Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân Sơn

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân Sơn

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

3. Phẩm chất

- GD HS tính kiên trì, bền bỉ.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự tự tin

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

 

docx 62 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 63Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH VĂN BÁNH
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 14
 LỚP 4/10 Từ 05/12/2022 đến 10/12/2022
THỨ/NGÀY
TIẾT
MÔN
BÀI DẠY
THGD
Thứ hai
05/12/2022
1
Tập đọc
Chú Đất Nung.
2
Lịch sử
Nhà Trần thành lập.
LH
3
Thể dục
Trò chơi “Đua ngựa”.
4
Toán
Chia một tổng cho một số.
KNS
5
Chào cờ
Sinh hoạt dưới cờ
Thứ ba
06/12/2022
1
Toán
Chia một số có một chữ số.
2
Tập đọc
Chú Đất Nung (tt)
KNS
3
Kể chuyện
Búp bê của ai?.
4
LT-VC
Luyện tập về câu hỏi.
KNS
5
Âm nhạc
Ôn tập bài : Cò lả.
KNS, MT
Thứ tư
07/12/2022
1
Tập làm văn
Thế nào là miêu tả?
KNS
2
Khoa học
Một số cách làm sạch nước.
KNS
3
Toán
Luyện tập (tr.78).
4
Chính tả
Chiếc áo búp bê. (N- V).
KNS
5
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Thứ năm
08/12/2022
1
 LT-VC
Dùng câu hỏi vào mục đích khác.
2
 Địa lí
Hoạt động sản xuất của mgười dân ở ĐBBB.
LH
3
Toán
Chia một số cho một tích.
4
Kỹ thuật
Thêu móc xích.
KNS
5
Mỹ thuật
Vẽ chủ đề.
Thứ sáu
09/12/2022
1
TLV
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
2
Thể dục
Trò chơi “Đua ngựa”.
3
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước.
LH, KNS
4
Toán
Chia một số cho một tích (tt).
5
SHL
Sinh hoạt lớp tuần 14.
Thứ bảy
10/12/2022
1
KNS
Giáo viên bộ môn giảng dạy.
2
Ôn tập
Ôn tập.
3
Tiếng anh
Giáo viên chuyên dạy.
4
Tiếng anh
Giáo viên chuyên dạy.
5
TABN
Giáo viên chuyên dạy.
KNS
 DUYỆT CỦA BGH GVCN
 Hoàng Xuân Sơn	
Thứ Hai, ngày 05 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
3. Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì, bền bỉ.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự tự tin 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
1. Mở đầu.
Khởi động: 1’
 - Y/c HS hát.
Bài cũ : 3’
 + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Nêu ý nghĩa bài học 
Gv giới thiệu bài mới. (1’)
2. Khám phá.
Hoạt động 1 : Luyện đọc : 10’.
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên. Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất: chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS. 
- Giải thích về tục nặn tò he bằng bột vào các ngày Tết trung thu xưa.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :10’
* Mục tiêu: HS hiểu: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
- Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy. 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Ý chính của đoạn 2?
+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Chúng ta thấy sự thay đổi phẩm chất của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng Đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng: Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. 
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Ông cha ta thường nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc có ích cho cuộc sống. 
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
- Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
3. Luyện tập, thực hành : 10’
Luyện đọc diễn cảm.
Mục tiêu : Giúp học sinh đọc điễn cảm và đọc phân vai bài tập đọc.
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3
- GV nhận xét, đánh giá chung
- Gv nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. 3’
+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất Nung?
- Liên hệ giáo dục: kiên trì, bền bỉ trải qua thử thách để học được những bài học hay
- HS hát
+ Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù có hay thầy vẫn cho điểm kém. 
+ 1 HS nêu ý nghĩa bài học 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Tết Trung thu  đi chăn trâu 
+ Đoạn 2: Cu Chắt  lọ thủy tinh. 
+ Đoạn 3: Còn một mình  đến hết. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kĩ sĩ, mái lầu son, nắp tráp chái bếp đống rấm, ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài .
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cu Chắt có các đồ chơi: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh,một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất. 
+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu. 
- Lắng nghe. 
- Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
+ Cu Chắt cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng 
+ Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. 
- Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột
+ Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. 
+ Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét, chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm 
+ Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú là nhát / Vì chú muốn đuợc xông pha, làm nhiều việc có ích. 
- Lắng nghe
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho: Gian khổ và thử thách, con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích. 
- Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung.
Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
- HS ghi lại nội dung bài
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Tìm đọc toàn bộ câu chuyện Chú Đất Nung của nhà văn Nguyễn Kiên.
Kiểm tra.
Trực quan, vấn đáp.
Vấn đáp, thực hành.
Thi đua.
Điều chỉnh sau bài dạy:
**********************************
 Tiết 2: 
LỊCH SỬ.
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được hoàn cảnh nhà Trần ra đời : Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
- Những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng
- Xác định được vai trò to lớn của nhà Trần với sự hưng thịnh của đất nước.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất tôn trọng lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Phiếu học tập của HS.
 + Tranh minh hoạ
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
1. Mở đầu. 
- Khởi động : 1’
- Bài cũ : 3’
+ Thuật lại cuộc chiến đấu ở phòng tuyến sông Cầu. 
+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới.
- Giới thiệu bài mới : 1’
2. Khám phá : 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu nhà Trần thành lập.10’
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
Nhà Trần thành lập: 
- GV cho HS đọc SGK từ: “Đến cuối TK XII . nhà Trần thành lập”. 
+ Hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như thế nào?
+ Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
*GV kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Hoạt động 2: Những chính sách của nhà Trần. 10’
 Mục tiêu : Giúp học sinh biết những việc làm của nhà Trần để xây dựng và củng cố đất nước.
Những chính sách thời nhà Trần: 
- GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS sau khi đọc SGK. 
- GV hướng dẫn kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm và tổ chức cho các nhóm trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện. 
3.Thưc hành : Tìm hiểu sự gắn kết quan dân dưới nhà Trần. 10’
Mục tiêu : Giúp học sinh nêu được sự gắn kết của nhân dân và vua quan nhà Trần.
 GV đặt câu hỏi để HS thảo luận: 
+ Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
- GV: Vua đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. 
3. Vận dụng, trải nghiệm. 3’
- Ghi nhớ nội dung bài học.
-Hs sưu tầm những câu chuyện về Trần Thủ Độ.
Hát
Học sinh trả lời.
+Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn... 
+ Sau ba tháng đặt chân lên nước ta, số quân Tống chết đến quả nửa,... 
Học sinh nhắc tựa.
 Cá nhân – Lớp
- 1  ... ên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước. 
+ Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước. 
Nhóm 6 - Lớp
- HS thực hành vẽ tranh cổ động: 
- Thảo luận tìm đề tài. 
- Vẽ tranh. 
- Hoàn thành tranh vẽ tuyên truyền, cổ động về bảo vệ nguồn nước.
Kiểm tra.
Trực quan, vấn đáp.
Thực hành.
* Điều chỉnh sau bài dạy :
*******************************
Tiết 4: 
TOÁN
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia một tích cho một số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
 - HS: Vở BT, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
1. Mở đầu.
Khởi động, kết nối : 1’
Bài cũ : 3’
Ai nhanh ai đúng.
 12 : 4 + 20 : 4 =
 35 : 7 - 21 : 7 = 
 60 : 3 + 9 : 3 =
 18 : 6 + 24 : 6 =
- GV tổng kết trò chơi
Giới thiệu bài mới : 1’
2. Khám phá.
Hoạt động 1 :Giới thiệu chia một tích cho một số.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách chia một tích cho một số.
- GV viết lên bảng ba biểu thức sau: 
* Ví dụ 1:
(9 x 15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15
- Tính giá trị của các biểu thức trên. 
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức. 
- Vậy ta có 
(9 x 15): 3 = 9 x (15: 3) = (9: 3) x 15 
 * Ví dụ 2: 
 (7 x 15): 3 ; 7 x (15: 3)
- Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. 
+ Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên. 
- Vậy ta có (7 x 15): 3 = 7 x (15: 3) 
+ Biểu thức (9 x 15): 3 có dạng như thế nào? 
+ Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? 
+ Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15): 3? (Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15: 3) và biểu thức (9: 3) x 15 
+ 9 và 5 là gì trong biểu thức (9 x 15): 3?
+ Qua hai ví dụ em hãy rút ra qui tắc tính?
Hoạt động 2 : Ôn tập chia một tích cho một số. 10’
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết chia một tích cho một số.
Bài 1: Tính bằng hai cách: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Củng cố tính chất chia một tích cho một số.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- GV ghi biểu thức lên bảng 
 (25 x 36): 9 
- Yêu cầu HS tính cách nào thuận tiện nhất. 
**Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số (25 x 36) rất mất thời gian ; còn ở cách làm thứ hai ta được thực hiện một phép chia trong bảng (36: 9) đơn giản, sau đó lấy 25 x 4 là phép tính nhân nhẩm được. 
- Lấy thêm một số VD cho HS thực hành: (125 x 48):6
3.Thực hành. Ôn tập giải toán có lời văn.10’
Mục tiêu : Giúp học sinh áp dụng kiến thức đã học để giải toán có lời văn.
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
- Hát.
- HS tham gia trò chơi.
- HS đọc các biểu thức. 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 
 (9 x15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15
= 135: 3 = 9 x 5 = 3 x 15
= 45 = 45 = 45
- Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45. 
- HS đọc các biểu thức
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp 
 (7 x 15): 3 = 105: 3 = 35 
 7 x (15: 3) = 7 x 5 = 35
+ Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 35. 
+ Có dạng là một tích chia cho một số. 
+ Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135: 3 = 45. 
+ Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15). 
+ Là các thừa số của tích (9 x 15). 
+ HS nêu qui tắc. (SGK) 
- HS lấy VD về 1 tích chia cho 1 số và 
thực hành tính.
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đ/a:
 a. (8 x 23): 4 (8 x 23): 4
 = 184: 4 = 46 = (8: 4) x 23
 = 2 x 23 = 46
b. (15 x 24): 6 (15 x 24): 6
 = 360: 6 = 60 = 15 x (24: 6)
 = 15 x 4 = 60
- HS đọc yêu cầu đề bài – HS nêu cách tính
 Cách 1: (25 x 36): 9 = 900: 9 = 100
 Cách 2: (25 x 36): 9 = 25 x (36: 9) 
 = 25 x 4 = 100
+ Cách 2
- Lắng nghe
- HS thực hành tính thuận tiện
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
5 tấm vải dài tất cả số mét là:
 30 x 5 = 150 (m)
Cửa hàng đã bán só mét vải là:
150 : 5 = 30 (m)
 Đ/s: 30 mét vải
(có thể viết gộp: (30 x 5) : 5 = 30 m))
- Ghi nhớ cách chia 1 tích cho 1 số
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải 
Kiểm tra.
Trực quan, vấn đáp.
Thực hành.
Thực hành.
* Điều chỉnh sau bài dạy :
******************************
Tiết 5: 
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS tự nhận xét tuần 14.
- Rèn kĩ năng tự quản.
- Giúp HS có ý thức trong học tập. 
II/CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Giáo viên Chủ Nhiệm:	
Tổng kết tình hình lớp thông qua sổ theo dõi cá nhân của ban cán sự lớp.
Soạn kế hoạch cho cho học sinh thực hiện trong tuần tiếp theo.
Đối với học sinh:
Ban cán sự lớp tổng kết hoạt động trong tuần qua.
Các thành viên trong lớp tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập thể lớp.
III/NỘI DUNG SINH HOẠT:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
PPVD
1. Ổn định tổ chức lớp(5’)
- Lớp trưởng ổn định trật tự của lớp và  cho các bạn văn nghệ đầu giờ.
2. Hoạt động 1(15’):
Nhận xét, đánh giá tình hình học tập và nề nếp tuần qua:
- Giáo viên mời lớp trưởng lên điều khiển lớp.
 - GV nhận xét chung và tuyên dương tổ - cá nhân xuất sắc nhất trong tuần qua.
Lớp trưởng điều khiển lớp, yêu cầu:
- Lớp trưởng lần lượt mời 4 tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình (về học tập, rèn luyện, nề nếp, tác phong, những bạn được tuyên dương, những bạn có khuyết điểm )
- Tổ trưởng mời các bạn khác nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp phó lên báo cáo tình hình học tập của cả lớp.
Lớp trưởng nêu một vài nhận xét chung và tổng kết kết quả trong tuần qua.
Lớp trưởng mời GV nhận xét và đánh giá chung.
Học sinh được tuyên dương lên cả lớp vỗ tay khen ngợi.
Học sinh có khuyết điểm đứng lên nhận khuyết điểm và hứa sửa chữa khuyết điểm.
Báo cáo thuyết trình
3.Hoạt động 2: (15’)
Phương hướng kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Giáo viên đưa ra những nội dung cần làm ở tuần sau: 
+ Thi đua Dạy tốt – học tốt.
+ Tuyên truyền phòng ngừa COVID -19, sốt xuất huyết
+ Nhắc HS cần tiêm ngừa đầy đủ.
+ Phát huy văn hóa đọc sách.
- Giáo viên mời lớp trưởng lên điều khiển lớp để chốt phương hướng hoạt động cho tuần sau.
- Giáo viên đồng ý thống nhất với các ý kiến của các em, trong việc thực hiện nội dung tuần sau.
-Học sinh lắng nghe.
Lớp trưởng lần lượt mời các bạn đóng góp ý kiến.
+ Thi đua Dạy tốt – học tốt :
⬧Bắt cặp đôi bạn học tập bạn giỏi kèm bạn chậm .
⬧ Treo thưởng cá nhân nếu có nhiều nhận xét tốt trong học tập.
+ Tuyên truyền phòng ngừa các bệnh trong mùa mưa.
⬧ Sưu tầm một số tranh ảnh về bệnh sốt xuất huyết, bệnh cảm lạnh do nhiễm mưa, bệnh ho treo ở bảng thông tin của lớp, để các bạn đọc hiểu và phòng bệnh.
⬧ Đối với những bạn đi xe đạp phải đem theo nón áo mưa để phòng bị ướt mưa.
⬧ Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở, môi trường xung quanh.
+ Phát huy văn hóa đọc sách.
⬧ Tham gia mua báo Đội, đọc và làm theo báo Đội.
⬧ Sưu tầm truyện hay, viết cảm nghĩ của mình về cuốn sách, cuốn truyện mình yêu thích.
-Các em đồng ý thống nhất các ý kiến trên.
Giảng giải
4. Củng cố - dặn dò (5’)
-Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, vệ sinh lớp.
- Tăng cường rèn chữ, giữ vở.
Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
- Lắng nghe – thực hiện theo
* Điều chỉnh sau bài dạy :
***************************************************************************
 Thứ Bảy, ngày 10 tháng 12 năm 2022
Tiết 1:
Kỹ năng sống
Giáo viên chuyên dạy.
******************************
Tiết 2:
 ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Mức 1: Tìm được từ láy, từ ghép. Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai”. ‘cái gì”
- Mức 2: Tìm được danh từ trong đoạn văn. Đặt câu
- Mức 3: Xác định được từ ghép phân loại, tổng hợp. Viết chuyện theo trình tự thời gian.
- Giao dục HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu BT
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Bài 1: Khoanh vào những từ láy
a-ngay ngắn b- thẳng thắn c- chân thành d- thẳng tắp
e- thật tình g- thật thà h- thật sự k- thủng thẳng
Bài 2: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai?”, gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi "Làm gì ?" trong các câu sau:
a/ Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em.
b/ Mẹ nấu chè hạt sen.
c/ Bà ăn tấm tắc khen ngon.
d/ Khi bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức
Bài 1: Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
a. 12 tiếng
b.14 tiếng
c. 16 tiếng.
Bài 2: Gạch chân dưới các danh từ có trong đoạn văn sau:
Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè.
Bài 4: Đặt 1 câu với 1 từ em vừa tìm ở bài 1.
Bài 1. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”?
a. Hoà bình.
b. Chia rẽ.
c. Thương yêu.
Bài 2: Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người?
a. Nhân tài.
b. Nhân từ.
c. Nhân ái.
Bài 3: Trong giấc mơ, em thấy mình lạc vào thế giới thần tiên và có phép thuật kì diệu. Hãy kể lại giấc mơ đó theo trình tự thời gian.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*********************************
Tiết 3+ 4 :
Tiếng anh
Giáo viên chuyên dạy.
*********************************
Tiết 5: 
Tiếng anh bản ngữ.
Giáo viên chuyên dạy.
********************************
Ngày 05 tháng 12 năm 2022
TỔ TRƯỞNG
Ngày 06 tháng 12 năm 2022
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
KT. HIỆU TRƯỞNG
 PHÓ HIỆU TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2022_2023_hoang_xuan_s.docx