Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Yến

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Yến

Tiết 1: Ôn tập khái niệm về phân số

Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021

I- Yêu cầu cần đạt:

- Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

* Hình thành phát triển năng lực, phẩm chất:

+ Hình thành phẩm chất:

- Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn hoàn thành bài tập.

- Biết hợp tác để bàn bạc, góp ý và chia sẻ ý kiến.

- Biết lắng nghe để nhận xét bài bạn một cách chính xác.

+ Hình thành năng lực:

- Năng lực giao tiếp hợp tác để hoàn thành bài tập 2.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác hoàn thành bài tập nhanh nhất có thể.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Biết lập luận để điền vào ô trống theo đúng yêu cầu đề bài.

II- Đồ dùng dạy học:

- GV: máy chiếu, bảng phụ

- HS: Vở ô li, SGK

 

doc 58 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Toán
 Tiết 1: Ôn tập khái niệm về phân số
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
* Hình thành phát triển năng lực, phẩm chất:
+ Hình thành phẩm chất: 
Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn hoàn thành bài tập.
Biết hợp tác để bàn bạc, góp ý và chia sẻ ý kiến.
Biết lắng nghe để nhận xét bài bạn một cách chính xác.
+ Hình thành năng lực: 
Năng lực giao tiếp hợp tác để hoàn thành bài tập 2. 
Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác hoàn thành bài tập nhanh nhất có thể.
Năng lực tư duy và lập luận toán học: Biết lập luận để điền vào ô trống theo đúng yêu cầu đề bài.
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: máy chiếu, bảng phụ
- HS: Vở ô li, SGK
III – Các hoạt động dạy học
TG 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
5p
15p
15p
3p
1.Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- KT đồ dùng học toán.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2.HĐ hình thành kiến thức mới:
Ôn lại khái niệm về phân số:
*Mục tiêu:Giúp HS biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
(Lưu ý nhắc nhở HS (M1,2) nắm được nội dung bài)
*Cách tiến hành:
a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV dán tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát 
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.
- GVKL: Ta có phân số đọc là “hai phần ba”.
- Yêu cầu HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b)Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng PS.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách viết thương của phép chia, viết STN dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- GV nhận xét.
3. HĐ luyện tập – thực hành: 
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng khái niệm phân số để làm các bài tập 1,2,3, 4.
 (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS làm miệng
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
 - GV theo dõi nhận xét.
 Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, ứng dụng:
* Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức vừa học
- Vận dụng làm bài tập nhanh.
* Cách tiến hành: 
- Gọi học sinh nêu lại cách viết 1 số tự nhiên về phân số và ngược lại.
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Về nhà: HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật nào đó thành nhiều phần bằng nhau một cách nhanh nhất. 
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS nghe, ghi vở 
- HS quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- HS thảo luận
- HS viết lần lượt và đọc thương.
1 : 3 = (1 chia 3 thương là )
a. Đọc các phân số:
- HS làm bài theo cặp
; ;;;
b. Nêu tử số và mẫu số
- 1 HS làm miệng
- Viết thương dưới dạng phân số:
- HS làm bài cá nhân vào vở, báo cáo GV
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
- Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
- HS làm vào vở, 3 em làm trên bảng.
; ; 
- Điền số thích hợp 
- HS làm miệng.
- HS nêu lại.
- Tìm thương(dưới dạng phân số) của các phép chia: 
6 : 8 ; 12 : 15; 4 : 12; 20 : 25
- HS thực hiện
**************************************************************
Tập đọc
 Tiết 1: Thư gửi các học sinh
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). 
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 * Hình thành phát triển năng lực, phẩm chất:
+ Hình thành phẩm chất: 
Yêu quý Bác Hồ, thể hiện thái độ trân trọng và biết ơn.
Trân trọng giá trị của cuộc sống bình yên ngày hôm nay.
+Hình thành năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm tòi và đưa ra câu trả lời ngắn gọn, chính xác.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác nhóm để trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ : Biết cảm nhận được cái hay trong những hình ảnh, những câu văn. 
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Máy chiếu.
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
5p
12p
10p
8p
5p
1.Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động luyện đọc: 
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
 (Lưu ý tốc độ đọc của nhóm HS (M1,2))
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên.
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: - Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
* Cách tiến hành:HĐ nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? 
 + Nêu ý 1 ?
+Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
 +Nêu ý 2:
+ Nêu ý chính của bài ?
- GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
4. Luyện đọc diễn cảm:
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (TLCH 1,2,3 SGK). 
(Giúp đỡ HS đọc diễn cảm chưa tốt)
* Cách tiến hành:
 -Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- Cho HS luyện học thuộc lòng
- Thi học thuộc lòng
5. Hoạt động vận dụng, ứng dụng:
* Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức vừa học
- Hiểu biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
* Cách tiến hành: 
- Gọi học sinh trả lời:
- Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ ?
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- HS hát
- HS ghi vở
- 1HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm
- HS nghe
- HS đọc
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
- Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
-XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu
-Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước.
- Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước
- HS nêu
-1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng.
-HS nêu
- HS nghe và thực hiện
**************************************************************
Kể chuyện
Tiết 1 : Lý Tự Trọng
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kể thù.
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 * Hình thành năng lực - phẩm chất: 
+ Hình thành năng lực: Biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 12 câu
- Rèn kĩ năng nghe: 
- Tập trung nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện
- Chăm chỉ theo dõi bạn kể chuyện: Nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn
+ Hình thành phẩm chất: 
Yêu nước và có lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc.
Biết bày tỏ lòng thành kính tại những khu di tích lịch sử.
*GDQPAN: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Máy chiếu. 
- HS: Vở, SGK,...
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5p
10p
15p
7p
3p
1.Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS
2. HĐ nghe kể 
*Mục tiêu: Học sinh nghe, ghi nhớ được nội dung câu chuyện.
- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện .
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện 
*Cách tiến hành:
* Việc 1: GV kể lần 1: Đoạn 1 kể chậm, nhấn giọng những từ chỉ hoạt động của anh, giọng kể khâm phục ở đoạn 3
* Việc 2: GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ (kể đến nhân vật nào, ghi tên lên bảng- Kết hợp giải nghĩa từ khó : sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành viên )
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Anh LTT được cử đi học nước ngoài khi nào? Về nước anh làm nhiệm vụ gì? Hành động dũng cảm nào của anh làm em nhớ nhất ?
3. Hoạt động thực hành kể chuyện
* Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi. Tập kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV nhận xét
4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
*Cách tiến hành:
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ?
+ Ý nghĩa câu chuyện, em học được điều gì từ anh Lý Tự Trọng? 
- GV nhận xét, KL
5. Hoạt động vận dụng, ứng dụng:
* Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức vừa học
- Biết liên hệ thực tế.
* Cách tiến hành: 
- Câu chuyện giúp em hiểu gì về con người VN ?
- Noi gương anh LTT các em cần phải làm gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ 
- HS nêu
- HSTL
- HS đọc yêu cầu
- HS viết lời thuyết minh cho ND mỗi bức tranh, HS phát biểu, nhận xét
- HS các nhóm thi kể 
- Các nhóm nhận xét
- HS nghe, tự trả lời câu hỏi, báo cáo với giáo viên
- Lý ... t số PS không đưa về được PSTP
-Tìm 1 số nào đó để khi nhân(hoặc chia cho) với MS cho ta kết quả là 10; 100; 1000;Rồi nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với số đó để được PSTP
- Đọc các PSTP
- HS đọc và nêu cách đọc
- HS theo dõi
- Viết các PSTP
- Học sinh làm vở, báo cáo kết quả
- HS nghe
- Phân số nào là PSTP
- HS làm vào vở, báo cáo kết quả
- HS nghe
- HS nghe
- Viết số thích hợp
- Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của PS đó với cùng 1 số để có MS là 10; 100; 1000;
- HS làm vở, báo cáo kết quả
b, ;
c,
- HS nghe
- HS nêu
- HS thực hiện
**************************************************************
Tập làm văn
 Tiết 2: Luyện tập tả cảnh 
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng.
- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
* Hình thành phát triển năng lực- phẩm chất:
+ Hình thành phẩm chất: - Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
+ Hình thành năng lực: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
*BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường quê em sinh sống.
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: + Máy chiếu
- HS: SGK, những ghi chép kết quả quan sát ,vở TLV
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
5p
10p
20p
5p
1.Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi sau:
+ Bài văn tả cảnh gồm có mấy phần ?
+ Nội dung từng phần ?
+ Nêu cấu tạo của bài Nắng trưa ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích y/c của tiết học 
2. Hoạt động luyện tập – thực hành:
* Mục tiêu: 
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng.
- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày (BT2). 
(* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi hs đọc yêu cầu, nội dung bài tập
- Yêu cầu hs làm bài theo cặp
- Gọi hs trình bày nối tiếp theo các câu hỏi:
? Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
? Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
? Tìm một chi tiết cho thấy sự quan sát rất tinh tế của tác giả? Tại sao em lại cho đó là sự quan sát tinh tế
- GV nhận xét, khen ngợi hs.
- GV kết luận: Tác giả đã quan sát rất tinh tế, lựa chọ chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp riêng của từng cảnh vật.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi hs đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân; GV đi giúp đỡ hs gặp khó khăn.
Gợi ý các câu hỏi:
+ Mở bài: Em tả cảnh gì? ở đâu vào thời gian nào? Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì? 
+ Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật
+ Kết bài nêu cẩm nghĩ nhận xét của em về cảnh vật.
- GV nhắc hs: Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn. Khi quan sát các em có thể ảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: Thính giác, thị giác, xúc giác.
- Gọi HS đọc bài
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá
- Gọi hS làm phiếu báo cáo
- GV cùng hs nhận xét sửa chữa coi như một dàn bài mẫu.
- GV nhận xét đánh giá học sinh
- Cho học sinh quan sát 1 số bức ảnh vẻ đẹp của cánh đồng lúa, buổi sáng trên biển.....
3. Hoạt động vận dụng, ứng dụng:
* Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức vừa học
* Cách tiến hành: 
- Để quê hương em có một cảnh quan đẹp chúng ta cần làm gì?
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục hoàn thành dàn ý, viết vào vở, chuẩn bị cho tiết sau.
- Về nhà vẽ một bức tranh phong cảnh theo trí tưởng tượng của em.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
- 1 hs đọc.
- 2 hs tạo thành 1 cặp trao đổi, thảo luận cùng trả lời câu hỏi.
- Mỗi câu hỏi 1 hs trả lời, các hs bổ sung ý kiến.
- 1 em nêu
- Các giác quan: xúc giác, thị giác.
- HS nêu ý kiến và giải thích.
- hs nêu
- Rất đẹp và trong lành
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc: 
- 35 hs tiếp nối nhau đọc.
- 2 hs lập dàn ý vào giấy khổ to; hs dưới lớp làm vào VBT.
VD: Dàn ý tả buổi chiều trên cánh đồng:
+ Mở bài: Con đường đi học của em uốn quanh làng, nen theo đồng lúa, Mỗi chiều đi học về em thường tả hòi mình trước cánh đồng lúa ngút ngàn.
+ Thân bài: tả theo trình tự thời gian
-Ông mặt trời lũng thững đạp xe qua những ngọn tre.
- Những tia nắng màu vàng nhạt.
- Cánh đồng là một màu vàng.
- Những đợt sóng lúa nháp nhô theo làn gió.
- Lũ chim lúc bay lúc xà xuống nhu đang nô đùa. 
- Trên bờ ruộng mấy bác nông dân đang trò chuyện vui vẻ bởi một vụ mùa bội thu.
- Xa xa các bạn nhỏ đang đi học về.
+ Kết bài: Khoảng khắc hồng hôn trên cánh đồng thật là đẹp. 
- 3 – 5 HS đọc bài 
- Lớp nhận xét , đánh giá
- 1 hs dán phiếu của mình lên bảng, các hs khác đọc và nêu ý kiến của mình về bài của bạn.
- Quan sát trên màn hình.
- HS nghe và thực hiện
-Chúng ta cần có ý thức giữ sạch, vệ sinh môi trường
**************************************************************
Sinh hoạt 
Tiết 1: Ổn định tổ chức lớp
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS đi vào ổn định tổ chức lớp. 
- Kiện toàn tổ chức lớp, bầu ban cán sự lớp.
- Học nội quy lớp học.
- Tìm hiểu sự nghiệp, thân thế anh hùng Nguyễn Văn Thuần.
- Đề ra phương hướng, mục tiêu học tập.
II. Nội dung sinh hoạt
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5
10'
5'
1.Hoạt động mở đầu:
- Tổ chức cho HS vui văn nghệ.
- Hát quốc ca và Lớp chúng mình rất vui.
- GV nhận xét tinh thần văn nghệ của HS
2. Nội dung chính:
a) Hoạt động 1:
- Bầu ban cán sự lớp; 
- Cho HS tự đề cử và lấy biểu quyết để bầu ra: Lớp trưởng, quản ca, lớp phó.
- Chia tổ, sắp xếp chỗ ngồi, bầu tổ trưởng, tổ phó...
- Bầu 3 HS trong đội sao đỏ, (HS đề cử và cho biểu quyết)
b) Hoạt động 2:
- Tổ chức HS học lại nội quy của trường lớp.
- Ôn lại thân thế, sự nghiệp của Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Thuần.
+ Anh Hùng Nguyễn Văn Thuần quê ở xã Cộng Hòa - huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh. Nay là phường Cộng Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
+Ông sinh năm 1916, nhập ngũ tháng 8 năm 1945.
+ Từ năm 10-28 tuổi đi ở cho địa chủ, sau đó bị bắt đi lính cho Pháp.
+ Khi Nhật đảo chính Pháp, ông trốn về và tham gia Cách mạng nước nhà.
+ Ông tham gia nhiều trận đánh, lập nhiều chiến công.
+ Tháng 8-1955, ông được chủ tịch nước tặng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng LLVTND.
 3. Phương hướng tuần 2:
- Duy trì tốt các nề nếp của lớp của trường: Đi học đúng giờ, truy bài 10 phút đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn.
- Bọc sách vở và chuẩn bị đồ dùng còn thiếu.
- Nghiêm túc thực hiện mọi quy đinh do trường , lớp đề ra.
* Lưu ý phòng chống dịch khi tới lớp và ở nhà:
- Cho học sinh đọc bản nội quy phòng dịch Covid.
- Lưu ý khi tới lớp cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân như khẩu trang, đo thân nhiệt ở nhà và khi tới trường, mang theo bình nước cá nhân.
- Gọi học sinh lên thực hiện lại 6 bước sát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn.
- HS tham gia văn nghệ
- Lớp trưởng: Nguyễn Hải Chi.
- Lớp phó học tập: Nguyễn Thị Bảo Ngọc.
- Lớp phó văn nghệ: Nguyễn Hồng Ánh.
- Lớp phó lao động: Phạm Duy Hưng
- Tổ trưởng tổ 1: Nguyễn Quang Hải.
- Tổ trưởng tổ 2 : Nguyễn Phương Bích.
- Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Sơn Tùng
- Đội sao đỏ: Gia Huy, Phương Bích, Đỗ Quyết
- Đi học đúng giờ. Sáng 7.15 truy bài, chiều 13.30 truy bài.
- Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sách bút trước khi đến lớp.
- Chấp hành nghiêm túc ATGT, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- Luôn đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè trong lớp.
- Tuân thủ theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS lắng nghe
- Quan sát chân dung anh hùng Nguyễn Văn Thuần.
- Lắng nghe.
- 2-3 học sinh đọc
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 3 học sinh lên thực hiện theo 6 bước.
An toàn giao thông
Tiết 1: Biển báo giao thông đường bộ
I- Yêu cầu cần đạt:
 - Giúp học sinh biết và hiểu các loại biển báo giao thông đường bộ và đặc điểm của từng loại biển báo.
- Học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại biển báo giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh các loại biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3p
10p
2p
1.Hoạt động mở đầu:
- Nêu 1 số biển báo giao thông mà em biết ?
Nhận xét, tuyên dương.
2. HĐ hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu:
- Học sinh biết tên các loại biển báo, hiểu được ý nghĩa của biển báo đó. 
- Thấy được tầm quan trọng của biển báo.
- Có ý thức chấp hành theo các biển báo, cũng như tín hiệu của người điều khiển...
* Cách tiến hành:
a. Ôn tập các loại biển báo:
- GV yêu cầu HS quan sát các loại biển báo trên màn hình
- GV chia 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận:
+ Hãy đọc tên và nói tác dụng biển báo được quan sát?
- GV nhận xét, chốt lại:
* Nhóm 1: Biển báo cấm
* Nhóm 2: Biển báo nguy hiểm
* Nhóm 3: Biển hiệu lệnh
* Nhóm 4: Biển chỉ dẫn
* Ghi nhớ SGK/ trang 7
b. Một số biển báo khác cần biết.
+ Hãy kể tên một số biển báo mà em biết?
- GV giới thiệu thêm một số biển báo
- GV nhận xét, giải thích thêm một số biển báo HS chưa rõ.
VD:
+ Biển cấm
+ Biển hiệu lệnh
+ Biển chỉ dẫn
- Khuyến khích HS tìm hiểu thêm các biển báo.
* Có rất nhiều biển báo, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của chúng và tuân thủ luật giao thông. 
3. Hoạt động vận dụng, ứng dụng:
* Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức vừa học
* Cách tiến hành: 
- GV giơ biển báo bất kì:
+ Cho biết nội dung của biển báo.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
- 3-4 học sinh nêu
- HS quan sát trên màn hình
- HS từng nhóm thảo luận, mỗi nhóm một loại biển báo khác nhau.
- Đại diện HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Hình tròn bên trong màu trắng, bên ngoài viền đỏ.
+ Cấm đi ngược chiều, cấm đi bộ cắt ngang, cấm xe đạp, dừng xe.
+ Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng.
Nguy hiểm gặp đường sắt không rào chắn, có rào chắn, nhường đường ưu tiên.
+ Hình tròn, 2 màu xanh và trắng
+ Lệnh đi thẳng, rẽ trái, phải, đi bộ cắt ngang.
+ Hình vuông, hình chữ nhật, có màu xanh.
+ Có người đi bộ cắt ngang, có bến xe, có chợ.
- Nhiều học sinh nhắc lại.
- Nhiều HS phát biểu
- Quan sát nêu đặc điểm
+ Biển cấm rẽ trái, cấm rẽ phải, cấm xe gắn máy.
+ Biển báo người đi bộ cắt ngang qua đường, đường người đi xe đạp cắt ngang qua, công trường, giao nhau với đường không ưu tiên.
+ Biển báo có điện thoại, trạm cấp cứu, trạm cảnh sát gaio thông. 
- 2, 3 HS đọc ghi nhớ
- HS phát biểu
- Nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_doan_thi_yen.doc