Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

TIẾT 2: TOÁN

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (Số tiết: 01)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.

- Bước đầu biết sử dụng tính chất giáo hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.

- Làm được bài 1: a, (dòng 2,3) b, (dòng 1,3) ; bài 2

2. Năng lực.

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

 3. Phẩm chất

 - Cẩn thận, kiên trì trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

 - HS : Đồ dùng học tập.

 

doc 49 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn: 15/10/2021 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN 
 (Lớp trực tuần thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 2: TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giáo hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
- Làm được bài 1: a, (dòng 2,3) b, (dòng 1,3) ; bài 2
2. Năng lực.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.
 3. Phẩm chất
 - Cẩn thận, kiên trì trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. 
 - HS : Đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1: Khởi động
- GV nhận xét, tuyên dương.
-Giới thiệu vào bài
2.Hoạt động 2: Khám phá.
* Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng .
 - GV kẻ bảng như SGK:
 Với a = 4, b = 5, c = 6
 Tính giá trị: (a + b) +c
 a + ( b + c)
 - Yêu cầu học sinh so sánh 2 biểu thức:
 (a + b) + c và a + ( b + c)
 - GV lưu ý: 
 a + b + c = a + ( b + c) = (a + b) + c
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành 
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - GV theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc, tìm hiểu bài toán
- HD làm bài
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3:
* HS mức 3 .
 - GV theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng trải nghiệm
a. Điền số thích hợp vào ô trống:
(a+97)+3=a+ (97+  ) = a + 
Tìm x biết: 
45 + (1234 + x) = 1234 + (45 + 120)
-Tổ chức cho HS chơi truyền điện
 a+b = b+........
346+890 = 890+.....
78+....= 56+78
2145+7 = 7+....
709+ a = a+....
- HS theo dõi.
- Học sinh tính được:
+ (a + b) +c = ( 5 + 4 ) + 6 = 15.
+ a + ( b + c) = 5 + ( 4 + 6) = 15.
- Học sinh so sánh 2 biểu thức: 
 (a + b) +c = a + ( b + c)
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
-HS đọc, xác định yêu cầu.
+ HS làm vào vở và so sánh kết quả.
a.4 367 + 199 + 501 = 4367+(199+501)
 = 4 367 + 700 
 = 5067
4400+2148+252=4400+(2148+252)
 =4400+2400=6800
b, 921 +898+2079 = (921 + 2079) + 898
 = 3000 + 898 = 3898
467+999+9533= (467+9533)+999
 = 10000+ 999=10999
- Học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Hai ngày đầu nhận được số tiền:
75 500 000 + 8 695 000 =162 450 000 (đồng).
Cả ba ngày nhận được số tiền là: 
162 450 000 + 14 500 000 =176 950 000 (đồng). 
 Đáp số: 176950 000 đồng.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm nháp, trả lời miệng:
a. a + 0 = 0 + a = a.
b. 5 + a = a + 5
c. (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
- Lớp theo dõi, nhận xét.
-HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
TIẾT 3: THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN SOẠN GIẢNG
______________________________________________
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Năng lực
- Đọc rõ ràng, rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4- SGK)
2. Phẩm chất
- GD HS có những ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
 - GV :Tranh minh họa, bảng phụ. 
 - HS : Sách TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Y/c đọc bài “Trung thu độc lập”.
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Khám phá 
* Luyện đọc: 
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài
? Bài có thể chia thành mấy đoạn?
 HD luyện đọc nối tiếp đọan
- Hướng dẫn HS đọc đúng câu hỏi.
- Đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
*Tìm hiểu bài
* Màn 1:
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu từng nhân vật có trong màn 1
? Câu chuyện diễn ra ở đâu?
? Tin - tin và Mi - tin đến đâu và gặp ai?
? Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
? Các phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?
-Màn 1 nói lên điều gì?
- GVchốt: Ngày nay con người chinh phục được vũ trụ, tạo ra những điều kì diệu,...
3. Hoạt động 3:Luyện tập, thực hành
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài
? Nêu cách thể hiện giọng đọc toàn bài?
- HD đọc diễn cảm màn 2 theo vai
- GV đọc mẫu.
+ Luyện đọc trong nhóm
- Tổ chức thi đọc
- GV+ HS nhận xét các nhóm.
? Nội dung của vở kịch ca ngợi điều gì?
? Em thích gì ở vương quốc tương lai?
4. Hoạt động 4: Vận dụng trải nghiệm.
- Viết vào sổ tay kế hoạch thực hiện ước mơ của mình trong tương lai, và những việc làm cụ thể hàng ngày để điều đó trở thành hiện thực.
-HS hát 1 bài: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
-HS trả lời
- HS nghe
- 1 HS đọc bài.
- Chia đoạn: 3đoạn
+ Đ1: Lời đối thoại của Tin- tin với em bé thứ nhất.
+ Đ2: Lời đối thoại của Tin- tin và Mi- tin với em bé thứ hai.
+ Đ3: Phần cò lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn:
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS đọc: Cậu sáng chế cái gì?
+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ: (phần chú giải); vương quốc, sáng chế,..
+ Lần 3: Đọc theo cặp.
- 2HS đọc toàn bài.
- Nghe bài đọc mẫu.
- Đọc thầm.
-Câu chuyện diễn ra ở trong công xưởng xanh.
- Đến vương quốc Tương Lai trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Sáng chế ra: Vật làm cho con người hạnh phúc; ba mươi vị thuốc trường sinh...
+ Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng,...
+ Màn 1 nói đến những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người.
- HS nêu cách thể hiện giọng đọc.
- 7HS nối tiếp nhau luyện đọc theo vai.
- 4 HS luyện đọc trong nhóm theo vai
- 2 nhóm thi đọc trước lớp.
* Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em
- HS phát biểu
-HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
BUỔI CHIỀU
	TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Có kĩ năng sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
 (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.
2. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của
 - Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
* BVMT:- Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
* SDNLTK:- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.
 - Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
* TT HCM:
Cần kiệm liêm chính
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất tiết kiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + SGK Đạo đức lớp 4
- HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: Khởi động
2.Hoạt động 2: Khám phá
- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK/11 và thảo luận câu hỏi SGK (t 12)
Thông tin: 
- Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. 
- Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. 
- Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. 
+ Qua xem tranh và các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm những gì?
+ Theo em có phải do nghèo nên cần phải tiết kiệm của công?
* GV: Sử dụng tiết kiệm như quần áo, sách vở, điện nước.trong cuộc sống hằng ngày là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Ghi nhớ: Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của lãng phí. 
 - GV cho HS đọc ghi nhớ. 
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
*Bày tỏ ý kiến, thái độ (BT1- SGK/12): 
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, YC HS cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến đã cho (Tán thành, không tán thành)
* Kết luận: 
 + Các ý kiến c, d là đúng. 
 + Các ý kiến a, b là sai. 
(Bài 4 - SGK/13): 
Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của?
a/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. 
b/. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. 
c/. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. 
d/. Xé sách vở. 
đ/. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập. 
e/. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi. 
g/. Không xin tiền ăn quà vặt
h/. Ăn hết suất cơm của mình. 
i/. Quên khóa vòi nước. 
k/. Tắt điện khi ra khỏi phòng. 
*GV: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của. 
- GV nhận xét, khen HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày chính là bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. 
+ Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng dầu, than đá, gas, ... chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.
* Xử lí tình huống: (Bài tập 5- SGK/13): 
 - GV chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong bài tập 5. 
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
4. Hoạt đông vận dụng, trải nghiệm
- Nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện tiết kiệm tiền của.
- HS chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm tiền của cho bạn nghe.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về tính tiết kiệm của BH
- HS hát, vận động theo nhạc
- 1 HS đọc thông tin
- T ... a môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: + Tranh minh họa từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK
 + Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn. 
 + Giấy khổ to và bút dạ. 
 - HS: - Truyện đọc 4, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- HS hát bài Ước mơ
- GV chuyển ý bài mới
2. Hoạt động 2: Khám phá. 
* GV kể chuyện.
 - GV kể truyện lần 1: Lời ước dưới trăng.
- GV chú ý giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.
- GV kể lần 2, 3 vừa kể vừa chỉ vào tranh.
* HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS luyện kể theo cặp và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS thi kể từng đoạn.
- Yêu cầu HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- GV ghi tên HS kể và tên câu chuyện kể của học sinh đó.
- GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất, có dự đoán về kết cục vui của câu chuyện hợp lý.
* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người thế nào?
* BVMT: ánh trăng huyền bí mọi người cảm nhận được điều gì?
- Em hãy tìm kết cục cho câu chuyện trên?
3. Hoạt động 3 :Vận dụng, trải nghiệm
? Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- Học sinh nghe.
- HS xem tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm dàn ý của bài kể.
- HS luyện kể theo cặp và trao đổi về nội 
dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể từng đoạn của truỵên (Mỗi em kể theo 1-2 tranh).
- 2 HS kể toàn truyện, 
+ Lớp đánh giá theo tiêu chí giáo viên đưa ra.
- Nêu yêu cầu mục 3 và trả lời câu hỏi trong sách.
- Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
- Hành động của cô cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác, có tấm lòng nhân ái bao la.
- Vẻ đẹp và cuộc sống yên bình, hạnh 
phúc, sự may mắn.
- Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm va chia sẻ những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hp cho chúng ta và cho mọi người.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
TIẾT 1KHOA HỌC 
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC( Số tiêt: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, Kĩ năng
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy
+ Chấp hành các qui định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước
2. Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác
.3. Phẩm chất
- Có ý thức phòng tránh đuối nước.
 *KNS: +Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước
 +Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
 + Phiếu ghi các tình huống.
 - HS: SGK 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1.Hoat động 1:Khởi động 
+Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào? 
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
2.Hoạt động 2: Khám phá
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
+ Người bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng, 
+Phải cho uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước cháo muối
HĐ 1: Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước: 
 - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: 
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao?
+ Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
- GV kết luận.
HĐ2: Một số nguyện tắc khi tập hoặc đi bơi. 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hình minh hoạ cho em biết điều gì?
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
 * GV: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi. 
HĐ 3: Xử lí tình huống
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 
 - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. 
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
+ Nhóm 1: Cường và Dũng vừa đi đá bóng về. Dũng rủ Cường ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Cường em sẽ nói gì với bạn ?
+ Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
+ Nhóm 3: Minh đến nhàTuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
 + Nhóm 4: Tình huống 4: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?
3. Hoạt động 3: Vận dụng trải nghiệm
- HS ghi nhớ KT bài học
-Tìm hiểu cách sơ cứu người bị đuối nước
Nhóm 2 - Lớp
- Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp. 
+ Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao. 
+ Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em. 
+ Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối. 
+ Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy. 
- HS đọc bài học. 
Nhóm 4- Lớp
- HS thảo luận nhóm. 
- HS tiến hành thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: 
+ Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh họa các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển. 
+ Nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ. 
+ Trước khi bơi cần phải khởi động; tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi. 
- HS lắng nghe
- Nhận phiếu, tiến hành thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
+ Em sẽ nói với Dũng là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm. 
+ Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đứng gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy một vật gì đó, dễ xảy ra tai nạn. 
+ Em sẽ bảo Minh mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ. 
+ Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối. 
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
:.................................................................................................................................................................................................................................................................................
 __________________________________________________
TIẾT 2 : TIẾNG ANH
Giaó viên chuyên soạn giảng
 _______________________________________
TIẾT 3 : KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 02 Số tiết 02)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, Kĩ năng
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 
- Khâu được các mũi khâu đột thưa, các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm.
 *HS khéo tay khâu được mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm.
2. Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất.
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Bộ đồ dùng khâu thêu.
 + Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 
2. Hoạt động 2 thực hành:
- HS hát bài hát khởi động: 
* HS thực hành khâu đột thưa 
- Nêu các bước thực hiện cách khâu đột thưa. 
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột thưa qua hai bước: 
 - GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa. 
 - GV kiểm tra sự ĐỒ DÙNG DẠY HỌC của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành. 
 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
* Đánh giá kết quả học tập của HS: 
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải. 
 + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 
 + Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. 
 + Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm
- Thực hành khâu đột thưa tại nhà
- Tạo sản phẩm từ khâu đột thưa
Cá nhân – Lớp
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa. 
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 
- HS thực hành cá nhân. 
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS lắng nghe. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. 
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ___________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_th.doc