Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Tập đọc:

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Hiểu nghĩa từ khó trong bài.

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài:Cô-péc- ních, Ga-li-lê. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê

- Có lòng dũng cảm, vượt qua mọi thử thách.

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 1. Giáo viên: Bài giảng Powerpoint.

 2. Học simh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 32 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2021
Giáo dục tập thể:
 SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
Tập đọc:
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Hiểu nghĩa từ khó trong bài.
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài:Cô-péc- ních, Ga-li-lê. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê
- Có lòng dũng cảm, vượt qua mọi thử thách. 
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	1. Giáo viên: Bài giảng Powerpoint.
 2. Học simh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Nhận xét kết nối vào bài.
2. Khám phá
2.1. Luyện đọc	
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Tóm tắt ND bài.
- Hướng dẫn chia đoạn:
+ Bài chia mấy đoạn ?
- Theo dõi kết hợp sửa phát âm.
- Hướng dẫn giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo nhóm đôi:
- Nhận xét tuyên dương.
- Đọc mẫu.
2.2 Tìm hiểu bài:
+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết?
- Đoạn 1 cho biết điều gì?
- Đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời:
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông?
- ý chính đoạn 2?
- Đọc lướt đoạn 3 trả lời:
+ Lòng dũng cảm của Cô-péc –ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
- Ý chính đoạn 3?
+ Bài nói lên điều gì ?
- Nhận xét chốt ND bài trên bảng phụ.
3. Luyện tập
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn: Chưa đầy....vẫn quay!
+ Đọc mẫu:
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc:
- Nhận xét tuyên dương.
4. Vận dụng
+ Qua bài học các bạn hiểu được điều gì?
+ Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng nhất?
- Chia sẻ sau bài học.
- TBVN điều hành hát bài hát Trái đất này là của chúng mình.
- 1 HS đọc, lớp nhận xét
- Bài cho 3 đoạn: 
+ Đ1: Từ đầu ...Chúa trời.
+ Đ2: tiếp......bảy chục tuổi.
+ Đ3: Phần còn lại.
- Đọc tiếp nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ mới.
- Cả lớp luyện đọc nhóm đôi.Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc trả lời câu hỏi.
- Lúc bấy giờ người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên 1 chỗ còn mặt trời ...Còn Cô-péc-ních lại chứng minh rằng trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- Vì nó ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời.
+ ý 1: Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
- Đọc thầm đoạn 2 trả lời.
- Ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc- ních.
-Vì cho rằng ông cũng như Cô-péc - ních nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời.
- ý 2: Ga-li-lê bị xét sử.
- Đọc và trả lời.
- 2 nhà khoa học đã dám nói lên khoa học chính, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời. Ga -li -lê đã bị tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lí.
- ý 3: Ga-li-lê bảo vệ chân lí.
- Nêu.
- Đọc ND bài.
+ ND :Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học
- Nghe phát hiện giọng đọc.
- Giọng kể rõ ràng, nhấn giọng: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, cổ vũ, lập tức, cấm, tội phạm, buộc phải, nói to, vẫn quay, thắng, giản dị.
- Lớp luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc.
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu nội dung cơ bản về phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân.
- Vận dụng kiến thức làm bài tập có liên quan đến phân số. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
- Chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ(BP.L4- 05-03).
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động 
* Trò chơi ( Ai nhanh ai đúng)
- Tính giá trị của biểu thức sau: 
- Nhận xét kết nối vào bài mới.
2. Luyện tập
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét – chữa bài.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài toán
- Nêu các bước giải?
- Nhận xét chốt ý đúng.
3. Vận dụng
Bài 4: (Dành cho HS HTT)
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét ,chữa bài 
- Chia sẻ sau bài học.
- TBHT điều hành lớp chơi.
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm trên bảng con ý a.
a. Rút gọn:
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm nháp.
b. Các phân số bằng nhau là:
- Đọc yêu cầu bài
-1 HS làm trên bảng, lớp làm nháp.
 Bài giải
a. Ba tổ chiếm số HS của lớp.
b. Ba tổ có số học sinh là: 
 32 = 24( bạn )
 Đáp số : a. ; b. 24 bạn
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Phân tích bài toán .
 + Tìm độ dài đoạn đường đã đi.
 + Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
- Làm vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ.
 Bài giải
Anh Hải đã đi được một đoạn đường dài là
 15 = 10 ( km)
 Anh Hải còn phải đi tiếp một đoạn đường nữa dài là:
 15 - 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5 km
- Đọc yêu cầu bài.
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm nháp.
 Bài giải
 Lần sau lấy số lít xăng là:
 32850 : 3 = 10950(l)
 Cả hai lần lấy số lít xăng là:
 32850 + 10950 = 43800 (l)
 Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
56200 + 43800 = 100 000 (l)
 Đáp số: 100 000 lít xăng
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đạo đức:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo.
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bài giảng Powerpoint, Phiếu BT.
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động 
- Cho HS khởi động hát một bài hát.
- Nhận xét dẫn vào bài.
2. Luyện tập
2.1 Hoạt động 1:Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4 - SGK)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, kết luận.
2.2 Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Kết luận.
2.3 Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 5, SGK).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Kết luận.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
4. Vận dụng
* Em hãy nói về một số hành động thể hiện tính nhân đạo ?
+ Hãy kể thêm một số hoạt động nhân đạo mà em đã tham gia?
- Chia sẻ sau bài học.
- TBHT điều hành lớp hát và vận động tại chỗ bài hát: Em yêu hòa bình.
- Thảo luận trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận :
+ Các ý b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ Các ý a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
Kết luận :
+ Tình huống a : Có thể đẩy xe lăn giúp bạn, ...
+Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, ...
- Các nhóm thảo luận và ghi kết qủa vào phiếu.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
* Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
- 1 – 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Nối tiếp nhau nêu.
- Nối tiếp nhau kể VD: Quyên góp ủng hộ những vùng bị thiên tai.
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Chiều thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2023
Kĩ thuật:
LẮP CÁI ĐU (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng mẫu, đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích môn học.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Mẫu cái đu lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động 
- Cho HS khởi động hát một bài hát.
- Nhận xét dẫn vào bài.	
2. Khám phá
2.1 Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Tổ chức HS quan sát mẫu cái đu lắp sẵn.
+ Cái đu có những bộ phận nào?
+ Tác dụng của cái đu trong thực tế?
- Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Chọn các chi tiết:
- Gọi HS lên chọn chi tiết:
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ đu:
+ Để lắp giá đỡ đu cần chọn chi tiết 
nào?
+ Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý gì?
* Lắp ghế đu:
+ Lắp ghế đu cần chọn chi tiết nào?
- Tổ chức HS quan sát hình 3 SGK/83.
* Lắp trục đu vào ghế đu.
+ Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm?
3. Luyện tập
Hoạt động 2: Lắp ráp cái đu.
- Cùng HS lắp hoàn chỉnh cái đu.
- Cùng HS kiểm tra sự dao động của cái đu.
*Tháo các chi tiết.
+ Nêu cách tháo? 
3. Vận dụng
- Cho HS nhắc lại các bước lắp cái đu.
- Chia sẻ sau tiết học.
- TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ bài: Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Cả lớp quan sát.
- Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
- Cho các em nhỏ ngồi chơi ở công viên, trường mầm non.
- 2 HS lên chọn
- Lớp tự chọn theo nhóm 2.
- Quan sát hình 2.
- 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
- Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh  ... 24 tháng 3 năm 2023	
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật; các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi để làm bài tập có liên quan.
- Chăm chỉ tự giác tích cực trong học tập.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	1. Giáo viên: Bảng phụ(BP.L4- 05-03), phiếu BT.
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
+ Bạn hãy nêu cách tính diện tích hình thoi ?
+ Bạn hãy viết công thức tính diện tích hành thoi ra bảng con.
- Nhận xét kết nối vào bài mới.
2. Luyện tập
* Bài 1. Vẽ hình lên bảng.
- Hướng dẫn HS làm vào phiếu BT theo nhóm.
- Nhận xét chốt ý đúng.
* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét chốt ý đúng.
*Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ tính và làm vào vở.
- Nhận xét chốt ý đúng.
3. Vận dụng
Bài 4. (HS HTT)
- Trao đổi cách làm bài:
- Nhận xét chốt ý đúng.
- Chia sẻ sau bài học.
- TBVN điều hành lớp chơi trò chơi ( Hộp quà bí mật)
+ Phát biểu quy tắc.
+ Viết công thức tính.
- Đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận làm vào phiếu BT theo nhóm.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng.
* Các ý a, b, c - Đ ; d- S.
- Đọc yêu cầu bài.
- 1 HS làm trên bảng phụ, lớp làm vào nháp.
* Các ý : a - S ; b, c, d - Đ.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ.
* Khoanh vào ý A.
- Đọc yêu cầu bài.
-Tính nửa chu vi, tính chiều rộng rồi tính diện tích
- 1 Học sinh lên bảng làm, lớp làm nháp.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 10 = 180(m2)
 Đáp số: 180 m2
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Luyện từ và câu:
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được cách đặt câu khiến. Đặt được câu khiến trong các tình huống khác nhau.
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến.
 - Chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.
	- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viện: Bài giảng Powerpoint.
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
 + Thế nào là câu khiến?
+ Cuối câu khiến có dấu câu gì?
- Nhận xét kết nối vào bài mới.
2. Khám phá
2.1 Phần nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Hướng dẫn HS chuyển câu kể thành câu khiến.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Rút ra nội dung ghi nhớ( bảng phụ)
3. Luyện tập
- Bài tập 1:Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm vào VBT.
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hướng dẫn HS làm bài vào phiếu BT.
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét bổ sung.
* Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét bổ sung chốt câu đúng.
*Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu miệng.
- Nhận xét.
3. Vận dụng
- Đặt 1 câu khiến .
- Chia sẻ sau bài học.
- TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Bắn tên:
+ Câu khiến là câu dùng để bày tỏ yêu cầu, đề nghị, mong muốn,...
+ Cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu hai chấm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ và làm vào VBT, sau đó từng em đọc lại các câu khiến với giọng điệu phù hợp.
* Cách 1 :
- Nhà vua/ hãy (nên, phải, đừng, chớ)/ hoàn gươm lại cho Long Vương.
* Cách 2 :
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi./ thôi./ nào.
* Cách 3 :
- Xin/ Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu.
- Làm vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc câu.
Lời giải
- Nam đi học nào! ...
- Thanh phải đi lao động! ...
- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn! ...
- Giang phải phấn đấu học giỏi! ...
- Đọc yêu cầu.
- Làm vào phiếu BT theo nhóm.
- Trình bày bài của mình.
a. Với bạn :
VD : Tớ mượn cậu cái bút nhé! ...
b. Với bố của bạn :
VD : Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
c. Với một chú :
VD : Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ!
- Đọc yêu cầu.
- 1 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào VBT.
a. Hãy giúp mình giải bài toán này nhé.
b. Chúng mình cùng chơi nhảy dây đi.
c. Xin mẹ hãy tha lỗi cho con.
- Đọc yêu cầu.
- Nêu các tình huống có thể dùng các câu khiến đã đặt ở bài tập 3.
- Nối tiếp nhau đặt câu khiến.
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
 Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được những lỗi chung.
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy, cô chỉ rõ.
- Chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	1. Giáo viên: Bảng phụ(BP.L4- 05-03).
	2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Nhận xét dẫn dắt vào bài . 
2. Luyện tập
2.1 Hướng dẫn trả bài chữa lỗi.
- Gọi HS nhắc lại đề bài trên bảng phụ.
- Nhận xét chung về ưu điểm : về bố cục, diễn đạt, ý, ...
- Nhận xét về những thiếu sót, hạn chế : lỗi về ý, diễn đạt, chính tả, ...
- Nêu một số lỗi điển hình yêu cầu HS nhận xét nêu cách sửa.
- Trả bài cho HS.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi.
- Đọc một số bài văn, đoạn văn hay để học sinh học tập.
- Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết.
- Nhận xét bổ sung.
3. Vận dụng
- Chia sẻ sau bài học.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ bài hát :Bốn phương trời 
- 1 HS đọc đề bài.
1. Tả một cây có bóng mát.
2. Tả một cây ăn quả.
3. Tả một cây hoa.
4. Tả một luống rau hoặc vườn rau.
- HS theo dõi bài của mình và chữa lỗi vào VBT.
- Theo dõi.
- Theo dõi nêu cách sửa.
- Chữa lỗi.
- Nghe và tham khảo các bài văn đoạn văn hay.
- Viết lại đoạn văn.
- Đọc lại.
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Hoạt động tập thể:
NHẬN XÉT TUẦN
HĐTN SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu những việc đã làm để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Trình bày suy nghĩ, nêu kết quả sau khi thực thực hiện theo kế hoạch để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Chịu khó tìm hiểu cách giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ để giới thiệu với các bạn.
- Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
2. Học sinh: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
- Mở bài hát “Hãy cùng nhau quét dọn nhà cửa” để khởi động bài học. 
+ Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dẫn dắt vào bài mới.
Sinh hoạt cuối tuần
 Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- Yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nề nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
 Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
- Yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
3. Sinh hoạt chủ đề.
Hoạt động 3. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch. (Làm việc nhóm 4 – cá nhân)
- Yêu cầu HS thực hiện chia sẻ những việc đã làm để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ theo nhóm 4.
- Mời một số học sinh lên chia sẻ trước lớp.
- Tổ chức cho HS cùng trao đổi về những điều học được từ chia sẻ của các bạn để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
4. Vận dụng
- Yêu cầu HS chia sẻ những cảm nhận của mình sau khi thực hiện xong kế hoạch. (Về lợi ích, cảm xúc, những điều cần rút kinh nghiệm, ...)
- Chia sẻ sau bài học.
- Lắng nghe.
- Trả lời về nội dung bài hát.
- Lắng nghe.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- Thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- Thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
- Chia nhóm 4, thực hành chia sẻ những việc đã làm để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Một số HS lên chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, góp ý.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Chia sẻ.
IV. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_co_dap_an.docx