
III. Bài mới: 
- HS trình bày 
* HĐ5: 
- Cho HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học
+ Nhắc HS khâu thêu và trang trí bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học phù hợp với SP tự chọn của mình.
- HS thực hành làm sản phẩm tự chọn (tiếp giờ trước) - (GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng) 
- GV cho HS trưng bày sp, GT, GV NX đánh giá sản phẩm
- HS nhắc lại
+ Lớp lắng nghe
- HS thực hành tiếp. 
- HS trưng bày sp, GT, NX
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. NX tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nghe
******************************************************************
 Thứ ba nghỉ Tết dương lịch
******************************************************************
 Ngày soạn: 30/ 12/ 2018 
 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 02/ 01/ 2019
 ( Dạy bài ngày thứ ba) 
Tiết 1: TOÁN: 
 §87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
A. Mục tiêu: 
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
 * HS hoàn thành tốt làm thêm BT3,4 
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Chép sẵn trên bảng BT1,2.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9. Lấy VD.
- 2-3 HS nêu.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. HDHS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3:
- Giáo viên ghi bảng phép tính, học sinh nêu kết quả.
* 63 : 3 = 21 
Ta có: 1 +2 + 5 = 8
Ta có: 6 + 3 = 9 
 9 : 3 = 3 
 * 123 : 3 = 41 
 91 : 3 = 30 (dư 1)
Ta có 9 + 1 = 10
 10 : 3 = 3 (dư 1) 
Ta có: 1 + 2 + 3 = 6 
 6 : 3 = 2 
 125 : 3 = 41 (dư 2)
 8 : 3 = 2 (dư 2)
+ Các số chia hết cho 3 có đặc điểm gì?
- Các số có tổng chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
+ Nêu VD số chia hết cho 3?
- 141, 375, 927, .........
+ Các số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì?
- Các số có tổng chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
+Nêu VD số không chia hết cho 3?
- 119, 58, 460, 1471, ......
+ Muốn biết 1 số có chia hết cho 3 không, ta căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3: Tính tổng các chữ số đó chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
3. Luyện tập:
*Bài 1(Trang 98): - Gọi HS nêu y/c
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miệng kết quả.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
Các số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 
92 313.
Bài 2 (Trang 98): - Gọi HS nêu yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
Các số không chia hết cho 3 là: 
502; 6 823; 55 553; 641 311.
Bài 3+4 (Trang 98): (cho HS HTT)
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
- HS nghe
 .......................................................................................................
Tiết 2: MĨ THUẬT:
 ( Đ/c Thương dạy)
 .......................................................................................................
Tiết 3: LỊCH SỬ:
 §18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 (Đề do nhà trường ra)
 .......................................................................................................
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
§35: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 2)
A. Mục tiêu: 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
 - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Phiếu thăm các bài tập đọc bài TĐ(tuần 11->17).
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời:
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- 1 HS nêu. Lớp nhận xét.
- Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân
- GV và HS nhận xét.
vật.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
* Bài tập 1: Ôn luyện TĐ và HTL
- GV nêu y/c BT1 - Nêu ND, hình thức ôn luyện TĐ và HTL 
- Gọi HS lên bốc thăm phiếu chọn bài đọc - GV nêu câu hỏi cho HS trả lời theo từng đoạn, bài - GV NX, đánh giá.
- Lớp lắng nghe
- Từng HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị đọc.
- HS đọc bài và TLCH về ND bài.
(Khoảng 1/3 số HS trong lớp).
3. Luyện tập:
* Bài 2 (Trang 174): - Mời HS đọc y/c 
- 1 HS đọc y/c của BT. Lớp đọc thầm.
- Cho HS tiếp nối nhau đặt câu.
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
- GV nhận xét, sửa chữa câu cho HS.
VD: 
a. Nguyễn Hiền rất có chí.
b. Lê-ô-nác-đô Đa-vin-xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Xi-ôn-cốp- xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.
d. Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ.
e. Bạch Thái Bưởi là nh ... ho 9? Giải thích?
- HS tiếp nối nhau nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3, lấy VD và giải thích.
3. Luyện tập:
*Bài 1(Trang 98): - Gọi HS nêu yêu cầu
- 1HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bảng con, kết hợp làm trên bảng. 
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm bài. 
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
a) 4 563; 2 229; 3 576; 66 816.
b) 4 563; 66 816.
c) 3 576.
*Bài 2(Trang 98): - Gọi HS nêu yêu cầu
- 1HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Kết quả:
a) 945; b) 225; c) 760
*Bài 3(Trang 98): - Gọi HS nêu yêu cầu
- 1HS nêu yêu cầu.
- Cho hs dùng thẻ đúng (Đ), sai (S) để bày tỏ ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
*Kết quả:
a) Đ b) S 
c) S d) Đ
*Bài 4 (Trang 98): (cho HSHTT)
- GV giới thiệu, HD HS.
*Kết quả:
a) 612; 621; 126; 162; 261; 216.
b) 120; 102; 201; 210.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung.
- HS nghe
 ....................................................................................................
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: 
 §35: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 5)
A. Mục tiêu: 
 - Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).
B. Các đồ dùng dạy - học: - Phiếu thăm các bài HTL đã học ở HKI
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy cách mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện.
- HS nêu ...
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Nêu ND, hình thức kiểm tra HTL, gọi HS lên bốc thăm đọc đoạn, bài HTL - GV NX, đánh giá. 
- HS nghe - lên bốc thăm đọc đoạn , bài HTL và TLCH về ND bài ( 1/3 số HS).
3. Luyện tập: - Gọi HS đọc y/c và NDBT
- 1HS đọc yêu cầu và ND của bài.
a) Các danh từ, tính từ, động từ trong đoạn văn:
- HD HS nắm vững y/c của BT.
- HS nêu lại khái niệm về danh từ, động từ, tính từ.
- GV làm mẫu: Tìm danh từ.
*Lời giải:
+ Danh từ: buổi , chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
+ Tìm động từ và tính từ: HS làm vào nháp. 
- HS làm vào nháp. 1HS làm bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
*Lời giải:
+ Động từ: Dừng lại, chơi đùa, đeo.
+ Tính từ: Nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b) Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm:
- Y/c HS trao đổi theo cặp và b/cáo KQ
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
+ Buổi chiều, xe làm gì?
+ Nắng phố huyện thế nào?
 + Ai đang chơi đùa trước sân?
- GV nhận xét, sửa chữa câu hỏi cho HS.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
******************************************************************
 Ngày soạn: 01/ 01/ 2019 
 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 04 / 01/ 2019
 ( Dạy bài ngày thứ năm) 
Tiết 1: TOÁN: 
	 §89: LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: 
 - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
 * HSHTT làm thêm BT4,5.
B. Các đồ dùng dạy - học: - Chép sẵn VD lên bảng
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9? Lấy VD?
- 1 số HS nêu.
- GV và HS nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HDHS làm bài tập:
* Bài 1 (Trang 99): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV HDHS làm bài.
- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- Cho HS làm bảng con theo tổ kết hợp HS lên bảng làm.
- HS làm bảng con theo tổ kết hợp HS lên bảng làm.
- GV chữa bài, NX .
*Kết quả:
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568, 2050, 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229, 35766. 
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435, 2050
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.
* Bài 2 (Trang 99): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV HDHS làm bài.
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
- GV thu 1 số vở, nhận xét.
*Kết quả:
- GV và HS chữa bài trên bảng phụ, NX. .
*Kết quả:
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620, 5270.
b) Các số chia hết cho 2 và cho 3 là: 64620; 57234.
c) Số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là số: 64620.
* Bài 3 (Trang 99): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- GVHDHS nắm vững y/cầu của bài.
- HS nêu nối tiếp kết quả.
*Kết quả:
a) 528; 558; 588 b) 603; 693
c) 240 d) 354
* Bài 4+5 (Trang 99): (cho HSHTT)
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- HS nghe
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Ki-lô-mét vuông.
 .............................................................................................................
Tiết 2: TIẾNG ANH:
( Đ/c Hồng dạy ) 
 ..........................................................................................................
Tiết 3: ĐỊA LÍ: 
 §18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 (Đề do nhà trường ra)
 ..........................................................................................................
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
§36: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 6)
A. Mục tiêu: 
 - Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Phiếu thăm các bài HTL đã học ở HKI.
C. Các hoạt động dạy – học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Lấy VD.
- 2 HS nêu.
- GV và HS nhận xét
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Nêu ND, hình thức kiểm tra HTL, gọi HS lên bốc thăm đọc đoạn, bài HTL - GV NX, đánh giá. 
- HS nghe - lên bốc thăm đọc đoạn , bài HTL và TLCH về ND bài ( 1/3 số HS).
3. Luyện tập:
*Bài 2(Trang 176): - Gọi HS đọc y/c, ND bài tập
- 1 HS đọc y/c của BT, lớp theo dõi.
a) HD HS xác định y/c của đề bài:
+ Đây là dạng bài nào?
+ Dạng văn miêu tả đồ vật (đồ dùng HT) rất cụ thể của em.
- Gọi HS nêu lại ghi nhớ của bài văn miêu tả đồ vật
- 1 HS đọc lại ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật (Trang 70) trên bảng.
- Nhắc HS: Chọn đồ dùng để q/s, ghi kết quả vào nháp.
- HS chọn 1 đồ dùng HT để quan sát, ghi KQ q/s vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý.
- Trình bày dàn ý. Lớp NX.
- GV đánh giá, NX.
- Gắn bảng dàn ý mẫu cho HS tham khảo.
- 1 HS đọc dàn ý mẫu trên bảng.
b) HD HS viết phần mở bài, kết bài:
- HS nêu lại 2 cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- HS viết mở bài, kết bài theo y/c.
- HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài, kết bài.
- Lớp NX, bình chọn bạn viết mở bài, kết bài đúng y/c và hay nhất.
- HS nghe và nêu ý kiến nhận xét.
- GV đánh giá, sửa chữa bài cho HS.
- Đọc cho HS nghe tham khảo một số mở bài, kết bài mẫu.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố lại bài. Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
****************************************************************** 
 Ngày soạn: 02/ 01/ 2019 
 Ngày dạy: Thứ bảy, ngày 05 / 01/ 2019
 ( Dạy bài ngày thứ sáu) 
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN:
 §36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (đọc)
 (Đề do nhà trường ra)
 ..........................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC:
( Đ/c Phương dạy ) 
 ..........................................................................................................
Tiết 3: TOÁN: 
 §90: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
 (Đề do nhà trường ra)
 ..............................................................................................................
Tiết 4: CHÍNH TẢ: ( Nghe - viết) : 
 §18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (viết)
(Đề do nhà trường ra)
 .............................................................................................................
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP: 
 NHẬN XÉT TUẦN 18
I. Mục tiêu:
 - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
 - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22.
III. Cách tiến hành:
 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua:
 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến: 
.... 
 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình: 
+ Tuyên dương: 
+ Phê bình: ... 
 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 18, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: 
 * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua:
 - Về học tập: Ổn định mọi nề nếp, đã ôn tập và KT, kết thúc chương trình HKI, một số em lười học dẫn đến sa sút trong học tập rèn luyện năng lực, phẩm chất: H. Tuấn, T. Quân, Nhi, Huy; học thất thường: Bích Ngọc, Đỗ Vi; không cố gắng vươn lên - không tiến bộ : Hưng, Trường. Tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến XD bài, đề nghị tuyên dương các em: Dương, Cường, Ánh, Nguyễn -Vy. Về tinh thần chuẩn bị bài ở nhà, đề nghị tuyên dương em Dương, Cường ý thức tốt. 
+ Các vi phạm khác: ...................................................
 * Về lao động - vệ sinh: Đa số các bạn có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ. Đến đây, chưa in từ đây
 * Về đạo đức - tác phong: Đa số các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp.
 * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau:
 - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, chú trọng việc ôn bài, học các ND, ghi nhớ, quy tắc, các bảng nhân chia và chuẩn bị tốt hơn việc xem bài trước ở nhà; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe giảng. 
 * Lao động vệ sinh: trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, chăm sóc chậu cây cảnh, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định.
 * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản.
 * Các phong trào của Đội: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình.
 5. Tổ chức các hoạt động khác: VS cửa sổ, trần nhà, bàn ghế lớp học.
****************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_buoi_sang_tuan_18_nam_hoc_2018_2019.doc