Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022

TIẾT 31 : THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - HS hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Phát triển

 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục lòng nhân ái, nhân cách cao thượng và sự trung thực của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV : Bảng phụ viết câu dài để luyện đọc

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động Mở đầu( 5 phút ) Khởi động, kết nối

 - 1 hs đọc bài Về ngôi nhà đang xây và nêu nội dung.

 - HS và GV nhận xét.

 - GV giới thiệu bài qua việc quan sát tranh minh họa.

 Hoạt động Khám phá , luyện tập( 22 phút)

1.Hướng dẫn luyện đọc văn bản.

 - 1 hs đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.

 - HS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu.thêm gạo, củi.

+ Đoạn 2: Tiếp.càng hối hận.

+ Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm đọc bài.

+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa các từ : danh lợi, thuyền chài, mụn mủ,sổ thuốc, nhân nghĩa.;

- Hướng dẫn ngắt câu dài: “Ông ân cần .một tháng trời/và cho nó)”

- Giúp HS hiểu nghĩa từ mới (1 HS đọc phần chú giải) và giảng thêm : Lãn Ông ( ông lão lười- ông tự đặt biệt hiệu cho mình),

 

doc 16 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 90Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 31 : THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - HS hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Phát triển
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
 Giáo dục lòng nhân ái, nhân cách cao thượng và sự trung thực của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV : Bảng phụ viết câu dài để luyện đọc 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu( 5 phút ) Khởi động, kết nối
 - 1 hs đọc bài Về ngôi nhà đang xây và nêu nội dung.
 - HS và GV nhận xét.
 - GV giới thiệu bài qua việc quan sát tranh minh họa.
 Hoạt động Khám phá , luyện tập( 22 phút) 
1.Hướng dẫn luyện đọc văn bản.
 - 1 hs đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
 - HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.......thêm gạo, củi.
+ Đoạn 2: Tiếp...càng hối hận.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm đọc bài.
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa các từ : danh lợi, thuyền chài, mụn mủ,sổ thuốc, nhân nghĩa...; 
- Hướng dẫn ngắt câu dài: “Ông ân cần ...một tháng trời/vàcho nó)” 
- Giúp HS hiểu nghĩa từ mới (1 HS đọc phần chú giải) và giảng thêm : Lãn Ông ( ông lão lười- ông tự đặt biệt hiệu cho mình), 
 - HS luyện đọc theo cặp. - GV theo dõi.
 - Một HS đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi .
 - GV đọc mẫu bài văn: Giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
 2. Tìm hiểu nội dung bài :
 - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 SGK.
 - Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
(Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi)
 - HS rút ý chính: Lòng nhân ái của Lãn Ông
 - HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK.
 Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
* HS rút ý chính: Những điều thể hiện lòng nhân ái của LãnÔng trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ.
- HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 3,4 SGK 
- HS rút ý chính: Lãn Ông là một người không màng danh lợi.
 *GV nhấn mạnh : Tuy là người thầy thuốc giỏi nhưng ông không màng danh lợi,
 - HS nêu nội dung chính của bài : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Hoạt động Thực hành, vận dụng ( 10 phút) 
 Luyện diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn và theo dõi để tìm cách đọc hay.
- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc diễn cảm ( phần 1).
 - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. Nhận xét tuyên dương.
Vận dụng
- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.	
- Để nhớ ơn và cảm phục tấm lòng của ông người ta đã làm gì?
- Dặn Hs chuẩn bị bài sau.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ..........................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 31 : TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.( BT1)
 - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm 
 ( BT2).
- Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và tìm từ miêu tả tính cách nhân vật
- Phát triển:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực, chăm chỉ trong học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV: bảng nhóm. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động Mở đầu ( 5')Khởi động
- Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của 1 người.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động Luyện tập, thực hành( 27p)
 Bài tập 1: Củng cố từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm. GV theo dõi.
- Một HS lên điều hành các nhóm trình bày KQ.
- Các nhóm trình bày kết quả và nhận xét bổ sung lẫn nhau
 - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng
 - HS đọc lại các từ đúng: 
Từ ngữ
Từ đồng nghĩa
Từ traí nghĩa
 Nhân hậu
Phúc hậu, nhân ái
Bất nhân, độc ác
trung thực
Thật thà, thẳng thắn.
Dối trá,lừa đảo
Dũng cảm
Anh dũng, bạo dạn..
hèn nhát, nhu nhược
Cần cù
Chăm chỉ, chịu khó..
Lười nhác,đại lãn
- Một số HS nhắc lại khái niệm của từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa 
 * Gv củng cố khái niệm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
Bài tập 2: Củng cố vốn từ về chủ đề Vì hạnh phúc con người 
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gv nhắc HS: Tìm được các từ ngữ miêu tả tính cách con người. 
- HS trao đổi theo cặp, trả lời miệng.
- HS, GV nhận xét .
 Chốt ý đúng: Trung thực, thẳng thắn; chăm chỉ; giản dị; giàu tình cảm, dễ xúc động.
Hoạt động Vận dụng (3)
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô Chấm của nhà văn Đào Vũ ?
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài Tổng kết vốn từ.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ..........................
KỂ CHUYỆN
TIẾT 16 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
- Rèn kĩ năng kể chuyện và nhận xét người kể.
-Hình thành cho học sinh:
 +Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục HS tình cảm yêu quí và trân trọng những người trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV : Một số tranh, ảnh về cảnh sum họp gia đình
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động Mở đầu ( 5') Khởi động, kết nối
 Củng cố về câu chuyện người có tấm lòng nhân hậu.
 - 1hs kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung thể hiện lòng nhân hậu.
 - Gv hướng dẫn HS nhận xét.
 - GV giới thiệu bài: 
Hoạt động Hình thành kiến thức( 10P)
 - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
 - Đề bài yêu cầu làm gì?
 - GV dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng.
 - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK
 - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể với bạn, cả lớp
 - GV kiểm soát nội dung, lĩnh vực câu chuyện mà HS chuẩn bị.
 - 1 số HS giới thiệu câu chuyện định kể.
Hoạt động Thực hành kể chuyện .( 20P)
- Kể chuyện theo nhóm 4 và nói lên suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- GV đi giúp đỡ các nhóm nhất là HS tiếp thu chậm trong các nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp.
- 5 đến 7 HS tham gia kể câu chuyện của mình trên lớp (HS tiếp thu chậm có thể chỉ kể 1 đoạn chuyện)
 - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện .
 - GV nhận xét.
 Hoạt động Vận dụng ( 2')
 - GV nhận xét tiết học, cho HS liên hệ thực tế
 - Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
 IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ..........................
TẬP ĐỌC
TIẾT 32 : THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hình thành và phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 +Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 Máy tính, máy chiếu, ghi sẵn đoạn 3 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu. ( 3phút) Khởi động
- 1 hs đọc lại bài Thầy thuốc như mẹ hiền. 
- HS và GV nhận xét. 
- Giới thiệu bài : Qua quan sát tranh SGK.
Hoạt động Khám phá, luyện tập (22 phút) 
1. Hướng dẫnHS luyện đọc.
 - 1 HS đọc bài. Lớp theo dõi chia phần ( 4 phần) .
 - Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, thong thả.
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo phần. (2 lượt).
 + Kết hợp luyện đọc tiếng khó: cụ Ún, lấy sỏi, khẩn khoản, thuyên giảm, quằn quại,...
 + Kết hợp giải nghĩa từ : khẩn khoản, ôn tồn.
 - HS đọc trong nhóm đôi.
 - Một HS đọc toàn bài .
 - GV đọc mẫu : Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, thong thả.
2. Tìm hiểu nội dung bài :
 - HS đọc thầm đoạn 1trả lời câu hỏi 1 SGK
 HS rút ý chính: Cụ Ún làm nghề thầy cúng
 - HS đọc thầm đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi 2, 3 SGK
 - HS rút ý chính: Cụ Ún bị bệnh và tự chữa bệnh bằng cúng bái nhưng bệnh không thuyên giảm.
 - HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 4 SGK
 - HS rút ý chính: Cụ Ún khỏi bệnh và đã thay đổi cách nghĩ.
 * GV nhấn mạnh : Con người ai cũng có lúc có bệnh tật, chúng ta phải khám, chữa bệnh một cách khoa học. Có như vậy bệnh mới khỏi. Không nên tin vào bói toán.
 + HS nêu nội dung của bài.
 Nội dung : Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên con người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
Hoạt động Thực hành, vận dụng ( 10') 
Luyện đọc diễn cảm
 - HS tìm cách đọc hay, đọc đoạn tùy thích và nêu lí do thích.
 - GV treo bảng phụ, hướng dẫn đọc giọng phù hợp phần cuối.
 - Thi đọc diễn cảm trước lớp. Nhận xét, khen HS.
 Vận dụng 
- Nhận xét tiết học.
 - Gia đình em có hiện tượng chữa bệnh bằng cúng bái nữa không? Nếu có em cần phải làm gì để mọi người từ bỏ hủ tục lạc hậu đó?
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ..........................
 CHÍNH TẢ
TIẾT 16 : NGHE – VIẾT: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ: Về ngôi nhà đang xây.
 - Làm được bài tập 2a; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3)
- Rèn kĩ năng phân biệt r/gi.
- Hình than và phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục HS ‎ thức cẩn thận, chăm chỉ, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV: Giấy khổ to để HS làm bài tập 2a
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu (2phút) Khởi động 
- HS thi tìm từ chứa tiếng ngả / ngã 
- HS nhận xét, GV kết luận.
- GV giới thiệu bài.
 Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 7p)
 1. Tìm hiểu nội dung bài viết : 
 - 1-2 HS đọc 2 khổ thơ, HS còn lại theo dõi.
 - GV yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài. 
 2. Hướng dẫn HS viết từ khó.
 - Yêu cầu HS nêu các từ khó viết: trụ bê tông, giàn giáo,
 - Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó vào giấy nháp.
 Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 25p)
1.Hs viết bài
HS viết theo lời đọc của GV.
Cho HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
Thu, chấm bài : 10 bài.
- GV nhận xét và chữa lỗi chung.
2.Làm BT chính tả.
Bài tập 2a: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ có âm đầu r/d/gi
 - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 4 vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm trình bày.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của các nhóm. - 2 hs đọc lại kết quả bài tập.
 Bài tập 3: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ có âm đầu r/d/gi/v
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS suy nghĩ cá nhân để làm
 - HS trình bày. Nhận xét bổ sung
 - HS và GV nhận xét. Kết luận.
 - Yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã được tìm từ.
 Hoạt động củng cố( 2 phút ) 
- Nhận xét tiết học 
 - Gv dặn HS về nhà luyện viết .
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ..........................
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 31 : TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy. 
-Viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh..
- Hình thành:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục học sinh chăm chỉ trong học tập, yêu thích môn học. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động Mở đầu : (3') Khởi động, kết nối
 Củng cố cấu tạo bài văn tả cảnh.
 - 2 hs nêu cấu tạo bài văn tả cảnh .
 - GV nhận xét, bổ sung.
 - GV giới thiệu bài.
 Họat động Thực hành viết bài ( 32p)
 - 1 HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
 - GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
 - Một vài HS nêu đề các em chọn.
 - GV giải đáp những thắc mắc của HS.
 - HS viết bài, GV quan sát.
Hoạt động Củng cố
 - GV thu bài chấm.
 - GV tổng kết tiết học.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ..........................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 32 : TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1). 
 - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
- Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa, dùng từ đặt câu.
-Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Hình thành và phát triển
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
Giáo dục HS ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập, yêu thích sự trong sáng của Tiếng Việt.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV: Bảng phụ ghi nội dung của bài tập 1 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu : ( 5 phút ) Khởi động 
- 1 HS nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, lấy ví dụ.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV giới thiệu bài:
 Hoạt động Luyện tập( 20p)
 Bài tập 1: Củng cố về từ đồng nghĩa 
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.
- HS làm bài cá nhân vàoVBT, 1 học sinh làm bảng phụ.
- HS trao đổi bài đổi chéo, nhận xét cho nhau.Sau đó nộp lại cho GV
- Nhận xét về khả năng sử dụng từ, tìm từ của HS. 
 *GV chốt Kq đúng: a) đỏ - son; trắng - bạch; xanh - lục; hồng - đào; điều - biếc.
 b)Bảng màu đen gọi là bảng đen. Mèo màu đen gọi là mèo mun
 Mắt màu đen gọi là mắt huyền. Chó màu đen gọi là chó mực.
 Ngựa màu đen gọi là ngựa ô. Quần màu đen gọi là quần thâm.
 - HS đọc lại kết quả trên bảng phụ.
. Bài tập 2, 3: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu 
- HS đọc nội dung bài tập. 
 + HS đọc bài văn.
 + HS nhóm đôi trao đổi. 
 - Đại diện ghi kết quả bảng nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
 - HS và GV nhận xét .
 Mẫu: Dòng sông uốn khúc như một con trăn khổng lồ.
 Đôi mắt em bé long lanh toát lên sự thông minh kì diệu.
 Dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển.
- Dòng sông Hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
- Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy đến là đáng yêu.
- Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn.
Hoạt động Vận dụng ( 10 phút) 
 - Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để tả về hình dáng của một bạn trong lớp.
- Hs trình bày miệng trước lớp.
- Gv hướng dẫn HS nhận xét, GV kết luận.
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Đặn dò.
 IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ................ 
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2021
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 32: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản,(ND Ghi nhớ).
-- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản.
- Rèn kĩ năng làm biên bản sinh hoạt lớp.
- Hình thành và phát triển
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ tích cực, trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 	Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu: (5P) Khởi động
- 1HS nêu nội dung biên bản cuộc họp.
- Trường hợp nào thì cần ghi biên bản? 
- GV giới thiệu bài: 
Hoạt động	Luyện tập, thực hành( 27p)	
 - Một HS đọc nội dung BT1 – toàn văn Biên bản đại hội chi đội. Cả lớp theo dõi trong SGK.(trang 140, 141)	 
 - Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
 -GV yêu cầu học sinh Luyện tập làm biên bản sinh hoạt lớp hoặc tổ, chi đội. 
- Hs nêu yêu cầu của bài tập
- Làm biên bản sinh hoạt vào vở ô li.
- GV theo dõi giúp đỡ HS làm chậm
- Gọi 2-4 em đọc biên bản
- Lớp nhận xét theo hướng dẫn.
 + Hình thức
 + Nội dung
 + Cách dùng từ
- Gv chốt KT
* Hoạt động củng cố ( 3p)
 - GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ..........................
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 32 : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Rèn kĩ năng xác định cách mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng và viết mở bài theo cách gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV : Bảng phụ , bảng nhóm 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động Mở đầu ( 5') Củng cố về kĩ năng viết mở bài.
- 1hs nêu các cách mở bài đã học .
- Nhận xét.
 - GV giới thiệu bài.
 Hoạt động Luyện tập ( 12p)
Xác định các cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả.
- GV treo bảng phụ chép đề bài : 
Bài tập 1a,b: - 1 HS đọc bài và nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
 - HS trao đổi nhóm đôi. GV theo dõi, hướng dẫn.
 - Đại diện trả lời. Nhận xét.
* GV chốt KQ: a) Đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cảnh đẹp quê hương.
 b) Đoạn mở bài thuộc kiểu mở bài gián tiếp: Nói về kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với tuổi thơ rồi mới nói đến rừng thông xanh.
Hoạt động Thực hành viết mở bài gián tiếp; Kết bài mở rộng. ( 16p)
- GV treo bảng phụ chép đề bài : 
Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu.
 - Cá nhân làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn.
 - Tiếp nối đọc bài. Nhận xét, Khen hs.
 Hoạt động củng cố ( 2') 
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY: ..........................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2021_2022.doc