BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố kiến thức của HS đối với thầy giáo, cô giáo đối với HS.
- Kĩ năng: HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
- Thái độ: Bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
KNS:
- Lắng nghe lời dạy của thầy cô
- Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ
- HS: Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, các sáng tác, tư liệu về biết ơn thầy, cô giáo.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
- Phương pháp: thực hành
- Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
TUẦN 15 Thứ Hai, ngày 12 tháng 12 năm 2022 ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tt) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Củng cố kiến thức của HS đối với thầy giáo, cô giáo đối với HS. - Kĩ năng: HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. - Thái độ: Bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. KNS: - Lắng nghe lời dạy của thầy cô - Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ - HS: Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, các sáng tác, tư liệu về biết ơn thầy, cô giáo. III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC: - Phương pháp: thực hành - Hình thức: Cá nhân, cả lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (3 p) 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. B. Các hoạt động chính: (35 p) Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được. (15 p) *Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày được các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được. *Phương pháp: thực hành *Phương tiện: các sáng tác, tư liệu về biết ơn thầy, cô giáo *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS trình bày - Gọi HS khác nhận xét. - Nhận xét, giáo dục HS. Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ. (20 p) *Mục tiêu: Giúp học sinh làm được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ của mình. *Phương pháp: thực hành *Phương tiện: giấy A4, giấy tập, bút màu, bút máy, keo, bảng phụ *Cách tiến hành: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS tự làm bưu thiếp - Nhắc học sinh nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. - Kết luận: + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. C.Hoạt động nối tiếp: (2 p) - Gọi HS đọc lại ghi nhớ - Giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo. - Nhận xét tiết học. *Hình thức: Cá nhân - Nêu lại ghi nhớ bài học trước. - Nghe *Hình thức: Cá nhân, cả lớp - Trình bày, giới thiệu trước lớp - Nhận xét, bình luận. - Lắng nghe *Hình thức: Cá nhân - HS nêu yêu cầu. - Từng cá nhân thực hiện và đính bảng phụ - Lắng nghe và thực hiện. -Lắng nghe *Hình thức: Cá nhân - Vài em đọc lại ghi nhớ SGK. - Thực hành các nội dung ở mục Thực hành SGK. Rút kinh nghiệm: TOÁN CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV: DDDH HS: ĐDHT. III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC: *Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, thực hành. *Hình thức: Cá nhân, lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Hoạt động khởi động: (5 phút) 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Chia một tích cho một số. + Yêu cầu HS tính: (35 x 21) : 7; (12 x 27) : 3 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 B.Các hoạt động chính: (33 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng .(7P) *Mục tiêu: Giúp HS nắm cách chia trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng *Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp. *Phương tiện: Bảng phụ *Cách tiến hành: - Ôn tập cho HS 2 nội dung: + Chia nhẩm cho 10, 100, 1000 : Ví dụ: 320 : 10 = 32 3200 : 100 = 32 32 000 : 1000 = 32 + Quy tắc chia một số cho một tích: Ví dụ: 60 : ( 10 x 2 ) = 60 : 10 : 2 = 6 : 2 = 3 - Ghi bảng: 320 : 40 = ? - Tiến hành theo cách chia một số cho một tích 320 : 40 = 320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Hướng dẫn đặt tính và tính ở bảng . - Lưu ý: Khi đặt phép tính theo hàng ngang , ta ghi : 320 : 40 = 8 Hoạt động 2: Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.(8P) *Mục tiêu: Giúp HS nắm cách chia trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. *Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp. *Phương tiện: Bảng phụ *Cách tiến hành: - Ghi bảng: 32 000 : 400 = ? - Tiến hành theo cách chia một số cho một tích 32 000 : 400 = 32 000 : ( 100 x 4 ) = 32 000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - Hướng dẫn đặt tính và tính ở bảng. - Lưu ý: Khi đặt phép tính theo hàng ngang, ta ghi: 32 000 : 400 = 80 - Nêu kết luận như SGK, lưu ý: + Xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. + Sau đó thực hiện phép chia như thường Hoạt động 3: Thực hành.(15P) *Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập. *Phương pháp: Thực hành *Phương tiện: *Cách tiến hành: *Bài 1: -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV yêu cầu HS nhận xet bài làm của bạn trên bảng -GV nhận xét và cho điểm HS *Bài 2 a: -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS tự làm bài *Bài 3 a: -GV yêu cầu HS đọc đề bài -GV yêu cầu HS tự làm bài C.Hoạt động tiếp nối: (2 phút) GV nhận xét tiết học. *Hình thức: Cá nhân - HS lên bảng làm bài. *Hình thức: Cả lớp - Theo dõi, phát biểu. - Nêu nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4 *Hình thức: Cả lớp - Theo dõi, phát biểu. - Nêu nhận xét: 32 000 : 400 = 320 : 4 *Hình thức: Cá nhân Thực hiện phép tính -2 HS lên bảng tính, Mỗi HS làm một phần HS cả lớp làm vào Vở. -HS nhận xét *Hình thức: Cá nhân -Tìm x -2 HS lên bảng tính, mỗi HS làm một phần. HS cả lớp làm vào Vở *Hình thức: Cá nhân - Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài. - Nghe Rút kinh nghiệm: TẬP ĐỌC CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ khó, hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời . Kỹ năng: Đọc đúng, đọc trôi chảy và đọc diễn cảm cả bài phù hợp với diễn biến của bài, giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. Thái độ: HS biết yêu quê hương, thiên nhiên, đất nước. II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn tiêu biểu cho HS luyện đọc. Tranh minh họa. - Học sinh : Bông hoa trắc nghiệm a, b, c, bút chì, thước kẻ,.. III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC: - Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận, thực hành. - Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Hoạt động khởi động: (4 phút) 1. Khởi động : Hát. 2.Bài cũ: Chú Đất Nung ( tt ). GV nhận xét 3.Bài mới: Cánh diều tuổi thơ. - Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc SGK . - Giới thiệu bài đọc “Cánh diều tuổi thơ” B.Các hoạt động chính: (33 phút) Hoạt động 1: Luyện đọc. (11 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng toàn bài. * Phương pháp: Giảng giải, thực hành. * Phương tiện: Tranh minh họa. * Cách tiến hành: - GV đọc mẫu. - GV hướng dẫn HS chia đoạn. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 2. - GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 3 kết hợp giải nghĩa từ. - Cho HS luyện đọc cặp đôi - Gọi 1 HS đọc lại bài. - Cho học sinh xem tranh: mục đồng, dải Ngân Hà, huyền ảo Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. (12 phút) * Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ được bài. * Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? -Cho HS xem tranh + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? + Ghi ý chính đoạn 1: tả vẻ đẹp của cánh diều + Cho học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ? + Ý đoạn 2 cho em biết điều gì? + Ghi ý chính đoạn 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. + Gọi HS đọc câu mở bài và kết bài và trả lời CH + Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? + Bài văn nói lên điều gì? + Ghi nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. (10 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài. * Phương pháp: Giảng giải, thực hành * Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc * Cách tiến hành: - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Tuổi thơ của tôi những vì sao sớm. + Đọc mẫu đoạn văn. + Cho HS luyện đọc theo cặp + Cho HS thi đọc trước lớp. C.Hoạt động nối tiếp: (3 phút) - Hỏi ý chính bài văn. - Dặn dò: Chuẩn bị bài Tuổi Ngựa - Nhận xét tiết học. * Hình thức: Cá nhân, cả lớp. -HS tiếp nối nhau đọc truyện Chú Đất Nung, trả lời các câu hỏi. - Quan sát tranh. - Lắng nghe. * Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp - Lắng nghe. - HS đánh dấu vào SGK. + Đoạn 1: Năm dòng đầu. + Đoạn 2: Phần còn lại. - 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài. - HS nêu từ khó. - Luyện đọc từ khó. - HS thực hiện tương tự lượt 1. - HS thực hiện tương tự lượt 2. - Đọc phần chú giải cuối bài. - HS nêu từ khó hiểu (nếu có) - 2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe. - 1HS thực hiện. Cả lớp đọc thầm. * Hình thức: cá nhân, nhóm 4, cả lớp - Thực hiện. + Cánh diều mềm mại như cánh bướm/Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn , sáo kép, sáo bè Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng . + Quan sát bằng tai và mắt + HS trả lời + Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời . + Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng + HS trả lời + HS đọc. + Cánh diều gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - HS thảo luận nhóm 4 tìm ý chính của bài văn. * Hình thức: nhóm đôi, cả lớp + Lắng nghe. + Luyện đọc diễn cảm theo cặp. + Thi đọc diễn cảm trước lớp. Bình chọn đội thắng cuộc * Hình thức: cả lớp. - HS trả lời -2 học sinh đọc. -Nghe Rút kinh nghiệm: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (tt) I /MỤC TIÊU: Kiến thức: HS hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện . Kỹ năng: Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Rèn H khả năng tập trung nghe kể chuyện và nhớ câu chuyện. Theo dõi bạn kể và nhận xét – đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn. Thái độ: HS có thái độ vị tha, yêu th ... Bài 2. Tính giá trị biểu thức: a) (45 876 + 37 124) : 200 b) 76 372 – 91 000 : 700 + 2 000 ......................................... ..................................................... ......................................... ..................................................... ......................................... ..................................................... ......................................... ..................................................... ......................................... ..................................................... Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: A. 12 340 : 500 = 24 (dư 34) B. 12 340 : 500 = 240 (dư 34) C. 12 340 : 500 = 24 (dư 340) D. 12 340 : 500 = 240 (dư 340) Bài 4. Người ta xếp các gói kẹo vào các hộp, mỗi hộp 30 gói. Hỏi có thể xếp 2 000gói kẹo vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa bao nhiêu gói kẹo? Bài giải c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Rèn Luyện từ và câu tuần 15 Luyện Tập Về Câu Hỏi (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh tiếp tục củng cố kiến thức về câu hỏi. 2. Kĩ năng: Nhận biết câu hỏi, biết đặt câu hỏi. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: học sinh trung bình chỉ làm 2 trong 4 bài; học sinh khá làm 3 trong 4 bài; học sinh giỏi làm hết theo yêu cầu của đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC *Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, cả lớp IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng, đậm trong các câu dưới đây: a) Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió. b) Bác sĩ Ly là người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c) Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi công viên nước. d) Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy. Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... Bài 2. Trong các cặp từ in nghiêng ở mỗi cặp câu dưới đây, từ nào là từ nghi vấn (từ dùng để hỏi): a) Tên em là gì? Việc gì tôi cũng làm. b) Em đi đâu? Đi đâu tôi cũng đi. c) Em về bao giờ? Bao giờ tôi cũng sẵn sàng. Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... ................................................................... ................................................................... Bài 3. Viết một đọan văn ngắn thuật lại cuộc trò chuyện giữa em và bạn em về một nội dung tự chọn, trong đoạn văn có dùng ít nhất 1 câu hỏi. Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... Bài 4. Các câu hỏi sau được dùng làm gì? a) Em bé khóc mãi, Mẹ bảo: Con có nín đi không? b) Các bạn lớp tôi trách móc bạn Hoa: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?” c) Bố tôi bảo: Con hát thế này mà bảo là ca sĩ à! d) Bà cụ nói: “Cô có thể cho tôi đi nhờ xe máy được không?” Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... ................................................................... c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP TUẦN 15 I . MỤC TIÊU: - Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 15 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 16. - Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động. - Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 15. - HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Hoạt động khởi động: Hát. (5P) B. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Báo cáo tình hình các hoạt động trong tuần 15: (15P) * Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp. * Cách tiến hành : - Lớp trưởng điều khiển. - Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, vệ sinh trong tuần ,việc thực hiện nội quy học sinh . - Lớp trưởng báo cáo tình hình chung . - GV nhận xét tuyên dương những HS thực hiện tốt và nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 15. (10P) * Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 14 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện. * Cách tiến hành: - GV cho HS xem phương hướng của tuần 15: + GD học sinh không được đem các vật dụng nguy hiểm, mang tính xác thương đến trường, lớp. + Nhắc nhở HS tham gia tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trong và ngoài nhà trường. + Vừa học vừa ôn chuẩn bị thi học kì I năm học 2022-2023. + Tiếp tục thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. + Tiếp tục thực hiện tốt việc tham gia tập thể dục đầu giờ. + Tiếp tục thực hiện phong trào “Nuôi heo đất” + Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong. - Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Thư giãn (5P) * Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ. C. Hoạt động nối tiếp: (5P) - Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ? - GV nhận xét. - Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 16. - Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - Lớp phó học tập báo cáo. - Lớp phó kỉ luật báo cáo. - Lớp trưởng nhận xét chung. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc cho lớp nghe. -Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 16. - Đại diện tổ trình bày. - Lắng nghe. - Tham gia chơi trò chơi, hát. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHỐI TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU DUYỆT Ngày tháng . năm 2022 KHỐI TRƯỞNG Lê Lộc Linh Ngày tháng năm 2022 KT. HIỆU TRƯỞNG PHT
Tài liệu đính kèm: