Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm 2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm 2021

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Đọc diễn cảm toàn bài văn thẻ hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng đọc, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 - HS: Đọc tr¬ước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , thảo luận nhóm

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

 

doc 41 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngàytháng năm 2021
 Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Đọc diễn cảm toàn bài văn thẻ hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng đọc, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ "Bài ca về trái đất" và trả lời câu hỏi
- GV đánh giá 
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (15 phút)
* Mục tiêu:Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm
- Lưu ý ngắt câu dài: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
- Yêu cầu HS đọc chú thích.
- Luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đắm thắm
+ Đoạn đối thoại thân mật, hồ hởi.
- 1 HS M3,4 đọc bài.
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Lớp theo dõi.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (7 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lêch-xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A-lêch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
+ Dáng vẻ của A-lêch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ gì?
+ Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
+ Bài tập đọc nêu nên điều gì?
- GVKL:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp
- Ở công trường xây dựng 
- Vóc dáng cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân khuôn mặt to chất phát.
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, nhìn nhau bằng
 bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
- Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm.
- Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Học sinh nêu lại nội dung bài.
3. Hoạt động đọc diễn cảm:(7 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Chọn đoạn 4 luyện đọc
- GV đọc mẫu :
+ Thế là /A-lếch-xây... vừa to/ vừa chắc đưa ra/ nắm lấy..... tôi
+ Lời A-lếch-xây thân mật cởi mở.
- Luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm thi.
- GV nhận xét, đánh giá
- 4 HS nối tiếp đọc hết bài
- Dựa vào nội dung từng đoạn nêu giọng đọc cho phù hợp
- Học sinh nghe phát hiện chỗ ngắt giọng và nhấn giọng
- HS luyện đọc theo cặp
- 3 Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 4.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Học sinh trả lời.
- Sưu tầm những tư liệu nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
- HS nghe và thực hiện
Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
* Bổ sung : Phần Lồng ghép GDKNS :
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống)
- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Có ý chí vượt khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí. Nguyễn Đức Trung...
- Học sinh: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
- Cho HS hát
- Yêu cầu HS nêu ghi nhớ của bài học trước
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (14 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng.
- Yêu cầu HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK
- Yêu cầu HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi trong SGK.
+ Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? 
+ Trần Bảo Đồng đã vượt khó khăn để vươn lên như thế nào?
+ Em học tập được những gì từ tấm gương đó?
- KL: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt vừa giúp được gia đình mọi việc.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV chia lớp thành nhóm 4. Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống
+ Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
 + Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo, vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học.
- GV: Trong những tình huống trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học... biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Làm bài tập 1-2 Trong SGK (14 phút)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- GV nêu lần lượt từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình
 Bài 1: Những trường hợp dưới đây là biểu hiện của người có ý chí?
+ Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả 2 tay, phải dùng chân để viết mà vẫn học giỏi.
+ Dù phải trèo đèo lội suối, vượt đường xa để đến trường nhưng mai vẫn đi học đều.
 + Vụ lúa này nhà bạn Phương mất mùa nên có khó khăn, Phương liền bỏ học.
 + Chữ bạn Hiếu rất xấu nhưng sau 2 năm kiên trì rèn luyện chữ viết, nay Hiếu viết vừa đẹp, vừa nhanh.
 Bài 2: Em có nhận xét gì về những ý kiến dưới đây?
+ Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì.
 + "Có công mài sắt có ngày nên kim" 
 + Chỉ con nhà nghèo mới cần có chí vượt khó, còn con nhà giàu thì không cần.
 + Con trai mới cần có chí.
 + Kiên trì sửa chữa bằng được một khiếm khuyết của bản thân (nói ngọng, nói lắp...) cũng là người có chí.
- KL: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống. 
- Ghi nhớ: SGK
- HS đọc SGK 1 HS đọc to cả lớp cùng nghe.
- HS đọc câu hỏi trong SGK và trả lời
- Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm, hàng ngày còn phải gúp mẹ bán bán bánh mì.
- Đồng đã sử dụng thời gian hợp lí và phương pháp học tập tốt. Nên suốt 12 năm học Đồng luôn luôn là học sinh giỏi. Đỗ thủ khoa, được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình, 
- Em học tập được ở Đồng ý chí vượt khó trong học tập, phấn đấu vươn lên
trong mọi hoàn cảnh .
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 2
- HS giơ thẻ theo quy ước
 - HS đọc ghi nhớ 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
- Qua bài học này, em học được điều gì ?
- HS nêu
- Sưu tầm những mẩu chuyện có nội dung có chí thì nên.
- HS nghe và thực hiện
Toán
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. 
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 .
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- Hát
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 . 
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài.
 - Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
Bài 2(a, c): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nhận nhận xét.
 GV đánh giá
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu đề bài 
- Yêu cầu  ...  ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- GV chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc. Nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia. Nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- GV kết luận chung: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ nên ta phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
-HS trưng bày sản phẩm: Vẽ tranh chủ đề: “Nói không với chất gây nghiện”
-Nhiều HS trình bày ý nghĩa tác phẩm của mình
- Lớp đánh giá, bình chọn tranh đẹp, có ý nghĩa
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến 
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên, lớp nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Nếu trong gia đình em có người hút thuốc lá thì em sẽ nói gì để khuyên người đó bỏ thuốc.
- HS nêu
- Viết bài tuyên truyền với chủ đề: “Nói không với chất gây nghiện”
- HS nghe và thực hiện
Toán
MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
	- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
	- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2a (cột 1).
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, bảng phụ , hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1mm (SGK). 
- HS: SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)
- Ổn định tổ chức 
- Cho HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- Hát 
- HS nêu
- Học sinh lắng nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20 phút)
* Mục tiêu: Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mm2 và cm2.
* Cách tiến hành:
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2
+ Hình thành biểu tượng về mm2
- Nêu tên các đơn vị diện tích đã học?
-Trong thực tế hay trong khoa học nhiều khi chúng ta cần đo diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo diện tích đã học chưa thuận tiện. Vì vậy, người ta dùng đơn vị đo nhỏ hơn là mm2
- GV treo hình vẽ SGK. Hình vuông cạnh 1mm
- Diện tích hình vuông đó là bao nhiêu ?
- Tương tự như các đơn vị trước, mm2 là gì?
- Ký hiệu mi-li-mét vuông là như thế nào?
- HS quan sát hình vẽ. Tính diện tích hình vuông có cạnh 1cm?
- Diện tích hình vuông 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm
Vậy 1cm2 = ? mm2
1mm2 = ? cm2	
* Bảng đo đơn vị diện tích
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần bảng.
- Gọi học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích bé đến lớn (GV viết bảng kẻ sẵn tên đơn vị đo diện tích)
Gv ghi vào cột m2
1m2 = ? dm2
1m2 = dam2
- Tương tự học sinh làm các cột còn lại
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của học sinh trên bảng
- Hai đơn vị đo diện tích liên kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
- cm2; dm2 ; m2; dam2; hm2 ; km2
- Học sinh lắng nghe
- Diện tích hình đó là: 
 1mm x 1mm = 1mm2
- Diện tích một hình vuông có cạnh 1mm. 
- 1mm2.
- Diện tích hình vuông:
 1cm x 1cm = 1cm2.
- Gấp 100 lần.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
Học sinh nhắc lại
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Học sinh làm vở, 1 HS làm bảng
- Hơn kém nhau 100 lần.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích .
 - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2a (cột 1 ).
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu
a) GV viết các số đo diện tích yêu cầu học sinh đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích yêu cầu học sinh viết các số đo đó
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2a(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh thực hành 2 phép đổi.
 + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé:
 7 hm2 = ...m2
- Biết mỗi đơn vị diện tích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 ra m2, ta lần lượt đọc tên các đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho. Ta có: 7hm2 = 7 00 00 
 hm2 dam2 m2
 Vậy 7hm2 = 70000 m2
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại
- GV chấm, nhận xét.
- HS đọc
- Học sinh lần lượt đọc, viết theo cặp
- Học sinh viết số đo diện tích vào vở và đổi vở để kiểm tra
- HS đọc
- Học sinh theo dõi, thực hiện lại hướng dẫn của giáo viên
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn:
 90000m2 = ... hm2
Tương tự như trên ta có :
 9 0000 = ...hm2
hm2 dam2 m2
Vậy 90000m2 = 9 hm2
- HS làm bài
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau:
 6 cm2 = .... mm2 
 2 m2 = ..... dam2 
 6 dam2 = ..... hm2 
 4 hm2 = ..... km2 
- HS làm bài
 6 cm2 = 400 mm2 
 2 m2 = 2/100 dam2 
 6 dam2 = 6/100 hm2 
 4 hm2 = 4/100 km2 
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (Vế ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,)
- Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích văn tả cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Chấm bài, nhận xét, thống kê lỗi.
- Học sinh: Sách ,vở.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Ổn định tổ chức
- GV kiểm tra bảng thống kê : Bài tập 2(trang 9)
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (27 phút)
* Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (Vế ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,)
* Cách tiến hành:
- GV nhận xét bài làm của HS
*Ưu điểm:
- Nhìn chung học sinh hiểu đề viết được bài văn tả cơn mưa theo đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục, mở bài, thân bài, kết luận.
- Diễn đạt khá trôi chảy, viết câu đúng ngữ pháp, xếp ý hợp lôgíc.
- Bài viết có sáng tạo biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, dùng từ gợi tả âm thanh, hình ảnh để miêu tả.
- Nhìn chung chữ viết khá rõ ràng, đẹp, trình bày khá khoa học.
*Nhược điểm:
- Một số bài viết dùng từ còn chưa chính xác
- Trình bày chưa khoa học
- Một vài em còn mắc nhiều lỗi chính tả
- Chữ viết xấu, cẩu thả.
- GV viết bảng phụ lỗi phổ biến:
+ Lỗi dùng từ.
- Tiếng mưa đập bùng bùng vào lá xoài
- Mưa chảy bốn bề sân
- Gió thổi càng xiết.
- Con gà chạy ....... tránh mưa.
- Ánh nắng long lanh.
+ Lỗi chính tả
Sai phụ âm
chỗ chú
đi chốn.
buổi chưa.
dội suống
- Yêu cầu học sinh viết lại một đoạn văn chưa hay ở trong bài.
- GV nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận nhóm 4, sửa lỗi sai:
 + Tiếng mưa đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
- Nước chảy lênh láng khắp sân.
- Gió thổi càng mạnh.
- Con gà ngật ngưỡng chạy tìm chỗ tránh mưa.
- Ánh nắng le lói chiếu xuống mặt đất
 chỗ trú
 đi trốn
 buổi trưa
 dội xuống
- Học sinh tự sửa lỗi trong vở bài tập.
- Học sinh viết
- Học sinh trình bày (3-4 em)
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- HS nêu
- Vẽ một bức tranh mô tả bài văn của em.
- HS nghe và thực hiện
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_nam_2021.doc