Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKII

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: HS hiểu và thực hành các kĩ năng đã học như: bảo vệ tài sản chung của xã hội, gìn giữ công trình công cộng

2. Kĩ năng : HS biết làm những việc cần làm .

3. Thái độ : HS biết tôn trọng , gìn giữ và bảo vệ của chung.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: tranh minh hoạ, bảng phụ

- HS: ĐDHT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 46 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 99Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 06 tháng 3 năm 2023
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKII 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: HS hiểu và thực hành các kĩ năng đã học như: bảo vệ tài sản chung của xã hội, gìn giữ công trình công cộng
2. Kĩ năng : HS biết làm những việc cần làm .
3. Thái độ : HS biết tôn trọng , gìn giữ và bảo vệ của chung. 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: tranh minh hoạ, bảng phụ
- HS: ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG GV 
HOẠT ĐỘNG HS 
A. Hoạt động khởi động: (5p)
- Khởi động: Hát
- Bài cũ : Giữ gìn các công trình 
- Nêu các hành vi thể hiện thái độ thái độ giữ gìn các công trình công cộng ?
* Cho vài HS đọc ghi nhớ. 
- Bài mới :Giới thiệu bài: Ôn tập và thực hành ..
B. Các hoạt động chính: (30p)
Hoạt động 1 : Đóng vai ( Bài tập 4 )(10 p)
*Mục tiêu: HS biết cách đưa ra cách xử lí các tình huống cho hợp lí. 
*Phương pháp: đóng vai, thảo luận nhóm, hỏi đáp
*Phương tiện: Tranh minh hoạ
*Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK.
- GV cho HS đóng vai, thảo luận lớp 
- Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
=> Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm : đóng vai (10p)
*Mục tiêu: HS trình bày và nói ý nghiã 
*Phương pháp: đóng vai, thảo luận nhóm, hỏi đáp
*Phương tiện: Tranh minh hoạ
*Cách tiến hành: 
- GV cho HS chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận đóng vai tình huống 
a) GV cho HS trình bày theo nhóm .
- GV nhận xét chung .
- GV cho HS các nhóm chất vấn nhóm khác. 
 => Kết luận chung : Biết cách cư xử lịch sẽ được moị ngươì yêu mến, tôn trọng. 
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 2) (10p) 
*Mục tiêu: HS trình bày và nói ý nghĩa
*Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp, giảng giải
*Phương tiện: Tranh minh hoạ
*Cách tiến hành: 
-GV cho HS đọc lần lượt từng tình huống.
-GV cho HS chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tranh. GV cho HS trình bày theo nhóm .
- GV nhận xét chung .
Gv cho HS các nhóm chất vấn nhóm khác. 
 => Kết luận chung : Quan sát kĩ , thảo luận để tìm ra cách ứng xử đúng. 
C. Hoạt động nối tiếp: (5p)
- Thực hiện nội dung thực hành của SGK 
- Chuẩn bị : Tích cực tham gia các họat động nhân đạo.
*Hình thức: cả lớp
-HS nêu 
-Cá nhân
-Nghe 
*Hình thức: tổ, cả lớp
-Chia nhóm 
- HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. 
- Đại diện từng nhóm lên đóng vai . Cả lớp trao đổi , nhận xét .
-Nghe 
*Hình thức: tổ, cả lớp
- HS thảo luận sắm vai. 
Các nhóm thuyết trình ý kiến nhóm mình nếu khác nhóm ban .
+ Tiến nên xin lỗi bạn Linh vì bạn ấy không cố ý làm.
+ Linh nên chủ động cởi mở để bạn mình không ngại, có thể nói hộ bạn với ba mẹ là Tiến lỡ tay làm để bạn không ngại, cảm thấy mình không có lỗi .
- Nghe 
*Hình thức: tổ, cả lớp
- HS đọc – lớp đọc thầm.
Chia nhóm + thảo luận + trình bày:
+a) Cần báo cáo cho người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này như công an, nhân viên đường sắt 
+ b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông , giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của việc ném đất đá vào bển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
Nghe 
*Hình thức: nhóm, cả lớp
-Lắng nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
TOÁN
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT
- Nhận biết phép nhân phân số (qua cách tính diện tích hình chữ nhật ) .
- Thực hiện phép nhân hai phân số.
- Ham thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV: ĐDDH
-HS: ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Hoạt động khởi động: (5 phút)
1.Khởi động: Hát
2.Bài cũ: Luyện tập
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Phép nhân phân số
B/Các hoạt động dạy học: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân phân số thông qua tính dtích hình chữ nhật.(15p)
*Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phsố thông qua tính dtích hình chữ nhật.
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.
+ GV ghi bảng bài toán :
- Chiều dài hình chữ nhật 5 m , chiều rộng hình chữ nhật 3 m . Hãy tính diện tích hình chữ nhật ?
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
+ GV ghi bảng : S = 5 x 3 = 15 ( m2 )
+ Tương tự muốn tính diện tích hình chữ nhật này ta làm như thế nào ? 
* Tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ .
+ Treo hình vẽ như SGK lên bảng .
+ Hình vuông có diện tích bao nhiêu ?
+ Hình vuông có mấy ô vuông , mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ?
+ Hình chữ nhật ( tô màu ) chiếm mấy ô vuông ?
- Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu ?
* Phát hiện qui tắc nhân hai phân số .
- Vậy muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ? 
+ GV ghi bảng quy tắc , gọi HS nhắc lại .
Hoạt động 2 : Thực hành (15p)
*Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, ghi nhớ qui tắc phép tắc phân số
*Phương pháp: Thực hành
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
Bài 1 : Tính
- Y/c HS tự tính 
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 3/133: 
- Y/c HS đọc đề bài, sau đó y/c HS tự tóm tắt và giải toán 
Chiều dài: 
Chiều rộng: 
Diện tích: m2
- Gv quan sát giúp đỡ
- GV chữa bài.
C/Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
- Củng cố nội dung bài
- Nhận xét , dặn dò học sinh
*Hình thức: Cá nhân
- Lắng nghe .
*Hình thức: Cả lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
+ Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng (cùng một đơn vị đo )
+ Thực hành tính diện tích hình chữ nhật.
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm.
+ Quan sát , suy nghĩ và phát biểu ý kiến :
 + Ta có : x = m2
*Hình thức: Cá nhân
- Hs lên bảng làm bài
a) 
b)
c) 
d)
- HS đọc đề, tóm tắt đề bài
- 2 HS làn bảng làm bài. HS cả lớp lm bài vào vở
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật:
(m²)
Đáp số: m²
Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ khó, nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn; ca ngợi sức mạnh chính nghĩa đã chiến thắng sự hung ác, bạo ngược..
Kỹ năng: Đọc đúng , chính xác các từ , ngữ và câu; tiếng có âm - vần dễ lẫn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện 
Thái độ: HS kiên quyết đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác ; hiểu được cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên:Bảng viết sẵn câu,đọan văn tiêu biểu cho HS luyện đọc. Tranh minh họa.
- Học sinh: SGK, ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Hoạt động khởi động: (4 phút)
- Bài cũ: Đoàn thuyền đánh cá
-Nhận xét.
- Bài mới: Khuất phục tên cướp biển
B/Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Luyện đọc. (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng toàn bài.
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
* Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu. 
- GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 3 kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc cặp đôi
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ được bài đọc.
* Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận.
* Cách tiến hành:
- Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Li cho thấy ông là người như thế nào?
- Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối lập nhau của bác sĩ Ly và tên cướp ?
- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (11p)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài.
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành
* Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc nối tiếp, chú ý giọng đọc.
+ Đối với từng đoạn, chúng ta cần đọc giọng điệu như thế nào ?
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
+ Luyện đọc đoạn tiêu biểu của bài:
- GV treo bảng phụ đoạn cần luyện. 
- GV đọc mẫu 
-Cho HS đọc theo phân vai đoạn:
-Chúa tàu trừng sắp tới.
-Lưu ý HS đọc: nhấn mạnh từ cần nhấn mạnh, từ mang sắc thái biểu cảm, những chỗ không có dấu câu có thể nghỉ hơi nhưng phải nghỉ hơi sao cho đúng để không gây hiểu lầm về nghĩa.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp
+ Cho HS thi đọc trước lớp. 
GV chốt: đọc diễn cảm để cảm nhận hết những cái hay những điều bài muốn gửi gắm.
C/ Hoạt động nối tiếp: (3phút)
- Đọc lại bài.
- Chuẩn bị:Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Nhận xét tiết học.
* Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
- Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi.
- Nghe
* Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp
- Lắng nghe.
- HS đánh dấu vào SGK.
+ Đoạn 1: Tên chúa tàu ... bài ca man rợ.
+ Đoạn 2: Một lần ... phiên tòa sắp tới.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HS nêu từ khó.
- Luyện đọc từ khó.
- HS thực hiện tương tự lượt 1.
- HS thực hiện tương tự lượt 2.
- Đọc phần chú giải cuối bài.
- HS nêu từ khó hiểu (nếu có)
- 2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- 1HS thực hiện. Cả lớp đọc thầm.
* Hình thức: cá nhân, nhóm 4, cả lớp
Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Hung hãn là sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác bằng hành động tàn ác, thô bạo. Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện ở các chi tiết: đập tay xuống bàn quát tháo mọi người im; quát bác sĩ Li “Có căm mồm không “một cách thô bạo; rút soạt đao ra, lăm lăm chực đăm bác sĩ Li. .. 
- Qua lời nói và cử chỉ của bác sĩ Li, ta thấy ông là người rất nhân hậu nhưng cũng rất cứng rắn, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. 
- Một đằng thì .. thú dữ nhốt chuồng.
- Vì bác sĩ Ly đứng về phía lẽ phải, dựa vào pháp luật để đấu tranh với tên côn đồ và đã đấu tranh một cách quyết liệt, với thái độ cứng rắn, với tinh thần tiến công, không lùi bước trước sự hăm doạ của tên cướp biển. 
- HS phát biểu tự do
+ Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
* Hình thức: nhóm đôi, cả lớp
- Nghe.
+ Suy nghĩ trả lời 
-Nghe 
-HS ghi nhớ đ ...  giảng giải.
*Phương tiện: Bảng phụ
*Cách tiến hành:
-GV dựa vào tài liệu tham khảo và SGK mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỷ XVI.
- GV nhận xét và chốt.
 Hoạt động 2: Sự phân chia Nam triều và Bắc triều. (8 phút)
*Mục tiêu: HS tìm hiểu sự phân chia Nam triều và Bắc triều.
*Phương pháp: Giảng giải, trực quan, hỏi – đáp.
*Phương tiện: Tranh ảnh.
*Cách tiến hành:
- GV giới thiệu cho HS nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam triều và Bắc triều.
- GV chốt ý.
 Hoạt động 3: Cá nhân ( 14phút)
*Mục tiêu: HS làm phiếu học tập nắm vững bài học
*Phương pháp: Thực hành, thuyết trình, giảng giải, thảo luận.
*Phương tiện: Phiếu học tập
*Cách tiến hành:
- GV cho HS làm việc trên phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau :
+ Năm 1592, nước ta có sự kiện gì?
+ Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào?
+ Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn ra sao?
- HS lên bảng trình bày cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn.
- GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi 
+ Chiến tranh Nam triều và Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh-Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
+ Cuộc chiến tranh này đã 
hậu quả gì?
- GV nhận xét và chốt
C/Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
-GV nhận xét tiết .
-CB :Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- HS mô tả
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- Lắng nghe
*Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS làm việc trên phiếu học tập.
-HS thảo luận và trả lời
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
Điều chỉnh sau tiết dạy:. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rèn Toán tuần 25 tiết 2
Luyện Tập Về Phân Số 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số; phép nhân phân số; giải toán văn về phân số.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tính bằng 2 cách :
 a) 
 b) () 
 c) 
Mẫu: Tính 
Cách 1 : = ......
Cách 2 : ......
Bài 2. Rút gọn rồi tính (theo mẫu) : 
	Mẫu : 
	a) 	
	b) 	
Bài 3. Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m .
Bài giải
Bài 4. Một tấm kính hình chữ nhật có chiều rộng m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích tấm kính đó.
Bài giải
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
Rèn Luyện từ và câu tuần 25
Luyện Tập Câu Kể Ai Là Gì ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về kiểu câu kể Ai là gì ?.
2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: học sinh trung bình chỉ làm 2 trong 4 bài; học sinh khá làm 3 trong 4 bài; học sinh giỏi làm hết theo yêu cầu của đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
- Hát
- Lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Viết một vài câu giới thiệu về bố mẹ (ông bà) với một người bạn mới quen của em, trong đó có sử dụng câu kiểu Ai là gì?
Bài làm
....................................................................
...................................................................
....................................................................
..................................................................
....................................................................
...................................................................
....................................................................
Bài 2. Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây và nêu tác dụng của từng câu:
 a. Lý Tự Trọng là con của một gia đình cách mạng quê ở Hà Tĩnh, cư trú ở Thái Lan. Năm 1925, lúc 11 tuổi, Lý Tự Trọng là mootj trong bảy thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp bồi dưỡng ở Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1929, anh được đưa về nước hoạt động, làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kì.
 b. Kim Đồng là người dân tọc Nùng ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng theo cách mạng làm giao thông liên lạc từ Đào Ngạn lên Pắc Bó, nơi Bác Hồ ở.
Bài làm
....................................................................
 ...................................................................
....................................................................
...................................................................
....................................................................
....................................................................
 ...................................................................
....................................................................
...................................................................
.................................................................... ....................................................................
Bài 3. Gach dưới những câu kể Ai là gì? trong các câu văn, câu thơ sau:
a. Cha của Mô-da là người chơi đàn vi- ô- lông nổi tiếng. Có thể nói, Mô- da lớn lên trong một gia đình tràn đầy không khí âm nhạc.
b. Nhà bác học Ê- đi- xơn sinh tại thị trấn Mi- lan, bang Ô- hai- ô nước Mĩ. Bố ông là nhà buôn gỗ và lương thực bằng đường hằng hải.
c.Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét, nước làng em lo.
d.Rồi ra đọc sách cấy cày
 Mẹ là đất nước, tháng ngày của con....
Bài 4a. Gạch dưới các câu kể Ai là gì? 
a)	 Tớ là chiếc xe lu 
 Người tớ to lù lù. 
b) Bông cúc là nắng làm hoa 
 Lúa chín là nắng của đồng 
 Trái thị, trái hồng ,... là nắng của cây. 
c) Tôi là chim chích 
 Sống ở cành chanh.
Bài 4b. Vị ngữ trong các câu Ai là gì ? ở trên là danh từ hay cụm danh từ?
Trả lời:......................................................
 ...................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 25
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 25 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 26.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 26.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động: Hát. (5 phút)
B. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Báo cáo tình hình các hoạt động trong tuần 25: (10 phút)
* Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
* Cách tiến hành :
 - Lớp trưởng điều khiển.
 - Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, vệ sinh trong tuần ,việc thực hiện nội quy học sinh .
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung .
- GV nhận xét tuyên dương những HS thực hiện tốt và nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 26. (10 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 25 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 26.
+ Tiếp tục thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
 Hoạt động 3: Thư giãn( 10 phút)
* Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
C. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 26.
*Hình thức: cả lớp
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Lớp phó học tập báo cáo.
- Lớp phó kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
-Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 26.
- Đại diện tổ trình bày.
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy: 
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Ngày .... tháng ... năm 2023
Lê Lộc Linh
 Ngày ... tháng ... năm 2023
 KT. HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_25_nam_hoc_2022_2023_truong_thi_m.docx