Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,.

- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

 - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

*GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán .

 

doc 46 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2021
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức	
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,....
- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
 - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
 - HS: SGK, vở,..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - HS cùng hát: Đội ca
 - GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV chốt nghĩa và giảng giải thêm về một số từ khó:
+ Em hãy đặt câu với từ chính trực.
+ Em hiểu thế nào là người tài ba?
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài có 3 đoạn:
Đoạn 1: Tô Hiến Thành....Lý cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá ......Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Một hôm......Trần Trung Tá.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đút lót, di chiếu, giường gián nghị, ngạc nhiên),...
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
+ Đọc đoạn 1 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
+Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào?
+ Đoạn 1 kể về điều gì?
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông ? 
+ Còn Gián nghị đại phu thì sao?
+ Đoạn 2 nói đến ai?
+ Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
+ Đoạn 3 kể điều gì?
+ Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
* GDKNS: Chúng ta phải có tấm lòng chính trực và phê phán những hành vi vụ lợi, gian dối
- 1 HS đọc đoạn, lớp đọc thầm.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (3p)
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán.
1. Phẩm chất chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua
+ Quan Tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
2. Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Vũ Tán Đường hầu hạ.
+ Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
3. Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.
- HS nêu ý nghĩa của bài đọc:
* Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát, thể hiện Phẩm chất kiên định....
- Lời Thái hậu: ngạc nhiên...
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề trong sách Truyện đọc 4. 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 16: SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
2. Kĩ năng
- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1(cột a), BT2(a,c), BT3(a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,...
 - HS: sách, vở, thước kẻ, bút dạ,..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV đọc số, 3 tổ cử đại diện lên bảng viết số
- HS tham gia chơi
- Tổ nào viết đúng và nhanh là tổ chiến thắng
2. Hình thành kiến thức mới:(13p)
* Mục tiêu: HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về so sánh hai STN, đặc điểm về thứ tự các STN..
* Cách tiến hành: Cá nhân – Chia sẻ nhóm- Lớp
a. So sánh 2 STN.
* GV nêu VD 1: 
- So sánh 2 số 99 và 100
+ Căn cứ vào đâu để em so được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
* GV nêu VD2: 
 So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
+Vì sao em so sánh được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN có số chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số ở cùng 1 hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất
* GV nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
+Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
b. Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên.
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
+ Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
* KL cách sắp thứ tự:
+ B1: So sánh các STN
+B2: Xếp theo thứ tự yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 2, nêu cách so sánh
- HS: 99 99
Và giải thích tại sao mình lại so sánh như vậy
- HS nhắc lại
- HS lấy VD và tiến hành so sánh
- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng và báo cáo kết quả trước lớp
- Hs trả lời: 29 896 < 30 005
 25 136 > 23 894
+ Hs đại diện nêu: Ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng...
- HS nêu lại và lấy VD, thực hiện so sánh
- HS
+ Hai số tự nhiên liền kề nhau hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
- Hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 < 7869 < 7896 < 7968
+ Vì ta luôn so sánh được các STN với nhau.
3. Hoạt động thực hành:(20p)
* Mục tiêu: HS biết áp dụng so sánh các số tự nhiên và đặc điểm về thứ tự các STN 
* Cách tiến hành: 
Bài 1(cột a): Cá nhân – Cặp -Lớp
 Điền dấu > ; < ; = .
- Câu hỏi chốt:
+ Tại sao em so sánh được 
 1234>999?
 93 501 > 92 410
+ Muốn so sánh 2 STN ta làm thế nào?
Bài 2(a, c): Cá nhân – Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
+Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
Bài 3(a): Cá nhân-Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS chốt cách sắp thứ tự
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
1234 > 999 35 784 < 35 780
8754 92 410
 39 680 = 39 000 + 680 
 17600 = 17000 + 600
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
a. 8136 < 8 316 < 8 361
b. 5 724 < 5 740 < 5 742
c. 63 841 < 64 813 < 64 831
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
a. 1984 > 1978 > 1952 > 1942
b. 1969 > 1954 > 1945 > 1890.
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Tìm các bài toán tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (VNEN)
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (TIẾT 3)
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..................... ... p)
 - Nêu tên một số dân tộc ít người ở HLS?
- Trang phục, lễ hội, chợ phiên của họ có đặc điểm gì?
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- HS trả lời.
- HS đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi
* Cách tiến hành
Hoạt động 1.Trồng trọt trên đất dốc: 
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 vào phiếu học tập
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ở đâu?
+ Tìm hiểu vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
* HS quan sát hình 1 
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
+ Người dân Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống: 
* GV cho HS dựa vào tranh,ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau: 
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm. 
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt dộng 3: .Khai thác khoáng sản: 
- GV cho HS quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3 để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
+ Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn , hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
+ Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
+ Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
 * KL và tổng kết HĐ
3. Hoạt động ứng dụng (2p)
*Tích hợp Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Miền núi phía bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ đời sống.
- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
-Đây cũng là khu vực có một diện tích rưng khá lớn. Cuộc sống của ngươi dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi..)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp:
+ Trồng ngô, khoai, sắn, ...ở trên nương.
+ HS lên chỉ trên bản đồ.
+ Ở các sườn núi.
+ Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
+ Ruộng bậc thang thường được trồng lúa, ngô, chè và được trồng ở sườn núi.
- HS dựa vào tranh , ảnh để thảo luận nhóm 4
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Hàng dệt, may, thêu, đan lát,rèn, đúc..
+ Màu sắc sặc sỡ, bền đẹp, có hoa văn độc đáo. 
- Cá nhân tìm hiểu và chia sẻ trước lớp
- HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời: 
+ A- pa- tít , đồng , chì , kẽm 
+A- pa- tít.
+ Quặng a- pa- tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá tạp chất).Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp.
+ Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Gỗ, mây, nứavà các lâm sản quý khác.
-HS theo dõi, nêu tầm quan trọng của các loại tài nguyên, từ đó có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó. 
- Sưu tầm tranh, ảnh về ruộng bậc thang và các HĐSX của người dân HLS
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể: 
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
THỂ DỤC
Tiết 7	: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐÚNG LẠI - TRÒ CHƠI	
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng.
- Biết trò chơi"Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau" .
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Khởi động
1-2p
3-5p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.PHẦN CƠ BẢN
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
Do GV và cán sự điều khiển.
- Ôn tổng hợp tất cả nội dung ĐHĐN
Do GV điều khiển.
-Trò chơi"Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau"
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một số HS chơi thử, sau đó cả lớp cùng chơi.
III.PHẦN KẾT THÚC
- Tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang làm động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
10-15p
 3- 5p
5p 
5p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X
 X X
 X X
 X X
 X X
 r
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
 ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI - ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức	
 - Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng.
 - Trò chơi"Bỏ khăn".YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
* Trò chơi"Diệt các con vật có hại"
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
 1-2p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.PHẦN CƠ BẢN
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
Do GV và cán sự điều khiển.
- Ôn tổng hợp tất cả nội dung ĐHĐN
Do GV điều khiển.
- Trò chơi"Bỏ khăn"
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một nhóm HS ra làm mẫu cách chơi, cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
 5-7p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X
 X X
 X X
 X r X
 X X
 X X
 X X
III.PHẦN KẾT THÚC
- Cho HS chạy thường quanh sân tập 1-2 vòng xong về tập hợp 4 hàng ngang, để làm động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
 2-3p
 1-2p
 1-2p
 X X
 X X
 X X
 X r X
 X X
 X X
 X X
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.doc