Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 26

Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 26

A) Mục tiêu : Giúp học sinh

 - Đọc đúng các từ ngữ : lan rộng, rào rào, dữ dội, nam lẫn nữ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự đe doạ của cơn bão, từ ngữ thể hiện sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của những thanh niên xung kích.

 - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm chãi, cảm hứng ngợi ca.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : mập, cây vẹt, xung kích, chão.

 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm thắng của con người trong cuộc chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.

B) Đồ dùng dạy- học :

 - GV : tranh minh hoạ, bảng phụ.

 - HS : đồ dùng học tập.

C) Các hoạt động dạy – học :

 

doc 34 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Soạn ngày15/3/2008 Ngày dạy: Thứ 2/17/3/2008
Tiết 1: CHÀO CỜ
 Tiết 2: TẬP ĐỌC: THẮNG BIỂN
A) Mục tiêu : Giúp học sinh
	- Đọc đúng các từ ngữ : lan rộng, rào rào, dữ dội, nam lẫn nữ.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự đe doạ của cơn bão, từ ngữ thể hiện sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của những thanh niên xung kích.
	- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm chãi, cảm hứng ngợi ca..
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : mập, cây vẹt, xung kích, chão.
	- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm thắng của con người trong cuộc chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
B) Đồ dùng dạy- học :
	- GV : tranh minh hoạ, bảng phụ.
	- HS : đồ dùng học tập.
C) Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn đinh tổ chức
II - KTBC: 3’
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ" tiểu đội xe không kính"
- Gọi HS đọc ND bài
- Nhận xét ghi điểm
III - Bài mới: 35’
1. Giới thiệu: Cho HS quan sát tranh
* Lòng dũng cảm của con người không chỉ bộc lộ trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải mà còn bộc lộ trong đấu tranh chống thiên nhiên..
2. Nội dung bài
a. Luyện đọc : 12’
- Bài chia 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp( 2 lần )- Kết hợp sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho HS
-HS phát hiện từ khó đọc
- HS đọc theo cặp
- HS đọc chú giải và giải nghĩa các từ
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
 b. Tìm hiểu bài: 12’
- HS đọc toàn bài
- Tìm những từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- Các từ ngữ hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển.
- Tác giả đã sử dụng biên pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển? Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
- Tiểu kết rút ý chính.
- Đọc đoạn 3: 
-Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người tước cơn bão biển.
- Tiểu kết rút ý chính.
- Tiểu kết bài rút nội dung chính.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp lần 3.
- Toàn bài đọc với giọng thế nào?
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3
- Đưa bảng phụ
- GV đọc mẫu
- Đọc thầm đoạn văn và cho biết ta nghỉ hỏi ở chỗ nào? và nhấn giọng những từ nào?
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm đoạn
- Thi đọc diễn cảm toàn bài
Nhận xét – Đánh giá:
IV) Củng cố – dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại ND chính của bài
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- 2 em- lớp theo dõi
- 1 em
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.nhỏ bé
+ Đoạn 2: Tiếng ồn àochống dữ
+ Đoạn 3: Còn lại
- đọc như YC
- Nhóm đôi
- 2 em
- 1 em giỏi
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời câu hỏi.
- Những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển là: gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
- Các từ ngữ hình ảnh ấy cho ta thấy cơn bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bớt cứ lúc nào. 
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả: như một đàn cá voi lớn, sóng tràn qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển,là gió trong cơn dữ, điên cuồng, một bên là hàng nghìn người với tinh thần quýết tâm chống giữ.
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh : như con cá mập đớp con cá chim, như một đàn voi lớn và biẹn pháp nhân hoá: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh, gió giận dữ điên cuồng.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy để thấy đượccơn bão biển hung dữ, làm cho người đọc hình dung được cụ thể, rõ nét về cơn bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Ý1: Cuộc tấn công dữ dội của biển cả.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Các từ ngữ và hình ảnh nói lên điều đó là: hơn hai chục thanh niên mỗi người và mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nướcđang cuộn dữ, khoác vai nhau thành sựi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước. Họ ngụp rồi trồi lên, những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt. thân hình họ cột chặn những cột tre đứng chắc, dẻo như chão. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
- Ý2: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão. 
- Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm thắng của con người trong cuộc chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên
- 3 em đọc nối tiếp
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm chãi, cảm hứng ngợi ca..
- Lắng nghe
- HS tìm từ ngữ thể hiện giọng đọc
- Nhóm đôi
- 5 em 
- 3 em
 Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP
 A) Mục tiêu: Giúp HS :
	- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số.
	- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
	- Củng cố về diện tích hình bình hành.
B) Đồ dùng dạy- học
	- GV: SGK, giáo án
	- HS: SGK, vở ghi
 C) Các họat động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 126.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III - Bài mới
1. Giới thiệu bài - Trong giờ học này các em sẽ cùng làm các bài tập luyện tập về phép nhân phân số, phép chia phân số, áp dụng phép nhân, phép chia phân số để giải các bài toán có liên quan.
* Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( 136)
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV nhắc khi HS rút gọn phân số phải rút gọn đến khi được phân số tối giản.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính rồi rút gọn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Có thể trình bày bài như sau :
	:= = = 	;	:= = = 
	:= = = 	;	: = = = 
	:= == 	;	
* HS cũng có thể rút gọn ngay từ khi tính. 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Trong phần a, x là gì của phép nhân ?
- Khi biết tích và một thừa số, muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?
- Hãy nêu cách tìm x trong phần b.
- GV yêu cầu HS làm bài.
 a) x = 
 x = : 
 x = 
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp., sau đó yêu cầu HS dưới lớp kiểm tra lại bài của mình.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự tính
a) = = 1 b) ==1
- GV chữa bài sau đó hỏi : 
+ Phân số được gọi là gì của phân số 
 ?
+ Khi lấy nhân với thì kết quả là bao nhiêu ?
- GV hỏi tương tự với phần b,c
- GV hỏi : Vậy khi nhân một phân số với phân số đảo ngược của nó thì được kết quả là bao nhiêu.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta làm như thế nào ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Biết diện tích hình bình hành, biết chiều cao,làm thế nào để tính được độ dài đáy hình bình hành ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
IV) Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x.
- x là thừa số chưa biết.
- Ta lấy tích chia cho thừa số đâ biết.
- x là số chia chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số chia chúng ta lấy số bị chia chia cho thương.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 b) : x = 
 x = : 
 x = 
- HS làm bài vào vở bài tập.
c) = = 1
- Theo dõi bài chữa của GV, sau đó trả lời câu hỏi.
+ Phân số được gọi là phân số đảo ngược của phân số 
 + Kết quả là 1
- Khi nhân một phân số với phân số đảo ngược của nó thì kết quả sẽ là 1.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS trả lời về tính diện tích hình bình hành : Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính độ dài đáy của hình bình hành.
- Lấy diện tích hình bình hành chia cho chiều cao.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều dài đáy của hình bình hành là :
 : = 1(m)
 Đáp số : 1m
 Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: 
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
A) .Mục tiêu:
	- HS hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao phải tích cực hoạt động nhân đạo
- HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn.
B) Đồ dùng dạy - học: 
	- GV: giấy khổ to
	- HS: Mỗi em 3 tờ bìa: xanh, đỏ, trắng
C) Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Bài cũ: (Không)
III - Bài mới: 35’
1. Giới thiệu: Hằng năm trên đất nước ta nói riêng, trên thế giới nói chung, có biết bao người bị thiên tai lũ lụt, và bao người gặp hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn, cần được nhiều người giúp đỡ để bớt đi những khó khăn. Những hoạt động này gọi là 
gì? Bài hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em
2. Nội dung bài
Hoạt động 1: Thảo luận thông tin(37)
- Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1, 2?
- Đại diện các nhóm trả lời?
- Hãy nhận xét nhóm bạn trả lời?
- Em có những suy nghĩ gì về khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hững chịu do chiến tranh, thiên tai gây ra?
- Em có thể làm những gì để giúp đỡ họ?
 GV: Họ đã phải chịu nhiều khó khăn thiệt thòi. Chúng ta cảm thông chia sẻ với họ. quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2: Bài tập 1(38)
- Việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao?
Hoạt động 3: Bài tập 3(39)
- Những ý kiến nào em cho là đúng?
- GV nêy từng ý, HS giơ thẻ:
Ý đúng: a,đ
Ý sai: b,c
- Vì sao em cho là đúng?
- Vì sao em cho là sai?
GV: Cần tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh riêng của bản thân.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
- Lớp mình những bạn nào tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
IV) Củng cố - dặn dò
- Mọi người cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh của mình
- Dặn về xem lại bài.
- Nhận xét giờ học
- Thảo luận nhóm 4
- 5 nhóm
+ Không có lương thực để ăn.
+ Không có quần áo để mặc.
+ Tài sản mất hết.
- Tuỳ HS nêu
- Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện các nhóm nêu: a và c là đúng.
+ Tình huống b là sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chia để lấy thành tích cho bản thân,
- Làm việc cá nhân với thẻ.
- Tất cả mọi người khi gặp khó khăn rất cần sự giúp đỡ.
Ý b: Tham gia bắt buộc.
Ý c: Vì bản thân
- Tuỳ HS nêu
Tiết 5: KHOA HỌC: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
A - Mục tiêu: 
Sau bài học, học có thể:
	- Nêu được ví dụ các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
	- HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng, lạnh của chất lỏng.
B - Đồ dùng dạy học:
 ... I - KTBC : 4’
- Hãy kể lại 2 đoạn câu chuyện: Những chú bé không chết?
- Câu truyện có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét dánh giá
III - Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 1’
- Ngoài những chuyện đọc trong SGK, các em còn được đọc, được nghe nhiều câu chuyện ca ngợi những con người có lòng quả cảm. Bài hôm nay, các em sẽ kể và nghe bạn kể về những chuyện đó.
2. Nội dung bài
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề:6’ 
- GV chép đề lên bảng.
Nêu yêu cầu của đề?( GV gạch chân từ quan trọng)
- Đọc nối tiếp phần gợi ý?
- Hãy dựa vào những gợi ý đó để suy nghĩ và lựa chọn 1 câu chuyện sau đó kể cho các bạn nghe.
- Hãy giới thiệu tên truyện em định kể, có ý nghĩa NTN? Em đọc truyện đó ở đâu?
 3. Luyện kể:25’
- Hãy kể theo nhóm 4( Bạn kể xong rồi nêu ý nghĩa của truyện- các bạn khác đối thoại về các nhân vật. VD: Bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
- Hãy thi kể trước lớp?
Đối thoại cùng bạn?
- Hãy bình chọn bạn kể hay nhất và trả lời câu hỏi hay nhất?
IV- Củng cố - dặn dò:2’
Dặn về kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài tuần 27
Nhận xét giờ học
- 2 em
- 1 em
- Nhận xét dánh giá bài kể của bạn?
- 2 em đọc lại đề.
- 4 em
VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện” Một người chính trực, tôi đọc truyện này ở sách lớp 4 tập 1.
- Hoạt động nhóm 4
- 7 em
- 3 em
 Tiết 5: ĐỊA LÍ: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
 A) Mục tiêu: Học xong bài này HS biết
	-Dựa vào bản đồ ,lược đồ,chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung
Duyên hải MT có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp,nối với với nhau toạ thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển
	-Nhận xét lược đồ ,ảnh bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên
	-Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra
 B) Đồ dùng dạy- học.
	- GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam-ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung
	- HS: SGK, vở ghi
 C) Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - KTBC : 4’
- Các dòng sông nào đã bồi đắp lên các vùng ĐBBB và ĐBNB?
- Nhận xét ghi điểm
III - Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 1’
Ngoài 2 ĐB rộng lớn đó ở nước ta còn có hệ thống các dải dồng bằng nhỏ hẹp nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông khi chảy ra biển bồi đắp lên. Đó là dải đồng bằng Duyên Hải miền Trung. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trog bài học hôm nay. 
2. Nội dung bài
a. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển
*Hoạt động 1:làm việc cả lớp
-G treo bản đồ lên bảng 
- YC HS quan sát lược đồ và cho biết:
+ Có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền trung?
- YC HS lên chỉ lược đồ và tên gọi
- Em có nhận xét gì về vị trí và tên gọi của các đồng bằng này?
- Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
* GV: Vì các đồng bằng này chạy dọc theo biển khu vực miền Trung nên mới gọi là: dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
-G bổ sung:các đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh có đồng bằng đó.Dải đồng lớn bằng duyên hải MT chỉ gồm các đồng bằng nhỏ hẹp song tổng diện tích cũng khá lớn gần bằng diện tích đồng bằng BB
-Bước 3:cho H quan sát tranh ảnh về đầm phá cồn cát được trồng phi lao
- Đồng bằng duyên hải MT có đặc điểm gì?
-G ghi bảng
-Chuyển ý
b. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam
*Hoạt động 2:làm việc cả lớp
-Bước 1:y,c H quan sát lược đồ hình 1 dựa vào tranh ảnh SGK mô tả đường đèo Hải Vân
-Bước 2:giải thích vai trò bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã
-Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền trung?
-G chốt –ghi bảng
-Tổng kết à rút ra bài học
IV- Củng cố - dặn dò:
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã tạo nên ĐBBB , sông Đồng Nai, sông Cửu Long đã tạo nên ĐBNB
- Lắng nghe
- 5 dải đồng bằng
- 2 em thực hiện
- Các đồng bằng này nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBNB, phía Đông là biển Đông
 - Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển
-H quan sát và giới thiệu
-Vì núi lan sát ra biển nên đồng bằng ở MT nhỏ hẹp
-Y/C H nêu lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải MT
-Chỉ và đọc được dãy núi Bạch Mã ,đèo Hải Vân ,thành phố Huế,thành phố Đà Nẵng
-Nằm trên sườn núi,đường uốn lượn ,một bên là sườn núi một bên là vực sâu
-Đường hầm đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi,hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở 
-Khí hậu có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 20 độ C trong khi Huế xuống dưới 20 độ C nhiệt độ trung bình của 2 thành phố này đều cao và chênh lệch không đáng kể khoảng 29 độC
-Gió tây nam vào mùa hạ đã gây ra mưa lớn ở tây Trường Sơn khi vượt qua dẫy Tường Sơn gió trở nên khô và nóng người dân gọi là gió lào ,gió đông bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước biển và thường gây mưa những cơn mưa này đổ vào sông của MT sông ngắn lại hẹp dẫn đến thường hay có lũ đột ngột
 Soạn ngày 19/3/2008 Ngày dạy: Thứ 6/21/3/2008
Tiết 1: MĨ THUẬT: ( GV chuyên)
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: LUYÊN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
A)Mục tiêu
	- HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối tuần tự theo các bước: Mở bài, thân bài, kết bài.
	- Tiếp tục củng cố kỹ năng viết đoạn mở bài ( gián tiếp, hoặc trực tiếp); Đoạn thân bài; đoạn kết bài( Kiểu mở rộng không mở rộng)
B) Đồ dùng dạy- học:
	- GV: Bảng phụ chép sẵn gợi ý( bài 1-83) 
	- HS: SGK, vở ghi
C) Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - KTBC : 3’
-Đọc lại đoạn kết bài ( bài 4)?
- Nhận xét
III - Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 1’: trực tiếp
2. Nội dung bài
GV chép đề:
Tả một cây bóng mát(hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- Đề yêu cầu gì?( GV gạch chân)
 - Hãy suy nghĩ và chon một trong ba cây đó để tả( xem cây nào các em đã quan sát, nó có tình cảm với các em).
- Đọc phần gợi ý?
- Muốn tả theo một thứ tự không bỏ sót chi tiết thì trước khi viết ta phải làm gì? ( GV đưa gợi ý 1)
3. Luyện tập: 30’
- Nhận xét - ghi điểm 
IV- Củng cố dặn dò:2’
- Dặn em nào chưa viết xong thì về nhà viết tiếp.
- Nhận xét giờ học
- Hát
- 2 em
- 4 em đọc đề
- HS nêu từ trọng tâm
- 3 em đọc nối tiếp.
- Lập dàn ý
- 2 em nhắc lại
- Hãy lập dàn ý và viết bài.
- Hãy nêu bài của mình?
- Nhận xét đánh giá bài của bạn?
Tiết 3: 
Thø s¸u ngµy 20 th¸ng 3 n¨m 2009
TOÁN: 
LUYỆN TẬP CHUNG
A) Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
	- Thực hiện các phép tính với phân số
	- Giải bài toán có lời văn
	- GD HS say mê học toán
B) Đồ dùng dạy- học
	- GV: SGK giáo án
	- HS: SGK, vở ghi
C) Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - KTBC : 3’
- Gọi HS lên bảng lamg các bài tập HD luyện thêm của tiết 130
- Nhận xét 
III - Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 1’: trực tiếp
2. Nội dung bài
* HD HS làm bài tập
Bài 1( 138) Trong các phép tính sau phép tính nào làm đúng:
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV HD Muốn biết phép tính nào đúng hay sai chúng ta phải làm NTN?
- Nhận xét
Bài 2( 139) ; Tính
- YC HS làm cá nhân - 3 em lên bảng làm bài
Bài 3 ( 139) Tính:
- YC HS làm bài nhắc các em chọn mẫu số chung nhỏ nhất có th
Bài 4( 139)
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán YC chúng ta tìm gì?
Để tính được trước hết chúng ta phải làm thế nào?
- YC HS làm bài vào vở
Bài 5:
- YC HS đọc đề tự làm bài
- Chữa bài
IV- Củng cố - dặn dò:
Về nhà làm bài tập còn lại và CBBS
- Nhận xét giờ học
- 2 em thực hiện 
- Các nhóm làm bài và báo cáo kết quả
a) sai: b) sai ; c) đúng ; d) sai
- Phải thực hiện quy đồng các phân số
- 2 em 
- tính phần bể chưa có nước
-Phải lấy cả bể trừ đi phần đã có
Bài giải
Số phần bể đã có nước là:
 bể)
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
 bể)
 Đáp số: bể 
- 1 em lên bảng làm cả lớp làm vào vở
Bài giải
Số ki- lô- gam cà phê lấy ra lần sau là:
 2710 2 = 5420 ( kg)
Số ki- lô- gam cà phê lấy cả hai lần là:
 2710 + 5420 = 8130 ( kg)
Số ki- lô- gam cà phê còn lại trong kho là:
 23450 - 8130 = 15320 ( kg)
 Đáp số: 15320 kg
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I- Yêu cầu
 	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II- Nội dung sinh hoạt:
 	- HS tự nhận xét
 	- GV nhận xét chung 
 1,Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 2,Học tập:
- Sau nghỉ tết các em :
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
+ Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập 
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều
- Các em , có ý thức trong học tập 
+1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- 
 3,Công tác khác
 	-Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch 
	 - Các khoản thu nộp chậm
 	- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
 	- Có đủ ghế ngồi chào cờ
 III- Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà đầy đủ
 - Thi đua học tốt chuẩn bị ngày thành lập Đảng
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt
Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy) 
TUẦN 27
 Soạn ngày 22/3/2008 Ngày dạy: Thứ 2/24/3/2008
Tiết 1: CHÀO CỜ
 Tiết 2: TẬP ĐỌC: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
A) Mục tiêu : Giúp học sinh
- Đọc đúng các từ ngữ : Cô - péc – ních, sửng sốt, cổ vũ, giản dị, Ga – li – lê.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ,nhẫn giọng ở những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà khoa học.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca .
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : thiên văn học, tà thuyết, chân lí.
- Hiểu nội dung bài : ca ngợi những nhà khoa họcchân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
 B) Đồ dùng dạy- học :
- GV : Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 L4du cac mon.doc