Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 14

Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 14

Tiết 1 : Địa lí

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (trang 103)

I. Yêu cầu cần đạt :

 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

 + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.

 + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.

 - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20oC, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.

 - HS khá, giỏi :

 + Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước) : đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.

 + Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Các hình trong sgk.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 9 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 14
Ngày soạn : 01/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 2 ngày 03/12/2012 (Tiết 4)
Lớp 4A : Thứ 2 ngày 03/12/2012 (Tiết 5)
Tiết 1 : Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (trang 103)
I. Yêu cầu cần đạt :
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
	+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
	+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
	- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20oC, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
	- HS khá, giỏi :
	+ Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước) : đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
	+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Các hình trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
A. KTBC : 
- Gọi HS trả lời : Nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu - ghi đầu bài.
2. Nội dung bài :
a. Đồng bằng Bắc Bộ-vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
*Hoạt động 1:
- GV treo bản đồ ĐB BB
- Giảng: Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước(sau đồng bằng Nam Bộ)
- ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo từ đó em rút ra nhận xét về việc trồng lúa của người dân?
- GV chốt: người dân ở đồng bằng Bắc Bộ tần tảo vất vả một nắng hai sương để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần quý trọng sức lao động của họ.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân.
- Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB?
- GV chốt lại, giảng giải thêm.
- ở đây có điều kiện gì thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt?
b. Vùng đồng bằng Bắc Bộ-Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
*Hoạt động 3: thảo luận nhóm.
- Mùa đông của ĐBBB kéo dài bao nhiêu tháng?
- Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
- Nhiệt độ thấp về mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
- Hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB?
- Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? ở ĐB BB có các loại rau đó không?
- Khí hậu mùa đông có rất nhiều thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi, tuy nhiên nếu rét quá lại ảnh hưởng xấu đến cây trồng vật nuôi.
- Kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi?
C. Củng cố - dặn dò :
- Gọi HS đọc bài học
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
5'
3'
12'
11'
4'
- 2, 3 HS nêu nội dung và trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đầu bài và ghi vào vở.
- HS đọc phần 1 sgk quan sát bản đồ trả lời câu hỏi.
- Có đất phù sa màu mỡ.
- Có nguồn nước dồi dào.
- Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước.
- Làm đất - gieo mạ - nhổ mạ - cấy lúa - chăm sóc lúa - gặt lúa - tuốt lúa-phơi thóc.
- Công việc vất vả nhiều công đoạn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát tranh ảnh và sgk trả lời các câu hỏi.
- Cây trồng: ngoài lúa gạo còn trồng ngô khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả.
- Vật nuôi: trâu bò, lợn (gia súc) vịt, gà(gia cầm) nuôi đánh bắt cá.
- Do là vựa lúa thứ hai nên có sẵn nguồn thức ăn lúa gạo và các sản phẩm phụ như ngô khoai làm thức ăn.
-HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Kéo dài từ 3, 4 tháng.
- Khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về.
- Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông: ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách...
- Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.
- Bắp cải, hoa lơ(xúp lơ) xà lách, cà rốt...
- Đà Lạt có: su hào, súp lơ, xà lách, bắp cải, hành tây, cà rốt... ở ĐBBB cũng có các loại rau đó vào mùa đông.
- Một số biện pháp như.
+ Phủ kín ruộng mạ
+ Sưởi ấm cho gia cầm.
+ Làm chuồng nuôi gia cầm, súc vật vững chắc kín gió.
-1, 2 H đọc bài học trong sgk.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 02/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 3 ngày 04/12/2012 (Tiết 2)
Lớp 4A : Thứ 3 ngày 04/12/2012 (Tiết 3)
Lịch sử
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP (trang 37)
I. Yêu cầu cần đạt : 
	- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại việt:
	+ Đến cuối thế kỉ XII Nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, Nhà Trần được thành lập.
	+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại việt. 
	- HS khá, giỏi : Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước : chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập của, sách vở môn học.
III. Phương pháp : 
	- đàm thoại, thảo luận, giảng giải
 IV. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1 . KTBC:
- Gọi HS trả lời : Nêu nguyên nhân quân Tống xâm lược nước ta? Nêu kết quả ý nghĩa?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
a. Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
- Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn?
- Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
* GV kết luận, giảng giải thêm.
2. Nhà Trần xây dựng đất nước.
* Hoạt động 2: làm việc trên phiếu
 1- Điền thông tin còn thiếu vào ô trống
 2- Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng nhất.
 a, Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội
 b, Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp
 - Tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần quan hệ giữa vua và quan,giữa vua và dân chưa cách xa?
- GV nhận xét, rút ra bài học.
4. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Học bài và chuẩn bị bài sau
5'
2'
12'
13'
3'
- HS nêu nội dung và trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đầu bài, ghi vào vở.
- 1 HS đọc trước lớp - Hs cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc từ cuối thế kỉ XII->nhà Trần được thành lập
- Cuối thế kỉ XII nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân cực khổ. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Tần(Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng
- Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng nhà Trần được thành lập.
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
Triều đình
Lộ
Phủ
châu,huyện
xã
- 1, 2 HS đọc nội dung bài.
- HS chú ý lắng nghe.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 02/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4A : Chiều thứ 3 ngày 04/12/2012 (Tiết 1)
Lớp 4B : Chiều thứ 3 ngày 04/12/2012 (Tiết 3)
Khoa học
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC (trang 56)
I. Yêu cầu cần đạt :.
	- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, 
	- Biết đun sôi nước trước khi uống.
	- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 56 - 57 SGK. 
	- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đến sức khoẻ con người?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
+ Gia đình, địa phương em đã sử dụng cách nào để làm sạch nước ?
+ Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào?
* GV kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách: Lọc nước, khử trùng và đun sôi.
2. Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với các làm sạch nước đơn giản.
+ Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ?
+ Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao ?
+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ?
+ Than bột có tác dụng gì?
+ Cát hay sỏi có tác dụng gì?
3. Hoạt động 3:
* Mục tiêu: Hiểu được vì sao phải đun nước sôi trước khi uống.
+ Nước đã làm sạch đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống?
4. Hoạt động 4: 
* Mục tiêu: Hãy kể tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
- Nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, giải thích thêm các quy trình sản xuất nước.
C – Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học học thuộc mục “Bạn cần biết”.
5'
3'
6'
6'
6'
6'
3'
- 1, 2 HS nhắc lại.
- Nhắc lại đầu bài, ghi vào vở.
Tìm hiểu một số cách làm nước sạch
- HS suy nghĩ và trả lời.
 - Dùng bể đựng cát sỏi đẻ lọc.
 - Dùng bình lọc nước.
 - Dùng bông ló ở phễu để lọc.
 - Dùng nước vôi trong.
 - Dùng phèn chua.
 - Dùng than củi.
 - Đun sôi nước.
+ Làm cho nước trong hơn, loại bỏ được một số vi khuẩn gây bệnh cho con người.
Thực hành lọc nước
- Học sinh từng nhóm thực hành.
- Thảo luận và trả lời:
+ Có màu đục, có tạp chất. Nước sau khi lọc trong suốt không có tạp chất.
+ Chưa uống được . Vì đã sạch các tạp chất nhưng vẫn còn các vi khuẩn khác mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
+ Than bột, cát, sỏi
+ Khử mùi và màu của nước.
+ Làm lắng đọng các chất không tan trong nước.
Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống
+ Chưa uống ngay được. Phải đun sôi để diệt các vi khuẩn nhỏ còn ở trong nước.
Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch.
- HS kể được các giai đoạn qua thông tin ở sách giáo khoa. 
 + Trạm bơm nước đợt 1: Lấy nước từ nguồn.
 + Giàn khử sắt – Bể lắng: Khử sắt và loại bỏ các chất không hoà tan.
 + Bể lọc: Tiếp tục loại bỏ các chất không hoà tan.
 + Sát trùng, khử trùng.
 + Bể chứa: ( Nước sạch ).
 + Trạm bơm đợt 2: Phân phối nước cho các gia đình.
- HS chú ý lắng nghe.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 03/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4A : Thứ 4 ngày 05/12/2012 (Tiết 1)
Lớp 4B : Thứ 4 ngày 05/12/2012 (Tiết 2)
Khoa học
 BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (trang 58)
I. Yêu cầu cần đạt: 
	- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước : 
	+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
	+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
	+ xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,
	- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 58 - 59 SGK. 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các cách làm sạch nước?
- Muốn có nước uống bắt buộc ta phải sử dụng cách nào?
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
+ Để bảo vệ nguồn nước ta nên làm những việc gì?
+ Chúng ta không nên làm những việc gì để bảo vệ nguồn nước? 
2 – Hoạt động 2:
 * Mục tiêu: Vễ tranh cổ động đơn giả, tuyên truyền và cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Cách tiến hành: GV phân lớp thành từng nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung. Tuyên dương các nhóm, cá nhận thực hiện tốt.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV khen HS làm bài tốt.
5'
3'
10'
12'
5'
- 2, 3 HS trả lời.
- Nhắc lại đầu bài, ghi bài vào vở.
Tìm hiểu biện pháp bảo vệ nguồn nước
- XD nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đât và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.
- Thu gom rác thải.
- Trồng và bảo vệ cây đầu nguồn, giữ sạch sẽ xung quanh nguồn nước.
+ Không vứt rác, xác động vật xuống nguồn nước.
+ Không đục, phá ống dẫn nước.
+ Không chặt, phá rừng đầu nguồn.
Tuyên truyền, cổ động và cam kết
+ Bản tân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước.
+ Tập tuyên truyền, cổ động mọi người tham gia bảo vệ nguồn nước.
- Tiến hành: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
 + Nhóm xây dựng cam kết BV nguồn nước.
 + Nhóm tìm nội dung vẽ tranh cổ động mọi người cùng tham gia bảo vệ nguồn nước.
 + Phân công từng thành viên của nhóm vẽ, viết từng phần của bức tranh.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 05/12/2012 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 6 ngày 07/12/2012 (Tiết 2)
Lớp 4A : Thứ 6 ngày07/12/2012 (Tiết 3)
Đạo đức.
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (trang 20)
(Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
	- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo.
	- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
	- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh trong SGK..
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
III - Phương pháp:
- Quan sát, thảo luận, vấn đáp, luyện tập...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em nêu nội dung bài trước.
- GV nxét, đánh giá HS.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Y/c HS đọc sgk.
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? Y/c HS đóng vai, xử lý tình huống.
+ Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó.
+ Vì sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?.
- GV nhận xét, rút ra học (sgk)
* Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô?
- Y/c lớp quan sát tranh.
+ Tranh vẽ 1, 2, 4 thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô hay không?
+ Tranh 3 có thể hiện...
+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
* Hoạt động 3: Hoạt động nào đúng?
GV nêu và y/c HS trả lời
+ Lan và Minh thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại?
+ Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải là cô giáo chủ nhiệm?
+ Gặp hai thầy cô, Nam chỉ chào thầy giáo của mình?
+ Giúp đỡ con cô giáo học bài.
GV: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn, không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc với thầy cô.
* Hoạt động 4: Em có biết ơn thầy cô giáo không?
- Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
- GV nhận xét, nhắc nhở thêm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau, học thuộc lòng ghi nhớ - Tìm những câu thơ, câu ca dao nói về lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
5'
3'
7'
6'
6'
5'
3'
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Các bạn sẽ đến thăm bé Dịu nhà cô giáo.
- Em sẽ rủ các bạn đến thăm...
- Tìm cách xử lý và đóng vai thể hiện cách giải quyết.
- 2 nhóm đóng vai...
- Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo.
- Vì thầy cô đã không quản khó nhọc tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Nên chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn thầy cô.
- Vài HS nhắc lại bài học.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời theo ý mình.
- Tranh 3 chưa thể hiện lòng kính trọng thầy cô.
- Chào lễ phép, giúp đỡ, chúc mừng và cám ơn.
- HS lắng nghe, trả lời.
- Sai
- Sai
- Sai
- Đúng
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Vâng lời, thăm hỏi...
- Ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa hoclich sudia li dao duc lop 4 tuan 14.doc