Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 22

Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 22

A) Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

-Đọc đúng : sầu riêng, lủng lẳng, chiều

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê.

 - Hiểu nội dung bài: ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

B) Đồ dùng dạy- học

 

doc 40 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Soạn ngày 9/2/08 Ngày dạy: Thứ 2/11/2/08
Tiết 1: CHÀO CỜ
 Tiết 2: TẬP ĐỌC: SẦU RIÊNG
A) Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
-Đọc đúng : sầu riêng, lủng lẳng, chiều 
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê.
	- Hiểu nội dung bài: ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
B) Đồ dùng dạy- học
	- GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc 
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc
	- HS: SGK, vở ghi
C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ(3’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Bè xuôi sông La "
- Nêu nội dung bài?
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
III - Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 
- Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- GV giới thiệu: Tuần 22 đến tuần 24 các em sẽ học chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Bài tập đọc mở đầu cho chủ điểm vẻ đẹp muôn màu là bài Sầu riêng. Qua bài tập đọc các em sẽ được tìm hiểu về một loại cây ăn trái rất quý, được coi là đặc sản của miền Nam. Các em sẽ được ngắm cây sầu riêng, thưởng thức hương vị đặc biệt của nó dưới ngòi bút của nhà văn Mai Văn Tạo.
2. Nội dung bài
a) Luyện đọc :11’
- Bài chia 3 đoạn
HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.( 2 lần) GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.
- Đọc phần chú giải.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài: 12’
- Đọc thầm đoạn 1 
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
 Ở miền Nam nước ta có rất nhiều cây ăn quả. Nếu một lần nào thăm các miệt vườn nơi đây chúng ta khó mà ra được. Nơi nổi tiếng có nhiều sầu riêng nhất là Bình long và Phước Long.
 - Đọc toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Những từ ngữ miêu tả nét đặc sắc của hoa sầu riêng, của sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây sầu riêng trái hẳn với hoa, quả của nó để làm nổi bật hương vị ngọt ngào của quả sầu riêng chín, đó là cách tương phản mà không phải bất kì ngòi bút nào cũng thể hiện được.
- Theo em “Quyến rũ” có nghĩa là gì?
- Trong câu văn “Hương vị quyến rũ đến lạ kì”, em có thể tìm những từ nào thay thế từ “Quyến rũ”.
- Trong 4 từ trên, từ nào dùng hay nhất? Vì sao?
 Sầu riêng là loại trái cây rất đặc biệt. Dưới ngòi bút của tác giả nó quyến rũ chúng ta đến với hương vị tổng hợp từ mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo của trứng gà và vị ngọt của mật ong già hạn. Lần đầu thưởng thức trái sầu riêng, ai cũng sợ cái mùi tổng hợp đó. Nhưng khi đặt múi sầu riêng vào đầu lưỡi ta mới cảm nhận được hương vị đặc biệt của nó.
- Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- YC HS tìm dàn ý chính của bài
* Nội dung chính của bài nói gì?
c) Đọc diễn cảm: 12’
 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
 - Theo em, để làm nổi bật giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng, chúng ta nên đọc bài với giọng như thế nào?
 Ngoài việc thể hiện giọng đọc cần chú ý nhấn giọng các từ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
- Treo bảng phụ viết đoạn văn thứ nhất và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Tuyên dương HS đọc hay nhất.
- Gọi 1 đến 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
IV) Củng cố, dặn dò(2’)
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài Chợ Tết.
- Nhận xét giờ học
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- Quan sát và nêu ý kiến của mình. 
- Tranh vẽ những cảnh đẹp của đất nước: cảnh sông núi, nước non, nhà cửa, chùa chiền, có cây đa, bến nước, con đò rất thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam.
- Lắng nghe
+ Đoạn 1: Sầu riêng là loại ... đến kì lạ
+ Đoạn 2: Hoa sầu riêng ... tháng năm ta
+ Đoạn 3: Đứng ngắm cây sầu riêng ... đến đam mê.
- HS đọc từ khó
- 2 Hs cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
- HS lắng gnhe
- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Sầu riêng là đặc sản của miền Nam
- Lắng nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc bài, trao đổi và tìm ra 
a. Hoa sầu riêng: trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá...
b. Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cành. Trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí..
c. Dáng cây sầu riêng: thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo...
+ Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, của sầu riêng rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.
- Lắng nghe.
+ “Quyến rũ” có nghĩa là làm cho người khác phải mê mẩn vì cái gì đó.
+ Các từ “hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.
+ Trong các từ trên, từ “quyến rũ” dùng hay nhất vì nó nói rõ ý mời mọc, gợi cảm đến với hương vị của trái sầu riêng.
- Lắng nghe.
+ Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín, hương vị toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
+ Đoạn 1: Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng.
+ Đoạn 2: Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
+ Đoạn 3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng
* Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng
- 3 em
- HS trao đổi ý kiến và tìm giọng đọc hay: giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi.
- HS tìm và gạch chân các từ cần nhấn giọng.
+ Lắng nghe.
+ 2HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc.
- 3 đến 5 em thi đọc diễn cảm một đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 đến 2 HS đọc cả bài trước lớp
- 2 em
- Ghi nhớ
 Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
A) Mục tiêu 
 Giúp HS :
	- Củng cố về khái niệm phân số .
	- Rèn kỹ năng rút gọn phân số ,quy đồng mẫu số các phân số .
B) Đồ dùng dạy - học
	- GV: SGK, giáo án
	- HS: SGK, vở ghi
 C) Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động học
Hoạt động dạy
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS lên bảng ,yêu cầu các em làm bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết 105 .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III - Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục luyện tập về phân số,rút gọn phân số , quy đồng mãu số các phân số .
2. Nội dung bài
* Hướng dẫn luyên tập 
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
-GV chữa bài , HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian .
Bài 2 
- GV hỏi : Muốn biết phân số nào bằng phân số , chúng ta làm như nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài .
Bài 3 
- GV yêu cầu HS tự quy đồng mẫu số các phân số ,sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
- GV chữa bìa và tổ chức cho HS trao đổi để tìm được MSC bé nhất .(c- MSC là 36 ; d- MSC là 12 )
Bài 4 
- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm.
- GV yêu cầu HS giải thích cách đọc phân số của mình .
- GV nhận xét và cho điểm HS . 
IV) Củng cố- dặn dò 
- Hôm nay luyên tập dạng toán nào?
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học . 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn .
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2HS lên bảng làm bài , mỗi HS rút gọn 2 phân số ,HS cả lớp làm bài vào vở bài tập 
 = = ; = = 
 = = ; = = 
- Chúng ta cần rút gọn các phân số .
• Phân số là phân số tối giản
• Phân số = = .
• Phân số = = 
• Phân số = = 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập .Kết quả:
a) ; b) ; 
c) ; d) ; ; 
a) ; b) ; c) ; d) 
Hình b đã tô màu vào số sao .
- HS nêu .Ví dụ phần a : Có tất cả 3 ngôi sao , 1 ngôi sao đã tô màu . Vậy đã tô màu số sao.
 Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 2)
A) Mục tiêu
	- Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh
	- Đồng tình, noi gương những bạn có thái dộ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với người lao động.
	- Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh
B) Đồ dùng dạy – Học
	- GV: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
	+ Nội dung các tình huống, trò chơi, cuộc thi.
	- HS: SGK, vở ghi
C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động học
Hoạt động dạy
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao phải lich sự với mọi người?
- Nhận xét
III - Bài mới (28’) Giảm tải (đã sửa theo SGK)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài
 * Hoạt động 1:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lý do:
1. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
2. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông ít gạo rồi quát “Thôi đi đi”.
3. Lâm hay kéo tóc của các bạn nữ trong lớp.
4. Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
5. trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ.
6. Khi thanh toán tiền ở quầy sách, Ngọc nhường cho em bé hơn lên thanh toán trước.
-GV nhận xét 
- Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự?
- Kết luận: Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏi ... chúng ta cũng cần phải giữ phép lịch sự.
*Hoạt động 2 : Tìm hiếu ý nghĩa 1 số ca dao tục ngữ
- Tìm hiểu ý nghĩamột số câu ca dao, tục ngữ
- Em hiểu nội dung ,ý nghĩa câu ca dao tục ngữ sau đây như thế nào?
- GV NX
- Yêu cầu học sinh đọc phần nghi nhớ
IV.Củng cố dặn dò(3’).
-Thế nào là lịch sự với mọi người?
- Dặn về thực hiện theo bài
- Nhận xét giờ học
4em
- Tiến hành thảo luận cặp đôi
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả. 
Câu trả lời đúng:
1. Trung làm thế là đúng. Vì chị phụ nữ ấy rất cần một chỗ ngồi trên ô tô buýt vì đang mang bầu, không thể đứng lâu được.
2. Nhàn làm thế là sai. Dù là ông lão ăn xin nhưng ông cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng, lễ phép.
3. Lâm làm thế là sai. Việc làm của Lâm như vậy thể hiện sự không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu, bực mình.
4. Các anh thanh niên đó làm như vậy là sai, là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh.
5. Vân làm thế là chưa đúng. Trong khi đang ăn, chỉ lên cười nói nhỏ nhẹ để trách làm rây thức ăn ra người khác.
6. Vi ... ghe
.-Y/C H dựa vào SGK,tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý
-Nhờ có nguồn nguyên liệu,lại được đầu tư xd nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành CN phát triển nhất đất nước ta
-Hàng năm ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất CN của cả nước
-Ngành khai thác dầu khí,sản xuất điện,háo chất,phân bón,cao su,chế biến lương thực,thực phẩm,dệt may
-Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của ĐB sông Cửu Long nổi tiếng là chợ Cái Rằng,Phong Điền (Cần Thơ),Phụng Hiệp (Hậu Giang) chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng ghe tờ nhiều nơi đổ về.ở chợ nổi ngay từ sáng sớm việc mua bán diễn ra tấp nập.Mọi thứ hàng hoá như rau quả,thịt cá,quần áo đều có thể mua bán trên xuồng ghe
 Soạn ngày 13/2/08 Ngày dạy: Thứ 6/15/2/08
 Tiết 1: MĨ THUẬT: ( GV chuyên)
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
A) Mục tiêu
	-Thấy được những nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
	- Viết được một đoạn văn tả lá cây hoặc thân cây hoặc gốc cây.
	- Yêu cầu đoạn văn phải có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá, lời văn chân thật, sinh động, tự nhiên.
B) Đồ dùng dạy - học
	- GV: Giấy khổ to và bút dạ + Bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của mỗi tác giả ở từng đoạn văn.
- HS: SGK, vở ghi
C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ỏn định tổ c hức
II - Kiểm tra bài cũ (3’)
- Đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
- Nhận xét và cho điểm HS.
III- Bài mới (35’)
1. Giới thiệu bài
 Tiết học trước các em đã thực hành quan sát một cái cây cụ thể. Muốn có một bài văn miêu tả hay chúng ta cần phải có một cách quan sát tỉ mỉ, phát hiện ra vẻ đẹp riêng của từng loài cây. Tiết học hôm nay các em cùng đọc một số đoạn văn mẫu và thực hành viết đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây.
2. Nội dung bài
Bài 1(41)
- Gọi Hs đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, phân tích để thấy được:
+ Tác giả miêu tả cái gì?
+ Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Gọi HS các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
- Treo bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn.
Bài 2(42)
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân. Phát giấy khổ to cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc bài.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn lá bàng và cây sồi
- Thảo luận, làm việc trong nhóm theo yêu cầu.
- Trình bày, bổ sung
Ví dụ:
a. Đoạn văn Lá bàng
- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, chính xác, sinh động.
b. Đoạn văn Cây sồi già
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa xuân( Mùa đông cây sồi nứt nẻ đầy sẹo, sang mùa xuân cây sồi toả rộng thành vòm lá sum suê, bừng dậy một sức sống bất ngờ.).
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh như: áo như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười,...
- Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi như có tâm hồn của người: Mùa đông cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân dến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc đoạn văn của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài vào vở hoặc giấy.
- 3 đến 5 HS đọc bài
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
a. Đoạn văn tả Lá cây
Cây đa già như một chiếc ô khổng lồ, che nắng, che mưa cho những người nông dân quê em. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như những bàn tay khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp, tạo ra một vòm lá xanh mà mưa nắng không hề lọt qua được.
b. Tả Thân cây
	Thân cây bàng to, tròn như cột đình vượt lên tầng 2 lớp em. Không biết nó bao nhiêu tuổi mà to gần 1 vòng tay em. Thân cây sù sì như da cóc, vỏ màu xám, có nhiều vết trầy xước, chắc đó là những dấu tích của sự từng trải mưa nắng cùng tuổi thơ chúng em.
c. Tả Gốc cây
	Gốc cây si già là nơi hấp dẫn lũ trẻ mục đồng nhất. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn hoa hiền lành đang lim dim ngủ. Có những cái rễ bò lan đến 5,6m rồi mới chịu chui vào lòng đất.
IV) củng cố – dặn dò (2’)
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn miêu tả lá, thân hay gốc của một cây mà em thích và phân tích cách tả lá cây, thân cây qua hai đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre.
- Nhận xét giờ học
 Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP
A) Mục tiêu
 Giúp HS : 
	- Rèn kỹ năng so sánh hai phân số khác mẫu số.
	- Giới thiệu so sánh hai phân số có cùng tử số.
B) Đồ dùng dạy - học
	- GV: SGK, giáo án
	- HS: SGK, vở ghi
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số và làm các bài tập hưỡng dẫn luyện tập thêm của tiết 109.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III - Bài mới
1. Giới thiệu bài - Trong giờ học này, các em sẽ được rèn luyện lỹ năng so sánh hai phân số.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
- Nêu : Khi thực hiện so sánh hai phân số khác mẫu số không nhất thiết phải quy đồng mẫu số thì mới đưa về được dạng hai phân số cùng mẫu số. Có những cặp phân số khi chúng ta rút gọn phân số cũng có thể đưa về hai phân số cùng mẫu số, vì thế khi làm bài các em cần chú ý quan sát, nhẩm để lựa chọn cách quy đồng mẫu số hay rút gọn phân số cho tiện.
- GV lần lượt chữa từng phần của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV viết phần a của bài tập lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm ra 2 cách so sánh phân số và .
- GV nhận xét các ý kiến HS đưa ra, sau đó thống nhất hai cách so sánh :
- GV yêu cầu HS tự làm bài theo cách quy đồng mẫu số rồi so sánh, sau đó hướng dẫn HS cách so sánh với 1.
+ Hãy so sánh từng phân số trên với 1.
+ Dựa vào kết quả so sánh từng phân số với 1. em hãy so sánh hai phân số đó với nhau.
- GV hỏi : Với các bài toán về so sánh 2 phân số, trong trường hợp nào chúng ta có thể áp dụng cách so sánh phân số với 1 ?
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số ; .
- GV : em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên.
- Phân số nào là phân số bé hơn.
- Mẫu của phân số lớn hơn hay bé hơn mẫu của phân số ? 
- Phân số nào lớn hơn ?
- Mẫu của phân số lớn hơn hay bé hơn mẫu của phân số ?
- Như vậy, khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, sau đó tự làm tiếp các phần còn lại.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
BÀI 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó làm bài
- GV chữa bài và cho điểm HS.
IV) Củng cố- dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh hai phân số.
- Ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi mới so sánh.
- HS nghe giảng, sau đó làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện so sánh 2 cặp phân số, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Có thể trình bày như sau :
a) < 
b) Rút gọn = = . Vì < nên < .
c) Quy đồng = = ; = = . Vì > nên > 
d) Giữ nguyên . Ta có = = . Vì < nên < .
- HS trao đổi với nhau, sau đó phát biểu ý kiến trước lớp.
• Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh.
• So sánh với 1.
- HS so sánh : > 1; < 1.
- Vì > 1; .
- Khi hai phân số cần so sánh có một phân số lớn hơn 1 và phân số kia nhỏ hơn 1.
- HS thực hiện và nêu kết quả so sánh :
 > 
- HS : Phân số cùng có tử số là 4.
- Phân số bé hơn là phân số .
- Mẫu số của phân số lớn hơn mẫu số của phân số . 
- Phân số lớn hơn là phân số .
- Mẫu số của phân số bé hơn mẫu số của phân số . 
- Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- 2 em lên bảng làm bài tập- cả lớp làm vào vở
a) Vì 4 < 5, 5 < 6 nên < ; < . Các phân số ; ; viết theo thứ tự từ bé đến lớn là ; ; .
b) Quy đồng mẫu số các phân số ; ; ta có : 
 = = ; = = ; = = . Vì < < nên <<
Các phân số ; ; viết theo thứ tự từ bé đến lớn là ;;.
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 22
I- Yêu cầu
 	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II- Nội dung sinh hoạt:
 	- HS tự nhận xét
 	- GV nhận xét chung 
 1,Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 2,Học tập:
- Sau nghỉ tết các em :
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
+ Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập 
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều
- Các em , có ý thức trong học tập 
+1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- 
 3,Công tác khác
 	-Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch 
	 - Các khoản thu nộp chậm
 	- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
 	- Có đủ ghế ngồi chào cờ
 II, Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà đầy đủ
 - Thi đua học tốt chuẩn bị ngày thành lập Đảng
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt
Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 L4du cac mon.doc