Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022

TIẾT 33 : NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Nghe : Nghe thầy cô và bạn bè đọc để rút kinh nghiệm đọc tốt hơn.

- Hình thành và phát triển:

 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh chăm chỉ, chủ động, sáng tạo trong học tập, sống có trách nhiệm.

* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV : Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài , Bảng phụ ghi câu văn dài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động Mở đầu( 5') Khởi động, kết nối

 Củng cố kĩ năng đọc và hiểu bài “Thầy cúng đi bệnh viện”

- 1 hs đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện.

- 1 HS nêu nội dung của bài.

- GV hướng dẫn HS nhận xét.

 * GV giới thiệu bài : Qua quan sát tranh minh họa.

 

doc 16 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 91Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 28 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 33 : NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Nghe : Nghe thầy cô và bạn bè đọc để rút kinh nghiệm đọc tốt hơn. 
- Hình thành và phát triển: 
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ, chủ động, sáng tạo trong học tập, sống có trách nhiệm.
* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài , Bảng phụ ghi câu văn dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động Mở đầu( 5') Khởi động, kết nối
 Củng cố kĩ năng đọc và hiểu bài “Thầy cúng đi bệnh viện”
- 1 hs đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện.
- 1 HS nêu nội dung của bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
 * GV giới thiệu bài : Qua quan sát tranh minh họa.
 Hoạt động (18’) Hình thành kiến thức mới
 1. H­íng dÉn HS luyện đọc .
- 1 hs đọc bài. Lớp theo dõi tìm giọng đọc: giọng kể, rõ ràng.
- Hướng dẫn đọc tiếng khó : ngoằn ngoèo, dẫn nước, nghèo
- GV sửa lỗi giọng đọc.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.( 4 đoạn). 
 Đoạn1: Từ đầu đến ..trồng lúa.
 Đoạn 2: Từ : Muốn có nước . xã Trịnh Tường.
 Đoạn3: từ Con nước nhỏ.. như trước nữa. 
Đoạn 4: còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (1 lượt).
- Hướng dẫn HS ngắt câu dài ghi trên bảng phụ: “Ông cùng vợ con... bà con tin” 
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó (phần chú giải) 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi .
- GV đọc mẫu bài văn. HS theo dõi.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
 - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 sgk.
 *HS rút ý chính: Việc làm của ông Lìn để đưa nước về thôn.
 - HS nhắc lại
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 sgk. 
 * HS rút ý chính: Sự thay đổi ở thôn Phìn Ngan.
 - HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 sgk.
 * HS rút ý chính: Ông Lìn đã nghĩ ra cách giữ rừng, bảo vệ dòng nước
 * GV nhấn mạnh : Bằng suy nghĩ táo bạo, dám nghĩ, dám làm, ông Lìn đã thay đổi tập quán canh tác làm thay đổi cuộc sống của một thôn.
 * HS rút nội dung chính: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm thay đổi cuộc sống cả một thôn.
- Hs nhắc lại nội dung.
 Hoạt động Thực hành, vận dụng(12P) 
 Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
- Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc tốt hơn đoạn 1.
 - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét. 
 Vận dụng 
- Liện hệ : Tấm gương của ông già Lìn làm kinh tế giỏi, nêu gương sáng về bảo vệ nguồn nước thiên nhiên, trồng cây gây rừng. 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
( Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó).
- Tổng kết bài học.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 33 : ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
-Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK .
-Rèn kĩ năng phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. HS có kĩ năng dùng từ.
- Hình thành và phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh sự cẩn thận, chăm chỉ, có trách nhiệm khi tham gia công việc chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ; bảng nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu. ( 5')Khởi động, kết nối
 Củng cố kĩ năng dùng từ.
- HS nối tiếp đặt câu miêu tả đôi mắt em bé. 
- HS và GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài. 
Hoạt động Luyện tập, thực hành 
`1. Củng cố về từ đơn , từ phức ( 12p)
Bài tập 1: 
 - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - GV gợi ý hướng dẫn để HS tự làm bài cá nhân.
 - 2 HS làm trên bảng phụ.
- HS lên điều hành các bạn chia sẻ ý kiến.
 - Hướng dẫn HS đối chiếu và nhận xét .
*Gv chốt kq đúng: Từ đơn : hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con. tròn. 
 Từ phức: cha con, mặt trời, rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch.
* Gv củng cố về từ đơn, từ ghép, từ láy: HS nối tiếp nhắc lại khái niệm.
2. Củng cố từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm.( 15p) 
Bài tập 2: 
- HS đọc đề bài, trao đổi theo cặp trả lời miệng.
- HS và GV nhận xét.
* GV chốt ý đúng và củng cố về nghĩa của từ.
 a) nhóm từ nhiều nghĩa.
 b) nhóm từ đồng nghĩa.
 c) nhóm từ đồng âm.
 - HS nhắc lại các ý đúng.
- HS nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa: 
 Bài tập 3: 
- HS đọc đề bài, làm bài nhóm đôi . Đại diện trả lời trước lớp.
- HS và GV nhận xét .
- HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa 
 * GV chốt kiến thức về từ đồng nghĩa .
Bài tập 4: 
- HS đọc đề bài, làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả. 
a) Có mới nới cũ
b) Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
- HS nêu nghĩa một số câu tục ngữ. 
* GV củng cố về từ trái nghĩa . HS nối tiếp nhắc lại khái niệm.
Hoạt động Vận dụng: ( 3phút) 
- GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh thuộc các câu tục ngữ, đặt câu với các câu trên. 
IV. BỔ SUNG SAUTIẾT DẠY:
..
KỂ CHUYỆN
 TIẾT 17 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện .
 - HS tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên sinh động.
-Kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Hình thành và phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh ý thức,trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, lòng nhân ái, biết đem đến niềm vui cho mọi người.
*GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ môi trường (trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố,), chống lại những hành vi phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV và HS : Một số sách, truyện, bài báo có liên quan
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động Mở đầu ( 5') Khởi động, kết nối
 Củng cố kĩ năng kể chuyện.
 - 1 hs kể lại buổi sum họp gia đình.
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét về nội dung, cách kể chuyện.
- GV giới thiệu bài.
 Hoạt động Hình thành kiến thức ( 7p)
 Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu của đề bài.
 - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
 - 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân các từ trọng tâm.
 - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý: HS đọc nối tiếp( 2 lượt)
 - 1 số HS giới thiệu câu chuyện định kể.
 Hoạt động Thực hành kể chuyện ( 20p)
 - Kể chuyện theo nhóm 4 và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện
 - GV đi giúp đỡ các nhóm.
 - Thi kể chuyện trước lớp.
 - 5 đến 7 HS tham gia kể câu chuyện của mình trên lớp (HS có thể chỉ kể 1 đoạn chuyện) .
 - HS nhận xét bạn kể chuyện .
 - GV nhận xét. 
Bình chọn bạn kể tốt có câu chuyện hay, kể tự nhiên.
Hoạt động Vận dụng ( 3 ')
- HS liên hệ: Em đã biết sống đẹp chưa? Nêu việc làm thể hiện ?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tổng kết tiết học. 
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
TẬP ĐỌC
TIẾT 33 : CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người 
nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các 
câu hỏi trong SGK ) .
 - Thuộc lòng 2-3 bài ca dao .
- Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Nghe cô giáovà các bạn đọc, rút kinh nghiệm để mình đọc tốt hơn.
- Phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục lòng nhân ái, chăm chỉ trong học tập và lao động, biết yêu quý người lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Bảng phụ ghi sẵn bài ca dao thứ 3 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động Mở đầu ( 5') Khởi động, kết nối
- 1 hs đọc lại bài Ngu Công xã Trịnh Tường, 1 HS nêu nội dung?
- Lớp nhận xét,GV đánh giá 
 *Giới thiệu bài : HS quan sát tranh minh họa nêu nội dung.
 Hoạt động Khám phá, luyện tập
 1.Hướng dẫn luyện đọc.( 10P)
 - 1 hs đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
 - HS đọc nối tiếp từng bài ca dao (2 lượt).
 * Lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó: ban trưa, công lênh, ruộng cày,...
 - HD HS nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả và cách ngắt câu:
Ơn trời/ mưa nắng phải thì
Tôi nay đi cấy/ còn trông nhiều bề
Trông cho/ chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng/ mới yên tấm lòng.
 * Lượt 2 kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa từ : ( chú giải) 
 - Hs luyện đọc trong nhóm bàn.
 - Một HS đọc toàn bài .
 - GV đọc mẫu bài thơ: nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài .( 8p)
- HS đọc thầm bài ca dao trả lời các câu hỏi 1 trongSGK.
 Giảng cụm từ: đắng cay muôn phần.
 * HS rút ý chính: Nỗi lo lắng vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất.
 - HS đọc thầm bài ca dao thứ 2, trả lời câu hỏi 2..
 * HS rút ý chính: Tinh thần lạc quan của người nông dân.
- HS đọc thầm bài ca dao thứ 3 trả lời câu hỏi 3.
 * HS rút ý chính: Khuyên người nông dân chăm chỉ và thể hiện lòng quyết tâm trong lao động sản xuất đồng thời muốn nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
 - HS nêu nội dung của bài.
 * Nội dung : Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
 Hoạt động Thực hành, vận dụng (12P) 
 Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
 - HS tìm cách đọc hay, đọc bài tùy thích và nêu lí do yêu thích.
 - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm trong nhóm bàn.
 - Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - Bình chọn HS đọc hay để tuyên dương. 
 Vận dụng 
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế: 
 - Qua các câu ca dao trên, em thấy người nông dân có các phẩm chất tốt đẹp nào ? 
- Dặn HS học thuộc lòng bài ca dao. 
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
CHÍNH TẢ
TIẾT 17 : (NGHE- VIẾT) NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Nghe- viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1).
 - Làm được bài tập 2
-Rèn kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của tiếng
-Phát triển;
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục HS ‎cẩn thận, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV: bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động Mở đầu (5 phút) Khởi động
 - Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ. 
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ .
- Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
 Hoạt động ( 7 phút )Hình thành kiến thức mới
 1 Tìm hiểu nội dung bài chính tả.
 - 1-2 HS đọc 2 đoạn văn, HS còn lại theo dõi đọc thầm.
 - HS nêu nội dung đoạn văn.
2. Luyện viết từ khó
- HS đọc thầm bài và nêu từ khó viết
- HS luyện viết từ khó: Quảng Ngãi, 35 năm, bận rộn,
- 1 HS đọc lại các từ đó.
Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 23p)
`1. HS viết bài
- HS viết theo lời đọc của GV.Cho HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- GV thu, chấm bài : 10 bài.
 - Nhận xét chung, chũa lỗi sai cơ bản
2. Làm BT chính tả. 
 Bài tập 2a: Củng cố về mô hình cấu tạo tiếng 
 - Một HS đọc yêu cầu và mẫu của BT. Cả lớp theo dõi VBT.
 - Yêu cầu HS cá nhân làm bài tập, 2 HS làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng lớp.
 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 - Gọi HS đọc thành tiếng mô hình cấu tạo vần tìm được trên bảng phụ..
 Bài tập 2b: .
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
 - HS nhận xét. 
 * GV Kết luận: 
- Những tiếng bắt vần với nhau là những tiếng có vần giống nhau.
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
 Hoạt động Củng cố( 1p)
 - Tổng kết tiết học 
 - Dặn học sinh nhớ mô hình cấu tạo tiếng.
 IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 33 : ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1) .
 - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức, đủ 
- Rèn kĩ năng viết văn bản hành chính, sử dụng từ ngữ chính xác.
- Hình thành và phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh sự cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm trong công việc.
*GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề. Hợp tác làm việc theo nhóm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : chuẩn bị một số mẫu đơn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động Mở đầu( 5') Khởi động , kết nối 
 - 1 hs đọc lá đơn ở tiết học trước.
 - HS và GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
 Hoạt động Luyện tập ( 7 p)
 Điền nội dung vào một lá đơn in sẵn.
 Bài tập 1( VBT)
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - HS tự làm bài vào vở bài tập.
 - Một và HS đọc lá đơn của mình.
 - GV nhận xét sửa chữa.
 Hoạt động Thực hành viết đơn(20 P)
Bài tập 2: Viết đơn xin học môn tự chọn
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - HS tự làm bài vào vở bài tập.
- GV phát bảng nhóm cho Hs làm
 - HS nối tiếp đọc lá đơn của mình, HS nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày, HS và Gv thong nhất chung.
 - GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động Củng cố ( 3 p)
-- Em hãy nhắc lại cấu tạo của một lá đơn.
- GV tổng kết tiết học. 
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 34 : ÔN TẬP VỀ CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) .
 - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 .
--Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu câu đã học.
- Hình thành và phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập, ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ ghi sẵn như mục II SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu ( 5 phút) Khởi động, kết nối 
 - Cho HS thi đặt câu lần lượt với các yêu cầu: 
+ Câu có từ đồng nghĩa
+ Câu có từ đồng âm
+ Câu có từ nhiều nghĩa
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét đánh giá 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 30 P)
Bài tập 1: Củng cố về câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến 
- HS đọc nội dung của bài tập, trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi, tiếp nối nêu kết quả. - Nhận xét câu trả lời của HS. 
- HS đọc lại nội dung (các kiểu câu ) đã ghi sẵn ở bảng phụ. 
- HS nêu dấu hiệu nhận biết các loại câu trên.
Bài tập 2: Phân loại các kiểu câu kể.
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . 
- HS nối tiếp trả lời các câu hỏi của bài.
- HS và GV nhận xét.
 * GV chốt kết quả, 1 học sinh đọc lại toàn bài.
Kiểu câu
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ.
Ai làm gì?
Cách đây không lâu
Lãnh đạo hội đồng TP Nót-tinh-ghêm ở nước Anh
Ông chủ tịchHội đồng TP
đã quyết địnhkhông đúng chuẩn.
Tuyên bố sẽchính tả.
Ai thế nào?
Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi
Công chức
bị phạt 1 bảng.
Ai là gì?
Đây
Là một biện phápcủa tiếng Anh.
- HS đọc lại nội dung(các kiểu câu kể) đã ghi sẵn ở bảng phụ. 
Hoạt động Vận dụng ( 3 ') 
- GV hệ thống kiến thức toàn bài, nhận xét tiết học. 
- Viết đoạn văn trong đó sử dụng các kiểu câu đã ôn tập
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
 TẬP LÀM VĂN
TIẾT 34 : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày)
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. 
- Phát triển:
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
-Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập, có tinh thần học hỏi bạn, thầy cô.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Bài làm văn (đã chấm ) của HS. 
Một số đoạn văn, bài văn hay.
Một số lỗi viết bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
 Hoạt động Mở đầu( 2 phút) Khởi động
- HS nêu cấu tạo bài văn tả người. HS và GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động Luyện tập ( 20 P)
 1. Nhận xét chung bài làm của học sinh
 - Gọi HS đọc lại đề tập làm văn
 - GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Hiểu đề, xác định đúng yêu cầu của đề
- Bố cục của bài văn 
- Diễn đạt câu, ý, dùng từ.
- Dùng từ nổi bật lên hình dáng, hoạt động tính tình của người được tả 
- Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng tính tình hoạt động của người được tả
- Chính tả, hình thức trình bày...
* Nhược điểm 
- Lỗi chính tả
- Lỗi dùng từ, diễn đạt ý, đặt câu, cách trình bày...
- Câu văn rườm .
2.Hướng dẫn HS chữa lỗi.
- GV đưa bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi
- Gv trả bài.
- HS tự chữa lỗi của mình. GV giúp đỡ HS .
- Gv đọc những đoạn văn hay, những bài văn tốt, HS lắng nghe và nhận xét..
- Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe. 
Hoạt động Thực hành ( 11p)
- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn có nhiều lỗi. 
-HS đọc đoạn văn đã viết lại cho hay hơn.
- HS trình bày, GV nhận xét.
 Hoạt động Củng cố( 2 phút) 
GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
 IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2021_2022.doc