Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 03 - Năm 2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 03 - Năm 2022

Tiết 2: TOÁN

Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết đọc và viết các số đến lớp triệu

- Củng cố về các hàng, lớp đã học.

- Rèn cách đọc, viết các số đến lớp triệu, cách phân tích cấu tạo số.

 *Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.

2. Năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

3. Phẩm chất:

- HS có thái độ học tập tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.

 - HS: Sách, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU;

 

docx 41 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 43Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 03 - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
TUẦN 3
Tiết 1:	HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 3: CHÀO CỞ
DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 2: NGỒI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
Tiết 2:	TOÁN
Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết đọc và viết các số đến lớp triệu
- Củng cố về các hàng, lớp đã học. 
- Rèn cách đọc, viết các số đến lớp triệu, cách phân tích cấu tạo số.
 *Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic
3. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
 - HS: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động:
 + Lớp triệu gồm mấy hàng, là những hàng nào?
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động 2: Khám phá:
- GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị.
+ Em hãy viết số trên?
+ Em hãy đọc số trên?
- Gv hướng dẫn cách đọc số:
*Chú ý: Chữ số 0 ở giữa các lớp đọc là "linh"
+ Nêu lại cách đọc số?
- GV đưa ra một vài ví dụ
3. Hoạt động 3:Luyện tập thực hành
Bài 1: 
- Viết và đọc theo bảng.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, viết các số tương ứng vào vở và đọc số đó.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại cách đọc số
Bài 2: Đọc các số sau.
- GV viết các số lên bảng.
- Gọi hs nối tiếp đọc các số.
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách đọc
Bài 3: Viết các số sau.
- HS làm cá nhân vào vở - Đổi chéo vở KT
* GV chữa bài. lưu ý HS viết số cần tách ra thành các lớp cho dễ đọc
Bài 4 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra từng HS 
- Chốt đáp án đúng
3. Hoạt động 3: Vận dụng trải nghiệm
- GV cho HS thực hành đọc các số đến lớp triệu
- HS suy nghĩ trả lời
+ Lớp triệu gồm 3 hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu
- HS theo dõi.
- HS viết: 342 157 413
- Hs đọc:ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
+ Tách thành từng lớp từ phải sang trái (3 hàng 1 lớp) lớp đv, lớp nghìn, lớp triệu.
+ Đọc từ trái sang phải đọc hết các hàng thì đọc tên lớp.
- Hs viết lại các số đã cho trong bảng ra bảng lớp. 342 157 413
- HS nêu lại.
- HS luyện đọc các số GV đưa ra
Cá nhân- Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết và đọc các số:
32 000 000 843 291 712
352 516 000 308 150 705
32 516 497 700 000 231
Cá nhân – Lớp
- 1 hS đọc đề bài.
- Hs chơi trò chơi Chuyền điện.
Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- HS làm vở - Trao đổi, thống nhất kết quả
* Đáp án:
a) 10 250 214
b) 253 564 888
c) 400 036 105
d) 700 000 231
- HS làm và báo cáo kết quả
Tiết 3:	TẬP ĐỌC
Tiết 5: THƯ THĂM BẠN (TT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
2. Phẩm chất:
- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia mọi người xung quanh
* GD BVMT: Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động: 
+ Đọc thuộc lòng bài Truyện cổ nước mình 
+ Nêu ND bài
- GV nhận xét, dẫn vào bài
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Luyện đọc :
- GV gọi HS đọc toàn bài. 
- HD cách giọng đọc toàn bài + tác giả. 
- Chia đoạn: 3 đoạn
- HD đọc nối tiếp đoạn . 
- Đọc toàn bài
- GV đọc lại toàn bài 
*Tìm hiểu bài:
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết an ủi bạn Hồng?
*GDMT: Qua đó GV kết hợp liên hệ về ý thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
+ Nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư?
- GV chốt ý, giáo dục HS biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- - Nhận xét, khen ngợi HS.
+ Nội dung chính của lá thư thể hiên điều gì?
4. Hoạt động 4: Vận dụng trải nghiệm
- Tìm hiểu về cách trình bày, bố cục của một lá thư
- 2 HS thực hiện
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......chia buồn với bạn 
+ Đoạn 2: Tiếp theo.......như mình
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS nối tiếp đọc đoạn 
+ Lần 1: Luyện đọc từ khó + HD đọc câu văn dài.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
+ Lần 3: HS luyện đọc theo nhóm. 
- 1HS đọc toàn bài 
- Nghe bài đọc mẫu
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả
+ Để chia buồn với bạn.
+ " Hôm nay .ra đi mãi mãi."
+ " Nhưng chắc là Hồng.....dòng nước lũ.
+" Mình tin rằng.....nỗi đau này."
+" Bên cạnh Hồng....như mình."
- HS lắng nghe
+ Phần đầu: Nói về địa điểm, thời gian viết thư và lời chào hỏi.
+ Phần cuối: Ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, ,kí tên.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS đọc toàn bài
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Nắm nội dung của bài
* Nội dung: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống.
- tìm hiểu về cách trình bày, bố cục của một lá thư
Tiết 4:	LỊCH SỬ
Tiết 3: NƯỚC VĂN LANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, 
- Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, 
- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống. 
2. Năng lực:
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất:
- Hs có tinh thần học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình trong SGK phóng to, phiếu học tập của HS, phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động.
+ Nêu các bước sử dụng bản đồ?
- GV nhận xét, khen/động viên.
2. Hoạt động 2: Khám phá
*HĐ1: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng (GV giới thiệu trục thời gian.)
- Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh, xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian. 
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
+ Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. 
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
- Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. 
- GV nhận xét và sửa chữa và kết luận. 
*HĐ 2: Các tầng lớp trong XH
 (phát phiếu học tập)
- GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung)
Lạc tướng, lạc hầu
Vua Hùng
Lạc dân
Nô tì
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
- GV:Lạc tướng và lạc hầu, họ giúp vua cai quản đất nước. Dân thường gọi là lạc dân. Nô tì là người hầu hạ các gia đình người giàu phong kiến. 
* HĐ 3: Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt:
- GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. 
Sản xuất
Ăn, uống
Mặc và trang điểm
Ở
Lễ hội
-Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau, dưa hấu.
-Ươm tơ, dệt vải
- Đúc đồng: giáo mác, tên,rìu, lưỡi cày 
- Nặn đồ đất
- Đóng thuyền.
- Cơm, xôi
- Bánh chưng, bánh dày
-Uống rượu
-Làm mắm
- Phụ nữ dùng đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu.
-Nhuộm răng đen, ăn trầu, săm mình.
- Ở nhà sàn.
-Sống quây quần thành làng. 
- Vui chơi nhảy múa.
- Đua thuyền
- Đấu vật.
- GV nhận xét và bổ sung. 
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm.
- Tìm hiểu về các tập tục của người Lạc Việt còn gìn giữ tại địa phương em.
- Tìm hiểu về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các hoạt động của ngày giỗ tổ.
+ Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát
- HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian. 
+ Nước Văn Lang. 
+ Khoảng 700 năm TCN. 
+ 1 HS lên xác định. 
+ Ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. 
- 2 HS lên chỉ lược đồ. 
Nhóm 2 – Lớp
- HS thảo luận nhóm 2, đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng. 
+ Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc tướng và lạc hầu , lạc dân, nô tì. 
+ Là vua, gọi là Hùng Vương. 
- HS lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
- HS thảo luận theo nhóm 4. 
- HS đọc và xem kênh chữ, kênh hình điền vào chỗ trống. 
- Một số HS đại diện nhóm trả lời. 
- Cả lớp bổ sung. 
- Vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. 
Tiết 5:	ĐỊA LÍ
Tiết 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao, 
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ, ... 
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa. 
2. Năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực
*GDBVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du:
 + Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
 + Trồng trọt trên đất dốc
 	 + Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
 + Trồng cây công ng ... Nhường cơm xẻ áo: Giúp đỡ, che chở cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
d) Lá lành đùm lá rách: Người khoẻ mạnh, cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. Người giàu giúp đỡ người nghèo.
Tiết 3:	KHOA HỌC
Tiết 6: VAI TRÒ CỦA VI- TA- MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, Kĩ năng 
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta- min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm, ) và chất xơ (các loại rau). 
- Nêu được vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: 
+ Vi- ta- min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. 
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. 
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. 
- Xác định và phân loại được các loại thức ăn chứa vi-ta-min và chất xơ
2.Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học,...
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS: + Có thể mang một số thức ăn thật như: Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải. 
 + 4 tờ giấy khổ A0. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1:Khởi động 
+ Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng?
+ Chất béo có vai trò gì? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. Hoạt động 2: Khám phá.
HĐ1: Trò chơi: Tìm các loại thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ: § Bước 1:- Gv chia lớp thành theo nhóm 2, mỗi nhóm đều có phiếu học tập 
- Yêu cầu HS ngồi quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK và kể tên các thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ. 
- GV nhận xét, khen. 
- GV giảng thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: sắn, khoai lang, khoai tây  cũng chứa nhiều chất xơ. 
HĐ2: Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ. 
§ Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng. 
- Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số vi- ta- min mà em biết. Nêu vai trò?
+ Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ ra sao?
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết?
+ Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó?
+ Những thức ăn nào có chứa chất xơ?
+ Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể?
§ Bước 2: GV kết luận:
+ Vi- ta- min là những chất tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng
+ Một số khoáng chất như sắt, can- xi  tham gia vào việc xây dựng cơ thể. 
3. Hoạt động 3: Vận dụng trải nghiệm
- Ghi nhớ KT của bài
? Vi- ta- min chất khoáng chất sơ có vai trò như thế nào đối với cơ thể.
- VN lên thực đơn cho 1 tuần với các nhóm thức ăn cho hợp lí
- Lớp trưởng điều hành HS trả lời và nhận xét
+ Thức ăn có nhiều chất đạm: thịt, cua, trứng, cá, Có vai trò tạo ra những tế bào
+ Chất béo có vai trò giúp cơ thể hấp thu các vi- ta- min A, D, E, K đó là các thức ăn: dầu, mỡ, vừng, lạc
 Nhóm 2 - Lớp 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Hoàn thiện bảng sau – Chia sẻ lớp
Tên thức ăn
Nguồn gốc
TV
Nguồn gốc ĐV
Chứa
vi- ta- min
Chất khoáng
Chất xơ
Rau cải
Trứng gà
Cà rốt
Dầu ăn
Chuối
Cà chua
Cá
Cua
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
- Báo cáo kết quả bằng trò chơi tiếp sức. 
- HS lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
- HS làm theo nhóm 4. 
+ Các loại vi- ta- min A, B, C, D, Là chất không tham gia trực tiếp vào việc cơ thể. 
+ Nếu thiếu Vi- ta- min, Thiếu vi- ta- min A sẽ mắc bệnh khô mắt, quáng gà. Thiếu vi- ta- min D sẽ mắc bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu vi- ta- min C sẽ mắc bệnh chảy máu chân răng. Thiếu vi- ta- min B1 sẽ bị phù, 
+ Can –xi, phốt pho, sắt, kẽm, i- ốt, có trong các loại thức ăn như:Sữa, pho- mát, trứng, xúc xích, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cua, cà chua, đu đủ, thịt gà, cà rốt, cá, tôm, chanh, dầu ăn, dưa hấu, 
+ Chất khoáng tham gia vào xây dựng cơ thể. Ngoài ra, cơ thể còn cần một lượng nhỏ một số chất khoáng khác để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng, cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ: Thiếu sắt sẽ gây chảy máu. Thiếu can- xi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu i- ốt sẽ sinh ra bướu cổ. 
+ Các thức ăn có nhiều chất xơ là: Bắp cải, rau diếp, hành, cà rốt, súp lơ, đỗ quả, rau ngót, rau cải, mướp, đậu đũa, rau muống, 
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá bằng việc tạo thành phân giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài. 
- HS lắng nghe
Tiết 4:	TẬP LÀM VĂN
Tiết 6: VIẾT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư( ND ghi nhớ).
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn( mục III)
2. Phẩm chất:
- GD học sinh có ý thức biết thể hiện sự quan tâm đến người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết phần ghi nhớ.
- Bảng lớp viết săn đề bài phần luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động, kết nối
- Đọc bài tập đọc: Thư thăm ban.
- Phần đầu và cuối thư cho ta biết điều gì? 
- GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Khám phá, 
* Phần nhận xét:
- Trong bài Thư thăm bạn - sgk, tr. 25.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Theo em người ta viết thư để làm gì?
- Đầu thư bạn Lương viết gì?
- Lương hỏi thăm ( và chia buồn ) tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
- Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
- Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
- Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc của một bức thư?
* Ghi nhớ sgk.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
* Tìm hiểu đề bài.
- Xác định trọng tâm của đề.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo các nội dung:
+ Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?
+ Cần hỏi thăm bạn những gì?
+ Em cần kể cho bạn nghe những gì?
+ Em nên chúc, hứa hẹn điều gì với bạn?
* Viết thư:
- Yêu cầu dựa vào gợi ý để viết.
- Chú ý: dùng từ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm – Nêu nội dung cơ bản của 1 bức thư?
- Về nhà viết một bức thư gửi cho người thân kể về tình hình học tập của em.
- 2 HS thực hiện
- HS đọc bài Thư thăm bạn.
- .... để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lũ lụt gây đau thương mất mát lớn.
- Viết thư thăm hỏi, động viên,
- Lời chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.
- Lương thông cảm và chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
- ... Sự quan tâm của mọi người với nhân dân lũ lụt. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
- Nội dung thư cần:
+ Nêu lí do và mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi người nhận thư.
+ Thông báo tình hình người viết thư.
- Nhận xét: 
 Phần đầu: Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
 Phần cuối: Ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS đọc đề.
- Đề bài yêu cầu: viết thư cho bạn ở trường khác để hỏi thăm, kể tình hình lớp, trường em.
- HS thảo luận theo các gợị ý.
- Mình, cậu, tớ
- Hỏi thăm về sức khỏe, tình hình học tập của bạn , về gia đình bạn
- Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình, lớp, trường mình đang học
- Chúc bạn mạnh khỏe, học tập tốt, hứa cùng nhau thi đua học tập tốt
- HS viết thư.
- HS đọc bức thư đã viết.
- Nhận xét, đánh giá.
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
Tiết 3: DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI 2: THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể: 
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_03_nam_2022.docx