Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Đạo đức: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T2)

I. Mục tiêu: Giúp HỌC sinh

1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến ,có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .

2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống .

3.Biết tôn trọng ý kiến của người khác.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: - Một chiếc mi crô không dây.

 - Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểub phẩm.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Đạo đức: Biết bày tỏ ý kiến (T2)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến ,có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống .
3.Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: 	- Một chiếc mi crô không dây.
 - Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểub phẩm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến em ?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới: 
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm : "Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa" (10’)
Mục tiêu : HS biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống gia đình
+YC HS lên diễn tiểu phẩm : " Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa".
+Hướng dẫn HS thảo luận .
? Em có nhận xét gì về ý kiến của bố mẹ bạn Hoa về việc học tập của bạn Hoa?
? Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình ntn? ý kiến của Hoa có hợp lí không ?
? Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết ntn?
+ GV nhận xét. KL: Mỗi gia đình đều có những vấn đề,những khó khăn riêng ,Là con cái các em nên cùng bố mẹ giải quyết ,tháo gớ, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em.
*Hoạt động 2: Trò chơi: " Phóng viên (10’)
Mục tiêu : HS biết lắng nghe ý kiến của bạn bè ,người lớn và bày tỏ quan điểm.
+ Yêu cầu HS làm việc cặp đôi.
+Tổ chức cho HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn về các vấn đề :
-Bạn hãy giới thiệu một bài hát,bài thơ mà bạn ưa thích.
? Người mà bạn yêu thích nhất là ai ?
? Sở thích của bạn hiện nay là gì?
? Điều mà bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
? những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp .
+Gọi 1 số HS thực hành phỏng vấn .
+GV nhận xét,khen ngợi .
? Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không ? Em cần bày tỏ những vấn đề có liên quan để làm gì?
+GV nhận xét ,KL:Mỗi người đều có quyền có suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình .
*Hoạt động 3:HS trình bày các bài viết ,tranh vẽ BT4 SGK(10’)
Mục tiêu : HS bày tỏ ý kiến của mình thông qua bài viết tranh vẽ 
+YC HS trình bày bài viết hoặc tranh vẽ của mình.
+ YC 1 số HS trình bày bài viết hoặc tranh vẽ của mình.
+GV nhận xét,biểu dương.
+GV nhận xét ,KL: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có điều kiện phát triển tốt nhất.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+HS xem tiểu phẩm các bạn đóng .
+HS thảo luận nhóm (bàn) theo YC của GV
+ Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
+Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+HS làm việc cặp đôi : Lần lượt HS này là phóng viên ,HS kia là người phỏng vấn .
+3-4 cặp HS lên thực hành .
+Lớp theo dõi ,biểu dương.
- Có. Em bày tỏ để việc thực hiện để vấn đề đó phù hợp với các em hơn ,tạo điều kiện phát triển tốt hơn.
+HS viết hoặc vẽ tranh .
 +1 số HS trình bày bài viết hoặc tranh vẽ của mình trước lớp .
 +Lớp theo dõi ,biểu dương.
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Nỗi dằnvặt của An - đrây- ca.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.Đọc đúng tiếng từ khó dễ lẫn :An -đrây -ca,hoảng hốt ,nức nở,an ủi. 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm .Đọc diễn cảm toàn bài ,thể hiện giọng đọc phù hợp với ND bài. . 
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: dằn vặt
 - Hiểu nội dung bài: Cậu bé An -đrây -ca là người rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân .Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi 2 HS đọc thuộc bài “ Gà Trống và Cáo” và nêu ND của bài .
+ Nhận xét, cho điểm
B. Dạy học bài mới
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
+YC HS tự chia đoạn .
+Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng nếu có cho từng HS.
+ Gọi HS đọc phần chú giải
+ Giúp HS biết ngắt, nghỉ hơi trong 1số câu dài câu.
Bước vào...ông nằm/....nấc lên/...qua đời/...vừa ra khỏi nhà/
+ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng trầm buồn xúc động. 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12’)
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Khi câu chuyện xảy ra :An -đrây -ca mấy tuổi ?Hoàn cảnh gia đình em lúc ấy ntn?
? Khi mẹ bảo An -đrây -ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu lúc đó ntn?
? An -đrây -ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Vậy đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Chuyện gì đã xảy ra khi An -đrây -ca mua thuốc về nhà?
? Thái độ của A n -đrây -ca lúc đó ntn?
? An -đrây -ca tự dằn vặt mình ntn?
? Câu chuyện cho thấy An -đrây -ca là một cậu bé ntn?
? ND chính của đoạn 2 là gì?
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
+Gọi 2HS nối tiếp nhau đọc 2đoạn của bài .
+ Nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài.
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn, có thể chọn đoạn sau:
“Bước vào phòng ông nằm....ra khỏi nhà”
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Tổ chức cho HS đọc toàn bài
+ Nhận xét và cho điểm HS.
+ Yêu cầu HS tìm nội dung chính của bài.
+ Nhận xét, bổ sung ghi nội dung lên bảng.
Nội dung:.Cậu bé An -đrây -ca là người rất yêu thương ông,có ý thức trách nhiệm với người thân .cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
+2 HS đọc bài .
+Lớp theo dõi ,nhận xét.
+HS đọc thầm ,tự chia đoạn.
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc bài theo từng đoạn (3 lợt).
Đoạn 1: Từ đầu về nhà.
Đoạn 2:Còn lại.
-1HS đọc chú giải- Lớp đọc thầm.
+ 2 HS đọc câu dài .
+Lớp theo dõi ,nhận xét.
+ HS luyện đọc theo cặp
+ 1 HS đọc cả bài.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
- An -đrây -ca lúc đó 9 tuổi .Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- An -đrây -ca nhanh nhẹn đi ngay.
- An -đrây -ca chơi đá bóng với các bạn ,mải chơi quên lời mẹ dặn .Mãi sau mới nhớ ra ,cậu vội chạy đi mua thuốc rồi mang về nhà 
ý1:An -đrây -ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ Thảo luận, trao đổi trả lời câu hỏi theo cặp.
- An -đrây -ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên .Ông đã qua đời .
-Cậu ân hận vì mình mải chơi ,màn thuốc về nhà chậm mà ông mất .Cậu oà khóc dằn vặt kể cho mẹ nghe.
- An -đrây -ca oà khóc khi biết ông qua đời ,cậu cho rằng đó là lỗi của mình .
- Cậu là người rất trung thực,cậu đã nhận lỗi với mẹvà nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình .
ý2: Nỗi dằn vặt của An -đrây -ca .
+4 HS đọc 
+ Lớp theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp.
+ Tìm và phát hiện ra những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn này .
+ Lớp theo dõi, nhận xét,bổ sung.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ 4-5 HS tham gia thi đọc.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1+2 HS đọc toàn bài.
+ 1 số HS nêu ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán( Tiết 26): Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
- áp dụng để tính nhẩm.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Gọi HS chữa BT3 SGK
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung 
B. Dạy học bài mới
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập (20’)
+Gọi HS nêu YC các bài tập .
+YC HS quan sát kĩ các biểu đồ .
+GV hướng dẫn chung.
+YC HS tự làm bài vào vở .
+GV chấm 1 số bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài (15’)
 Bài 1: Dựa vào biểu đồ hãy trả lời câu hỏi:
+YC HS đọc đề bài.
? Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
+Gọi 1 số HS lần lượt nêu miệng KQ.
+GV hướng dẫn nhận xét,chữa bài nếu sai.
+KL cách làm đúng. 
Bài 2: Biểu đồ nói về ngày mưa trong ba tháng của năm 2004
Dựa vào biểu đồ hãy trả lời câu hỏi:
+YC HS quan sát biểu đồ SGKvà hỏi " Biểu đồ biểu diễn gì "
? Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
+GV hướng dẫn HS nhận xét.
+KL cách làm đúng. 
+Củng cố lại cách dọc biểu đồ hình cột cho HS.
Bài 3: Hãy vẽ tiếp biểu đồ dưới đây
+YC HS nêu tên biểu đồ 
? Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào?
- Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
+GV YC HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột số cá của 2 tháng 
-Nêu bề rộng của cột.
-Nêu chiều cao của cột.
+Gọi 1HS lên bảng vẽ.
+GV nhận xét,khẳng định cách vẽ đúng.
+ 2 HS lên bảng làm bài
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+3 HS nêu YC các bài tập .
+ HS quan sát kĩ các biểu đồ .
+ Tự làm bài tập ở vở bài tập
+ 2 HS đọc - lớp đọc thầm.
- Biểu diễn số mét vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
+1 số HS lần lượt nêu miệng KQ.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
a, Sai b, Đúng
c, Đúng d, Đúng
e, Sai
+ HS quan sát kĩ biểu đồ SGK .
-Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004
- Là các tháng: 7, 8, 9.
+ 1 HS lên bảng chữa
+ Đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau
+ Nhận xét, bổ sung bài của bạn
+ Thống nhất cách làm đúng. 
a,Tháng 7 có 18 ngày có mưa.
b,Tháng 8 có 15 ngày có mưa.
c,Tháng 9 có 3 ngày có mưa.
Số ngày có mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là :
 15-3=12 ( ngày)
c, Số ngày mưa TB mỗi tháng là :
 (18+15+3):3=12 (ngày)
+1 số HS nêu : "Biểu đồ biểu diễn số cá bắt được của tàu Thắng Lợi "
-Số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
- Tháng 2 bắt được 2 tấn,tháng 3 bắt được 6 tấn.
+2 HS lên bảng chỉ
+Lớp nhận xét.
- Cột rộng đúng 1ô.
- Cột cao bằng vạch số 2 vì bắt được 2 tấn cá.
+1HS lên bảng vẽ.
+Lớp vẽ vào giấy nháp.
C, Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lịch sử: Khởi nghĩa Hai Bà trưng
I. Mục tiêu: Học sinh biết
- Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ k/n.
- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc k/n.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc k/n.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: - Lược đồ khu vực chính nổ ra k/n Hai Bà Trưng 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Gọi HS lên bảng trả lời
? Việc nhân dân ta liên tục k/n chống lại ách đô hộ của PKPB nói lên điều gì?
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới
*Giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc k/n Hai Bà Trưng (12’)
Mục tiêu : HS nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ k/n.
+ Yêu cầu HS đọc SGK " Từ đầu...trả thù nhà"thảo luận nội dung sau: 
- Hãy trao đổi và thảo luận để tìm nguyên nhân của cuộc k/n Hai Bà Trưng .
+  ... các lỗi sai trong bài,viết và chữa vào phiếuhoặc gạch chân và sửa vaò vở.
+Đổi vở hoặc phiếu để bạn bên cạnh kiểm tra lại .
+Đọc lỗi và chữa bài.
+HS lên bảng chữa bài.
+Lớp nhận xét,bổ sung.
+HS theo dõi.
C.Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: Tuần 6
I, Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đổi đơn vị đo khối lượng,thời gian.
-Giải bài toán về tìm số TBC
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. HĐ1:Ôn lại những kiến thức đã học (6’)
+GV YC HS nhắc lại :
-1 phút=...giây, 1 giờ=....phút .
-1 ngày=...giờ, 1 thế kỉ=...năm.
+YC HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng từ đơn vị lớn đến đơn vị bé và ngược lại.
+YC HS nêu lại cách tìm số TBC của nhiều số. 
2. HĐ2:Luyện tập (25’)
+GV ra đề bài.
T: Tổ chức cho HS thực hành làm bài tập vào vở.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống :
 3 phút=...giây 1 phút 5 giây=....giây
 1 giờ=...phút 1000 năm =...thế kỉ
 nửa giờ=...phút thế kỉ =...năm
 nửa thế kỉ=....năm phút =...giây
Bài 2: Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm.
 a, 1 tạ 11 kg.....10 yến 1 kg
 b,2 tạ 2 kg......220 kg
 c,4 kg 3 dag......43hg
 d,8 tấn 8 kg......80 tạ 8 yến
Bài 3: Viết vào chỗ trống (theo mẫu) 
 Năm
 492
40
1010
1930
1945
1890
2007
Thuộc TK
TK V
Bài 4: Một của hàng bán lương thực ,ngày thứ nhất bán được 86 kg gạo ,ngày thứ hai bán được hơn ngày thứ nhất 36 kg .Ngày thư ba bán được số gạo bằng TBC số gạo bán 3 ngày .Hỏi ngày thứ ba của hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo?
2. HĐ2: Chấm, chữa bài:
+ Thu vở để chấm.
+ Nhận xét, sửa những lỗi sai mà HS mắc phải
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008
Toán(t 29): Phép trừ
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ và không nhớ với các số TN có bốn,năm, sáu chữ số .
- Củng cố kĩ năng làm tính trừ
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi HS lên bảng tính:
 57 986 186 954
+ +
 43 333 247 436
- Nhận xét, đánh giá
B. Dạy học bài mới:
*Giới thiệu bài: (1’)
*Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng làm tính trừ (15’)
+ GV nêu phép cộng : 
 865 279-450 237 = ?
+YC 1 HS thực hiện tính .
+ Hướng dẫn HS nhận xét,đối chiếu với bài làm của bạn.
+GV hỏi để củng cố :" Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào?"
+GV nhận xét,rút ra ghi nhớ SGK .
+Gọi vài HS nhắc lại.
+GV nêu phép trừ :
 647 253-285 749=?
+Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ tương tự như trên .
*Hoạt động 2: Thực hành (20’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS.
+Lưu ý HS trước khi làm bài .
+Chấm 1 số bài.
+ Hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 1+2: Đặt tính rồi tính 
+ Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
+GV hướng dẫn HS nhận xét,chữa bài.
+Chốt lại cách làm đúng.
+GVcủng cố lại kĩ thuật tính cho HS .
Bài 3+4: Giải toán 
+Gọi 2 HS lên bảng chữa .
+GV hướng dẫn HS nhận xét,chữa bài.
+Thống nhất cách làm đúng.
+ 2 HS lên bảng tính.
+ Lớp làm vào giấy nháp.
+1 HS đọc lại phép trừ.
+ 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.
+So sánh đối chiếu KQ.
 865 279
 - 450 237 
 415 042 
+1 số HS nêu cách thực hiện phép trừ . B1: Đặt tính.: viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các c/ số ở cùng 1 hàng thẳng cột với nhau ,viết dấu- và kẻ gạch ngang.
 B2: Tính: trừ theo TT từ phải sang trái .
+2-3 HS nhắc lại.
+ 1 HS lên bảng tính.
+ Lớp làm vào giấy nháp.
+ Tự làm bài tập ở vở bài tập.
+ 1 HS đọc yêu cầu
+ 4 HS lên bảng, đặt tính rồi tính.
+ Lớp đổi vở để kiểm tra KQ lẫn nhau 
+Thống thất KQ đúng .
 +2 HS đọc yêu cầu
+ 2 HS lên bảngchữa bài.
+ Lớp đổi vở để kiểm tra KQ lẫn nhau 
+Thống thất KQ đúng .
Bài 3:
 Giải
 Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP HCM dài số ki- lô- mét là :
 1 730-1 315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
Bài 4:
 Giải 
 Số cây năm ngoái đã trồng là :
 214 800-80 600= 134 200 ( cây)
 Số cây cả 2 năm trồng được là: 
 134 200+214 800=349 000 (cây)
 Đáp số : 349 000 cây
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ bảy ngày 4 tháng 10 năm 2008
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý ,XD được cốt truyện : "Ba lưỡi rìu:
- XD đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng n/v,đặc điểm của các sự việc.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện .
-Lời kể tự nhiên sinh động ,sáng tạo trong miêu tả.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 GV và HS: -Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (5’)
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở tiết trước.
+ Nhận xét, khen ngợi cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới:
*Giới thiệu bài: (1’)
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp BT1(15’)
+GV yêu cầu quan sát tranh minh hoạ SGK lên bảng .YC HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi tranh và trả lời.
-Truyện có những n/v nào ?
-Câu chuyện kể lại chuyện gì?
-Truyện có ý nghĩa gì?
+YC HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh .
+YC HS dựa vào tranh minh hoạ kể lại cốt chuyện 3 lưỡi rìu.
+GV nhận xét tuyên dương những em kể sáng tạo.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm -BT2 (15’)
+GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1.
+YC HS quan sát tranh ,đọc thầm ý dưói bức tranh và trả lời câu hỏi.
+GV ghi nhanh các câu trả lời .
-Anh chàng tiều phu làm gì?
? Khi đó chàng trai nói gì?
? Ngoại hình n/v như thế nào?
? Lưỡi rìu của chàng trai ntn?
+GV gọi HS XD đoạn 1 của câu chuyện dựa vào các câu trả lời .
+Hướng dẫn HS nhận xét .
+YC HS hoạt động theo nhóm với 5 tranh còn lại .
+GV nhận xét ghi ý chính lên bảng .
+Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn .
+Hướng dẫn HS nhận xét sau mỗi HS kể .
+Tổ chức cho HS kể toàn chuyện .
+Hướng dẫn HS nhận xét.
+Đánh giá cho điểm .
+ 2 HS đọc .
+ Lớp nhận xét.
+ 1 HS đọc to, lớp đọc thầm .
+HS quan sát tranh minh hoạ đọc thầm phần lời .Nối tiếp nhau trả lời .
+ Lớp theo dõi, nhận xét,bổ sung.
- Chàng tiều phu ,ông tiên.
- Kể lại việc chàng tiều phu nghèo đốn củi và được ông tiên thử tính thật thà , trung thực.
- Khuyên chúng ta hãy trung thực,thật thà trong cuộc sống sẽ được hạnh phúc.
+6HS nối tiếp nhau đọc ,mỗi HS đọc 1 tranh.
+3-5 HS kể .
+Lớp theo dõi ,nhận xét.
+2 HS đọc YC-Lớp đọc thầm
+HS quan sát đọc thầm.
+ 1 số HS nêu ý kiến.
-Đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.
-" Cả nhà ta ...thì sống nth đây"
- Chàng tiều phu nghèo ở trần ,đóng khố đầu quấn khăn mỏ quạ.
- Lưỡi rìu sắt bóng loáng.
+1-2HS nhìn bảng XD đoạn văn kể lại đoạn 1 .
+lớp nhận xét lời kể của bạn .
+Hoạt động trong nhóm .
-1 HS nêu câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời .Thư kí ghi vào giấy.
+Đại diện các nhóm lên bảng dán KQ.
+Mỗi nhóm cử đại diện lên thi kể 1 đoạn .
+Lớp nhận xét,bổ sung sau mỗi HS kể 
+2-3 HS kể toàn chuyện .
+Lớp nhận xét,bổ sung .
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật : 
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 1)
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường .
- Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường .
-Rèn luyên tính kiên trì ,sự khéo léo của đôi tay . .
II. Đồ dùng dậy học :
GV: - Tranh quy trình khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thuờng . 
- Mẫu khâu khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường, kim khâu len. 
 - Thước,phấn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 *Giới thiệu bài 
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu (10 phút )
+GVgiới thiệu mẫu 
+YC HS quan sát mặt trái ,mặt phải của mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường ,kết hợp với quan sát hình 3a,3b (SGK) để nêu nxét về đường khâu mũi khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường .
+GVnxét và tóm tắt đặc điểm khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường 
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật (20 phút)
+GVyêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4
SGK
+YC HS đọc mục 1+qsát các hình SGKthảo luận nhóm ND sau :
-Hãy nêu cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
-Nêu cách khâu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
+GV nxét, kết luận 
+Sau đó GV hướng dẫn các thao tác kĩ thuật ,vùa thao tác ,vừa nêu 
+HS quan sát ,nxét mẫu 
+HS thảo luận nhóm đôi về đặc điểm của đường khâu .
+Đại diện 1số HS nêu ý kiến .
+Lớp nxét ,bổ sung .
-Đường khâu ở mặt phảivà mặt trái giống nhau.
-Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau,dài bằng nhau và cách đều nhau.
+HS quan sát các hình SGK +đọc mục 
1,2,3
+Tiến hành thảo luận nhóm theo YC của GV.
+Đại diện các nhóm nêu ý kiến .
+Các nhóm khác nxét ,bổ sung.
+HS theo dõi ,nắm quy trình khâu 
+HS thực hành lại các thao tác đó 
C. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học 
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau .
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ đề
 Tìm hiểu ngày phụ nữ VN 20-10
Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh.
I, Mục tiêu :Giúp HS hiểu được vai trò của người phụ nữ hiện nay 
-Hiểu được tầm quan trong, trách nhiệm của người phụ nữ.Từ đó có ý thức tôn trọng người phụ nữ .
-Tuyên truyền vận động HS cùng nhau học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh.
II, Nội dung :
Bước 1 : Tổ chức 
-GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân thi tìm hiểu về ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 .Cụ thể : 
1/ ý nghĩa của ngày này .
2/ Làm thơ ca ngợi ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 .
3/ Vẽ tranh.
4/Thi làm phóng viên tuyên truyền về ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 .
5/ Em đã học tập và làm được gì theo tấm gương đạo đức HCM.
* Bước 2 : Cách tiến hành :
--GV gọi từng HS lên trình bày .
-Lớp theo dõi ,nhận xét.
-GV nhận xét,đánh giá tuyên dương.
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
A, ổn định tổ chức: 
+Kiểm tra đồ dùng học tập.
B,Dạy học bài mới:
*. Giới thiệu bài (1’)
*. HĐ1: HS thực hành khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường (25’)
 +Gọi HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải .
+GV kiểm tra lại sự chuẩn bị của HSvà nêu thời gian ,YC thực hành.
+GV hướng dẫn ,tổ chức cho HS thực hành.
+Trong khi HS thực hành ,GV quan sát uốn nắn những HS lúng túng.
*.HĐ2: Đánh giá KQ học tập của HS(10’)
+Tổ chức cho HS trưng bày SP.
+Nêu tiêu chuẩn đánh giá SP.
+GV nhận xét ,đánh giá KQ học tập của HS.
 C, Củng cố – dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
+2 HS nhắc lại 
+Lớp theo dõi nhận xét ,bổ sung.
+Để dụng cụ ra để kiểm tra.
+HS thực hành.
+HS tự trưng bày SP.
+Tự đánh giá các SP trưng bày theo tiêu chuẩn quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T6 Lop 4 Theo chuan KTKN.doc