Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

TẬP ĐỌC

Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, l¬ưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn - Giọng nhẹ nhàng chậm rãi, đọc phân biệt lời ngư¬ời dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: vời, thợ kim hoàn.

- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với ng¬ười lớn.

- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.

- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh họa SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 33 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2022
Sáng:	HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt dưới cờ
TẬP ĐỌC
Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn - Giọng nhẹ nhàng chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: vời, thợ kim hoàn...
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- Gọi HS đọc bài: Trong quán ăn "Ba cá bống"
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
- Gọi 1 HS đọc bài
? Bài được chia làm mấy đoạn?
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện phát âm và giải nghĩ từ.
? Toàn bài đọc với giọng NTN?
- HS đọc bài theo nhóm
- GV đọc mẫu
 Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1
? Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa?
? Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? 
? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
? Các vị đại thần các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
? Nội dung chính của đọan 1 là gì?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2
? Nhà vua than phiền với ai?
- Chú hề là ai? 
? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
? Đoạn 2 cho em biết điều gì?
 - Đọc thầm đoạn 3
? Sau khi biết rõ công chúa muốn có " mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
- Tức tốc?
? Thái độ của công chúa ntn khi nhận
 được món quà đó?
? Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
? Câu chuyện rất nhiều mặt trăng cho em biết điều gì?
? Nêu ND chính của bài?
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
 HD đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc phân vai
? Nhận xét giọng đọc của 3 bạn?
- Cho HS luyện đọc phân vai
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn : "Thế là chú hề...Tất nhiên là vàng rồi."
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau
- HS đọc bài
- Hs đọc
- 3 đọan
Đ1: Từ đầu... của nhà vua.
Đ2: Tiếp ..bằng vàng rồi
Đ3: Phần còn lại.
- Nối tiếp đọc 2 lượt
 Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề vui, điềm đạm. Giọng công chúa hồn nhiên, ngây thơ. Đoạn kết giọng vui, nhanh hơn.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc bài
- HS theo dõi.
- HS đọc đoạn 1.
- Cô bị ốm nặng.
- Công chúa muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng
- Vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Họ nói rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được.
- Vì nặt trăng ở rất xa, và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
* Ý 1: Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- HS đọc đoạn 2.
- Chú hề.
- Là người vui tính nhưng rất thông minh
- Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn. 
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa. Mặt trăng treo ngang ngọn cây. Mặt trăng được làm bằng vàng.
Ý 2: ý nghĩ về mặt trăng của nàng công chúa.
- 1 HS đọc đoạn 3
- Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn,... đeo vào cổ.
- Nhanh, kịp thời
- Công chúa thấy mặt trăng thì sung
 sướng ra khỏi giường bệnh chạy tung tăng khắp vườn.
Ý 3: Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một" mặt trăng" như cô mong muốn . 
- Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em khác với suy nghĩ của người lớn.
*ND: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
- 3 HS đọc phân vai( người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- HS nêu
- Đọc phân vai 
- Đọc theo cặp 
- Thi đọc diễn cảm
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
TOÁN
Tiết 81: Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
- Vận dụng vào giải toán đúng.
- Rèn cho HS tính khoa học chính xác trong học toán
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng lớp, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- Gọi HS lên bảng tính:
	 65 880 : 216 
 88 498 : 425 
 - Nhận xét 
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
Bài 1(T89):
? Nêu yêu cầu? 
( GV nêu: không làm cột b) 
- Yêu cầu lớp làm nháp 
- Gọi 4 em lên chữa bài
- Cho HS nhận xét
Bài 2(T89):
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm vở+ bảng lớp.
- GV kiểm tra một số bài, nhận xét
- Gọi HS chữa bài
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét giờ học. 
-Về ôn bài, chuẩn bị bài sau
- HS làm nháp, 2 HS lên bảng.
- Đặt tính rồi tính
- Làm vào nháp, 4 HS lên bảng chữa bài
a.
54322 346 25275 108
1972	157 0367	234
 2422 0435
 000 003
86679 214 
01079 405 
 009	 
- HS đọc đề
- HS nêu
- HS làm vở,
- 1 HS lên bảng
 Bài giải:
 18 kg = 18 000g
Số gam muối trong mỗi gói là:
 18 000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g 
Chiều 	CHÍNH TẢ: (Nghe- viết)
	 Tiết 17: 	Mùa đông trên rẻo cao
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả: Mùa đông trên rẻo cao.
- Luyện viết đúng các chữ có âm dễ lẫn l/n.
- Rèn cho HS ý thức rèn chữ
- KNS: Xác định giá trị bản thân.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bảng phụ ghi ND bài tập 2a, 3.
VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- GV đọc cho HS viết bảng con: Đấu vật, nhấc, lật đật.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
- Gọi 1 HS đọc bài : Mùa đông trên rẻo cao
? Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã đến với rẻo cao?
? Nêu những từ ngữ thường viết sai 
 - GV đọc: Trườn xuống, chít bạc, khua lao xao, nhẵn nhụi, từ giã, già nua, quanh co...
- GV đọc bài cho HS viết
- GV quan sát và uốn nắn HS
- GV đọc bài cho HS soát
- Gv kiểm tra một số bài, nhận xét.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành : 
 HD HS làm bài tập 
Bài 2a (T165): Điền l/n vào chỗ trống
- Cho HS làm vào VBT
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét.
Bài 3 (T165) : 
- Yêu cầu HS làm phiếu
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
 Lời giải: Giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay
- GV giải nghĩa một số từ khó 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
- Nhận xét giờ học. 
-Về ôn bài, chuẩn bị bài sau
1HS lên bảng viết, lớp viết nháp
- HS đọc
- Mây từ các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá cuối cùng đã lìa cành.
- HS nêu
- 1 HS lên bảng, lớp viết nháp
- Viết bài
- Soát bài
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm vào vở bài tập 
- HS chữa bài : Loại nhạc cụ, lễ hội, nổi tiếng
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài
- HS chữa bài.
____________________________________
:	KHOA HỌC
Tiết 33: Ôn tập học kì I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp HS củng cố và hệ thống những kiến thức về :
 - Tháp dinh dưỡng cân đối, một số tính chất của nước và không khí, thành phần 
 chính của không khí. vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 - Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
 - HS có ý thức bảo vệ môi trường và có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi 
trường nước và không khí.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu khoa học
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: + Hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện.
 + Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước và không khí.
 + Giấy khổ to, bút màu cho các nhóm.
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Không khí có những thành phần nào?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài:
2. Hoạt động Hình thành kiến thức : 
*Hoạt động 1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng"
- GV chia nhóm và phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm hoàn thiện phần còn thiếu của tháp dinh dưỡng
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
*Hoạt động 2: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- GV chuẩn bị một số bông hoa ghi nội dung các câu hỏi
? Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
? Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
? Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
? Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
? Nêu vai trò của nước đối với người, động vật, thực vật và trong sản xuất nông nghiập, công nghiệp
? Nước và không khí có những tính chất gì giống nhau?
? Nêu các thành phần chính của không khí. Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành:
*Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ.
- Gọi các nhóm trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối”
- Đại diện các nhóm trình bày sản
phẩm trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời các câu hỏi
- Có 4 nhóm chất dinh dưỡng
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chât khoáng
+ Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: bệnh còi xương suy dinh dưỡng; bệnh bướu cổ, bệnh quáng gà; bệnh phù; 
+ Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối, 
+ Hơi nước bốc lên cao gặp không khí lạnh ngưng tụ lại thành những đám mây. Các đám mây c ...  đọc các câu vừa tìm
- HS đọc yêu cầu 2
- 3 em làm bảng lớp xác định vị ngữ
Câu 1: đang tiến về bãi
Câu 2: kéo về nườm nượp
Câu 3: khua chiêng rộn ràng.
 + Nêu hoạt động của người và vật
 + Động từ hoặc cụm động từ
 - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm chọn ý đúng, 1 - 2 em đọc
 - 4 em đọc, lớp nhẩm thuộc ghi nhớ
 - HS nêu ví dụ
 - HS đọc yêu cầu
 - HS trả lời
 - HS làm nháp
 - HS trả lời miệng các câu kể Ai làm gì?
 - 1 em chữa bảng (gạch dưới vị ngữ)
 - HS đọc yêu cầu, lớp làm bài vào vở
+ Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
 - HS làm phiếu
 - Chữa bài đúng
a) Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng. 
b) Bà em kể chuyện cổ tích. 
c) Bộ đội giúp dân gặt lúa.
- HS đọc
+ Quan sát tranh vẽ dưới đây rồi nói từ 3 đến 5 câu kể Ai làm gì? miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.
 - HS nói 
 - 1 em đọc ghi nhớ
__________________________________
ÂM NHẠC :
(GV Âm nhạc dạy)
ĐỊA LÍ:
Tiết 17: Ôn tập 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hoá các kiến thức về phân môn địa lí mà các em đã học trong học kì I
vừa qua đó là:
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng Bắc Bộ.
- Từ đó HS tự hệ thống và thiết lập được mối liên hệ về điều kiện tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người từng vùng miền.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu tự nhiên.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Nội dung bài
- HS: SGK địa lí
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
 - Hãy trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ?
 - Nhận xét
 - Giới thiệu bài:
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
* GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
 - Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vị trí nào trên đất nước ta? Có đặc điểm gì? Dân cư như thế nào?
 - Vùng trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Thế mạnh trồng các loại cây gì?
- Cây công nghiệp nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên?
 - Thành phố Đà Lạt nằm ở đâu? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch?
- Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? Kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ?
- Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Kể tên? 
- Đê bao của đồng bằng Bắc Bộ có tác dụng gì? Nhân dân ta cần làm gì để bảo vệ đê?
 - Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? Có đặc điểm gì?
 - Một số HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
+ Nằm ở phía Bắc của nước ta, giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta. Dân cư thưa thớt chủ yếu là người Thái, Dao, Mông.
 + Vùng trung du Bắc Bộ với đỉnh đồi tròn, sườn thoải. Trồng nhiều cây ăn quả và chè.
+ Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu..
 + Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. Khí hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều rau quả, rau xanh, rừng thông, thác nước và biệt thự đẹp để phát triển du lịch
 + Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng Bắc Bộ bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ. Đồng bằng Bắc Bộ trồng cây lương thực và rau xứ lạnh, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
 + Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu...
 + Đê bao để ngăn lũ lụt. Cần bảo vệ và tu bổ đê một cách thường xuyên
+ Thủ đô nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước..
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
- GV hệ thống hoá kiến thức của bài.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài để chuẩn bị kiểm tra.
ĐẠO ĐỨC:
 Tiết 17: Yêu lao động (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 * Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Biết được giá trị của lao động. Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
- Giáo dục học sinh yêu quý lao động và tôn trọng các sản phẩm làm ra.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ,nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV : Nội dung bài
- HS : SGK đạo đức 4. Sưu tầm tranh ảnh về các anh hùng lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- Em nghĩ gì về lao động ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài:
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 
 * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi 
- GV nêu yêu cầu HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của bạn bè 
 - Gọi một vài HS trình bày trước lớp
 - GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình
 * Hoạt động 2: Hãy kể về sự chăm chỉ của mình hoặc các bạn trong lớp?
 - GV nêu yêu cầu
 - Chia tổ để HS thi kể.
 - GV nhận xét.
- GV kết luận chung: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. Trẻ em cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của mình.
- HS trả lời
 - HS thảo luận nội dung theo bàn
 - Một vài nhóm trình bày trước lớp
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lắng nghe
 - HS thi kể theo tổ (3 tổ): lần lượt mỗi tổ đưa ra một câu chuyện nói về sự chăm chỉ của mình hoặc của các bạn trong lớp.
 - HS lắng nghe
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
- Sau bài học em cần ghi nhớ điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luôn thực hiện các nội dung của mục thực hành.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2022
TOÁN
	Tiết 85: 	Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lựctư duy, tính toán.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệmII. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; dấu hiệu chia hết cho 5? 
- 2,3 HS nêu.
- GVnhận xét
-Giới thiệu bài 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Bài 1.
- Cho Hs làm nháp.
- Gọi HS chữa bài
- GV cho HS nhận xét, nêu cách làm.
- HS đọc yêu cầu 
- Hs làm bài vào nháp
- 2 Hs lên bảng chữa bài.
a. Số chia hết cho2: 4568; 66814; 2050; 3576; 900;
b. Số chia hết cho 5: 2050; 900; 2355.
Bài 2. 
- Cho Hs làm nháp.
- Gọi HS chữa bài
- GV cho HS nhận xét, nêu cách làm.
- HS đọc yêu cầu 
- Hs làm bài vào nháp
- 2 Hs lên bảng chữa bài.
Ví dụ: a. 124, 544, 232
 b. 120, 215, 300
Bài 3. 
Yêu cầu hs làm bài vào nháp..
- HS đọc yêu cầu 
- Hs làm bài vào nháp
- 3 Hs lên bảng chữa bài.
a. 480; 2000; 9010.
b. 296, 324.
c. 345; 3995.
- GV cùng hs chữa bài cùng trao đổi cách làm.
Bài 4*
- Cho HS làm miệng
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu 
- HS trả lời miệng
Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
Bài 5*. 
- HS đọc yêu cầu 
- HS trả lời miệng:Loan có 10 quả táo.
- Nhận xét.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 34: 	Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS tiếp tục hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
-KNS: kĩ năng quan sát, kĩ nang tìm kiếm thông tin..
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Một số kiểu mẫu cặp sách của Hs.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- Đọc bài văn tả chiếc bút của em?
- 2 HS đọc.
- GV cùng HS nhận xét..
- Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
- Đọc nội dung bài.
- Đọc thầm đoạn văn:
- Đoc đoạn văn.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày
- Thảo luận nhóm 4
- Các nhóm trình bày.
a. Cả 3 đoạn văn thuộc phần thân bài.
b. Nội dung miêu tả từng đoạn:
+ Đ1:Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
+ Đ2: Tả quai cặp và dây đeo.
+ Đ3:Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
- GV cùng lớp nx, chốt lời giải đúng;
c. Từ ngữ báo hiệu:
- Đ1: màu đỏ tươi
- Đ2: Quai cặp
- Đ3: Mở cặp ra,
Bài 2. Đọc yêu cầu và các gợi ý?
- 2 HS đọc nối tiếp.
- GV nêu rõ yêu cầu bài:
(dựa vào gợi ý )
- Cho HS làm nháp
- HS đọc gợi ý
- HS viết vào nháp 1 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp.
- Gọi HS trình bày:
- Lần lượt HS đọc, lớp trao đổi, nhận xét
- GV nhận xét chung.
Bài 3. 
- GV nêu rõ yêu cầu:
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS trình bày, nhận xét
- HS đọc yêu cầu và gợi ý:
- HS viết 1 đoạn văn miêu tả bên trong chiếc cặp: Chiếc cặp mấy ngăn, vách ngăn được làm bằng gì, trông như thế nào, em đựng gì ở mỗi ngăn?
- Hs trình bày.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết hoàn thành 2 đoạn văn vào vở TLV.
KHOA HỌC
Tiết 34: Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Đề chung của khối)
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sơ kết tuần 17
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đánh giá mọi hoạt động trong tuần. 
- Đề ra phương hướng tuần 18
II. NỘI DUNG: 
*Hoạt động 1: Sơ kết tuần
1.Cán sự lớp nhận xét 
2.GV nhận xét:
*Ưu điểm:
 - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi tới lớp
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Lớp học sạch sẽ. Bàn ghế ngay ngắn.
* Nhược điểm:
- 1 số bạn còn nói chuyện trong giờ học
- Về nhà một số em chưa hoàn thành bài tập đầy đủ
3. Phương hướng tuần 18:
- Củng cố, duy trì nề nếp học tập.
- Đẩy mạnh công tác tự quản trong HS
4. Liên hoan văn nghệ
- GV cho HS múa hát với chủ đề ngày tết và mùa xuân
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2022_2023.doc