Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Tiết 91: KI – LÔ – MÉT VUÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.

2. Kĩ năng

- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1km2 = 1000000m2.

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

* ĐCND: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng:

3324 ki-lô-mét vuông

3. Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- NL tư duy và lập luận Toán học; NL giải quyết vấn đề; NL giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: GV: Ảnh chụp một cánh đồng hoặc một khu rừng.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 29 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ Hai ngày 24 tháng 1 năm 2022
TOÁN
Tiết 91: KI – LÔ – MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km2 = 1000000m2. 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
* ĐCND: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 
3324 ki-lô-mét vuông
3. Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
- NL tư duy và lập luận Toán học; NL giải quyết vấn đề; NL giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Ảnh chụp một cánh đồng hoặc một khu rừng.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
 Trò chơi: Bắn tên
+ Bạn hãy đọc tên các đơn vị đo diện tích đã học?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
+ Nêu VD ?...
- Gv nhận xét, dẫn vào bài mới
Cả lớp
- HS đọc luật chơi
- HS tham gia chơi: Các đơn vị đo diện tích đã học là: cm2.; dm2.; m2..
+ m2 dm2 cm2
+ 100 lần
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. Biết 1km2 = 1000000m2. 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
1. Chơi trò chơi “Chuyển hộp quà” ôn lại bảng các đơn vị đo diện tích đã học.
-GV nhận xét
2. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp: 
-GV Q/S HS thực hiện
3. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn:
 - GV cho HS quan sát ảnh chụp 1 khu rừng hay một cánh đồng và nêu vấn đề: Để đo diện tích của những nơi rộng lớn như thế này, theo các em ta dùng đơn vị đo nào?
- GV: Ta dùng đơn vị đo ki-lô-mét vuông
+ 1km2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
* 1km =..... mét?
* Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.
- Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m, bạn nào cho biết 1km2 bằng bao nhiêu m2?
Chốt lại: 1km2 = 1000000m2.
- Giới thiêu diện tích thủ đô Hà Nội (2009) là 3324 km2
- Liên hệ: Em có biết tại sao diên tích thủ đô HN lại tăng lên như vậy?
- HS quan sát hình vẽ: 
- Đề xuất ý kiến:......
- HS đọc to: ki-lô-mét-vuông
- Nêu kí hiệu của đơn vị đo mới km2
+ Cạnh là 1km
+ 1km = 1000m.
- HS tính: 1000m x 1000m 
= 1000000m2.
+ 1km2 = 1000000m2.
+ Do thủ đô Hà Nội mở rộng diện tích vì sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây và 1 phần của tỉnh Bắc Ninh.
Nhóm 
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
a) Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm
b) Đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2
c) Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. Mét vuông viết tắt là m2.
Cả lớp
- HS đọc kĩ nội dung
-Q/S cô hướng dẫn.
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
4.Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: 
a)
Cặp đôi
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông
921km2
Ba nghìn tám trăm linh năm ki-lô-mét vuông
3805km2
Một triệu ki-lô-mét vuông
1 000 000km2
Ba trăm ba mươi mốt nghìn sáu trăm chín mươi tám ki- lô-mét vuông.
331 698km2
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án: Diện tích khu rừng là:
 3 x 2 = 6 (km2)
 Đáp số: 6 km2
- Ghi nhớ mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- BTPTNL: Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài là 6 km, chiều rộng bằng ½ chiều dài. Tính diện tích khu rừng đó.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 19A SỨC MẠNH CỦA CON NGƯỜI (T1)
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
3. Phẩm chất: Giáo dục lòng nhiệt thành làm việc, yêu lao động.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Máy chiếu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
 - GV dẫn vào bài. Giới thiệu chủ điểm: Người ta là hoa đất và bài học 
- Chủ điểm Người ta là hoa đất nói về năng lực, tài trí của con người. Con người là hoa của đất, là những gì tinh tuý nhất mà tự nhiên đã sáng tạo ra. Mỗi con người là một bông hoa của đất. Những hoa của đất đang nhảy múa hát ca về cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- GV chốt vị trí các đoạn:
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 5 đoạn
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Cầu Khây, chõ xôi, tinh thông, sốt sắng, ....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
A
B
a)Chõ xôi
1)hiểu rõ, biết làm thành thạo.
b)Cẩu Khây (tiếng Tày)
2)con vật tưởng tượng, có nhiều phép thuật, rất độc ác.
c)Tinh thông
3)nồi nấu xôi
d)Yêu tinh
4)ăn một lúc hết chín chõ xôi
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
-GV nhận xét
4.Cùng luyện đọc
-GV nhận xét
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
5.Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Nối tên của nhân vật ở cột A với từ ngữ ở cột B miêu tả đúng sức khoẻ và tài năng của từng người trong câu chuyện Bốn anh tài.
2)Điều gì xảy ra với quê hương khiến Cẩu Khây quyết chí lên đường ?
3)Bốn người bạn rủ nhau cùng làm việc gì ?
*HS trên chuẩn: Câu chuyện này nói lên nội dung gì ?
? Các nhân vật trong câu chuyện là những người như thế nào ?
?Qua tiết học này các em học được những gì ? 
- Giáo dục KNS: Mỗi người bạn của Cẩu Khây đều có tài năng riêng nhưng chỉ khi biết hợp tác, đoàn kết cùng nhau và ý thức được trách nhiệm của mình thì các cậu mới diệt trừ được yê u tinh. Trong cuộc sống cũng vậy, tuy mỗi người đều có NL khác nhau nhưng các em phải biết hợp tác thì làm việc mới hiệu quả
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét
Kết quả: a – 3; b – 2; c – 4; d – 1.
Chọn ý a) Một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật xuất hiện.
Chọn ý b) Lên đường diệt trừ yêu tinh.
*HS trên chuẩn: Câu chuyện này nói lên nội dung là: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
Là những người có sức mạnh phi thường và đều có ý chí là diệt trừ yêu tinh để cứu dân làng.)
Đọc – hiểu câu chuyện Bốn anh tài.
 - HS ghi lại nội dung bài
- HS lắng nghe, lấy VD về hợp tác trong cuộc sống của mình.
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1, 2 của bài.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung bài
- Tìm hiểu về trận đánh diệt trừ yêu tinh của 4 anh em.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 19A SỨC MẠNH CỦA CON NGƯỜI (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì?
2. Kĩ năng
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu; biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
3. Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực
4. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Một số tờ phiếu viết đo ...  vốn từ: Tài năng.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Sáu ngày 27 tháng 1 năm 2022
TOÁN
Bài 61 DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố đặc điểm của các hình đã học: hình bình hành, hình CN, hình tứ giác và cách tính chu vi, diện tích hình bình hành
2. Kĩ năng
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
3. Phẩm chất: Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL: NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán.
- NL tư duy và lập luận Toán học; NL giải quyết vấn đề; NL giao tiếp toán học, NL mô hình hóa toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(3p)
- Nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điểu hành lớp trả lời, nhận xét
+ Diện tích hình bình hành bằng chiều cao nhân với độ dại đáy (cùng một đơn vị đo)
S = a x h
2. HĐ thực hành (30p)
* Mục tiêu: 
- Củng cố đặc điểm của các hình đã học: hình bình hành, hình CN, hình tứ giác và cách tính chu vi, diện tích hình bình hành
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
* Cách tiến hành: 
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2.Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong mỗi hình sau:
- GV quan sát, kiểm tra và chốt:
3.Viết vào ô trống (theo mẫu)
- GV quan sát, kiểm tra và chốt:
Cá nhân
- HS làm bài cá nhân, trao đổi cặp
+ Hình ABCD có cặp cạnh đối diện: AB và DC; AD và BC.
+ Hình EGKH có cặp cạnh đối diện: EG và KH; EK và GH. 
+ Hình MNQP có cặp cạnh đối diện : MN và QP; MQ và NP.
- HS làm bài cá nhân, trao đổi cặp
Độ dài đáy
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13dm
16m
Diện tích hình bình hành.
7 16 = 112 (cm2)
14 13 = 182 (cm2)
23 16 = 368 (m2)
?Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?
4.Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
- GV hướng dẫn hs nhận ra công thức tính chu vi hình bình hành.
? Em hãy nêu cách tính diện tích hình bình hành, nhắc lại công thức tính? 
?Qua tiết học này các em học được những gì ?
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV hướng dẫn HS thực hiện
Diện tích hình bình bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
Cả lớp
-HS đọc yêu cầu
-HS đưa ra công thức tính chu vi hình bình hành: P là chu vi hình bình hành. a, b là độ dài cạnh (cùng đơn vị đo).
P = (a + b) × 2 (a và b cùng đơn vị đo)
- HS áp dụng tính
a) P = (8 + 3)2 = 22 (cm)
b) P = (10 + 5)2 = 30 (dm)
...+ Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao: 
 S = a h 
 + Công thức tính chu vi: 
 P = (a + b) 2
...Em biết: Cách tính diện tích của hình bình hành.Vận dụng quy tắc tính diện tích của hình bình hành để giải toán.
Hoạt động với người thân
-HS thực hiện theo hướng dẫn
Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
 Diện tích mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2)
 = 10m2
 Đáp số: 10m2
- Ghi nhớ các KT
- BT PTNL: Một hình bình hành có diện tích là 10 dm2, độ dài đáy là 40cm. Tính chiều cao của mảnh đất đó.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________
Tiếng Việt
Bài 19C TÀI NĂNG CỦA CON NGƯỜI (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
3. Phẩm chất: Tích cực, tự giác viết bài
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: bảng phụ. HS: một số đồ chơi
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức:(15p)
*Mục tiêu: 
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
* Cách tiến hành: 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
5.Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
?Đâu là phần kết bài của bài Cái nón ?
a)Bài Cái nón có kết bài kiểu nào (mở rộng hay không mở rộng) ?
b)Phần kết bài của bài Cái nón nói về điều gì ?
c)Kết bài mở rộng trong bài văn tả đồ vật thường nêu nội dung gì ? 
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Viết thêm phần kết cho bài văn dưới đây:
-GV hướng dẫn HS thực hiện
2. Đọc bài của các bạn trong nhóm và bình chọn kết bài hay nhất:
- GV theo dõi nhận xét
3.Cả lớp nghe đọc những bài đã được các nhóm bình chọn để trao giải.
-GV nhận xét và trao giải cho em viết phần kết bài hay.
?Qua tiết học này các em học được những gì ? 
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-GV hướng dẫn HS thực hiện 
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p
Cả lớp
- HS đọc thầm bài văn Cái nón và trả lời câu hỏi:
...Phần kết bài từ : Má bảo... đến dễ bị méo vành.
...Bài Cái nón có kiểu kết bài mở rộng 
...Phần kết bài là lời căn dặn của mẹ về ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
...Kết bài mở rộng trong bài văn tả đồ vật cho biết kết cục có lời đánh giá, bình luận thêm về đồ vật.
Cá nhân
- HS thực hiện viết phần kết bài: Bác Cần trục thật là chăm chỉ và khỏe mạnh. Em sẽ cố gắng rèn luyện để có thể trở thành người khỏe mạnh như bác. Hoặc Bác cần trục thật giỏi. Nhờ có bác mà các chú công nhân đỡ vất vả hơn.
VD: Kết bài tả cái thước kẻ của em:
 Không biết từ khi nào, cái thước đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thước luôn ở cạnh em, mỗi khi em học bài, làm bài. Thước giúp em kẻ những đường lề thẳng tắp, vẽ những sơ đồ toán, gạch chân các câu văn hay,...để em học tốt hơn. Cảm ơn thước, người bạn nhỏ giản dị mà kì diệu vô cùng.
VD: Kết bài tả cái bàn học của em:
 Chiếc bàn đã gắn bó với em gần bốn năm qua và giờ đây vẫn miệt mài cùng em làm những bài toán khó, viết những đoạn văn hay, kể những câu chuyên có ích, san sẻ cùng em, những niềm vui, nỗi buồn của tuổi học trò.
Nhóm 
- HS thực hiện đọc phần kết bài của mình. Nhóm bình chọn bạn viết được phần kết bài hay.
Cả lớp
- HS đọc bài trước lớp, HS nhận xét và bình chọn bài của bạn viết hay và trao giải.
...Viết được kết bài của bài văn miêu tả đồ vật.
- Chữa các lỗi sai trong bài viết
- Viết các KBMR cho các đề bài còn lại
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tổ chức ngày hội “Vệ sinh trường học” Sinh hoạt chủ đề giữ gìn trật tự vệ sinh 
nơi công cộng ,bảo vệ môi trường –Góp sức làm trường xanh-sạch –đẹp
I. Yêu cầu cần đạt:.
-HS biết được một số cảnh đẹp ở địa phương. Cảnh đẹp của đất nước .
- Phát triển các năng lực: NL tự học, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL GQVĐ...
-Các em biết giữ gìn ,bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình và góp phần làm tăng vẻ đẹp quê hương ngày càng đẹp hơn.
 II. Chuẩn bị:
-Kế hoạch tuần 20 -Bài hát theo chủ đề.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
Ôn định lớp.
(4-5’)
HĐ 1: Sinh hoạt lớp 
(8-9’)
HĐ nhóm
HĐ2: Tìm hiểu về cảnh đẹp ở địa phương..
(12-13’)
HĐ3: Sinh hoạt theo chủ đề. 
 (9-10’)
HĐ cả lớp
Nhận xét, dặn dò. (2’-3’)
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
- Nhận xét và nhắc nhở.
Sinh hoạt lớp:	
 Nhận xét tuần 21 
- Nêu chỉ tiêu cần đạt 
- yêu cầu họp tổ bàn bạc.
Nhận xét chung:
Ưu điểm:
Tồn tại:
Kế hoạch tuần 20.
-Thực hiện tốt nội quy trường học.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc công trình măng non, chậu hoa, bồn hoa.
- Ủng hộ quỹ vì bạn nghèo.
- Học bài, làm bài HDUD đầy đủ ....
- Đi học đúng giờ, sắp xếp dép gọn gàng.
- Hoàn thành các khoản thu theo quy định.
- Biểu quyết.
-Cho HS nêu những cảnh đẹp của địa phương 
.
-Tiếp tục cho HS nêu những cảnh đẹp của đất nước. Nêu biện pháp giữ gìn?
-Cho cá nhân HS xung phong hát.
-Theo dõi HS làm việc 
-Nhận xét tiết học 
Các tổ họp tổ sơ kết.
- Báo cáo nhóm trưởng.
-Tổ trưởng báo cáo.
-Tổng kết bình chọn để khen thưởng.
-Nghe và thực hiện
-Nghe và thực hiện
-Lắng nghe.
-Từng nhóm nêu những cảnh đẹp của địa phương mình. Kể cho nhau nghe những gì biết được qua cảnh đẹp đó.
VD: Ở Liên Hà có hồ, có thác 7 tầng .
-HS nêu: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, có Thác Cam Li, Hồ Tuyền Lâm .
Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long .
-Hát bài hát theo chủ đề.
Những bài hát ca ngợi cảnh đẹp..
(Quê hương em, Việt Nam quê hương tôi, Huế tình yêu của tôi, các bài hát lớp 2 
Nghe và thực hiện 
-Chuẩn bị tiết sau .
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_19_nam_hoc_2021_202.doc