Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023

TẬP ĐỌC

Tiết 35: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 1 (Tiết 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về ND bài đọc).

 - Hệ thống đư¬ợc 1 số điều kiện cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể của hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều

- KNS: kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng lắng nghe tích cực

- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.

- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

: - Phiếu viết tên các bài TĐ, HTL đã học trong HKI.

- 1 số tờ phiếu to kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống.

1. Hoạt động Mở đầu.

- GV cho HS hát

- Giới thiệu bài

 

doc 27 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2023
Sáng : GIÁO DỤC TẬP THỂ
 Sinh hoạt dưới cờ
TẬP ĐỌC
Tiết 35: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 1 (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về ND bài đọc). 
 - Hệ thống được 1 số điều kiện cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể của hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- KNS: kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng lắng nghe tích cực
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
: - Phiếu viết tên các bài TĐ, HTL đã học trong HKI.
- 1 số tờ phiếu to kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống.
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
*Kiểm tra tập đọc và HTL (5– 7 HS)
- GV nêu quy trình kiểm tra
+ HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị 2, 3
phút
+ Đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
+ Trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét , cho điểm
* Bài tập
 Bài 2(T174):
 ? Nêu y/c?
- Hướng dẫn HS chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể.
- GV phát phiếu, bút dạ. 3 nhóm làm phiếu- 1 nhóm làm bảng nhóm
- Chữa bài. Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo 4 nhóm.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
- Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học 
Nguyễn Hiền
Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí làm nên sự nghiệp lớn
BạchThái Bưởi
Vẽ trứng 
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê.Quang Long 
- Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú đất Nung (phần 1,2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn 2 người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn Ba Cá Bống
A-lếch-xây
Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần1-2)
Phơ bơ
-Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn
Công chúa nhỏ
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
TOÁN
Tiết 86: Dấu hiệu chia hết cho 9
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- HS nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập
- - Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy toán học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
- SGK, nháp, bảng phụ	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động Mở đầu.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? cho VD?
- Nhận xét 
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
- GV cho HS tìm các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9
? Em đã tìm các số chia hết cho 9 như thế nào?
- GV lần lượt xét tất cả 4 ví dụ 
- VD: 
 * 72 : 9 = 8
 Ta có: 7 + 2 = 9
 9 : 9 = 1
 * 675 : 9 = 73
 Ta có: 6 + 5 + 7 = 18
 18 : 9 = 2
 * 182 : 9 = 20 (dư 2)
Ta có: 8 + 1 + 2 = 11
 11 : 9 = 1 (dư 2)
 * 451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 4 + 5 + 1 = 10
 10 : 9 = 1 (dư 1)
? Vậy 72 và 675 là những số như thế nào ?
? Các số chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
? Nêu VD số chia hết cho 9?
? Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
? Nêu VD số không chia hết cho 9?
? Muốn biết một số có chia hết cho 9 không ta căn cứ vào đâu
 - Cho HS nêu lại ghi nhớ
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 1(T97):
- Cho HS làm bảng con+ bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét
- Cho HS nêu lại cách làm
Bài 2(T97)
- Cho HS làm bảng con+ bảng lớp.
- 2 HS nêu và cho ví dụ
- HS tìm và nêu - GV ghi thành 2 cột
18 : 9 = 2 37 : 9 = 4 ( dư 1) 
27 : 9 = 3 46 : 9 = 5 ( dư 1)
54 : 9 = 6
... .....
- HS trả lời.
- Chia hết cho 9
- Các số có tổng chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
- 1422, 3735, 927, .........
- Các số có tổng chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- 19, 58, 465, 1471, ......
- Căn cứ vào tổng các chữ số..
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
- Hs đọc yêu cầu
- HS làm bài
Các số chia hết cho 9 là: 99, 108, 5643, 29 385.
-Tính tổng các chữ số đó chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- Hs đọc yêu cầu
- HS làm bài
- Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097. 
- Chữa bài, nhận xét
- Cho HS nêu lại cách làm
Bài 3 (T97): 
- cho HS làm vở+ bảng phụ
- Chữa bài, nhận xét
- Hs đọc yêu cầu
- HS làm bài. VD :
531, 918, 729.
Bài 4* (T97)
- Gợi ý HS thử, chọn
- Cho HS chữa bài.
- Chữa bài, nhận xét
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc yêu cầu
- HS làm bài
- HS trả lời miệng : 315, 135, 225
-HS trả lời
Chiều	CHÍNH TẢ
 Tiết 18: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 1 (Tiết 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp KT kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về ND bài đọc). 
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật( trong các bài đọc) qua bài tập đặt câu về nhân vật.
 - Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã học.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Phiếu viết tên các bài TĐ- HTL đã học trong HKI.
- 1 số tờ phiếu to viết ND bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Kiểm tra tập đọc- HTL: (5- 7 HS) 
- Gọi HS bốc thăm
- GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong phiếu.
- Nhận xét, cho điểm
* Bài tập
 Bài 2 (T174) : Nêu yêu cầu?
- Cho HS làm vào VBT
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét.
- Bốc thăm và chuẩn bị bài 2 phút
- Đọc bài- trả lời câu hỏi
- HS nêu yêu cầu
- Làm vào vở bài tập 
- Chữa bài. VD :
a. Nguyễn Hiền rất có chí.
b. Lê-ô-nác - đô Đa-vin- xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Xi- ôn - cốp- xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.
d. Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ.
e. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
Bài 3 (T174) : 
- Cho HS làm bài vào vở+ bảng phụ
- Chữa bài- nhận xét
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
* Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
* Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn
- Chớ thấy sóng cả...tay chèo.
- Lửa thử vàng...thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này bày keo khác.
* Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- Đẽo cày giữa đường
KHOA HỌC
Tiết 35: Không khí cần cho sự cháy
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS biết
- Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Muốn sự cháy được diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông.
- Nói được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí. Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh quá nhanh
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu khoa học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Tích hợp GDKNS: HS có kĩ năng bình luận về cách làm và kết quả quan sát, phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Chuẩn bị 2 lọ thủy tinh (1 to, 1 nhỏ); 2 cây nến, 1 ống thủy tinh, đế kê
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
- Trả bài kiểm tra cuối kì I và nhận xét.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy
- Gọi HS đọc mục thực hành trang 70 SGK 
- GV kê bàn ra giữa lớp làm thí nghiệm cho HS quan sát
- GV làm thí nghiệm: dùng 2 cây nến bằng nhau và hai lọ thủy tinh không bằng nhau. Đốt cháy hai cây nến và úp 2 lọ thủy tinh lên như H1 và H2 trang 70 SGK
? Em thấy hiện tượng gì xảy ra?
? Theo em tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ?
? Qua thí nghiệm này ta chứng minh được ô-xi có vai trò gì?
- GV: Khí ni-tơ không duy trì sự cháy
 nhưng nó giúp cho sự cháy không xảy ra quá nhanh, quá mạnh.
- Kết luận: Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
* Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
 -GV nêu thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK: dùng lọ thủy tinh không đáy, úp vào cây nến đang cháy và hỏi:
? Các em đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát
? Kết quả thí nghiệm này như thế nào?
? Theo em vì sao cây nến chỉ cháy được sau thời gian ngắn như vậy?
- Tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK
? Kết quả thí nghiệm này như thế nào?
? Vì sao cây nến vẫn cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín?
- Cho HS quan sát H5 trang 71 SGK
- Cho HS thảo luận câu hỏi
? Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn làm thế nào để bếp cháy liên tục mà không bị tắt?
? Khi muốn dập tắt lửa ta làm thế nào?
- Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông
- Cho HS đọc mục bạn cần biết 
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Vì sao ta có thể dùng chăn nhúng nước để dập lửa?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS theo dõi, quan sát sự cháy của hai ngọn nến
+ Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến tron ...  cách nào?
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Cho đề bài sau: “Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.”
Em hãy:
a) Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp (hoặc gián tiếp).
b) Viết một đoạn văn ở phần thân bài.
 - Gọi HS đọc đề bài
 - Đề bài yêu cầu gì?
 - GV gạch chân các từ quan trọng
 - Viết đoạn văn hay cả bài?
 - Cho HS làm bài
 - GV đọc 1 bài viết tốt
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- GV nhận xét tiết học
 - Về nhà viết lại 2 đoạn văn trên .
 - HS trả lời
 - Nghe, mở sách.
 - HS đọc 
 - HS trả lời
+ Viết mở bài và viết 1 đoạn ở phần thân bài
 - HS viết bài
 - Nghe
THỂ DỤC
Tiết 36: Sơ kết học kì I. Trò chơi "Chạy theo hình tam giác"
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn nữa để ó ý thức học tập tốt hơn ở kì 2
- Trò chơi " Chạy theo hình tam giác" hoặc trò chơi HS ưa thích yêu cầu biết tham gia vào chơi tương đối chủ động.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thể chất
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Sân trường, 1 cái còi, kẻ sẵn vạch để chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến ND, y/c giờ học.
- Chạy chậm 1 hàng dọc.
- Khởi động các khớp.
- Trò chơi kết bạn.
- Ôn bài TD PTC
2. Phần cơ bản:
a) Sơ kết kì I:
? Ở kì I các em đã được học những ND :
- Ôn tập ĐHĐN, 1 số ĐT rèn luyện tư thế và KN vận động cơ bản đã học ở lớp 1, 2 và 3.
- Quay sau, đi đều vòng trái phải.
- Bài TDPTC 8 ĐT
- Ôn 1 số trò chơi đã học ở lớp 1, 2, 3 và trò chơi mới "Nhảy lướt sóng" "Chạy theo hình tam giác
- GV nhận xét kết quả HT của HS trong lớp:
+ Nhìn chung lớp học tương đối tốt, nắm được kiến thức cơ bản của học kì 1
- Một số em học rất tốt
- Nhắc nhở một số HS
b) Trò chơi "Chạy theo hình tam giác"
- Nêu lại cách chơi, cho vài học sinh chơi lại
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- NX giờ học. 
- Về ôn lại bài TD và các ĐT rèn luyện TTCB.
Đ/ lượng
 5 phút
20 -25 phút
4 - 6 phút 
Phương pháp tổ chức
 GV
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
- Thực hành chơi.
- Thi đua giữa các tổ.
 x x x x
 cb 	 xp
- Thả lỏng hồi tĩnh
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.
.
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2023
	TOÁN:
Tiết 89: Luyện tập chung
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 ,3, 5,9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2,3, 5, 9 và giải toán
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy toán học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9?
- Nhận xét, giới thiệu bài.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 1: (99) 
- Gọi HS đọc bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS làm bảng con
- Chữa bài, nêu cách làm
 - GV nhận xét
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS làm nháp
- Chữa bài
- Yêu cầu lớp nhận xét, nêu cách làm
Bài 3: - Cho HS đọc bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS làm vở
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 4*: - Cho HS đọc bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS làm vở nháp
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 5*: - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS chữa bài
- 3, 4 em nêu:
- HS đọc
- HS trả lời
- HS làm bảng con
a. Các số chia hết cho 2 là:
 4568; 2050; 35766
b. Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766. 
c. Các số chia hết cho 5 là: 5 l7435; 2050.
d. Các số chia hết cho 9 là: 35766
- HS đọc
- HS trả lời
- Cả lớp làm nháp - 1 em lên bảng chữa 
a. Số chia hết cho 2 và 5 là 64620; 5270
b. Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57234; 64620.
c. Số chia hết cho cả 2, 5, 3, 9 là: 64620
- HS đọc bài
- HS trả lời
- HS làm vở
- HS chữa bài
a) 528 ; 558 ; 588 c) 240 ; 
b) 603 ; 693 d) 354 ; 
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm vở nháp
- 2 HS chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm vở nháp
- HS chữa bài
+ Số học sinh là số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5, mà số đó lớn hơn 20 bé hơn 35. Vậy số học sinh lớp đó là 30 học sinh.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhắc lại nội dung
- GV nhận xét tiết học.
- VN: ôn lại bài và chuẩn bị bài sau
_________________________________________
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 36: Kiểm tra định kì cuối học kì I
Bài kiểm tra Đọc
(Đề chung trong khối)
ÂM NHẠC:
 (GV Âm nhạc dạy)
ĐỊA LÍ:
 Tiết 18: Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Đề chung trong khối)
ĐẠO ĐỨC:
 Tiết 18: Thực hành kĩ năng cuối học kì I
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Học sinh hệ thống hoá những kiến thức đã học ở 3 bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy giáo, cô giáo; Yêu lao động.
- Nắm chắc và thực hiện tốt các kỹ năng về các nội dung của các bài đã học.
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành ở các bài đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Sách đạo đức 4. Các phiếu học tập
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
 - Thế nào là yêu lao động?
- Nhận xét, giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Ôn tập
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 - Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận
 - Hãy kể tên các bài đạo đức đã học cuôi học kì I?
- Sau mỗi bài đã học em cần ghi nhớ điều gì?
 - Gọi đại diện nhóm lên trình bày
* Luyện tập thực hành kĩ năng đạo đức
 - Giáo viên đưa ra từng tình huống với mỗi bài và yêu cầu học sinh ứng xử thực hành các hành vi của mình
 - Gọi học sinh nhận xét
 - Giáo viên nhận xét và kết luận
 - Giáo viên phát phiếu học tập 
 - Nêu yêu cầu để học sinh điền đúng sai
 - Thu phiếu để nhận xét
 - HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh chia nhóm
 - Học sinh lắng nghe
 - Các nhóm thảo luận và trả lời
+) 3 bài học đó là:
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; 
+ Biết ơn thầy giáo, cô giáo; 
+ Yêu lao động.
- Trình bày
 - Học sinh nhận xét và bổ sung
- Lần lượt học sinh lên thực hành các kỹ năng theo yêu cầu của giáo viên
 - Nhận xét và bổ sung
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà luôn thực hiện các nội dung của mục thực hành.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.
.
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2023
TẬP LÀM VĂN
	Tiết 36: 	Kiểm tra định kì cuối kì I
Bài kiểm tra viết
(Đề chung trong khối)
TOÁN
Tiết 90: Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Đề chung trong khối)
KHOA HỌC
Tiết 36: Không khí cần cho sự sống.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau khi học, HS biết:
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật, và thực vật cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này vào đời sống.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lựctìm hiểu khoa học, ứng dụng trong cuộc sống..
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Hình vẽ (T72-73)SGK
- Sưu tầm tranh ảnh người bệnh được thở bằng ô-xi
- Dụng cụ thật để bơm KK vào bể cá
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động Mở đầu.
? Nêu vai trò của không khí đối với sự cháy?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Vai trò của không khí đối với con người.
- Yêu cầu HS để tay trước mũi, thở ra và hít vào, bạn có nhận xét gì?
 - Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại, bạn cảm thấy thế nào?
- Cho HS quan sát tranh 5, 6 
? Tại sao người bệnh thở bằng ô-xi, thợ lặn đeo bình ô-xi, dụng cụ để bơm không khí vào bình cá?
? Nêu vai trò của không khí đối với con người và ứng dụng và y học, đời sống?
* Tìm hiểu vai trò của k2 đối với động vật và thực vật.
- HS trả lời.
- Thực hành
- Có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng khí mát tràn vào lỗ mũi.
- Khó chịu, tức ngực.
- Quan sát tranh 5, 6
- Cung cấp ô-xi để duy trì sự sống cho người bệnh. Thợ lặn cần có ô-xi để thở khi lặn sâu xuống nước...
- Con người cần không khí để hô hấp vì duy trì sự sống 
- Trong y học dùng khí ô-xi để cho người bệnh thở.
- Trong đời sống dụng cụ để bơm không khí vào bể cá...
- Cho HS quan sát hình 3, 4
? Tại sao sâu bọ và cây trong bình lại chết?
? Nêu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật?
? Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
* Ứng dụng vai trò của ô-xi trong đời sống
- Quan sát H 3, 4(T72-SGK)
- Vì thiếu không khí để thở.
- Thực vật và động vật đều cần không khí để thở.
- Vì ban đêm cây hô hấp thải ra các-bô- nic, hút khí ô-xi làm ảnh hưởng tới sự hô hấp của con người.
- Cho HS quan sát hình 5, 6
? Nêu VD chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật?
? Thành phần nào của không khí cần cho sự sống của người, động thực vật?
? Trong trường hợp nào cần thở bằng bình ô-xi?
* KL: Người, động thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
 - Quan sát hình 5, 6 (T73)
- Thiếu ô-xi con người thì động thực vật sẽ chết.
- Khí ô-xi
- Thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng cấp cứu...
- HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sơ kết tuần 18
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Đánh giá mọi hoạt động trong tuần. 
- Đề ra phương hướng tuần 19
II. NỘI DUNG: 
*Hoạt động 1: Sơ kết tuần
1.Cán sự lớp nhận xét 
2.GV nhận xét:
*Ưu điểm:
 - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi tới lớp
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Lớp học sạch sẽ. Bàn ghế ngay ngắn.
* Nhược điểm:
- 1 số bạn còn nói chuyện trong giờ học
- Về nhà một số em chưa hoàn thành bài tập đầy đủ
3. Phương hướng tuần 19:
- Củng cố, duy trì nề nếp học tập.
- Phát huy tinh thần tự quản trong HS
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2022_2023.doc