Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HS nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

- Phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh trong sgk để giới thiệu bài, bảng phụ ghi đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc.

III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động Mở đầu (5P)Khởi động, kết nối

 Thi đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ

 - 3 học sinh thi đọc diễn cảm: Chuyện một khu vườn nhỏ

- 1 HSnêu nội dung bài .

- HS nhận xét, GV kết luận.

*Giới thiệu bài : Quan sát tranh, nêu nội dung.

Hoạt động Khám phá và luyện tập

1.H¬¬ướng dẫn học sinh luyện đọc ( 10 phút)

- GV đọc mẫu, HS theo dõi.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn

 + Đoạn 1: Từ đầu.nếp áo, nếp khăn

 + Đoạn 2: Tiếp theo.không gian

 + Đoạn 3: Còn lại

 - Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng tả nhẹ nhàng, thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng thảo quả.

- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài.

 

doc 15 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 23: Mïa th¶o qu¶.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả, thÓ hiÖn c¶m høng ca ngîi vÎ đẹp của rừng thảo quả.
- Phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh trong sgk để giới thiệu bài, bảng phụ ghi đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc. 
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu (5P)Khởi động, kết nối
 Thi đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ
 - 3 học sinh thi đọc diễn cảm: Chuyện một khu vườn nhỏ
- 1 HSnêu nội dung bài .
- HS nhận xét, GV kết luận.
*Giới thiệu bài : Quan sát tranh, nêu nội dung.
Hoạt động Khám phá và luyện tập
1.Hướng dẫn học sinh luyện đọc ( 10 phút)
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
 + Đoạn 1: Từ đầu....nếp áo, nếp khăn
 + Đoạn 2: Tiếp theo....không gian
 + Đoạn 3: Còn lại
 - Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng tả nhẹ nhàng, thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng thảo quả.
- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài.
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).
 - Hướng dẫn HS đọc từ khó: sinh sôi, bóng râm, tựa,..,sửa lỗi giọng đọc cho HS.
 -1 HS đọc phần chú giải.
 - Một HS đọc toàn bài.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ( 8 phút)
 - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 SGK
Giải nghĩa từ: Thơm nồng:gợi cảm giác hương thơm lan tỏa,kéo dài.
Rút ra ý chính:
ý 1: Dấu hiệu vào mùa của thảo quả.
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian
- Ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả
- HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 3 SGK
- Hoa thảo quả nảy ở đâu?
- Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy
ý 3: Vẻ đẹp của thảo quả khi chín
 + Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì ?
 Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. 
(HS rút nội dung bài, HS nhắc lại) 
Hoạt động Thực hành, vận dụng(10p)
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài và theo dõi để tìm cách đọc hay; đọc đoạn tùy thích và nêu lí do thích
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1 để HS đọc tốt hơn.
- HS thi đọc diễn cảm
* Hoạt động vận dụng(3p): 
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế. 
 ? Ngoài cây thảo quả, em hãy nêu tên một vài loại cây thuốc Nam mà em biết?
GVKL:Hãy yêu quý, chăm sóc các loại cây mà các em vừa kể vì nó là những cây thuốc Nam rất có ích cho con người. Ngoài ra các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây xanh xung quanh mình để môi trường ngày càng trong sạch.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
 CHÍNH TẢ
TIẾT 12. nghe viÕt : Mïa th¶o qu¶
I yêuYÊUcầu cầYÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
-Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 Làm được bài tập 2a, 3a/b.
- Rèn kĩ năng phân biệt các tiếng có phụ âm đầu s/x.
- Hình thành và phát triển Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh ý thức: yêu thích sự trong sáng, đa dạng của Tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Mở đầu ( 3P) Khởi động, kết nối
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" tìm các từ láy âm đầu n 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe - viết một đoạn trong bài: Mùa thảo quả
 Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 7 p)
 1.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung đoạn văn.
 + Gọi 1-2 HS đọc đoạn văn.
 + GV hỏi, HS trả lời miệng câu hỏi sau: Em hãy nêu nôi dung của đoạn văn?
2/ Hướng dẫn viết từ khó.
 + Yêu cầu HS nêu các từ khó viết.
 + Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó.
Hoạt động Luyện tập, thực hành (23 phút)
 1.Viết chính tả:
- HS viết theo lời đọc của GV.
 - GV thu, chấm bài :10 bài.
- GV nêu nhận xét chung bài viết.
2 Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2a: - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 -Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS. Chốt lời giải đúng.
- Gọi HS đọc thành tiếng các tiếng tìm được trên bảng.
- Em có nhận xét gì cách viết các phụ âm s/x; t/c?
 - GV kết luận về cách viết các từ ngữ có phụ âm s/x; t/c
Bài tập 3a: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS thảo luận nhóm đôi và tự làm bài tập, 1 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét. Kết luận lời giải đúng. HS nhắc lại
 Hoạt động Vận dụng(2p): 
- HS nhắc lại cách viết các từ ngữ có phụ âm s/x;t/c.
 - Tổng kết bài.
IV. BỔ SUNG TIẾT DẠY:
.... 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 23. MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
 + Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).
 + Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
 + HS nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho phù hợp.
- Phát triển - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh ảnh khu dân cư khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên (nếu cú).
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mơ đầu (5 phút). Khởi động, kết nối
 Trò chơi: Truyền điện
- Nội dung: Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Nêu tên các bài tập đọc đã học ở tuần 11,12 
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Mở rộng vôn từ: Bảo vệ môi trường
Hoạt động Hình thành kiến thức( 22 phút)
1.Tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ về môi trường 
Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu của bài tập và trao đổi nhóm đôi để làm và trình bày miệng trước lớp.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích.( 1 HS trả lời, HS nhận xét bổ sung) 
 Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng, cho Hs quan sát hình ảnh.
KL: Giúp HS phân biệt các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
 - Sinh vật: Tên gọi chung các vật sống bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.
 - Sinh thái:Quan hệ giữa sinh vật(kể cả người) với môi trường xung quanh.
 - Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật có thể quan sát được. 
Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - HS thảo luận theo nhóm đôi để làm bài tập và trình bày miệng trước lớp. .( 1HS trả lời, 1HS nhận xét bổ sung) 
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
KL: Giúp HS tìm được các từ ngữ bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản, bảo tàng, bảo trợ
 - GV yêu cầu học sinh đặt câu có tiếng bảo: 
Ví dụ: Chiếc ô tô này đã mua bảo hiểm.
 Tấm ảnh được bảo quản rất tốt.
Hoạt động Luyện tập (5 phút)
 Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 HS tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ,sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
 Học sinh phát biểu ý kiến, HS nhận xét bổ sung.GV phân tích ý kiến đúng: chọn từ giữ gìn (gìn giữ) thay thế cho từ bảo vệ.
- Bảo vệ: gìn giữ, giữ gìn 
+ Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
+ Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.
* Hoạt động Vận dụng(3p): 
- Để môi trường quanh ta luôn sạch đẹp cần phải làm gì? Liên hệ bản thân.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 IV. BỔ SUNG TIẾT DẠY:
.... 
 KỂ CHUYỆN
TIẾT 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét về lời kể của bạn.
- Rèn kỹ năng nói, kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
- Phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 +Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Hình thành những phẩm chất: chăm chỉ, yêu môi trường xung quanh.. 
*GD BVMT: Kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức BV
 Thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV : Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường(GVvàHọc sinh sưu tầm được) 
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu:Khởi động, kết nối ( 5 p)
- Hai học sinh nối tiếp kể câu chuyện" Người đi săn và con nai"
-1 HS nêu ý nghĩa của truyện
- Giới thiệu bài
Hoạt động Hình thành kiến thức mới( 13P)
1 Tìm hiểu đề bài
Gọi HS đọc đề bài, GV gạch chân dưới các từ trọng tâm.
Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mà em sẽ kể.
2.Kể chuyện trong nhóm
Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 4.(HS có thể chỉ kể 1, 2 đoạn chuyện có nội dung theo yêu cầu)
Gợi ý cho HS các câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện:
 - HS kể hỏi: 
 + Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
 + Câu truyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 + Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
HS nghe kể hỏi:
 + Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này?
 + Câu truyện của bạn có ý nghĩa gì?
 + Bạn thích nhất tình tiết nào của truyện?
Hoạt động Luyện tập(15P) :Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
-Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện trước lớp.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên  ... t. 
- Giới thiệu bài : Hành trình của bầy ong.
Hoạt động Khám phá, luyện tập
1.Luyện đọc ( 10 P)
- GV đọc mẫu, cả lớp đọc thầm.
 - GV hướng dẫn cách đọc: diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: đẫm, trọn đời, rong ruổi, giữ hộ, tàn phai 
 - Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ(2 lượt).
 - Hướng dẫn đọc từ khó: đẫm, rong ruổi, trọn đời,..sửa lỗi cho HS 
 - Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ.
 - Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải: SGK. - Gọi một HS đọc toàn bài .
 2. Tìm hiểu bài (10P): 
- HS đọc thầm khổ 1 trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
 - Giảng từ: vô tận, đẫm.
- HS nêu ý chính, nhắc lại.
 ý 1: Hành trình vô tận của bầy ong
 - HS đọc thầm khổ 2 trả lời câu hỏi 2 trong SGK. 
- Giảng từ: thăm thẳm, bập bùng 
 - ý 2 : Vẻ đẹp ở những nơi ong đến tìm mật. 
- HS đọc thầm khổ 3 trả lời câu hỏi 3 trong SGK. 
- Giảng từ: rong ruổi, nối liền mùa hoa.
- HS rút ý chính, HS nhắc lại
ý 3: Bầy ong rất chăm chỉ giỏi giang 
 - HS đọc thầm khổ 4 trả lời câu hỏi 4 trong SGK.
 - Giảng từ: men trời đất
- Rút ra ý chính
ý 4: Ca ngợi công việc của bầy ong 
 + Em hãy nêu nội dung chính của bài
 ND :Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích, gi÷ hé cho ng­êi nh÷ng mïa hoa ®· tµn phai, ®Ó l¹i h­¬ng th¬m, vÞ ngät cho ®êi. 
Hoạt động thực hành, vận dụng (10P): 
*Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
 - HS tìm cách đọc hay và đọc khổ thơ tùy thích rồi nêu lí do thích.
 - GVtreo bảng phụ đã ghi sẵn 2 khổ thơ cuối bài, hướng dẫn HS cách ngắt nhịp để đọc hay hơn.
 - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
 - HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng bài thơ .
 Vận dụng 
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 - Từ các phẩm chất tốt đẹp của bầy ong có liên tưởng gì đến những phẩm chất của con người Việt Nam?
IV.BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.... 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 23: cÊu t¹o cña bµi v¨n t¶ ng­êi.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người( ND Ghi nhớ).
-Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình..
- Hình thành và phát triển năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục lòng nhân ái, quan tâm đến mọi người.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV: Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý ba phần.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động Mở đầu( 3p): Khởi động, kết nối
- Hs nêu cấu tạo một bài văn tả cảnh.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động Hình thành kiến thức mới(12p): 
 1. Tìm hiểu phần nhận xét.
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa.
- Qua bức tranh em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên?
- Một học sinh đọc bài văn.cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn.
 - Học sinh trao đổi theo cặp,lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm(HS phát biểu ý kiến.HS và giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
 1- Mở bài
- Từ " nhìn thân hình.... đẹp quá"
- Nội dung: Giới thiệu về hạng A cháng.
- Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của hạng A Cháng.
 2- Thân bài: Hình dáng của Hạng A
Hình dáng của Hạng A cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ. vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
 - HĐ và tính tình: lao động chăm chỉ, cần cù, say mê , giỏi; tập trung cao độ đén mức chăm chắm vào công việc
 3- Kết bài: Câu hỏi cuối bài : ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ.
- Qua bài văn em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?
- HS rút ra ghi nhớ (trong SGK), HS nhắc lại
Hoạt động Luyện tập( 18 P) 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV nêu yêu cầu của bài luyện tập lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình.
 - GV hướng dẫn:
 + Em định tả ai?
 + Phần mở bài em nêu những gì?
 + Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài? 
 - Khi lập dàn ý,em cần bám sát cấu tạo 3phần:mở bài,thân bài,kết luận của bài văn tả người.
 - Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc, những chi tiết nổi bật về ngoại hình,hoạt động của người đó .
 - Yêu cầu HS làm bài. GV giúp đỡ những HS. 
 - Một vài học sinh lên trình bày dàn ý của mình .
 - Cả lớp và GV nhận xét sửa chữa để thành 1 dàn bài hoàn chỉnh
 - 1HS đọc lại dàn ý đã sửa.
* Hoạt động Vận dụng(2p): 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Vận dụng kiến thức viết một đoạn văn tả người theo ý hiểu của em.
 - Củng cố dặn dò:
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.... 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 24: LuyÖn tËp vÒ quan hÖ tõ.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1,BT2).
 - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết cách đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
 - HS (M3,4) đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4
- Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ một cách phù hợp.
- Hình thành và phát triểnnăng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* GDBVMT: BT 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 1 và bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu: (5p) Khởi động, kết nối
 - Cho HS chia thành 2 đội chơi thi đặt câu có sử dụng quan hệ từ. Đội nào đặt được nhiều câu và đúng hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
Hoạt động Luyện tập, thực hành( 27p) 
1.Xác định về tác dụng của quan hệ từ
Bài tập 1: 
 - GV nêu yêu cầu của bài tập .
 - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm, HS nhận xét bổ sung. 
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL:Học sinh tìm được các quan hệ từ trong câu, hiêủ được tác dụng của quan hệ từ trong câu.
Bài tập 2: 
 - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi.
HS tiếp nối nhau chia sẻ ý kiến.
a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản
b) Mà: Biểu thị quan hệ tương phản
c) Nếu...... thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giải thiết - kết quả
 - HS và GV nhận xét.
KL: Củng cố về quan hệ 
2 Rèn kĩ năng đặt câu
Bài 3 : 
 - HS đọc yêu cầu bài 3. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập . 
 - HS điền các quan hệ từ vào ô trống thích hợp .Học sinh làm việc độc lập và 1 HS lên bảng làm.
 - Cả lớp và GV nhận xét. HS đọc lại các câu văn đã điền hoàn chỉnh
KL: Học sinh biết sử dụng các quan hệ từ .
Bài 4: 
 Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 Học sinh thi đặt câu với các quan hệ từ (mà,thì,bằng) theo nhóm .Cách làm:từng học sinh trong nhóm nối tiếp nhau viết câu văn mình đặt được vào bảng phụ 
 - Đại diện từng nhóm lên dán nhanh kết quả lên bảng.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét. HS đọc lại các câu văn.
Ví dụ: + Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
+ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
* Hoạt động Vận dụng (3p): 
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Ghi nhớ các quan hệ từ và cặp từ quan hệ và ý nghĩa của chúng. Tìm hiểu thêm một số quan hệ từ khác.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.... 
 TẬP LÀM VĂN
TIẾT 24: LuyÖn tËp t¶ ng­êi.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết văn.
-Phát triển
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục học sinh ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà .Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc . 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu(5p): Khởi động, kết nối
 - GV kiểm tra bài làm dàn ý của học sinh . 
- Học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- Giới thiệu bài, ghi bảng. 
Hoạt động Hình thành kiến thức mới( 32 p)
 1 Hướng dẫn HS tìm các chi tiết tiểu biểu về ngoại hình trong bài văn
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bà tôi.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi của bài.
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS bổ sung cho bạn.
- GV mở bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà(SGV)
- Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:
 + Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
 + Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.
 + Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả , ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
 + Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Yêu cầu HS đọc lại.
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
( Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để
tả)
2. Tìm hiểu những nét đẹp về ngoại hình qua hoạt động
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài văn người thợ rèn.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
 GV kết luận lời giải đúng. HS nhắc lại.
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
( Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập...)
- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
(- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú)
KL: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ quyết liệt. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề thợ rèn .
* KL chung: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không tràn lan dài dòng.
Hoạt động Vận dụng(3p): 
 - GV nhận xét tiết học.
- Em học được điều gì từ cách quan sát của tác giả ? 
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2021_2022.doc