Giáo án Tin học lớp 3 - Trường tiểu học Mépu 2

Giáo án Tin học lớp 3 - Trường tiểu học Mépu 2

I. MỤC TIÊU:

 - Bước đầu giúp học sinh hiểu được khái niệm của máy tính, làm quen được với máy tính

- Học sinh nhận biết được các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Máy tính, SGK, giáo án.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3 - Trường tiểu học Mépu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
 Tiết 1 BÀI 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
ND:18/08/2012 
ND:20/08/2012
I. MỤC TIÊU: 
	- Bước đầu giúp học sinh hiểu được khái niệm của máy tính, làm quen được với máy tính
- Học sinh nhận biết được các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Máy tính, SGK, giáo án.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2’
20’
15’
2’
1. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Các em sẽ được làm quen với một người bạn mới. Đó là chiếc máy vi tính. Nó sẽ cùng em học tập và vui chơi. Vậy hôm nay chúng ta sẽ làm quen với người bạn mới này.
*Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh nhận biết máy vi tính qua hình ảnh trong sách giáo khoa. 
GV đặt câu hỏi:
- Có mấy loại máy tính thường dùng nhất?
- Nhìn vào ảnh trong SGk, em cho cô biết các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn?
GV kết luận:
a. Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là: Máy tính để bản và máy tính xách tay.
b. Máy tính để bàn gồm có 4 bộ phận:
+ Màn hình: cấu tạo và hình dạng giống chiếc ti vi
+ Phần thân máy: chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
+ Bàn phím: Khi gõ ta đã gửi tính hiệu vào máy tính
+ Chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh và thuận lợi
- GV gọi một số học sinh nhắc lại các bộ phận của máy tính.
- GV cho học sinh lần lượt quan sát các hình 3, 4, 5, 6 trong SGK và gọi học sinh trả lời câu hỏi.
+ Máy tính giúp các bạn học sinh đó làm gì?
- Máy tính giúp em có thể làm nhiều công việc như: học nhạc, học vẽ, học làm toán, liên lạc với bạn bè
- GV cho HS làm: B2, B3 SGK trang 6.
*Hoạt động 2:
 GV cho học sinh quan sát máy tính theo nhóm và chỉ ra các bộ phận của máy tính để bàn.
* Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học.
- Xem trước phần hai: “Làm việc với máy tính”
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời
- Máy tính để bàn và xách tay
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi 
- Học sinh ghi vào vở
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh quan sát và nhận biết từng bộ phận chính của máy tính
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 1	
 Tiết 2 BÀI 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH (tt)
ND:18/08/2012 
ND:20/08/2012
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: Tư thế ngồi, các bước khởi động máy tính, bố trí ánh sáng để máy tính 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Máy tính, SGK, giáo án.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
2’
15’
15’
2’
1. Bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các bộ phận của máy tính để bàn, Quan sát máy tính và chỉ ra các bộ phận đó. 
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Bài học trước chúng ta đã làm quen với người bạn mới của mình rồi và hôm nay chúng ta sẽ học cách làm việc với người bạn mới này nhé.
*Hoạt động 1: Làm việc với máy tính
a. Gv nêu một số thiết bị thông dụng trong gia đình (quạt máy, ti vi, máy giặt) và gọi học sinh trả lời: Các thiết bị cô nêu trên muốn hoạt động được thì cần phải làm gì?
- Sau khi cắm điện xong chúng ta phải làm gì mới sử dụng được thiết bị đó?
- GV kết luận: Máy tinh cũng vậy, để bật máy em thực hiện thao tác sau:
1. Cắm điện.
2. Bật công tắc trên thân máy.
3. Bật công tắc trên màn hình.
( Đối với máy tính xách tay em chỉ cần bật một công tắc).
- Gv cho học sinh quan sát hình trong SGK và giới thiệu học sinh về màn hình nền và biểu tượng.
b. Tư thế ngồi
- Giáo viên hướng dẫn 1 số học sinh cách ngồi làm việc với máy tính: ngồi thẳng, tư thế thả lỏng, tay đặt ngang tầm bàn phím, chuột đặt bên tay phải.
- Gv đi một vòng quan sát học sinh và sửa lại những em ngồi chưa đúng.
c. Ánh sáng:
- Máy tính đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu vào mắt và màn hình, không để nơi tối không đủ ánh sáng.
d. Tắt máy:
- Gv nêu quy tắt: tắt máy khi không làm việc với máy tính và thực hiện theo lệnh sau:
START/ TURN OFF COMPUTER/ TURN OFF
- Gv cho học sinh đọc đồng loạt các từ khóa trên và gọi lần lượt học sinh đọc lại.
* Hoạt động 2: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh khởi động máy, cho học sinh quan sát màn hình nền.
-
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khi không thực hành nữa phải tắt máy tính và làm mẫu theo lệnh đã học
* Hoạt động nối tiếp:
-Gv nhận xét tiết học.
- Học sinh trả lời, nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và trả lời.
- Học sinh lắng nghe và ghi vào vở.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh thực hành ngồi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và đọc từ khóa.
 - Học sinh quan sát trên màn hình nền có nhiều biểu tượng của máy tính: My Computer, Internet, Trò chơi
- Học sinh nắm được các thao tác tắt máy :
Click vào Start/turn off computer/turn off.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 2	
 Tiết 3 BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH CHÚNG TA
ND:25/08/2012 
ND:27/08/2012
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản 
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ và xử lí thông tin và truyền thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy vi tính, tranh ảnh bản đồ.
- Hình ảnh các biển báo chỉ dẫn hằng ngày 
- Các đoạn âm thanh hình ảnh ( Video – audio clíp ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1’
22’
10’
2’
1. Bài cũ:
1. Máy tính có mấy bộ phận? kể tên các bộ phận đó?
2. Muốn bật máy tính ta làm như thế nào? 
- Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới: Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau. Vậy thông tin đó gồm những dạng thông tin gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay?
* Hoạt động 1
- Giáo viên đưa ra ví dụ và đặt câu hỏi thảo luận liên quan đến 3 dạng thông tin 
GV kết luận: có 3 dạng thông tin thường gặp:
Thông tin dạng văn bản. 
Ví dụ: sách giáo khoa, truyện, bài báo
Thông tin dạng âm thanh.
Ví dụ: Tiếng chuông , tiếng trống trường, còi xe
Thông tin dạng hình ảnh.
Ví dụ: Những bức tranh, tranh vẽ trong SGK, trên các tờ báo cho em biết thêm về nội dung của chúng, biển báo giao thông:
Ví dụ: Cây đèn giao thông cho ta biết khi nào dừng và khi nào được phép qua đường.
- Đèn đỏ thì cho ta biết thông tin gì?
- Đèn xanh thì cho ta biết thông tin gì?
- Đèn vàng thì cho ta biết thông tin gì?
 - Em cho cô ví dụ khác về thông tin được biểu diễn dưới dạng hình ảnh?
- GV kết luận:
 - Máy tính giúp ta dễ dàng sử dụng 3 dạng thông tin:
+ Văn bản
+ Âm thanh
+ Hình ảnh
- Gv ví dụ:
 - Máy tính phát ra âm thanh như: nghe nhạc , xem phim những âm thanh phát ra khi chơi trò chơi.
- Máy tính hiển thị thông tin vằng văn bản như: Văn bản khi em gõ bằng phần mềm Word, các chữ trên thanh điều khiển
- Máy tính hiển thị hình ảnh như: hình ảnh khi xem phim, các biểu tượng của máy tính 
* Hoạt động 2
- GV cho học sinh làm bài tập B2, B3, B4, B5
*Hoạt động nối tiếp:
- GV dặn dò về nhà cần sưu tầm và tìm hiểu thêm về các dạng thông tin có trong đời sống hàng ngày mà các em hay gặp.
- Xem trước bài 3: “Bàn phím máy tính”
- Học sinh làm bài và nhận xét.
- Học sinh thảo luận từng nhóm về các dạng thông tin:	-Âm thanh
	- Văn bản 
	- Hình ảnh 
- Học sinh ghi vào vở
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 2	
 Tiết 4 BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH
ND:25/08/2012 
ND:27/08/2012
I. MỤC TIÊU: 
Học sinh bước đầu làm quen với bàn phím, chức năng quan trọng của bàn phím, nhận biết được khu vực chính và hai phím có gai trên bàn phím.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bàn phím, Tranh ảnh minh họa bàn phím, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1’
5’
10’
17’
2’
1. Bài cũ: GV gọi HS trả lời:
1. Em hãy cho biết thông tin máy tính được biểu diễn dưới mấy dạng? 
2. Khi nghe các buổi phát thanh, trò chuyện với nhau thì đó là thông tin được biểu diễn dưới dạng gì?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Bàn phím giúp ta gửi thông tin vào máy tính. Bàn phím được chia làm nhiều khu vực khác nhau. Đó là những khu vực nào?
* Hoạt động 1: Bàn phím, Khu vực chính của bàn phím.
- GV giới thiệu bàn phím thật cho học sinh quan sát. 
- GV giới thiệu các khu vực của bàn phím
- GV chỉ dẫn để học sinh xác định khu vực chính và các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím.
* Hoạt động 2: Khu vực chính của bàn phím.
Hàng phím cơ sở: 
Hàng phím thứ ba tính từ dưới tính lên
Hàng phím trên: 
Phía trên hàng phím cơ sở
Hàng phím dưới: 
Phía dưới hang phím cơ sở
Hàng phím số: 
Hàng phím trên cùng
- Phím cách: hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách
· Kết luận:
 - Các khu vực chính của bàn phím gồm:
+ Hàng phím cơ sở
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím dưới 
+ Hàng phím số
- Gv cho học sinh làm bài tập B4 sgk/18
*Hoạt động 2: Thực hành.
- GV khởi động máy sẵn cho học sinh. Cho học sinh thực hành theo nhóm.
- GV khởi động phần mềm Word và cho học sinh gõ thử vài phím.
- GV quan sát tư thế ngồi trên máy của từng học sinh và chỉnh sửa cho những học sinh ngồi không đúng tư thế. 
- Gv yêu cầu sau khi thực hành xong thì tắt phần mềm và tắt máy theo lệnh đã học.
*Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà cần quan sát và gõ bàn phím cho quen tay hơn.
- Học sinh trả lời và nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh ghi vào vở
- Học sinh làm bài.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 3	
 Tiết 5 BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH (tt)
ND:01/09/2012 
ND:03/09/2012
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh làm quen với bàn phím máy tính và hiểu được chức năng quan trọng của bàn phím. Giúp học sinh nhận biết khu vực chính của bàn phím và các phím trong từng hàng. Giúp các em nhận biết được các phím cơ sở, các phím đặc biệt, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Phòng máy, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
2’
1. Bài cũ
1. Em hãy cho biết bàn phín máy tính có mấy khu vực?
2. Em hãy cho biết khu vực chính của bàn phín máy tính có mấy hàng phím?
- GV nhận xét câu trả lời, và cho điểm.
2. Dạy bài mới:
* Thực hành
- GV cho học sinh mở máy tính và sử dụng Microsoft Word để nhập thông tin về bản thân từ bàn phím máy tính.
+ Lưu ý chính ngón tay học sinh để đúng  ... ụng của máy tính, tầm quan trọng của máy tính.
*Hoạt động 2:	Bài tập
- GV gọi học sinh lần lượt kể tên các thiết bị mà em biết trong gia đình, ngoài đường phố, ở cơ quan có gắn bộ xử lí.	
- Gọi học sinh đọc “ bài đọc thêm: Người máy”.	 Và cho thảo luận.
*Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Xem trước bài: “Chơi cùng máy tính”
- Học sinh trả lời, thực hành và nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát và lắng 
- Học sinh làm bài.
- Học sinh đọc, lắng nghe và thảo luận.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 5	
 Tiết 9 ÔN TẬP CHƯƠNG I
ND:15/09/2012 
ND:17/09/2012
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra kiến thức tiếp thu được của học sinh trong toàn bộ chương I.
- Đánh giá các kỹ năng của học sinh như: sử dụng chuột, bàn phím.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phòng máy, giáo án, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
2’
1. Bài cũ
1. Thầy hướng dẫn lại cho các em cách cầm chuột, các hàng phím cơ bản.
2. Dạy bài mới:
* Thực hành
- GV: Chia nhóm học sinh thực hành sao cho 2 em/ máy.
- Gv đưa ra yêu cầu thực hành ở SGK
- Làm mẫu cho học sinh quan sát thực hành
- Cho học sinh thực hành
- Giám sát việc thực hành của HS và giúp đỡ học sinh thực hành
- Đổi nhóm thực hành cho học sinh
*Hoạt động nối tiếp:
- Thực hành lại cho học sinh quan sát và nêu ra một số lỗi của học sinh trong quá trình thực hành.
- Về nhà học lại bài, chuẩn bị kiến thức để tiết sau kiểm tra.
Học sinh làm theo sắp xếp của giáo viên
Yêu cầu thực hành
Học sinh quan sát thực hành làm mẫu của giáo viên
Học sinh làm thực hành
HS nghiêm túc thực hành
Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 5	
 Tiết 10 BÀI KIỂM TRA SỐ 1
ND:15/09/2012 
ND:17/09/2012
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra kiến thức tiếp thu được của học sinh.
- Đánh giá kỹ năng sử dụng chuột của học sinh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Phòng máy, giáo án, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
2’
1. Ổn định lớp
 Báo cáo sĩ số:
 Tên học sinh vắng mặt:
2. Chuẩn bị kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra lại máy tính đảm bảo máy tính không hỏng trong quá trình học sinh làm bài
- GV cho học sinh vào chổ ngồi và bật máy tính
- Giới thiệu cho học sinh cách thức kiểm tra.
- Gọi 8 học sinh vào thi theo lượt 
- GV quan sát học sinh làm bài và chấm bài cho học sinh.
*Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét bài thi và cho điểm học sinh.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại và ghi nhớ.
- Học sinh làm bài theo chỉ dẫn của GV
- Học sinh làm bài nghiêm túc.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 6	CH ƯƠNG 2: CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
 Tiết 11 BÀI 1: TRÒ CHƠI BLOCKS
ND:22/09/2012 
ND:24/09/2012
I. MỤC TIÊU Giúp học sinh 
- Học sinh biết cách khởi động trò chơi Blocks, nắm được quy tắc chơi, tiếp tục lượt chơi mới và thoát khỏi trò chơi.
- Luyện sử dụng chuột: 	+ Di chuyển chuột đến đúng vị trí.
+ Nháy chuột nhanh và đúng vị trí.
- Luyện trí nhớ về vị trí các hình đã lật được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy tính, phần mềm blocks, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1’
4’
7’
20’
2’
1. Bài cũ: GV gọi HS trả lời:
 1. Chuột máy tính giúp em làm gì?
 2. Em hiểu như thế nào là nháy đúp chuột?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Chuột máy tính giúp ta điều khiển máy tính một cách nhanh chóng nhẹ nhàng. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu đến các em một cách rèn luyện chuột một cách bổ ích qua trò chơi Blocks.
*Hoạt động 1: Khởi động trò chơi
- Gv giới thiệu biểu tượng phần mềm ( đọc là B lốc) trên màn hình nền của máy tính. Và yêu cầu học sinh ghi nhớ biểu tượng.
- Gv hỏi: Thao tác khởi động một biểu tượng trên màn hình nền?
Như vậy khởi động phần mềm Blocks như thế nào?
GV kết luận: Để mở trò chơi em thực hiện thao tác:
+ Nháy đúp chuột lên biểu tượng của trò chơi 
- Gv giới thiệu Màn hình trò chơi :
+ Các ô vuông màu vàng là mặt sau của những hình vẽ.
*Hoạt động 2: Quy tắc chơi
Gv hướng dẫn:
Khi nháy chuột vào ô vuông thì hình vẽ được lật lên. Nếu lật 2 ô liên tục giống nhau, các ô này sẽ biến mất.
Nhiệm vụ làm biến mất các ô này càng nhanh càng tốt 
- Kết thúc trò chơi:
+ Time: thời gian chơi
+ Total pair flipped: tổng số cặp ô đã lật. Nếu các số này càng nhỏ thì em chơi càng giỏi
- GV nhấn mạnh : Nếu em nào chơi giỏi , em có thể chơi với bảng có số lượng nhiều hơn:
 * Để chơi với bảng lớn:
 + Nháy chuột lên mục Skill
 + Chọn mục Big Board
 * Nếu muốn chọn lại bảng nhỏ, em làm tương tự nhưng chon LITTLE BOARD
- Nhấn phím F2 hoặc chọn Game/new khi bắt đầu lượt chơi mới.
- Thoát khỏi trò chơi em nháy chuột lên nút 
- Gv gọi 2 học sinh lên làm m ẫu
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv chơi mẫu cho học sinh quan sát.
- Gv cho học sinh thực hành theo nhóm, quan sát, giúp đỡ học sinh. 
 - Thống kê xem có bao nhiêu học sinh chơi tốt trò chơi và bao nhiêu học sinh chưa chơi tốt. Khuyến khích các em cố gắng hơn để tiết thực hành sau tốt hơn.
* Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Học sinh trả lời, nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát, ghi nhớ biểu tượng và cách khởi động trò chơi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 6	
 Tiết 12 BÀI 1: THỰC HÀNH TRÒ CHƠI BLOCKS
ND:22/09/2012 
ND:24/09/2012
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị phòng máy gồm 10 máy, bố trí 2 em ngồi 1 máy, phần mềm trò chơi Blocks.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
34’
1’
1. Bài cũ: GV gọi HS trả lời:
 1. Nêu cách khởi động trò chơi Blocks?
 2. Trình bày quy tắc chơi của trò chơi Blocks?
- Gv nhận xét và cho điểm
2. Bài mới
Cách tiến hành:
- GV ổn định vị trí cho các em. Yêu cầu HS tự khởi động phần mềm Blocks và nêu câu hỏi:
+ Em hãy nêu quy tắc của trò chơi Blocks?
 + Để bắt đầu lượt chơi mới em nhấn phím gì?
- GV nhận xét
- GV nhấn mạnh : Nếu em nào chơi giỏi , em có thể chơi với bảng có số lượng nhiều hơn:
 Gv cho học sinh thực hành theo nhóm, quan sát, giúp đỡ học sinh
- Thống kê xem có bao nhiêu học sinh chơi tốt trò chơi và bao nhiêu học sinh chưa chơi tốt. Tuyên dương em chơi tốt.
- Sau đó, GV yêu cầu học sinh thoát khỏi trò chơi 
* Hoạt động nối tiếp:
- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh thực hành tốt
- Học sinh trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 7	
 Tiết 13 BÀI 2: TRÒ CHƠI DOTS
ND:29/09/2012 
ND:01/10/2012
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Học sinh biết cách khởi động trò chơi Dots, nắm được quy tắc chơi, tiếp tục lượt chơi mới và thoát khỏi trò chơi.
- Luyện sử dụng chuột. 
- Giúp học sinh rèn luyện trí thông minh và khả năng tư duy chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Máy tính, Sgk, giáo án.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
4’
7’
25’
2’
Bài mới: Hôm trước, chúng ta đã được thực hành với trò chơi Blocks. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu đến các em thêm trò chơi . 
*Hoạt động 1: Khởi động trò chơi
- Gv giới thiệu biểu tượng phần mềm Blocks ( đọc là đót ) trên màn hình nền của máy tính. Và yêu cầu học sinh ghi nhớ biểu tượng.
- Gv hỏi: Tương tự như trò chơi Blocks. Trò chơi Dots được khởi động như thế nào?
GV kết luận: Để mở trò chơi em thực hiện thao tác:
+ Nháy đúp chuột lên biểu tượng của trò chơi 
- Gv giới thiệu Màn hình trò chơi :
*Hoạt động 2: Quy tắc chơi
Gv hướng dẫn:
- Người chơi và máy tính thay phiên nhau tô đậm các đoạn thẳng nối 2 điểm màu đen cạnh nhau bằng cách em nháy chuột trên đoạn đó. Mỗi lần chỉ được tô 1 đoạn.
- Cách tính điểm
+ Tô kín 1 ô vuông sẽ tính 1 điểm và được tô thêm một lần nữa
+ Ô vuông em tô đánh dấu 0, ô máy tính đánh dấu X. 
* Trò chơi kết thúc:
+ Điểm của máy tính bên trái: My score.
+ Điểm của em ở bên phải: Your Score.
- Tương tự với trò chơi Blocks, để bắt đầu lượt chơi mới em nhấn phím F2 hoặc chọn Game/New.
- Muốn máy tính chơi trước thì nháy chuột để đánh dấu chọn vào dòng chữ Computer Starts.
- Muốn người chơi trước thì nháy chuột để đánh dấu chọn vào dòng chữ You Start
- Tương tự như trò chơi Blocks, để thoát khỏi trò chơi em thực hiện thao tác gì?
*Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv chơi mẫu cho học sinh quan sát.
- Gv cho học sinh thực hành theo nhóm, quan sát, giúp đỡ học sinh. 
 - Thống kê xem có bao nhiêu học sinh chơi tốt trò chơi và bao nhiêu học sinh chưa chơi tốt. Khuyến khích các em cố gắng hơn để tiết thực hành sau tốt hơn.
* Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát, ghi nhớ biểu tượng và cách khởi động trò chơi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh trả lời: Thoát khỏi trò chơi em nháy chuột lên nút hoặc chọn Game/Exit.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 7	
 Tiết 14 BÀI 1: THỰC HÀNH TRÒ CHƠI DOTS
ND:29/09/2012 
ND:01/10/2012
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị phòng máy gồm 10 máy, bố trí 2 em ngồi 1 máy, phần mềm trò chơi Dots.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
37’
2’
1. Bài cũ: GV gọi HS trả lời:
 1. Nêu cách khởi động trò chơi Dots?
 2. Trình bày quy tắc chơi của trò chơi Dots?
- Gv nhận xét và cho điểm
2. Bài mới
Cách tiến hành:
- GV ổn định vị trí cho các em. Yêu cầu HS tự khởi động phần mềm Dots và thực hành theo yêu cầu sau:
- Em có thể chọn mức khó hơn để thử sức mình bằng cách:
1. Nháy chuột lên mục Skill
2. Chọn một trong năm mức từ dễ đến khó; Beginner, Intermediate, Advanced, Master, Grand Master.
- Gv cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Thống kê xem có bao nhiêu học sinh chơi tốt trò chơi này một cách thành thạo và bao nhiêu học sinh chưa chơi tốt trò chơi
- Nhắc nhở học sinh quên luật chơi.
- Sau khi, học sinh thực hành xong GV yêu cầu học sinh tự thoát khỏi trò chơi, tắt máy.
* Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Học sinh lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dien tu.doc