Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

- Biết vận dụng trong thực hành tính.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu (3-4’)

- 2HS làm bài 2; HS đổi vở kiểm tra bài của nhau.

- 2 HS nêu tính chất một số nhân một tổng các số thập phân.

- HS khác nhận xét; GV chốt, kết hợp giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12-13’)

- GV đặt câu hỏi, dẫn dắt, gợi ý để HS nêu được phép chia 8,4:4

- 1HS thực hiện nhanh phép chia

- GV treo bảng đã kẻ sẵn (ví dụ 1) và lập luận việc đặt dấu phẩy ở thương là hợp lí.

- GV rút ra quy tắc thực hành phép chia và hướng dẫn cả lớp cùng thực hiện phép chia ví dụ 2.

- HS trao đổi nhau đọc thuộc qui tắc tại lớp.

- GV chốt lại theo các bước làm; nhấn mạnh việc đánh dấu phẩy.

 

doc 38 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 	
Thứ hai, ngày 1 tháng 11 năm 2021
Toán
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Biết vận dụng trong thực hành tính.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu (3-4’) 
- 2HS làm bài 2; HS đổi vở kiểm tra bài của nhau. 
- 2 HS nêu tính chất một số nhân một tổng các số thập phân...
- HS khác nhận xét; GV chốt, kết hợp giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12-13’) 
- GV đặt câu hỏi, dẫn dắt, gợi ý để HS nêu được phép chia 8,4:4
- 1HS thực hiện nhanh phép chia 
- GV treo bảng đã kẻ sẵn (ví dụ 1) và lập luận việc đặt dấu phẩy ở thương là hợp lí.
- GV rút ra quy tắc thực hành phép chia và hướng dẫn cả lớp cùng thực hiện phép chia ví dụ 2.
- HS trao đổi nhau đọc thuộc qui tắc tại lớp.
- GV chốt lại theo các bước làm; nhấn mạnh việc đánh dấu phẩy.
3. Hoạt động luyện tập thực hành (20-21’) 
GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập vào vở sau đó chữa bài 
Bài 1: Đặt tính và tính
- HS tự làm bài.
- 3 HS chữa bài trên bảng kết hợp nêu cách chia số thập phân cho một số tự nhiên. 
- GV kiểm tra, nhận xét bài làm của HS.
- HS nhận xét chốt kết quả đúng. 
Bài 2: Tìm x 
- GV giải thích cho HS đây là bài toán tìm x. 
- HS thực hiện việc tìm x theo yêu cầu .
- 2 HS làm bài bảng nhóm; chữa bài bảng.
- HS nhận xét công nhận kết quả đúng.
- HS nêu qui tắc tìm thừa số chưa biết.
- GV chốt lại : Thừa số = Tích : Thừa số đã biết 
Bài 3: Giải toán ( khuyến khích HS HTT làm )
- HS thực hiện việc đọc tìm hiểu đề bài sau đó giải bài toán vào vở.
- 2 HS chữa bài cho HS .
- GV củng cố cho HS dạng toán trung bình cộng với các số đo là số thập phân 
- HS trao đổi nhau tìm thương và số dư trong phép chia.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (1-2’)
- 2 HS nhắc lại cách tìm số dư.
- GV nhận xét tiết học. 
____________________________________
Tập đọc
 NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- THBVMT: Thấy được hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc BV rừng. Từ đó, HS được nâng cao ý thức BVMT.
- GDKNS: ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ)
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. (HĐ3)
- GDQPAN: Nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo cho công an bắt tội phạm.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
 3. Phẩm chất: 
- Có ý thức BVMT thiên nhiên, yêu mến quê hương đất nước.
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Bảng phụ ghi câu lời dẫn trực tiếp, và câu đối thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu ( 3 - 4') 
- 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài thơ Hành trình của bầy ong và nêu nội dung bài.
- GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài ( HS quan sát tranh minh hoạ )
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
a. Luyện đọc ( 10-12')
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- Từng tốp 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 phần của bài văn ( 2,3 lượt).
- Luyện đọc đúng: truyền, loanh quanh, gã trộm, ....
- Luyện đọc câu: Phát hiện những dấu chân.....em lần theo dấu chân.
- Giải nghĩa từ: rô bốt, còng tay, gác rừng.	
- HS luyện đọc theo cặp 2-3 HS đọc lại cả bài.
- GV đọc toàn bài: Giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn sau.
b. Tìm hiểu bài (10-12')
- HS đọc thầm lại toàn bài; Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi SGK.
- Đoạn 1 - Trả lời câu hỏi 1 - HS nhận xét.
- GV chốt: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra bọn trộm gỗ.
- Đoạn 2 ,3 HS trả lời câu hỏi 2; HS khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt: Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh dũng cảm 
- 1HS đọc to toàn bài 3 - 4 HS lần lượt nêu ý kiến trả lời câu hỏi 3 SGK.
- GDKNS: HS thảo luận nhóm bàn nêu cách ứng phó của bạn nhỏ trong bài trước sự việc trên. 
- GDQPAN: HS nêu những tấm gương có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo cho công an bắt tội phạm.
- GVchốt: Chuyện biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh, dũng cảm của một bạn nhỏ.
- THBVMT: Thấy được hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc BV rừng. Từ đó, HS được nâng cao ý thức BVMT.
3. Hoạt động luyện tập thực hành ( 8 -10') 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài; GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung.
- Gv treo bảng phụ ghi câu lời dẫn trực tiếp, và câu đối thoại; hướng dẫn HS luyện đọc .
- HS luyện đọc đoạn 2+3 SGK 
- HS luyện đọc trong nhóm; GV giúp HS.
- 4-5 HS ( hoặc nhóm HS thi đọc trước lớp).
- HS cả lớp cùng nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, hấp dẫn......
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (1-2') 
- 1- 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa của bài (hoặc nêu quan điểm về việc bảo vệ rừng).
- GDQPAN: HS nêu những tấm gương HS có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo cho công an bắt tội phạm.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________
KHOA HỌC
 TRE, MÂY, SONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nêu được đặc điểm và ứng dụng của tre; mây, song trong cuộc sống.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
- Phân biệt được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực đặc thù: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích và hứng thú với môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Cây tre. Một số tranh ảnh, đồ dùng thật được làm bằng tre, mây, song.
- SGK. Một số tranh ảnh, đồ dùng thật được làm bằng tre, mây, song.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động mở đầu 	
- Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?
- Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh viêm gan A?
- GV nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
- GV đưa ra cây tre, ảnh mây, song 
- HS quan sát + trả lời:
- Đây là cây gì? Hãy nói những điều em biết về loài cây này?
- GV yêu cầu HS chỉ đâu là cây tre, cây mây, song?
- Chúng có đặc điểm gì và công dụng như thế nào?
- HS đọc thông tin/SGK 
- Thảo luận theo nhóm ( 6 nhóm ).
- Đại diện 3 nhóm trình bày 
- 3 nhóm cùng nhiệm vụ nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Cây mọc đứng, cao khoảng 10, 15m thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng
- Cứng, có tính đàn hồi
- Cây leo, thân gỗ, dài, không nhánh, hình trụ
- Có loài thân dài đến hàng trăm mét
Công dụng
- Làm nhà, đồ dùng trong gia đình,
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ
- Làm dây buộc bè, làm bàn, ghế..
- GV hỏi thêm: Theo em, Cây tre, mây, song có đặc điểm chung gì? Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ, đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết cây tre còn dùng vào những việc gì khác? 
- GV chốt.
- GV giới thiệu tranh minh họa/ SGK/47.
- HS quan sát tranh + trao đổi đôi bạn và trả lời:
- Đó là đồ dùng nào ? Đồ dùng đó được làm từ vật liệu nào?
- Em còn biết đồ dùng nào được làm từ tre, mây, song?
- GV nhận xét, kết luận và liên hệ thực tế: Hiện nay, các mặt hàng từ tre, mây, song đã đứng vững trên thị trường thế giới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- GV: Nhà em có những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song? Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình?
- Theo em tre, mây, song, trong cuộc sống được sử dụng rộng rãi nhiều nhất đó là loại nào? Vậy khi sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả như thế nào?
- GV nhận xét 
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm 
- Hãy so sánh đặc điểm công dụng của tre, mây, song
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Sắt, gang, thép”.
___________________________________
Thứ ba, ngày 2 tháng 11 năm 2021
Toán 
 LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Thực hành tốt phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
- Củng cố quy tắc chia thông qua bài toán có lời văn.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng nhóm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu (3-4’) 
- GV cho 2HS làm bài 3; HS đổi vở kiểm tra bài của nhau. 
- 2 HS nêu cách tìm số dư trong phép chia số thập phân. 
- HS khác nhận xét; GV chốt, kết hợp giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập thực hành ( 33-34 ‘)
- GV yêu cầu HS thực hiện1; 3 khuyến khích HSHTT làm cả bài 2 và 4 vào vở sau đó chữa bài. 
Bài 1: Đặt tính và tính
- HS tự làm bài - 3 HS chữa bài trên bảng kết hợp nêu cách chia số thập phân cho một số tự nhiên. 
- GV kiểm tra, nhận xét bài làm của HS.
- GV chốt lại các bước thực hiện:
 b1: Đặt tính.
 b2: Thực hiện phép tính chia kết hợp đặt dấu phẩy 
Bài 2:( khuyến khích HSHTT ) HS quan sát bài mẫu thảo luận, nhận xét số dư 
b) HS tự tìm số dư và nêu.
- GV chốt: số dư là 0,14.
Bài 3: Đặt tính và tính .
- HS làm cá nhân; 2 HS lên bảng làm - nhận xét.
- GV chốt: khi chia còn dư thêm 0 vào số dư chia tiếp.
Bài 4: ( Khuyến khích HSHTT) Giải toán 
- Sau khi HS đọc đề toán; HS nêu cách giải 
- HS thực hiện giải toán. 
- Chữa bài cá nhân.
- GV chốt lại dạng toán: Tỉ lệ - giải theo cách rút về đơn vị .
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (1-2’)
- 2 HS nhắc lại cách giải dạng toán bài 3 
- GV nhận xét tiết học. 
________________________________
Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI ... . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: ( 3 - 4') Củng cố kĩ năng đọc, hiểu bài Chuỗi ngọc lam
- 1 HS đọc bài Chuỗi ngọc lam, 1 HS nêu nội dung bài
- GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài
Hoạt động 2: (10-12') Luyện đọc 
- Một HS đọc 1 lượt bài thơ.
- Từng tốp HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (2-3 lượt)
- Luyện đọc đúng từ HS đọc chưa đúng.
- Luyện đọc khổ thơ: Hạt gạo làng ta..........
 .................ngọt bùi đắng cay.
- Giải nghĩa từ: Kinh Thầy, hào giao thông, trành...
- HS luyện đọc trong nhóm đôi 
- 2, 3 nhóm đọc lại bài.
- GV đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
Hoạt động 3 : ( 8-10') Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm toàn bài, thảo luận cùng bàn trả lời câu hỏi ở SGK.
- Khổ thơ 1: Trả lời câu hỏi 1; HS khác nhận xét bổ sung
- GV chốt: Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất, của nước, công lao của con người của cha mẹ
- Khổ 2+3: Trả lời câu hỏi 2; HS khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt : Nỗi vất vả, sự chăm chỉ của người nông dân để làm ra hạt gạo.
- Khổ thơ 4: Trả lời câu hỏi 3; HS khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt: Tuổi nhỏ đã có những đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.
- Khổ 5: Trả lời câu hỏi 4; HS khác nhận xét bổ sung
- GV chốt: Hạt gạo được gọi là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý.
- 1 HS đọc to toàn bài; 3, 4 HS nêu nội dung bài thơ.
- GV kết luận: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- LGNQ09: Cung cấp cho HS biết được con người ĐS năng động sáng tạo xây dựng quê hương.
Hoạt động 4 : ( 8-10 ') Luyện đọc lại - HTL 
- 5 HS đọc nối tiếp nhau bài thơ.
- GV giúp HS tìm giọng đọc phù hợp với từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc khổ thơ thứ 2.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ; GV giúp HS.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn thuộc, đọc hay. 
Hoạt động vận dụng trải nghiệm ( 2-3')
- 1HS nhắc lại ý nghĩa nội dung bài thơ; HS cả lớp nghe bài hát: Hạt gạo làng ta.
- GV nhận xét tiết học.
_________________________________________
Thứ bảy ngày 6 tháng 11 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố quy tắc và thực hiện thành thạo phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng tìm X và giải toán có lời văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: (3-4’) Củng cố kĩ năng chia số tự nhiên cho số thập phân 
- 2HS làm bài 2 VBT; HS đổi vở kiểm tra bài của nhau. 
- 2 HS nêu cách thực hiện phép chia số tự nhiên cho số thập phân.
- GV chốt; kết hợp giới thiệu bài.
Hoạt động 2: (33-34') Luyện tập -Thực hành 
GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập1-3; HS HTT làm BT 4 vở sau đó chữa bài 
Bài 1: Tính rồi so sánh kết quả.
- HS tự làm bài; 2 HS làm bảng nhóm.
- GV kiểm tra, nhận xét bài làm của HS.
- Chữa bài trên bảng; HS nhận xét và chốt. 
- GV chốt A : 0,5 = A X 2; A : 0,2 = A x 5; A : 0,25 = A x 4 
Bài 2: Tìm x 
- HS thực hiệnviệc tìm x theo yêu cầu.
- GV kiểm tra, nhận xét bài làm của HS.
- 2 HS chữa bài trên bảng.
- HS nhận xét công nhận kết quả đúng.
- HS nêu qui tắc tìm thừa số, số chia chưa biết.
- GV chốt qui tắc tìm thừa số, số chia chưa biết.
Bài 3: Giải toán 
- HS thực hiệnviệc đọc tìm hiểu đề bài sau đó giải bài toán vào vở 
- GV kiểm tra, nhận xét bài làm của HS.
- 1 HS chữa bài trên bảng.
- HS nhận xét cộng nhận kết quả đúng.
Bài 4: ( khuyến khích HSHTT làm) Giải toán 
- HS thảo luận nhóm cùng bàn và nêu cách làm.
- HS làm vào vở; Chữa bài cá nhân cho HS.
- GV củng cố cho HS dạng toán liên quan đến chu vi diện tích hình chữ nhật. 
Hoạt động vận dụng trải nghiệm (1-2 ‘)
- HS nêu cách tính nhanh chia một số cho 0,5; 0,2; 0,25.
- GV nhận xét tiết học. 
____________________________________
Tập làm văn
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản.
- Xác định được những trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản; biết đặt tên cho biên bản cần lập.
- GDKNS: HS biết ra quyết định, giải quyết vấn đề. Tư duy phê phán.
2.Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, tỉ mỉ khi làm biên bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: (3 - 4') Củng cố đoạn văn tả người.
- 2,3 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp đã được viết lại.
- Gv nhận xét, kết hợp giới thiệu bài (nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy)
Hoạt động 2: (13-14') Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét.
Bài 1+2 : Đoc biên bản và trả lời câu hỏi sau.
- 2 HS lần lượt đọc to “Biên bản Đại hội chi đội” ở SGk – Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận thảo luận cùng bàn trả lời câu hỏi ở bài tập 2 để nêu nhận xét về tác dụng của việc làm biên bản, nội dung của một biên bản.
- 4,5 HS lần lượt đọc to ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: ( 18-19 ') Luyện tập thực hành.
Bài 1: Theo em những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản ? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm 4; làm bảng nhóm.
- Chữa bài bảng nhóm; HS và GV nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng và giải thích cho các em hiểu rõ hơn về những trường hợp cần (không cần) ghi biên bản.
Bài 2: Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1.
- HS suy nghĩ, nêu tên biên bản đặt cho từng trường hợp cần ghi biên bản ở bài tập 1.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng và củng cố cách đặt cho các dạng biên bản.
Hoạt động vận dụng trải nghiệm (2- 3') 
- HS nhắc lại ghi nhớ của bài (2,3 em).
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________________
Kĩ thuật
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế để kể tên và vêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có) 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Có ý thức nuôi gà. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sử dụng tranh ảnh. Phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố lợi ích của việc nuôi gà (3-5)
- 2 HS lên bảng nêu lợi ích của việc nuôi gà.
- GV nhận xét - đánh giá.
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Hoạt động 2: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương (12-13’)
- HS kể tên các giống gà. GV ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm: Gà nội, gà nhập nội, gà lai.
- GV kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác Có những giống gà nhập nội như gà Tam hoàng, gà lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt-ri...
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. (10-12)
- HS thảo luận nhóm làm phiếu học tập.
- Các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm- HS nhận xét.
- GV kết luận nội dung bài học.
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động vận dụng trải nghiệm (3-5’)
- GV nhận xét tinh thần thỏi độ và ý thức học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước nội dung bài “Chọn gà để nuôi”.
__________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Chủ đề 4
KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 4,5
- Rèn cho học sinh có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- GD cho HS có ý thức giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15-16’)
Bài tập 4:	
- 1 học sinh đọc tình huống và viết lời thoại cho tình huống.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.( Đóng vai)
- Đại diện các nhóm lên diễn.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức: Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ của các bên nên chúng ta cần giải quyết mâu thẫn với thái độ tích cực.
2. Hoạt động luyện tập thực hành (9-10’)
Bài tập 5:
- 1 sinh đọc các lời khuyên.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức: Để giải quyết mâu thuẫn, chúng ta cần nhận thức được nguyên nhân gây mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó theo hướng tích cực.
Hoạt động vận dụng trải nghiệm (11-13’) 
- HS liên hệ thực tế bản thân đó giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống
- HS nêu; HS và GV nhận xét.
- Yêu cầu HS vận dụng vào cuộc sống
_______________________________________
Nhận xét tiết học
HĐNGLL
Bài 3: 
KHễNG Cể VIỆC Gè KHể
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được sự nỗ lực của Bác Hồ để vượt qua mọi khó khăn, thử thách
- Trình bày được ý nghĩa của việc phấn đấu, rèn luyện trong học tập và cuộc sống
- Sống có mục đích, chí hướng. Biết cách tự hoàn thiện mình, động viên, giúp đỡ mọi người xung quanh cùng tiến bộ
II.CHUẨN BỊ:
Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống; Bảng phụ ghi mẫu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động 1: ( 3-4’)Củng cố kĩ năng bài “ Ai chẳng có lần lỡ tay”
- Em đó học được ở Bác Hồ đức tính gỡ trong bài này?
- GV giới thiệu bài mới: Không có việc gỡ khú
Hoạt động 2: ( 9-10’) Tìm hiểu chuyện. 
- GV đọc câu chuyện “Không có việc gỡ khú” (trang 13).
- HS đọc chuyện và tìm hiểu chuyện.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4.
+ Hóy nêu ý nghĩa 4 câu thơ Bác đó đọc?
- HS nêu - nêu GV nhận xét. 
Hoạt động 3: ( 9-10’)Thực hành, ứng dụng
- Em hóy kể lại một vài khó khăn mà em đó gặp vỏ cách giải quyết khú khăn đó?
- Năm học này là năm cuối cùng của cấp Tiểu học, em hóy trình bày một mục tiêu mà em muốn đạt được trong năm học tới.
Hoạt động 4: ( 13-14’) GV cho HS thảo luận nhóm đôi:
+ Chia sẻ với bạn bên cạnh về mục tiêu em đó trình bày trong phần hoạt động cá nhân
+ Cùng nhau xõy dựng kế hoạch ( thảo luận, gúp ý) cho mục tiêu đặt ra theo mẫu
 ( HS làm theo mẫu đó ghi ở bảng phụ)
Họ tên
Mục tiêu
Thời gian
Biện pháp
KQ mong muốn
- HS thảo luận nhóm 2- Nhận xét.
- HS làm bài trên bảng nhóm - Đại diện nhóm trình bày.
- Các bạn bổ sung.
Hoạt động nối tiếp:( 1-2’) 
- Nêu ý nghĩa 4 câu thơ Bác đó đọc?
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2021_2022.doc