Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Bài 15A CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

3. Phẩm chất

- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: Máy chiếu

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Thứ Hai ngày 28 tháng 12 năm 2021
TIẾNG VIỆT
Bài 15A CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Máy chiếu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
-Chiếu tranh: 
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Cảnh và người trong tranh gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
- Em đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em khi đó như thế nào?
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài:
-GV: Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em cảm nhận được những cảm giác của tuổi thơ khi chơi thả diều. 
Nhóm 
- HS trả lời, nhận xét
Bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang chơi thả diều. 
Cảnh và người trong tranh gợi cho em liên tưởng đến tuổi thơ. Bài học Cánh diều tuổi thơ hôm nay sẽ cho em cảm nhận những cảm giác của tuổi thơ khi chơi thả diều.
Em rất vui sướng khi đi thả diều. Em mơ ước sao mình có thể bay lên cao mãi, cất tiếng sáo du dương như cánh diều.
-Lắng nghe
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả. 
* Cách tiến hành: 
2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Cánh diều tuổi thơ.
-GV đọc bài
- Bài này đọc với giọng như thế nào ?
- Bài này được chia làm bao nhiêu đoạn ?
- Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,....
3.Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- GV nhận xét
4.Cùng luyện đọc
-GV Q/S các nhóm đọc.
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS.
Cả lớp
-HS theo dõi, nhẩm theo
Đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
Được chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi đến vì sao sớm.
+Đoạn 2: Từ Ban đêm đến nỗi khát khao của tôi.
Cặp đôi
- HS thực hiện: Một bạn đọc từ ngữ, một bạn đọc lời giải nghĩa và ngược lại
Nhóm 
- HS đọc bài trong nhóm: Đọc tiếp nối từng đoạn đến hết bài.
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
* GV chốt: Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
* Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. 
-GV chốt: Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều. Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống. Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. 
- Hãy nêu nội dung của bài.
- 1 HS đọc
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. 
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. 
+ Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
+ HS chọn một trong 3 ý. 
Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. 
- HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp...
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng và các thành viên:
+ Chọn đoạn đọc diễn cảm
- HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường.
- Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 15A CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn. Làm đúng BT2 phân biệt ch/tr. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GD BVMT:yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (4p)
- HS chơi trò chơi:Ai nhanh, ai đúng:
- HS 2 đội, mỗi đội 3 em lên bảng viết.
- Gọi đọc từ sau: Sáng láng, sát sao, sâu sắc, xuất sắc, xao xác, xấu xí, sướt mướt, 
- Nhận xét, khen/ động viên, chuyển tiếp vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV
- Nhóm nào viết nhanh và chính xác nhất thì thắng cuộc
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- GV Y/C HS đọc đoạn văn
? Tác giả chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều ? 
? Cánh diều mang lại cho các bạn nhỏ niềm vui gì?
- Liên hệ giáo dục BVMT để gìn giữ những nét đẹp của thiên nhiên và gìn giữ những kỉ niệm tuổi thơ
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- HS đọc đoạn văn
Cánh diều mềm mại như bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn, sáo kép Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
-HS tìm từ khó viết nháp: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng,
 - Viết từ khó vào bảng con
3. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr. 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
2.Thi tìm tên các đồ chơi, trò chơi. (Chọn A hoặc B)
- GV hướng dẫn
Nhóm 
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
Bảng A
Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch
Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr
- đồ chơi: chong chóng, que chuyền, chó bông,
- trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, chơi chuyền, chơi chắt, bơi chải
- đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt
- trò chơi: đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, 
-Y/C HS thực hiện bảng nhóm B
-Y/C các nhóm báo cáo
?Qua tiết học này các em học được những gì ?
6. Hoạt động ứng dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p)
Bảng B
+ Đồ chơi: Ô tô cứu hỏa, tàu hỏa, tàu thủy, khỉ đi xe đạp,..
+Trò chơi: Nhảy ngựa, nhảy dây, thả diều, thả chim, điện tử, dung dăng dung dẻ,
+Đồ chơi: Ngựa gỗ, 
+Trò chơi: Bày cỗ, diễn kịch,
-Các nhóm báo cáo
Nghe – viết đúng đoạn văn; viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr, từ chứa tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã.
- Hướng dẫn các bạn chơi 1 trò chơi vừa miêu tả
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 15A CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết th ... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TÌM HIỂU VỀ̀ CẢNH ĐẸP CỦA ĐẤT NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu.
- HS biết được một số cảnh đẹp của đất nước .
- Các em biết giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình và góp phần làm tăng vẻ đẹp quê hương ngày càng đẹp hơn.
- Phát triển NL NL tự học, NL GQVĐ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
Kế hoạch tuần 16
 Bài hát theo chủ đề.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND-TL
GV
HS
Ôn định lớp.
(4-5’)
HĐ 1: Sinh hoạt lớp 
(8-9’)
HĐ2: Tìm hiểu về cảnh đẹp của đất nước..
(12-13’)
HĐ3. Sinh hoạt theo chủ đề. 
 (9-10’)
 3. Nhận xét, dặn dò. (2’-3’)
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
- Nhận xét và nhắc nhở.
- Nhận xét tuần 15
- Nêu chỉ tiêu cần đạt - yêu cầu họp tổ bàn bạc.
Nhận xét chung:
+Ưu: Nhiều bạn có tinh thần học tập tốt, tiến bộ rõ rệt )
+Tồn tại: .
 Kế hoạch tuần 21
-Thực hiện tốt nội quy trường học 
-Học bài, làm bài đầy đủ.
-Chăm sóc công trình Măng non.
- Lao động, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Chăm sóc cây xanh.
- Rửa li hàng ngày.
- Duy trì nề nếp lớp tốt
Cho HS nêu những cảnh đẹp của địa phương trước 
-Tiếp tục cho HS nêu những cảnh đẹp của đất nước. Nêu biện pháp giữ gìn?
-Cho cá nhân HS xung phong hát.
-Theo dõi HS làm việc 
-Nhận xét tiết học.
Các tổ họp tổ sơ kết.
-Báo cáo tổ trưởng.
-Tổ trưởng báo cáo.
-Tổng kết bình chọn để khen thưởng.
-Nghe và thực hiện
-Nghe và thực hiện
-Lắng nghe.
-Từng nhóm nêu những cảnh đẹp của địa phương mình. Kể cho nhau nghe những gì biết được qua cảnh đẹp đó.
VD: Ở Liên Hà có hồ, có thác 7 tầng .
-HS nêu: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, có Thác Cam Li, Hồ Tuyền Lâm, 
Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long 
-Hát bài hát theo chủ đề.
Những bài hát ca ngợi cảnh đẹp (Quê hương em, Việt Nam quê hương tôi, Huế tình yêu của tôi, ..
- Nghe và thực hiện 
SHTT - KNS
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 15
KỂ CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ LÀ KHÓ 
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 15
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần 16
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt, chào mừng ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
THỂ DỤC
Tiết 29: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI"THỎ NHẢY"
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Ôn bài thể dục phát triển chung .YC thực hiện cơ bản đúng động tác của bài TD phát triển chung. 
- Trò chơi "Thỏ nhảy". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV ĐỒ DÙNG DẠY HỌC còi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
Phương pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập.
- Trò chơi"Số chẳn, số lẻ".
 1-2p
60-80m
 2-3p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.PHẦN CƠ BẢN
a. Ôn cả bài thể dục đã học.
+ GV hô nhịp cho cả lớp tập.
+ Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét sửa sai sau mỗi lần tập.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
+ Biểu diễn thi đua giữa các tổ bài thể dục phát triển chung.
b. Trò chơi"Thỏ nhảy".
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử sau đó nhận xét rồi chơi chính thức.
4-5 lần
4- 6p
1 lần
5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r	
X X ------ X----->
X X ------ X------>
X X ------ X----->
X X -------X----->
 p
III.PHẦN KẾT THÚC
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, về nhà ôn bài thể dục đã học.
2p
1p
2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
Tiết 30: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI"LÒ CÒ TIẾP SỨC"
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức	
- Ôn bài thể dục phát triển chung .YC thực hiện cơ bản đúng động tác của bài TD phát triển chung. 
- Trò chơi "Lò cò tiếp sức". YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
Phương pháp và hình thức tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học.
- Giậm chân tại chỗ và hát.
- Khởi động các khớp tay, chân, hông, vai.
- Kiểm tra bài cũ: Các động tác TD tay khộng.
 1-2p
 1-2p
 1-2p
 4 HS 
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II. PHẦN CƠ BẢN
a. Ôn cả bài thể dục đã học.
+ GV hô nhịp cho cả lớp tập.
+ Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét sửa sai sau mỗi lần tập.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
+ Biểu diễn thi đua giữa các tổ bài thể dục phát triển chung.
b. Trò chơi"Lò cò tiếp sức".
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử sau đó nhận xét rồi chơi chính thức.
12-15p
2-3 lần
2lx8nh
1 lần
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r	
X X -------------> P
X X -------------> P
X X -------------> P
X X -------------> P
 r
III. PHẦN KẾT THÚC
- Đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân thả lỏng.
- Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân.
- Gv nhận xét giờ học,về nhà ôn bài thể dục đã học.
5-6 lần
5-6 lần
1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________________
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ BAN GIÁM HIỆU
Ngày..... tháng.....năm 2018
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_15_nam_hoc_2021_202.doc