Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm2022

BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP AN TOÀN (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông. Nắm được một số quy định về an toàn giao thông dành cho xe đạp.

- HS tham gia giao thông điều khiển xe đạp trên đường an toàn.

- Thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông. Nhận biết những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn; Nhắc nhở và chia sẻ người khác về việc điều khiển xe đạp an toàn, phòng tránh những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Xe đạp, mô hình giao thông .

- Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Phiếu thảo luận , xe đạp ( Nếu có )

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 66 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 4
Ngày giảng : Thứ 2/04/10/2022
CHÀO CƠ – AN TOÀN GIAO THÔNG
CHÀO CỜ
(Có nôi dung đính kèm)
ATGT
BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP AN TOÀN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Học sinh biết điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông. Nắm được một số quy định về an toàn giao thông dành cho xe đạp.
- HS tham gia giao thông điều khiển xe đạp trên đường an toàn.
- Thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông. Nhận biết những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn; Nhắc nhở và chia sẻ người khác về việc điều khiển xe đạp an toàn, phòng tránh những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Xe đạp, mô hình giao thông .
- Hình ảnh minh họa.
2. Học sinh: Phiếu thảo luận , xe đạp ( Nếu có ) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Hoạt động mở đầu (3p)
- Giáo viên cho HS khởi động hát bài: Đèn đỏ đèn xanh - Nhạc Lương Vĩnh
- Giáo viên kết nối vào bài học: Điều khiển xe đạp an toàn.
2. HĐ hình thành KT mới (14’)
a) HĐ1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp an toàn (7’)
- Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, sau đó chia sẻ:
 + Nêu các bước điều khiển xe đạp an toàn ? 
 + Quan sát tranh và cho biết những việc cần làm trước khi điều khiển xe 
+ Quan sát và nêu cách điều khiển xe đạp của các bạn trong tranh 
+ Các bạn trong tranh đã thực hiện việc dừng, đỗ xe như thế nào ? 
* Kể các cách điều khiển xe an toàn mà em biết.
- GV kết luận kiến thức.
b) HĐ2. Nhận biết một số hành vi điều khiển xe đạp không an toàn: (7’)
- Cho HS qua tranh 1,2, 3, 4,5 trang 6. ( TLGD ) Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Cách điều khiển xe đạp của các bạn trong tranh có an toàn không ? Vì sao ? Chỉ ra những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn của các bạn trong tranh . 
- Yêu cầu HS kể thêm một số hành vi đi xe đạp không an toàn khác 
- GV kết luận 
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3p)
- Tổ chức trò chơi " Em tập làm cảnh sát giao thông "
- GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi (tr 12) 
- HS tham gia trò chơi
+ Theo em, điều khiển xe đạp như thế nào là an toàn?
+ Em hãy kể những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn?
- GV nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe nhạc vận động tại chỗ.
- HS lắng nghe.
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm 2
- 1 số nhóm chia sẻ.
 a. Chuẩn bị 
 b. Điều khiển xe đạp
 c. Dừng, đỗ xe
Việc cần làm trước khi điều khiển xe: 
+ Vặn lại ốc ở yên xe 
+ Kiểm tra phanh xe
+ Kiểm tra lớp xe 
+ Dắt xe ra khỏi nhà ....
- 1 số HS chia sẻ : 
+  Điều khiển xe đạp bằng hai tay, phải đi đúng phần đường dành cho xe thô sơ và phải đi sát lề đường bên tay phải.
+ Nghiêm túc tuân thủ các báo hiệu giao thông và ácc quy tắc an tòan giao thơng.
+ Người đi xe đạp điện bắt buộc phải đôi nón bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- HS chia sẻ : 
+ Bóp phanh, chống chân phải xuống đất, quan sát chướng ngại vật, dừng xe sát lề phải .... 
- Nêu ý kiến
- Lắng nghe
- HS tham gia kể theo hiểu biết của mình.
+ H1 : Vượt đường sắt ...
+ H2 : Vượt dèn đỏ
+ H3 : Đi hàng ba 
+ H4 : Điều khiển xe 1 bánh 
+ H5 : Vừa đi vửa nghe nhạc, Đk xe 1 tay ... 
+ H6 : ĐK xe sang làn đường dành cho ô tô .... 
 - HS kể.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
TOÁN
TIẾT 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên; Biết viết so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự; Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.
- Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của cô giáo
- Tích cực làm việc nhóm, Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: T.chiếu bài tập 1.
2. HS: Sách, vở, thước kẻ, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu (3p)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
+ GV đọc số 234 567 129 
 345 278 923
 34 000 091
 367 000 002
? Trong các số trên số nào lớn
- GV nhận xét, kết nối vào bài 
- HS tham gia chơi
- 3 tổ cử đại diện lên bảng viết số
- Tổ nào viết đúng và nhanh là tổ chiến thắng
2. HĐ hình thành kiến thức mới
a. So sánh 2 STN. (5p)
* GV nêu VD 1: 
- So sánh 2 số 99 và 100
+ Căn cứ vào đâu để em so được như vậy?
- GV Kết luận: Khi so sánh 2 STN, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
* GV nêu VD2: 
 So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
+ Vì sao em so sánh được như vậy?
*GV kết luận: Khi so sánh 2 STN có số chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số ở cùng 1 hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất
* GV nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
+ Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
b. Xếp thứ tự các số tự nhiên. (5p)
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên.
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
+ Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
* GVKL cách sắp thứ tự:
+ B1: So sánh các STN
+B2: Xếp theo thứ tự yêu cầu
+ Lưu ý: Có thể có những thuật ngữ như xếp theo thứ tự tăng dần hay xếp theo tứ tự giảm dần, các em hiểu để làm bài nhé
- HS thảo luận nhóm 2, nêu cách so sánh
- HS: 99 99
Và giải thích tại sao mình lại so sánh như vậy
- HS nhắc lại
- HS lấy VD và tiến hành so sánh
- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng và báo cáo kết quả trước lớp
- Hs trả lời: 29 896 < 30 005
 25 136 > 23 894
+ Hs đại diện nêu: Ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng...
- HS nêu lại và lấy VD, thực hiện so sánh
+ Hai số tự nhiên liền kề nhau hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
- Hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 < 7869 < 7896 < 7968
+ Vì ta luôn so sánh được các STN với nhau.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1. (5p) (cột a): 
 Điền dấu > ; < ; = .
- Câu hỏi chốt:
+ Tại sao em so sánh được 
 1234>999?
 93 501 > 92 410
+ Muốn so sánh 2 STN ta làm thế nào?
*GV kết luận: Muốn so sánh hai số tự nhiên ta so sánh số các chữ số. Nếu số các chữ số giống nhau ta so sánh từng cặp chữ số với nhau bắt đầu từ hàng cao đến hàng thấp.
Bài 2 (6p) 
- Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
*GV kết luận: Muốn sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn ta so sánh các số cần sắp xếp với nhau rồi số bé viết trước rồi lớn viết sau. Thứ tự từ bé đến lớn người ta còn gọi theo thứ tự tăng dần.
Bài 3 (6p) 
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS chốt cách sắp thứ tự
*GV kết luận: Muốn sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé ta so sánh các số cần sắp xếp với nhau rồi số bé viết trước rồi lớn viết sau. Thứ tự từ lớn đến bé người ta còn gọi theo thứ tự giảm dần.
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5p)
- GV đưa bài tập.
+ Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu.
+ Mỗi phần x thỏa mãn mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào?
+ Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
+ Cùng HS nhận xét chốt kết quả đúng.
* GV kết luận: Để làm được dạng bài tập này các em cần xác định kĩ, để tìm x đúng thì x phải thỏa mãn những yêu cầu nào để chọn giá trị của x cho phù hợp.
- GV hệ thống bài; Nhận xét giờ học
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
1234 > 999 35 784 < 35 780
8754 92 410
 39 680 = 39 000 + 680 
 17600 = 17000 + 600
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
a. 8136 < 8 316 < 8 361
b. 5 724 < 5 740 < 5 742
c. 63 841 < 64 813 < 64 831
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
a. 1984 > 1978 > 1952 > 1942
b. 1969 > 1954 > 1945 > 1890.
Bài tập:
a)Tìm số tự nhiên x, biết 145 < x <150
b)Tìm số chẵn x , biết 200 < x < 210
c)Tìm số tròn chục x, biết 450 < x <510
- Nêu miệng kết quả bài làm.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ nội dung bài học; Làm VBT Toán
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
TIẾT 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
- Hiểu ND, ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)
- Sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu. Biết hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc. Giáo dục HS học tập đức tính trung thực, thật thà, biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực
II. CÁC KĨ NĂNG SÔNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Xác định giá trị (nhận biết được vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống).
- Tự nhận thức về bản thân (biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng).
- Tư duy phê phán.
* GDQTE: học tập sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước..ý thức học tập của bản thân HS
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên. GV: T.chiếu: Tranh minh họa SGK; câu, đoạn cần luyện đọc.
2. Học sinh: SGK, vở,..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu (5p)
- HS cùng hát: Đội ca
- GV chiếu tranh, giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học
- GV giới thiệu chủ điểm: “Măng mọc thẳng”: Măng non là biểu tượng của thiếu nhi, của đội viên Thiếu niên tiền phong, cũng là biểu tượng cho tính trung thực, vì bao giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước, cần trở thành những con người trung thực.
- Giáo viên giới thiệu bài: Đây là một cảnh trong truyện Tô Hiến Thành - vị quan đứng đầu triều Lý. Ông là người như thế nào? Chúng ta cùng học bài hôm nay.
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1 Luyện đọc (10p)
- 1 HS đọc cả bài.
- Hướng dẫn chia đoạn:
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1:
+  ...  phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình./ 
4. Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng.Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt./ Người con phải chịu gai cào, chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên./ Người con đành chấp nhận cho thần Đen Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
5. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
- 2 HS đọc thành tiếng 
6. Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả.Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu? 
7. Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành người đưa cô đi tìm loại thuốc quý tới một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /..
8. Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở.Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý.
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5p) 
- Gọi HS nhắc lại cách xây dựng cốt truyện.
+ Hãy kể những việc em làm khi người thân bị ốm?
- Nhận xét tiết học; Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và xây dựng được cốt truyện theo gợi ý.
- Vài HS nhắc lại: Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: 
+ Nấu cháo, mua thuốc......
- HS lắng nghe.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: Thứ 6 ngày 8 tháng 10 năm 2021
TOÁN
TIẾT 20: GIÂY ,THẾ KỶ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Có ý niệm về giây - thế kỷ.Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm; Quy đổi được các đơn vị dựa vào mối quan hệ.Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.
- Trình bày được bài làm của mình và giải thích kết quả theo câu hỏi của cô giáo.
- Năng tự học tự quan sát và tìm hiểu mối quan hệ của giờ, phút, giây, thế kỉ; làm việc nhóm, hợp tác trao đổi chia sẻ cách giải bài tập.Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.Biết tôn trọng thời giờ.Yêu kính Bác Hồ, tự hào dân tộc
* Bài tập cần làm BT1, BT2(a,b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên: Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.T.chiếu: trục thời gian như SGK.
- Học sinh: Vở BT, bút, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu (5p)
- Chơi trò chơi Chuyền điện 
? Nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
? Mỗi đơn vi đo khối lượng liền kề gấp kém nhau bao nhiêu lần?
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới:
+ Ở lớp dưới các em đã được học những đơn vị đo thời gian nào? 
=> Giờ toán hôm nay các em tiếp tục làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa đó là giây và thế kỉ.
- HS cùng chơi dưới sự điều hành của TBHT
+ giờ và phút
- Lắng nghe
2. HĐ hình thành kiến thức mới
a. Giới thiệu về giây. (7p)
- GV cho HS quan sát mặt đồng hồ thật yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên mặt đồng hồ.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó đến số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ?
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
+ Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi:
+ Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì?
- GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ chính là kim giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch nào đó đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu giây?
=> GV chỉ cho HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết được khi kim giây đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp liền sau là 1 giây.
- Cho HS ước lượng thời gian đứng lên, ngồi xuống xem là bao nhiêu giây?
+ Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được bao nhiêu?
+ Vậy 1 phút bằng bao nhiêu giây?
b. Giới thiệu về thế kỉ. (8p)
* GV giới thiệu: Để tính những khoảng thời gian dài 100 năm, người ta dùng đơn vị đo là thế kỉ và cứ 1 thế kỉ = 100 năm.
- GV trình chiếu tranh vẽ trục thời gian như SGK và giới thiệu:
+ Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau. Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một. (Viết: thế kỉ I)
- Từ thế kỉ 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai. (Viết: thế kỉ II)
- Từ thế kỉ 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba (Viết: thế kỉ III)
- Từ thế kỉ 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư. (Viết: thế kỉ IV)
- Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (Viết: thế kỉ XX)
- Từ năm 2001 đến nay là thế kỉ thứ hai mươi mốt (Viết: thế kỉ XXI)
+ Người ta dùng chữ số La Mã để ghi kí hiệu thế kỉ.
+ Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?
+ Năm 1879 thuộc thế kỉ nào?
+ Năm 2000 thuộc thế kỉ nào?
+ Năm 2005 thuộc thế kỉ nào?
+ Em sinh vào năm nào? năm đó thuộc thế kỉ bao nhiêu?
* GV kết luận: Cô thấy các em nắm tương đối tốt mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm. Để các em nắm tốt hơn nữa mối quan hệ thời gian. Quy đổi được các đơn vị dựa vào mối quan hệ cô trò chúng ta cùng đi làm các bài tập SGK.
- HS quan sát chỉ theo yêu cầu.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát sự chuyển động của kim đồng hồ, và trả lời các câu hỏi 
+ Kim giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền sau là 1 giờ.
+ Là 1 phút
+ 1 giờ = 60 phút.
+ HS nêu theo hiểu biết
+ Là 1 giây
- Hs đếm khoảng thời gian.
- Hs theo dõi, lấy ví dụ thực hành.
+ là 60 giây
+ 1 phút = 60 giây
- HS quan sát, lắng nghe.
+ Thế kỉ 20
+ Thế kỉ 19
+ Thế kỉ 20
+Thế kỉ 21
- HS tự nêu.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
Bài 1: (5p)
- HS đọc yêu cầu.
- Chữa bài:
+ Nhận xét đúng sai.
+ Giải thích cách làm?
+ Để chuyển từ đơn vị phút sang giây ta làm như thế nào?
+ Để chuyển từ phút sang giờ ta làm như thế nào?
- Đổi chéo vở kiểm tra.
- GV nhận xét.
*GV kết luận: Các em cần dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian để làm bài tập
Bài 2: (5p)
- GV tổ chức cho HS làm theo nhóm đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời.
- Gọi đại diện hại nhóm trình bày trước lớp.
a/ Bác Hồ sinh năm 1890, Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
b/ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Bác Hồ ra ....vào thế kỉ nào?
c/ Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ nào ? 
- GV chữa bài, nhận xét.
*GV kết luận: cách tính thế kỉ và giáo dục lòng yêu kính Bác Hồ, tự hào truyền thống dân tộc.
Bài 3: (5p)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nhóm bàn.
- Tổ chức cho HS thi làm nhanh.
- Chữa bài:
+ Giải thích cách làm?
+ Để tính khoảng thời gian dài bao lâu, ta làm ntn?
- Nhận xét tuyên dương đội thắng
* GV kết luận: Ngoài việc tính xem năm cho trước thuộc thế kỉ nào , còn phải tính khoảng thời gian từ năm đó cho đến nay là bao nhiêu năm .
4. HĐ vậ dung, trải nghiệm (5p)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ, HS lên chọn một bông hoa mình thích và trong mỗi bông hoa sẽ có một câu hỏi, ai trả lời đúng câu hỏi sẽ được phần thưởng của cô giáo.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
- GV củng cố lại bài học. Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài cá nhân, 3 HS làm bảng.
- HS đọc bài.
a)1 phút = giây
 60 giây =phút
 2 phút = ....giây
 1/3 phút = ...giây
 b)1 thế kỉ = ..năm
 100 năm = .... thế kỉ 
 5 thế kỉ =.năm
 1/2 thế kỉ = ..... năm
- Hs đọc yêu cầu đề, làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp
+ năm 1890 thuộc thế kỉ 19
+ năm 1911 thuộc thế kỉ 20
+ năm 248 thuộc thế kỉ 3
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
*Đáp án: 
a) Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ XI
Tính đến nay đã được 1010 năm.
+ Ta lấy 2020 – 2010 = 1010
b) - Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ 10. Tính đến nay đã được 1082 năm.
+ Ta lấy 2020 – 938 = 1082
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi
* Năm 40 thuộc thế kỉ:
* Năm 968 thuộc thế kỉ:..
* Năm 1428 thuộc thế kỉ:.
* Năm 1917 thuộc thế kỉ:.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 4
 PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 5
I. MỤC TIÊU
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 4.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 5.
- Hs có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm.
II. LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Lớp tự sinh hoạt: 10’
- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp: (5’)
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. 
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà
- Một số em quên VBT ở nhà
- Về nề nếp đạo đức: đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: 
- Vệ sinh: 
+ Lớp học sạch sẽ gọn gàng. 
+ Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội: Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới: (15’)
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua HT tốt.
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
4) Văn nghệ: (5’)
- GV quan sát, động viên HS.
- Các tổ trởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_nam2022.docx