Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023

TIẾT 2 : TOÁN

BÀI : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số .

- Làm BT 1, 2, 3 a) viết được 2 số ; b) dòng1

2. Phẩm chất

- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số

II.Đồ dùng dạy học

1. Đồ dùng

 - GV : Bảng phụ

 - HS: sách, vở.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu;

 

docx 32 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1 : CHÀO CỜ
--------------------------------------------------
TIẾT 2 : TOÁN
BÀI : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
- Làm BT 1, 2, 3 a) viết được 2 số ; b) dòng1
2. Phẩm chất
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số
II.Đồ dùng dạy học
1. Đồ dùng
 - GV : Bảng phụ 
 - HS: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Tổng kết trò chơi
- Dẫn vào Khám phá
- Chơi trò chơi "Chuyền điện"
+ Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10.
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
 a, Hướng dẫn Hs tìm quy luật. 
b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Gv treo bảng kẻ sẵn
- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số 
Bài 3:
a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chữa bài, nhận xét. 
b, Viết theo mẫu:
M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Gọi học sinh đọc các số sau:
78565; 97547; 86526
- Gọi hs nhận xét
- Gv nhận xét.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau tiếp theo.
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
- HS nêu yêu cầu của bài
+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.
- HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở KT
- HS tự tìm quy luật và viết tiếp. 
* Đáp án: 
36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000
Cá nhân – Lớp
- 2 HS phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp
Cá nhân – Lớp
- HS phân tích mẫu.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....)
b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...) 
- 78565 : Bảy mươi tám nghìn năm trăm sáu mươi lăm.
- 97547: Chín mươi bảy nghìn năm trăm bốn mươi bảy.
- Hs nhận xét
- HS chữa lại bài nếu làm sai.
- HS nhắc lại nội dung bài học
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 3 :TẬP ĐỌC
BÀI : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,...
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
2. Năng lực
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
+ GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.
* ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4
II.Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK, vở,..
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Gv cho hs hát bài hát: Tiếng hát bạn bè mình.
- Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân mônTập đọc của HKI lớp 4.
- Y/c HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm
- Giới thiệu chủ điểm: “Thương người như thể thương thân”( Từ xa xưa ông cha ta đã có câu Thương người như thể thương thân, đó là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam . Các bài học mônTiếngViệt tuần 1, 2, 3 sẽ giúp các em thêm hiểu và tự hào về truyền thống cao đẹp này).
- Treo tranh minh họa bài tập đọc
Hỏi: Em có biết hai nhân vât trong bức tranh này là ai, ở tác phẩm nào không ? 
- GV vào bài: Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích Dế Mèn
bênh vực kẻ yếu trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí 
* GT tác giả Tô Hoài
- Hs hát.
Các chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- Dế Mèn và chị Nhà Trò hai nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài .
2.Khám phá : Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
* Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.
* GV chia đoạn: 3 đoạn
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn. 
+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?
- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.
- Nhận xét.
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. HD giải nghĩa từ khó.
+ 1 HS đọc chú giải SGK/5 
+ Tìm từ trái nghĩa với từ “ ăn hiếp” 
+ Đặt câu với từ “ ăn hiếp” 
* Đọc trong nhóm:
- Chia nhóm: nhóm 2 
- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.
- Thi đọc: đoạn 3 
- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt. 
* GV đọc mẫu toàn bài. Giới thiệu giọng đọc.
- Đoạn 1 : Một hôm bay được xa.
- Đoạn 2 : Tôi đến gần  ăn thịt em.
- Đoạn 3 : Đoạn còn lại.
- Các từ : cánh bướm non, mới lột, lương ăn , nữa.
- Lắng nghe , theo dõi
- 2 HS nêu
- Từ khó hiểu: cỏ xước, ăn hiếp, bự , lương ăn, mai phục.
- Bênh vực, bảo vệ, giúp đỡ, che chở 
- Kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.
- HS đọc nhóm bàn
- HS Thi đọc, nghe nhận xét
- HS nghe GV đọc.
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 SGK:
- Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Đoạn 1 ý nói gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Vì sao chị Nhà Trò lại gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đa cuội ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Gọi 1HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 SGK:
? Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
? Qua lời kể của chị Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì ?
Gv: Chúng ta cần biết cảm thông với hoàn cảnh đáng thương của chị Nhà Trò
- Ghi ý chính đoạn 2.
- Gọi 1HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK: ( TL cặp đôi, TG 2’)
- TC cho HS thảo luận và báo cáo.
Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế mèn ?
Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ?
Đoạn 3 ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 3.
Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Gọi 2 HS nhắc lại và ghi nội dung bài lên bảng.
? Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa, em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao? 
- Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột, cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- Đoạn 1 : Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
- Bọn nhện đã đánh Nhà Trò, chăng tơ ngang đường đe dọa vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.
- Tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị bọn nhện ức hiếp.
- Đoạn 2 : Hoàn cảnh đáng thương của chị Nhà Trò.
- TL nhóm bàn, báo cáo nhận xét
- Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
- Cử chỉ và hành động : xòe hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
- Có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác cậy khỏe ức hiếp kẻ yếu.
- Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. –
 Đoạn 3: Hành động nghĩa hiệp, dũng cảm của Dế Mèn
 * Nội dung : Bài văn ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công của Dế Mèn.
-2 HS nhắc lại
- Em thích hình ảnh Dế Mèn dắt Nhà Trò đi vì hình ảnh này cho thấy Dế Mèn thật anh hùng
- Em thích hình ảnh Dế Mèn xòe hai càng động viên Nhà Trò đi vì hình ảnh này cho thấy Dế Mèn thật dũng cảm, khỏe mạnh, luôn đứng ra bênh vực kẻ yếu
4.Thực hành : Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Nhắc lại nội dung của bài
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Liên hệ: Mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng như nhau
? Em làm gì để thể hiện sự công bằng, bình đẳng với các bạn trong lớp, trong trường,..
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài sau, tuyên dương những HS học tập tích cực.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : “ Mẹ ốm” 
- 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nhắc lại nội dung bài
- HS nêu
 - Em tôn trọng bạn, không đánh bạn, nhường các em nhỏ,..
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 4 : ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. 
- Thực hiện quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập, 
2. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, cẩn thận, có ý thức tự giác, hình thành các năng lực hợp tác nhóm và giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 1. GV : Các mẫu chuyện tấm gương về sự trung thực trong học tập. 	
 2. HS : SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu :
* Khởi động :
- Gv cho hs chơi trò chơi : Làm theo lời tớ nói, không làm theo lời tớ làm.
- Gv nhận xét 
* Kết nối : GT bài và chương trình Đạo đức lớp 4
2.Khám phá :
* Một số biểu hiện của trung thực trong học tập 
Xử lý tình huống. 
- Một số cách giải quyết của bạn Long:
+ Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. 
+ Nói dối cô là đó sưu tầm nhưng quên ở nhà. 
 + Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tập nộp sau. 
- Nếu là Long em sẽ làm thế nào?
- GV kết luận và đưa ra ghi nhớ, GT nội dung ghi nhớ
 3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
HĐ 1: Làm việc cá nhân ( BT1). 
- GV nêu yêu cầu của BT1.
- GV kết luận:
HĐ 2 : Thảo luận nhóm BT2 
Nêu yêu cầu bài tập.
 - Quy ước cách tỏ thái độ. 
Nêu từng ý kiến b, c là đúng. 
4. Hoạt động vận dụng
- Em hãy kể những mẩu chuyện về trung thực.
Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm
- GV nhận xét tiết học ... rao đổi nhóm 2 – Thống nhất kết quả
* Đáp án:
a) a = 7 thì 6 x a = 6 x 7 = 42
b) b = 2 thì 18 : b = 18 : 2 = 9
c) a = 50 thì a + 56 = 50 + 56 = 106
d) b = 18 thì 97 – b = 97 – 18 = 79
Cá nhân – Lớp
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
* Đáp án:
a) Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 46
b) Với x = 34 thì 237 – (66 + x) = 237 – (66 + 34) = 237 - 100 = 137
Nhóm 2 – Lớp
- Hs đọc yêu cầu đề, làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp 
 P = a x 4
- HS tính và chia sẻ: 
Với a = 4cm thì P = 4 x 4 = 16 cm
- VN tiếp tục thực hành tính giá trị của BT có chứa 1 chữ
- Tìm các BT cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 2 :TẬP LÀM VĂN
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung ghi nhớ).
 2. Năng lực
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).
3. Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
II.Đồ dùng dạy học
 -GV: Bảng phụ 
 - HS: Vở BT, sgk.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3p)
- Thế nào là kể chuyện
- GV kết nối bài học mới
- 1 HS trả lời
2. Khám phá:(12p)
* Cách tiến hành: Nhóm 4 - Lớp
a. Nhận xét
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 với các yêu cầu của phần Nhận xét
Bài 1:
+ Kể tên những truyện các em mới học
+ Xếp các nhân vật vào nhóm: nhân vật là người, nhân vật là vật (cây cối, đồ vật, con vật,...)
Bài 2: 
+ Nhận xét tính cách nhân vật.
+ Dựa vào đâu em có nhận xét như vậy
- GV chốt lại nội dung, tuyên dương các nhóm làm việc tốt
b. Ghi nhớ
- HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ kết quả trước lớp
+ Các chuyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể
+ Nhân vật là người: Hai mẹ con bà nông dân, Bà cụ ăn xin, Những người dự lễ hội
+ Nhân vật là vật: Dế Mèn, Nhà Trò, Bọn nhện, Giao long
+ Trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu.
àCăn cứ để nêu nhận xét trên: Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ Nhà Trò.
- Trong “Sự tích hồ Ba Bể”: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu.
àCăn cứ để nêu nhận xét: Cho bà cụ ăn xin ngủ, ăn trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp những người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn.
- 2 HS đọc nội dung Ghi nhớ
3. Thực hành:(18p)
* Cách tiến hành: .
Bài 1
- Gọi HS đọc truyện
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
+ Nhân vật trong truyện là ai?
+ Nhận xét của bà về tính cách của từng cháu
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà về từng cháu không?
+ Dựa vào đâu mà bà có nhận xét như vậy?
- GV nhận xét, chốt nội dung
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2
- Thi kể cá nhân trước lớp
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ kết quả
+ Ba anh em Ni -ki- ta, Gô- sa, Chi -ôm-ca và bà ngoại.
+ Ni- ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình.
+ Gô- sa láu lỉnh
+ Chi- ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.
+ Có.
+ Dựa vào tính cách và hành động của từng nhân vật.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS: Trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể xảy ra và đi tới kết luận:
+ Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi quần áo cho em, xin lỗi em, dỗ em nín, 
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy nô đùa,  mặc em khóc.
- Suy nghĩ thi kể trước lớp
- Ghi nhớ nội dung, KT của bài
- VN tiếp tục sáng tạo và hoàn thiện câu chuyện ở BT2
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 3 : LUYỆN TIẾNG VIỆT 
LUYỆN ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. - Hiểu ND bài .
2. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
II.Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK, vở,..
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Gv cho hs hát bài hát: Tiếng hát bạn bè mình.
- Hs hát.
2.Khám phá : Luyện đọc: 
* Cách tiến hành: 
* Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.
* GV chia đoạn: 3 đoạn
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn. 
+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- Gọi 2 HS đọc. 
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. HD giải nghĩa từ khó.
* Đọc trong nhóm:
- Chia nhóm: nhóm 2 
- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.
- Thi đọc: đoạn 3 
- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt. 
* GV đọc mẫu toàn bài. Giới thiệu giọng đọc.
- Đoạn 1 : Một hôm bay được xa.
- Đoạn 2 : Tôi đến gần  ăn thịt em.
- Đoạn 3 : Đoạn còn lại.
- Các từ : cánh bướm non, mới lột, lương ăn , nữa.
- Lắng nghe , theo dõi
- 2 HS đọc
- 3 HS nối tiếp đọc
- HS đọc nhóm bàn
- HS Thi đọc, nghe nhận xét
- HS nghe GV đọc.
3. Tìm hiểu bài:)
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- HS đọc thầm đoạn bài, trả lời lại các câu hỏi trong SGK:
- GV gọi HS nhắc lại nội dung bài 
* Nội dung : Bài văn ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công của Dế Mèn.
-2 HS nhắc lại
4.Thực hành : Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Nhắc lại nội dung của bài
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài sau, tuyên dương những HS học tập tích cực.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : “ Mẹ ốm” 
- 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nhắc lại nội dung bài
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
Chủ điểm “Vui ngày hội đến trường”
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua, đưa ra phương hướng nhiệm vụ để thực hiện trong tuần tiếp theo. HS hiểu biết thêm về ngày hội đến trường. 
- Giúp học sinh có ý kiến, tự tin phát biểu ý kiến trước tập thể.
- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể .
	Có ý thức trách nhiệm với việc mình làm, rút kinh nghiệm để tiến bộ hơn.
II.ĐỒ DÙNG:
	Bảng phụ, Phiếu sơ kết tuần của tổ trưởng.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Khởi động: hát tập thể
	2. Giới thiệu (1p): Giới thiệu tiết sinh hoạt lớp	
	3. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động tuần qua
Lớp trưởng điều hành buổi sinh hoạt theo trình tự sau: (Hình thức cuốn chiếu)
- Bầu thư ký. 
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo.
- 4 lớp phó báo cáo
GV Đính bảng: bảng tổng kết
Quan sát, theo dõi HS sơ kết tuần
GV NX phát quà
Chuyển ý sang HĐ2
Lớp trưởng điều hành buổi sinh hoạt theo trình tự sau:
- Bầu thư ký.Mời thư ký lên bàn làm việc. HS lớp theo dõi.
- Lớp trưởng mời các tổ trưởng lần lượt báo cáo. – ý kiến
- Lớp trưởng mời 4 lớp phó báo cáo
- Thư ký đọc bảng tổng kết thi đua.
Lớp trưởng mời bình chọn cá nhân xuất sắc
-LT mời GV nhận xét phát thưởng.
Hoạt động 2: Phương hướng tuần tới
Đính bảng: nội dung phương hướng:
GV giới thiệu đây là khung phương hướng chung hàng tuần của lớp chúng ta, các em hãy nêu những hạn chế cụ thể tuần trước ta chưa đạt được để bổ sung vào phương hướng và quyết tâm thực hiện hiệu quả ở tuần này. Đồng thời nêu rõ những ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những phong trào nhà tường vừa phát động để thực hiện ở tuần này.
LT mời lần lượt từng LP nêu phương hướng – LT nêu ý kiến riêng của LT– cô cập nhật vào máy tính hoặc bạn thư ký cập nhật 
VD: 1.Học tập: -Đi học đúng giờ, học bài và làm dầy đủ, giúp nhau truy bài đầu giờ, tích cực phát biểu ý kiến.
2.Vệ sinh, lao động: Trực nhật tốt, Không ăn quà vặt, vứt rác đúng nơi quy định, không làm bẩn tường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
3. Đạo đức, kỷ luật: Nói năng chuẩn mực, lễ phép. Thái độ hòa nhã. Thực hiện tốt giờ tự quản, không nói chuyện riêng trong giờ học, xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn.
4. Phong trào: Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi. ủng hộ tiền làm nhà lưới, góp chai nhựa gây quỹ Đội.
Thống nhất phương hướng.
Hạ quyết tâm thực hiện tốt bằng pháo tay to.
Đăng ký cá nhân xuất sắc, tổ xuất sắc
Chuyển ý HĐ3
Cô giáo chỉ ghi tiêu đề:
Học tập:(LP HT nêu – Cô ghi)
Vệ sinh, lao động:
Đạo đức, Kỷ luật:
Hoạt động phong trào:
CBL nêu ý kiến GV cập nhật vào bảng phương hướng.
Đọc phương hướng
Thảo luận 4 tổ bổ sung, đề xuất ý kiến, thống nhất kế hoạch tuần tới
-Mời các tổ nêu ý kiến sau TL
Biểu quyết thống nhất
Ai đăng ký giơ tay. Tổ trưởng ghi nhận
Hoạt động 3: Sinh hoạt Chủ điểm.
- Nội dung : thi tìm hiểu Ngày hội đến trường
Tổ chức hái hoa kiến thức theo chủ đề: Ngày hội đến trường .
-GV phổ biến luật chơi
Lớp Hát TT - Vừa hát vừa chuyền hoa – chuyền theo tổ - mỗi tổ 1 hoa – cuối bài hát hoa ở tay bạn nào thì bạn đó mở câu hỏi ra xem – suy nghĩ 30 giây – trả lời
Giới thiệu cho HS xem hình ảnh về Ngày hội đến trường - Giáo dục tư tưởng.
GV tổng kết buổi sinh hoạt
	4. Nhận xét tiết học; dặn dò.
HS lắng nghe và tham gia hái hoa trả lời câu hỏi theo 4 tổ mỗi tổ 1 hoa.
IV. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2022_2023.docx