Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

BÀI 49: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

3. Phẩm chất: HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: Bảng phụ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 28 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Thứ Hai ngày 3 tháng 1 năm 2022
TOÁN
BÀI 49: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
3. Phẩm chất: HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
 Chơi trò chơi “Ghép thẻ” 
-GV hướng dẫn: Ghép thẻ phép tính với kết quả của phép tính đó:
- Nhận xét chung - Dẫn vào bài mới
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
- Củng cố cách chia cho số có 2 chữ số
4592 : 28
297
5643 : 19 
396
4752 : 12
164
2. Hình thành kiến thức mới (15p)
* Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
Việc1: Hướng dẫn trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị
9450 : 35
+ Đặt tính.
+ Tìm chữ số đầu tiên của thương.
+ Tìm chữ số thứ 2 của thương
+ Tìm chữ số thứ 3 của thương
+ Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
+ Lưu ý: Ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0, phải viết số 0 ở vị trí thứ ba của thương.
*Việc 2: Hướng dẫn HS trường hợp thương có chữ số 0 ở giữa.
- Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
- Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
+ Lưu ý: Ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0, phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương
- Chốt lại cách thực hiện phép chia mà thương có chữ số 0
- HS đặt tính và làm nháp theo sự hướng dẫn của GV- Chia sẻ trước lớp
 9450 35
 245 270
 000
 9450 : 35 = 270
- HS nêu cách thử.
 Thử lại: 270 x 35 = 9450
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS đặt tính và làm nháp theo sự hướng dẫn của GV.
 2448 : 24 = 102
- HS nêu cách thử.
 Thử lại: 102 x 24 = 2448 
- Lắng nghe.
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia mà thương có chữ số 0
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm 2- Lớp
Bài tập 3 (dòng 1, 2) HSNK có thề làm cả bài
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
- GV nhận xét, chữa bài và kết luận đáp án đúng.
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp 
Đáp án: 
 8750 35	 3654 18
 175 230 054 203
 000 000
-GV nhận xét
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Đặt tính rồi tính
-GV Q/S HS thực hiện
-2 HS lên tính
Cá nhân
- HS làm bài, trình bày, nhận xét
a)
 7680 64	 7318 36 13870 45
 128 120 118 203 370 308 
 000	 10 10
-GV nhận xét
?Qua tiết học này các em học được những gì ?
-3 HS lên bảng tính
Em biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
Bài 2 + Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Cho HS làm vở UD
- Chốt cách giải bài toán TBC
- GV gợi ý các bước của bài 3
+ Tìm chu vi mảnh đất
+ Tìm chiều dài và chiều rộng mảnh đất (áp dụng giải BT tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).
+ Tìm diện tích mảnh đất.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp 
Đáp án: 
 8750 35	 23520 56
 175 230 112 424
 000 000
 2996 28	 2420 12
 196 107 020 201
 00 08
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 2: Bài giải
1 giờ 12 phút = 72 phút
Trung bình mỗi phút bơm được là:
97 200 : 72 = 1350 (l)
Đ/S: 1350 l nước
Bài 3: Bài giải
a. Chu vi mảnh đất là:
 307 x 2 = 614 (m)
b. Chiều dài mảnh đất là:
 (307 + 97) : 2 = 202 (m)
 Chiều rộng mảnh đất là:
 202 – 97 =105 (m)
Diện tích mảnh đất là: 
 202 x 105 = (m2)
- Ghi nhớ KT bài học
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 16A TRÒ CHƠI (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
3. Phẩm chất: GDHS giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Máy chiếu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- Quan sát những bức tranh ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a)Mọi người trong mỗi bức tranh ảnh chơi trò chơi gì ?
b)Em thường thấy những trò chơi đó ở đâu ?
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
Nhóm 
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét
... Mọi người trong mỗi bức tranh ảnh chơi trò chơi:
+ Tranh 1: Trò chơi đu quay
+ Tranh 2: Trò chơi kéo co
+ Tranh 3: Trò chơi đá cầu.
+ Tranh 4: Trò chơi chơi chuyền
...Các trò chơi thấy ở lễ hội, ở trường. 
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
* Cách tiến hành: 
2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Kéo co
-Y/C HS Q/S tranh: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
?Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những dịp nào ?
-GV: Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Nhưng luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Bài đọc Kéo co sẽ giới thiệu với các em cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
-GV đọc bài
?Bài này đọc với giọng như thế nào ?
?Bài này được chia làm mấy đoạn ?
Nhấn giọng một số từ ngữ: tinh thần thượng võ, đấu tài, đấu sức, ganh đua, khuyến khích,... 
3.Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- GV nhận xét
- Giải nghĩa tinh thần thượng võ: tinh thần yêu chuộng các hành động lành mạnh, trung thực, không gian lận
4.Cùng luyện đọc
-GV nhận xét
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
Cả lớp
-HS đọc yêu cầu
Bức tranh vẽ cảnh thi kéo co.
Trò chơi kéo co thường diễn ra ở các lễ hội lớn, hội làng, trong các buổi hội diễn, hội thao, hội khỏe Phù Đổng.
-Lắng nghe
-HS lắng nghe, nhẩm theo
...Bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.
...Bài này được chia làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Kéo co... đến bên ấy thắng.
+Đoạn 2: hội làng Hữu Trấp... đến người xem hội.
+Đoạn 3: Làng Tích Sơn... đến thắng cuộc.
Cá nhân
- HS đọc, trình bày, nhận xét
Nhóm 
-HS đọc tiếp nối từng đoạn đến hết bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp đến người xem hội
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
5.Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1)Đoạn 1 cho em biết cách chơi kéo co như thế nào ?
2)Dựa vào đoạn 2, hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
3)Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
4)Đoạn 3 cho em biết cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
5)Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
*HS trên chuẩn: Bài này nói lên nội dung gì ?
?Qua tiết học này các em học được những gì ?
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét
Kéo co phải có hai đội, mỗi đội thường phải có số người bằng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài.kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách 2 đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều hơn là thằng.
Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ. Nam là phái mạnh thì khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nam phải chịu thua bên nữ là phái yếu. Nhưng dù bên nào thắng thì thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vì tiếng trống, tiếng hò reo , cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem vây quanh.
Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi; vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.
Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi.....
*HS trên chuẩn: *Nội dung: Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam.
Đọc – hiểu bài Kéo co.
 - HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng sôi nổi, hào hứng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ giáo dục: Ý thức giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu cách giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, nhày dây, đá cầu,...
- Nói về các trò chơi dân gian mà em biết
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................. ... - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, 
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
Cùng chơi
-GV hướng dẫn HS cách chơi
- Dẫn vào bài mới
Nhóm 
-1 bạn nói tên trò chơi ném còn, thì bạn khác làm động tác ném còn,
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ )
* Cách tiến hành:
2.Tìm hiểu về câu kể.
?Những câu in đậm trong hai đoạn văn dùng để làm gì ? Cuối mỗi câu có dấu gì ?
? Câu kể là gì ?
-GV nhận xét và rút ra ghi nhớ
b. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Gọi HS đặt câu kể
Cả lớp
- HS đọc đoạn văn trả lời, nhận xét 
+Đoạn văn 1: Câu được in đậm dùng để giới thiệu: Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ và miêu tả chú có cái mũi rất dài. Cuối mỗi câu có dấu chấm.
 + Đoạn văn 2: Câu được in đậm dùng để nói lên tình cảm chia sẻ của bạn Tuấn Lương với gia đình bạn Hồng. Cuối mỗi câu có dấu chấm.
Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để: Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể thường có dấu chấm.
- Nhiều HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc thành tiếng
- HS tiếp nối đặt câu:
+ Con mèo nhà em màu đen huyền.
+ Mẹ em hôm nay đi công tác.
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT 1 III ); biết đặt một vài câu kể để kể tả, trình bày ý kiến (BT2) 
* Cách tiến hành:
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Mỗi câu kể trong đoạn văn sau dùng để làm gì ?
Cá nhân
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
Câu kể
Tác dụng
1. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều.
Kể về niềm vui của trẻ mục đồng.
2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Tả cánh diều
3. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Kể sự việc và nói lên tình cảm.
4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng
Tả tiếng sáo diều
5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Nêu ý kiến nhận định
2.Đặt câu 
-GV Q/S các nhóm thực hiện.
3.Chọn một tình huống ở trên, viết vào vở 1- 3 câu kể về tình huống em chọn. 
- GV nhận xét
4.Thay nhau đọc kết quả bài làm của em cho các bạn trong nhóm nghe. Nhóm góp ý, sửa bài làm của các bạn.
- GV nhận xét
?Qua tiết học này các em học được những gì ?
Nhóm 
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
a) Hằng ngày đi học về, em giúp mẹ dọn cơm. Cả nhà ăn cơm trưa xong, em cùng mẹ rửa bát đĩa. Sau đó em ngủ trưa. Ngủ dậy em tiếp tục đi học chiều.
b) Em có một chiêc bút rất đẹp. Chiếc bút dài, màu vàng nhạt.....
c) Trong mỗi chúng ta ai cũng có tình bạn, tình bạn sẽ giúp cho chúng ta thấy vui hơn vì có người cùng chia sẻ với mình...
d) Hôm nay là ngày rất vui của em vì lần đầu tiên em được điêm 10 môn Tập làm văn. Về nhà, em sẽ khoe ngay với bố mẹ.
Cá nhân
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
Nhóm 
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
...Nhận biết, hiểu tác dụng và đặt được câu kể.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Sáu ngày 8 tháng 1 năm 2022
TOÁN
EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC. T1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Củng cố KT về nhân, chia cho số có 3 chữ số
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép nhân, chia cho số có 3 chữ số
- Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan
- Đọc thông tin trên biểu đồ.
3. Phẩm chất: Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các NL: NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(5p)
Chơi trò chơi “Đố bạn”
- GV nhận xét
- GV dẫn vào bài mới
Cặp đôi
- HS thực hiện, nhận xét
VD: 1 bạn viết 357 × 24 và đố bạn tính sau đó em cùng bạn kiểm tra lại và bạn lại đố lại em.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia cho số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số
 - Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
2.Đặt tính rồi tính
-GV Q/S HS tính và giúp HS khó khăn
Cá nhân
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
 38376 312 	 50399 57 	 
 	 0717 123 479	 884
 936	 239 
 000	 011 50399 : 57 = 884 (dư 11) 
	 	152	27
	 ×	 ×
	134	23
	608	81
	 456	 54
	 152	 621
 	 20368
3.Viết số thích hợp vào ô trống 
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
Số bị chia
40775
20379
16258
Số chia
233
152
125
Thương
175
134
130
Số dư
0
11
 8
Bài 1a: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
HSNK có thể làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV lưu ý đối tượng HS M1 +M2 bước đặt tính và tính
Bài 2+ bài 3 
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Chốt lại cách chia một số cho 1 tích
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án
 708 354 7552 236
 000 2 0572 302
 000
9060 453 
0000 20
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 2: 	Bài giải
Có tất cẩ số gói kẹo là:
 24 x 120 = 2880 (gói)
Cần số hộp để xếp là: 
 2880 : 160 = 18 (hộp) 
 Đáp số: 18 hộp
Bài 3: Đáp án
 a) 2205 : (35 x 7) 
C1: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9
C2: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 35 : 7 = 9
- Ghi nhớ cách chia cho số có 3 chữ số
- Tự nghĩ ra các phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số và thực hành tính
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
BÀI 16 C: ĐỒ CHOI CỦA EM. T2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15.
- Viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết một bài văn miêu tả đồ chơi.
3. Phẩm chất: Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi.
4. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: bảng phụ
 - HS: một số đồ chơi
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức:(15p)
*Mục tiêu: Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần
* Cách tiến hành: 
a. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị
- Cả lớp đọc thầm phần gợi ý SGK các mục 2, 3, 4
- GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn:
*Mở bài : Chọn 1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp
 - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích.
*Thân bài: 
- Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn .
*Kết bài: Chọn 1 trong 2 cách kết bài mở rộng hay không mở rộng
- Cho 1 HS trình bày mẫu kết bài của mình
b. Học sinh viết bài
- GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý: Bố cục của bài văn,...
- GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu, ...)
- GV thu một số bài, nhận xét và đánh giá chung 
- Viết lên bảng một số câu mắc lỗi và y/c HS sửa lỗi cho bạn
- HS đọc to: Tả một đồ chơi mà em thích
- HS đọc thầm
- 1 HS đọc to - HS đọc thầm
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc M
- 1 HS nêu miệng mở bài của mình
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu miệng các đoạn của phần TB và nội dung miêu tả trong mỗi đoạn.
- 1 HS nêu miệng
- Cả lớp làm bài (Viết bài cá nhân)
- HS chia sẻ bài viết trước lớp
- HS thực hành theo hướng dẫn
Bài viết tham khảo 
 Em rất thích chơi búp bê. Vì vậy, trong căn phòng của em toàn là búp bê từ lớn đến bé. Nhưng em vẫn thích nhất là chú gấu bông Mun. Đó là món quà chị gái đã phải đập lợn để tặng quà sinh nhật nhân dịp em 7 tuổi. 
 Mun có một bộ lông trắng muốt điểm thêm mấy mảng màu hồng. Nó trông rất xinh và ngộ nghĩnh. Nó cao chỉ bằng đầu gối em, nhưng được nhồi rất nhiều bông nên lúc nào trông cũng mũm mĩm.
 Đôi tai của Mun lúc nào cũng cặp xuống hai bên đầu. Cặp mắt của Mun đen láy. Cái mũi xinh xinh được gắn trên chiếc mõm nhỏ xinh. Ôi, khuôn mặt đó mới xinh làm sao. Cổ Mun đeo một chiếc nơ nhỏ nhắn xinh xắn màu xám caro trông rất bảnh. Hai cánh tay nó thì lúc nào cũng dang ra như đòi bế.
 Hôm nào đi học về, em cũng lên phòng cất cặp sách và tựa đầu vào Mun nghỉ ngơi chút xíu rồi thay đồ phụ mẹ làm cơm chiều. Trời đã trở rét mà Mun vẫn chưa có quần áo ấm để mặc nên em đã xin mẹ một ít vải rồi may cho nó một đôi tất màu hồng. Em còn may cho nó một cái áo khoác để nó có thể đi dạo với em trong những ngày mùa đông lạnh buốt. Trông Mun cũng điệu lắm chứ.
 Em rất yêu Mun. Em sẽ luôn giữ gìn nó cần thận và xem nó như là một người bạn của mình. 
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p
- Hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật
- Làm cho các câu còn mắc lỗi của mình/ bạn trở nên giàu hình ảnh và sinh động hơn
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_16_nam_hoc_2021_202.doc