Giáo án dạy học Tuần 17 - Lớp 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án dạy học Tuần 17 - Lớp 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tiết 2: Toán:

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.

- Giải các bài toán có lời văn: BT cần làm: 1 (a); 3 (a)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết bài tập 1

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

 a, 78 956 : 456 = 173 ( 68 ) ; b, 81350 : 187 = 435( dư 5 )

- HS nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

a,Giới thiệu bài: GV ghi bảng.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 17 - Lớp 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17:
 Soạn ngày: 25/12/2010
Giảng ngày : Thứ hai, 27/12/2010
Tiết 1: 
Chào cờ.
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tiết 2: Toán:
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.
- Giải các bài toán có lời văn : BT cần làm : 1 (a) ; 3 (a)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
 a, 78 956 : 456 = 173 ( 68 ) ; b, 81350 : 187 = 435( dư 5 )
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a,Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b,Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài 1 ( 89) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bảng con, bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 89 ) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3( 89) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm vở, bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Nêu cách chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số?
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ
- HS đọc yêu cầu.
- Kết quả: a. 157; 234 ( 3 ); 405 ( 9 )
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ.
Bài giải:
 Đổi 18 kg = 18 000 g
 Mỗi gói có số gam là:
 18 000 : 250 = 75 ( g )
 Đáp số: 75 g
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc
-HS nêu
- HS làm vở, 1 HS làm bảng.
Bài giải:
Chiều rộng của sân vận động là:
 7 140 : 105 = 68 ( m )
Chu vi của sân bóng là:
 ( 105 x 68 ) x 2 = 346 ( m )
 Đáp số: 68 m; 346 m
- HS nhận xét, đánh giá.
-HS nêu.
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tiết 3: Tập đọc:
Rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề; nàng công chúa nhỏ ) và lời dẫn chuyện. 
- Hiểu: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. ( TLCH trong SGK )
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ 1 HS đọc bài : Trong quán ăn " Ba cá bống ".
+ Bu - ra - ti - nô cần moi bí mật gì ở lão Ba - ra - ba?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. bài mới: 
a,Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
jLuyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
* GV chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu....nhà vua.
+ Đoạn 2: Tiếp.....bằng vàng rồi
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn 
- GV ghi bảng: lại là, lo lắng, ai lấy.
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp ( 2 phút )
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: 
kTìm hiểu bài
* Cho HS đọc đoạn 1
+ Chuyện gì xảy ra với công chúa?
+ Cô công chúa có nguyện vọng gì?
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa?
+ tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
+ Vậy nội dung chính của đoạn 1 là gì?
* Đoạn 2.
- Cho HS đọc thầm
+ Nhà vua đã than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với cách nghĩ của các đại thàn và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
+ Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa?
+ Thái độ của công chúa nhỏ nhưthế nào khi nhận được món quà đó?
+ Nội dung đoạn 3 là gì?
- Gọi HS đọc lại bài.
+ Nêu nội dung của bài?
lLuyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn Thế là chú hề...bằng vàng rồi.
+ GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc .
- Cho HS đọc bài theo nhóm đôi (2 phút)
- Gọi HS thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
4. Củng cố:
+ Câu chuyện giúp em hỏi điều gì? Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- HS đọc bài
- HS đoc nối tiếp đoạn
- HS đoc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- Cô bị ốm nặng
- Có mặt trăng
- Cho vời tất cả các đại thần, các nhà khoa học để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Đòi hỏi của công chúa là không thực hiện được.
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
* Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm thế nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- Với chú hề.
- Trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng ntn vì cách nghĩ của trẻ con khác với người lớn.
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa và được làm bằng vàng.
* Mặt trăng của nàng công chúa.
- HS đọc đoạn 3.
- Gặp bác thợ kim hoàn làm ngay một mặt trăng bằng vàng...đeo vào cổ.
- Vui sướng ra khỏi giường bệnh chạy tung tăng khắp vườn.
* Chú hế đã mang đến cho công chúa nhỏ một mặt trăng như cô mong muốn.
- HS đọc lại bài.
* Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
- HS đọc nối tiêp bài.
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét, đánh giá.
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tiết 4: Chính tả.
Mùa đông trên rẻo cao.
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn suôi.
- Làm đúng bài tập 2 (a)bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: ra vào, cặp da.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b,Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
jHướng dẫn nghe viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao?
- Cho HS viết từ khó ra nháp.
- Gọi HS đọc các từ khó
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc.
- GV đọc bài 
- GV quan sát, uốn nắn
- GV đọc bài
- Chấm chữa bài, nhận xét.
kLuyện tập:
* Bài tập 2a ( 165 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 1HS lên bảng 
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài
* Bài tập 3 ( 165 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 1HS lên bảng 
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Tìm trong bài những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi?
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ
- 2 HS đọc đoạn viết
- Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần...
- HS viết từ khó ra nháp
- HS đọc các từ khó.
- HS viết bảng con
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1 HS lên bảng làm 
+ Lời giải:
a. loại- lễ- nổi
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc lại bài chữa.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Lời giải: giấc-làm-xuất-nửa-lấc-cất-lên-nhấc-đất-lảo-thật-nắm.
- HS nhận xét, đánh giá.
 ---------------- * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * -------------
 Soạn ngày: 26/12/2010
 Giảng ngày: thứ ba ngày 28/12/2010
Tiết 1 : Toán :
Tiết 82 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép nhân, chia.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ ( BT cần làm: Bài 1, bảng 1 ( 3 cột đầu); bảng 2 ( 3 cột đầu); bài 4 ( a,b)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- 1 HS lên bảng: 123 220 : 404 = 305. 
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* bài 1 ( 90 ): Viết số thích hợp vào ô trống.
+ Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì của phép tính nhân? Phép tính chia?
- Cho HS làm SGK, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 90 ). Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS hận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 90 ). 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 ( 90 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp ( 2 phút )
- Gọi 1 số cặp trình bày
4. Củng cố:
+ Nêu cách tìm thừa số chưa biết? Số bị chia, số chia chưa biết?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
- Là thừa số hoặc tích chưa biết trong phép tính nhân; là số bị chia, số chia hoặc thương chưa biết trong phép tính chia.
- Kết quả:
*621; 23; 27; 20 368
* 326, 203, 66 178, 130.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- Kết quả: 
a. 324 ( 18 ) b. 130 ( 10 )
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán.
* 468 thùng: 1 thùng: 40 bộ.
 Chia đều cho 156 trường
* Mỗi trường:...? bộ đồ dùng.
Bài giải.
Số bộ đồ dùng toán nhận về nhà.
468 x 40 = 18 720 ( bộ )
Số bộ đồ dùng toán mỗi trường nhận được là.
18 720 : 156 = 120 ( bộ )
 Đáp số: 120 bộ.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS thảo luận cặp
- 1 số cặp trình bày
a. 1 000 cuốn. b. 500cuốn. 
 c. 5 500 cuốn
- HS nhận xét, bổ sung.
 -----------------***********************************------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu.
Câu kể: Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể: Ai làm gì?
- Nhận được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu (BT1,2 mục III) viết được đạon văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu Ai làm gì ?( BT 3 mục III )
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.( Phần I )
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
+ Thế nào là caau kể? Đặt một câu kể tả chiếc bút của mình?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Nhận xét.
* Bài 1 ( 166 )
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Gọi HS đọc đoạn văn
* Bài 2 ( 166 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV viết câu: Người lớn đánh trâu ra cày.
- Gọi HS đọc câu văn.
+ Câu văn trên từ chỉ hoạt động là từ nào?
+ Từ chỉ người, hoạt động là từ nào?
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS Nhận xét, bổ sung.
* Bài 3 ( 166 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV và HS đặt câu hỏi mẫu cho câu 1.
* Câu hỏi cho từ chỉ hoạt động là người lớn làm gì?
* Câu hỏi cho từ chỉ người hoạt động: Ai đánh trâu ra cày?
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
+ Câu kể Ai làm gì thường gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
II. Ghi nhớ: 166
III. Luyện tập:
* bài tập 1,2 ( 167 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo  ...  1 câu)
- Gọi HS nhận xét, đọc lại các câu kể.
* GV: Các câu 4,5,6 cũng là câu kể nhưng thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? các em sẽ học kĩ ở tiết sau.
* Bài 2,3 ( 171 )
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng nhóm
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
+ Vị ngữ trong các câu trên nêu ý nghĩa gì?
* GV: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì nêu lên hoạt động của người con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
* bài 4 ( 171 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp ( 2 phút)
- Gọi 1 số cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* GV: chỉ vào các từ, đang tiến, kéo, khua ở các vị ngữ giảng: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì có thể là động từ hoặc động từ kèm theo một số từ phụ thuộc gọi là cụm động từ.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì có ý nghĩa gì?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì do những từ ngữ nào tạo thành?
kGhi nhớ: SGK/171
- Gọi HS đọc ghi nhớ
+ Em hãy đặt 1 câu kể Ai làm gì?
l. Luyện tập:
* bài 1 ( 171)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2( 172 )
- Gọi HS đọc yêu .
+ Những từ ngữ ở cột a là bộ phận gì của câu kể Ai làm gì?
+ Những từ ngữ ở cột b là bộ phận gì của câu kể Ai làm gì?
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 172 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Trong tranh có những ai? Đang làm gì?
- Cho HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì có ý nghĩa gì? Do những từ ngữ nào tạo thành?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
- HS đọc yêu cầu, đoạn văn.
- hàng trăm con voi đang tiến về bãi
- Người các buôn làng kéo về nườm nượp
- Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng
- HS đọc yêu cầu
- Vị ngữ: đang tiến về bãi
 kéo về nườm nượp
 khua chiêng rộn ràng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Vị ngữ trong các câu trên nêu lên hoạt động của người, của vật trong câu.
- HS đọc yêu cầu.
- ý b. Do động từ và các từ kèm theo nó 
( cụm động từ ) tạo thành.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc ghi nhớ
- Bà em đang quét sân
- Cả lớp em đang làm bài tập
- Con mèo đang nằm dài sưởi nắng.
- HS đọc yêu cầu, nội dung.
- HS làm VBT, 1 HS làm bang rphụ
- Thanh niên đeo gùi vào rừng.
- Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước
- Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
- Các cụ già chúm đầu bên những ché rượu cần.
- Các bà các chị sửa soạn khung cửi.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng lớp.
- Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
- bà em kể chuyện cổ tích.
- Bộ đội giúp dân gặt lúa.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- Cảnh hoạt động vui chơi của các bạn học sinh.
- Các bạn nam đá cầu, mấy bạn nữ nhảy dây. Dưới gốc cây mấy bạn nam đang đọc báo.
- Trong giờ ra chơi, sân trường thật náo nhiệt. dưới bóng mát của cây bàng mấy bạn nam đang túm tụm đọc chuyện. Giữa sân trường các bạn namnữ chơi đá cầu. Cạnh đó mấy bạn nữ chơi nhảy dây.
- HS nhận xét, đánh giá.
--------------************************************---------------
Tiết 3: Khoa học.
 Bài 34 : Kiểm tra
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I
II. Đồ dùng:
- Phiếu kiểm tra đã phô tô cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Phát phiếu kiểm tra cho HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phiếu kiểm tra.
* Khoanh vào trước mỗi ý em cho là đúng.
1. Chất đạm cần ăn nhiều.
2. Chất đạm cần ăn vừa phải.
3. Muối ăn hạn chế.
4. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước là.
- Nước - mây đen - mưa.
5. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước là.
- Nước- hơi nước- mây trăng- mây đen-mưa- nước.
* Nước có những tính chất gì? Nêu ích lợi của nước trong đời sống sinh hoạt của con người?
4. Củng cố: 
- GV thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
- HS làm bài kiểm tra.
- HS nộp bài
 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tiết 4: Mĩ thuật.
 -----------------************************************--------------------- 
Soạn ngày: Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Giảng ngày: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Tiết 1: Toán:
Tiết 85: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2,5.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- 1 HS lên bảng: Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Nêu ví dụ.
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài 1 ( 96) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 * Bài 2 ( 96) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 96) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 ( 96 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp ( 2 phút )
- Gọi 1 số cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5? Cho ví dụ.
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
- Đáp án:
 a. 4 568; 66 814; 2 050; 3 576; 900.
 b. 2 050; 900; 2 355.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp.
a. 134; 402; 896.
b. 300; 455; 960.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở , 1 HS làm bảng phụ
a. 480; 2 000; 9 010.
b. 296; 324.
c. 3 995.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tiết 2: Tập làm văn:
luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được đạon văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn ( BT 1), viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách ( BT 2, 3 )
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng: 
- Một số kiểu mẫu cặp sách họa sinh.
 III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Bài cũ: 
+ 2 HS đọc bài văn tả bao quát chiếc bút của em.
- HS nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài 1 ( 172 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp trao đổi theo bàn ( 2 phút )
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* bài 2 ( 172 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
* GV: Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn.
- Chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp
- HS đặt cặp sách trước mặt mình cặp sách để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp theo gợi ý a,b,c.
- Gọi HS đọc bài viết của mình
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 172 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
* GV: Chỉ viết đoạn văn miêu tả bên trong ( không phải bên ngoài )
- Gọi HS đọc bài của mình
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Khi viết một đoạn văn cần chú ý điểm gì?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc thầm lại đoạn văn
a. Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài
b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
 Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
 Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c. Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.
 Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không rỉ.
 Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới ba ngăn.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
 HS đặt chiếc cặp lên bàn quan sát và viết bài.
- HS đọc bài của mình
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu.
HS đặt chiếc cặp lên bàn quan sát và viết - HS đọc bài của mình
- HS nhận xét, đánh giá
 ------------------************************************-------------------
Tiết 3: Địa lý. 
 Bài 16 : Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
- Ôn tập những kiến thức địa lí từ bài 11 đến bài 15.
- Nêu được đặc điểm thiên nhiên, con người và HĐSX của người dân ĐBBB.
- Chỉ được vùng ĐBBB ttrên bản đồ Việt Nam.
- Chỉ được thành phố Hà Nội trên bản đồ Việt nam
- Nêu được một số làng nghề thủ công ở ĐBBB.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ Hà Nội, bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Bài cũ:
+ Chỉ vị trí thành phố Hà Nội trên bản đồ địa lí Việt Nam, giới thiệu Hà Nội?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
jHS chỉ bản đồ vị trí ĐBBB và giới thiệu.
- ĐBBB có dạng hình tam giác, đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên đến Ninh Bình.
k. HS lên bốc thăm câu hỏi để trả lời.
+ ĐBBB do sông nào bồi đắp?
+ ĐBBB có diện tích là bao nhiêu? Lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta?
+ ở ĐBBB mùa nào mưa nhiều? Người dân làm gì để hạn chế lũ lụt?
+ Người dân ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc gì?
+ Nêu đặc điểm làng của ĐBBB?
+ Nêu một số lễ hội ở ĐBBB mà em biết?
+ Người dân ở ĐBBB chủ yếu trồng cây gì?
+ Nêu một số làng nghề thủ công mà em biết?
3. Hoạt động cả lớp
+ Chỉ vị trí thành phố Hà Nội trên bản đồ Việt Nam?
+ Nêu tên một số phố cổ ở Hà Nội mà em biết?
+ Nêu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà em biết?
4. Củng cố:
+ Nêu đặc điểm của ĐBBB?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát và giới thiệu
- HS lên bảng bốc thăm và trả lời câu hỏi.
- HS lên bảng chỉ vị trí thành phố Hà Nội.
- HS tự nêu.
- HS tự nêu.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tiết 4: 
Sinh Hoạt lớp
I. Sơ kết tuần 17
1. Nền nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn còn nói chuyện riêng: Hùng, Tùng, Yến, Anh.
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Quỳnh, Long, Tuân, Ngân
- trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Hùng, Anh, Trung.
3. Vệ sinh:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt
II. Hoạt động, kế hoạch tuần 18:
1. Nền nếp:
- ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.
2. Học tập:
- Tổ 1 cần cố gắng nhiều trong học tập
- Duy trì lịch luyện viết
3. Vệ sinh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.
 ----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 CKTKN.doc