Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 16 đến tuần 18

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 16 đến tuần 18

I- MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.

2. Đọc-hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : thượng vỏ, giáp .

- Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

- Tranh minh họa bài tập trang 154 SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU

 

doc 28 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1125Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 16 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh hoạt lớp TUẦN 15
I/ Sơ kết công tác tuần qua:
	- Đánh giá những công tác đã làm được.
	- Tuyên dương những em đã có thành tích tốt trong học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm.
II/ Công tác tuần 16:
	1/ Về nền nếp học tập : 
	Cần chú ý việc học và soạn bài ở nhà. Rốn luyện để thi “ Văn hay chữ tốt”
	2/ Công tác khác :
	- Đôi bạn giúp nhau tiến bộ.
	- Nạp bài thi đường dõy núng
	- Phát động phong trào thi đua học tập giữa các tổ.
	- Ôn tập chuẩn bị thi HK1.
TUẦN 16 Thứ Hai ngày 8 tháng 12 năm 2008
tập đọc
kéo co
I- Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng 
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2. Đọc-hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : thượng vỏ, giáp ...
- Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Tranh minh họa bài tập trang 154 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Yờu cầu HS chú giải từ khú.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
* Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.
Nhấn giọng ở những từ ngữ : thượng võ, nam, nữ, đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ?
Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh họa để tìm hiểu cách chơi kéo co.
- ý chính đoạn 1: Cách thức chơi kéo co.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- ý chính đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- Gọi HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
- Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ?
+ Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào ?
- ý chính của BT đọc kéo co này là gì ?
c) Đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc.
Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi: + Trò chơi kéo co có gì vui ?
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: kéo co ... đến bên ấy thắng
+ Đoạn 2 : Hội làng Hữa Trấp ... đến người xem hội.
+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn ... đến thắng cuộc.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu cách chơi kéo co.
1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 2 giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
+ Cuộc thi ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường. ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khỏe hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của người xem.
- 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
+ Vì có đông người chơi, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.
+ Những trò chơi dân gian: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh goòng, chọi gà...
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ BT đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người VN.
toán
chia cho số có hai chữ số ( tt )
I- Mục tiêu
Giúp HS :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
- A'p dụng để giải các bài toán có liên quan.
II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các BT về nhà, kiểm tra vở của 1 số HS.
- Chữa bài, cho điểm.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia.
a) Phép chia 10150 : 43.
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính rồi tính.
- Theo dõi HS làm bài. 
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK.
- Hỏi : + Phép chia 10150 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV chú ý huớng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia :
b) Phép chia 26345 : 35.
- Viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện.
 - Theo dõi HS làm bài. 
 - GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK.
- GV hỏi phép chia trên là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Trong các phép chia có dư ta chú ý điều gì ?
Khi thực hiện tìm số dư, ta nhân thương tìm được lần lượt với hàng đơn vị và hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư của lần đó.
Lần 1, lấy 7 nhân 5 được 35, vì 3 ( của 263 ) không trừ được cho 35 nên ta phải mượn 4 của 6 ( chục ) để được 43 trừ 35 bằng 8, sau đó viết 8 nhớ 4; 4 phải nhớ vào tích lần ngay tiếp đó nên ta có :
7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25, vì 6 ( của 263 ) không trừ được 25 nên ta phải mượn 2 của 2 ( trăm ) để đuợc 26 trừ 25 bằng 1, viết 1.
2.3 Luyện tập, thực hành.
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV chữa bài, cho điểm.
Bài 2.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét ?
- Vận động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút ?
- Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm phép tính gì ?
3. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
10105 43
 150 235
 215
 00
- Là phép chia hết.
- 1 HS thực hiện phép chia.
- HS nêu cách làm của mình.
26345 35
 184 752
 095
 25
- Là phép chia có dư, số dư là 25.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét.
- Vận động viên đi được quãng đường dài là :
38 km 400m = 38400m
- Vận động viên đi quãng đường trên trong 1 giờ 15 phút = 75 phút.
- Làm phép tính chia : 38400 : 75.
- 1 HS lên bảng làm bài.
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : đồ chơi, trò chơi
I- Mục tiêu
- Biết 1 số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ.
- Hiểu ý nghĩa của 1 số câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến chủ điểm.
- Biết sử dụng linh hoạt, khéo léo một số thành ngữ, tục ngữ trong những tình huống cụ thể nhất định.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Tranh ảnh về một số trò choiư dân gian.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng chữ.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi : Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ phép lịch sự cần phải chú ý điều gì ?
- Nhận xét câu trả lời của HS, cho điểm.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm hoàn thành phiếu và giới thiệu với bạn về trò chơi mà em biết.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Nhận xét, bổ sung phiếu trên bảng.
Trò chơi rèn luyện sức mạnh
Kéo co, vật
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
Nhảy dây, lò cò, đá cầu
Trò chơi rèn luyện trí tuệ
ôn ăn quan, cờ tướng, xếp hình
Bài 2.
- Phát phiếu và bút cho 2 nhóm HS. Yêu cầu HS hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài vào phiếu hoặc dùng bút chì làm vào vở nháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại phiếu: 1HS đọc câu tục ngữ, thành ngữ, 1 HS đọc nghĩa của câu.
Nghĩa thành ngữ, tục ngữ
Chơi với lửa
ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp tai họa
+
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống
+
Bài 3.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. GV nhắc HS.
+ Xây dựng tình huống.
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- Gọi HS trình bày.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về nhà làm lại BT 3 
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- 3 cặp HS trình bày.
 Thứ Tư ngày 10 tháng12 năm 2008
 tập đọc
 trong quán ăn " ba cá bống "
I- Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung truyện, từng nhân vật
2. Đọc-hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mê tín, ngay dưới mũi, ..
- Hiểu nội dung bài : Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được nội dung bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ đọc ác đang tìm cách bắt chú.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Tranh minh họa BT đọc trang 159 SGK.
- Tập truyện chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô
- Bảng phụ ghi sãn đoạn văn cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài “kéo co” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy-học bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đ ... 
- Hoạt động theo cặp.
 VN
- 1 HS lên bảng nối, HS dưới lớp làm vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
- Chữa bài:
+ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em kể chuyện cổ tích.
+ Bộ đội giúp dân gặt lúa.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trong tranh các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây, dưới gốc cây, mấy bạn nam đang đọc báo.
tập làm văn
luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I- Mục tiêu
- Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
Đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1 viết sẵn trên bảng lớp.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ trang 170.
- Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gọi HS trình bày và nhận xét. Sau mỗi phần GV kết luận, chốt lời giải đúng.
a) Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b)	+Đoạn1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi ... đến sáng long lanh.
	+ Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt ... đến đeo chiếc ba lô.
	+ Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy ... đến và thước kẻ
c) Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ.
	+ Đoạn 1: màu đỏ tươi
	+ Đoạn 2: Quai cặp
	+ Đoạn 3: Mở cặp ra.
Bài 2.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- NHận xét tiết học.
- dặn HS về nhà hoàn thành bài văn: Tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em.
- 2 HS đọc thuộc lòng.
- 2 HS đọc bài văn của mình.
- 2 HS tiếp nối nhua đọc.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- Quan sát cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
- 3 đến 5 HS trình bày.
sinh hoạt lớp tuần 17
I- Mục tiêu
-Phổ biến nội dung các phong trào trong tuần.
- Rèn HS có tinh thần thi đua.
- Giáo dục HS có tinh thần tập thể.
III- nội dung sinh hoạt
1. Lớp trưởng(điều khiển)
* Mời các tổ trưởng lần lượt báo cáo các mặt thi đua trong tuần qua về :
+ Học tập, kỷ luật, chuyên cần, phong trào.
* Lớp trưởng nhận xét chung các mặt. Sau đó mời cô chủ nhiệm có ý kiến với lớp.
* Bình chọn + Tổ xuất sắc. 
* Bình chọn 3 bạn chăm ngoan.
2.Giáo viên nhận xét chung:
 a) Ưu : 
- Đa số đi học đều, đúng giờ, đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập.
- Nhiều bông hoa điểm 10 nở rộ.
- Chữ viết có nhiều tiến bộ.Những em luyện thi “Văn hay chữ tốt” cú nhiều cố gắng.
 b) Tồn tại :
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.
3. Phổ biến công tác tuần 18
- Khắc phục những tồn tại ở tuần 17
- Tổ trưởng, lớp trưởng tiếp tục theo dõi giúp đỡ bạn.
- Đôi bạn cố gắng, giúp đỡ nhau học tập.
- Chú ý nền nếp xếp hàng ra vào lớp, bảo quản CSVC.
- Thi học kỳ đạt kết quả tốt 
TUẦN 18: Thứ Hai ngày 22 tháng 12 năm 2008
TIẾNG VIỆT: ôn tập ( tiết 1-2 )
I- Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu.
* Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1-17.
* Kĩ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
* Kĩ năng đọc - hiểu : Trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủi điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra tập đọc.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS.
3. Lập bảng tổng kết.
- Các BT đọc là truyện kể hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Những BT đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên ?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm.
- Nhóm làm xong dán phiếu lên bảng, đọc phiếu các nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhanạ xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, HS về cjỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên gắp thăm.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ BT đọc: Ông trạng thả diều/"Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi/ Vẽ trứng/ Người tìm đường lên các vì sao/ văn hay chữ tốt/ Chú Đất nung/ Trong quán ăn " Ba các bống"/ Tất nhiều mặt trăng/
- Chữa bài.
 toán
 luyện tập
I- Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước, kiểm tra vở 1 số em.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Thực hành:
Bài 1.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Cho HS nêu các số đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn kết quả đó.
Bài 2.
- GV cho HS tự làm bài.
- 1 HS nêu kết quả, cả lớp phân tích, bổ sung, kiểm tra chéo nhau.
Bài 3.
- HS tự làm bài.
- HS nêu lí do chọn các số đó.
Bài 4. Cho HS tự nhận xét như bài 3.
Bài 5. GV cho HS thảo luận theo từng cặp sau đó nêu kết luận.
Củng cố, dặn dò : HS ôn bài 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT.
- 2 đến 3 HS nêu theo yêu cầu.
- HS làm bài.
- 1 HS nêu theo yêu cầu.
- 2 HS ngồi canh nhau đổi chéo vở để kiểm tra .
- HS giải thích:
* Cách 1: Loại các số 345; 296; 341; 3995; 324 và chọn được các số là : 480; 2000; 9010.
* Cách 2: 
+ Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0; 5
+ Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
+ Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. Vì vậy ta chọn được các số : 480; 2000; 9010.
- HS làm bài vào VBT.
- HS nêu kết luận : Loan được 10 quả táo.
 Thứ Tư, ngày 24 thỏng 12 năm 2008
TIẾNG VIỆT :ôn tập 
I- Mục tiêu
- Kiểm tra đọc-hiểu.
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật.
- Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi lên bảng.
2. Kiểm tra đọc.
- Tiến hành tương tự tiết trước.
3. Ôn luyện về kĩ năng đặt câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng, hay.
4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi HS trình bày và nhận xét.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.
TIẾNG VIỆT: ôn tập
I- Mục tiêu
- Kiểm tra đọc ( lấy điểm ), yêu cầu như tiết 1.
- Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trang 113 và 2 cách kết bài trang 122
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Tiến hành như tiết 1.
3. Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
.- Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về nhà viết lại BT2 và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
+ Mở bài trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
+ Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
- 3 - 5 HS trình bày.
 toán: dấu hiệu chia hết cho 3.
I- Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. GV hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 tương tự như bài học trước.
- GV hướng dẫn HS chú ý đến các số ở cột bên trái trước để nêu đặc điểm của các số này. Vì vừa học xong dấu hiệu chia hết cho 9 nên hS nghĩ ngay đến việc xét tổng các chữ số. GV ghi bảng cách xét tổng các chữ số của 1 vài số.
- GV cho HS nêu dấu hiệu của các số chia hết cho 3 như phần b) của bài học.
2.3. Thực hành.
Bài 1.
- GV cho HS nêu lại đề bài.
- HS làm bài, GV đi kiểm tra và giúp những HS gặp khó khăn.
Bài 2.
- GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
Bài 3.
- GV cho HS tự làm. HS kiểm tra chéo, vài HS nêu kết quả; cả lớp nhận xét.
Bài 4.
- HS tự làm bài.
Củng cố, dặn dò.
- HS thực hiện kiểm tra bài cũ.
- HS lên bảng ghi.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Số 27 có tổng các chữ số là 9, mà 9 chia hết cho 3. Số 15 có tổng các chữ số là 6, mà 6 chia hết cho 3.
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
- Số 231 có tổng các chữ số là 6, mà 6 chia hết cho 3 nên 231 chia hết cho 3.
- Số 109 có tổng các chữ số là 10, 10 không chia hết cho 3, nên ta không chọn số 109.
- HS tự làm bài.
- HS tự làm bài.
- HS ôn bài ở nhà.
 Thứ Sỏu, ngày 26 thỏng 12 năm 2008
 HS thi văn hay chữ tốt – GV khỏc dạy thay

Tài liệu đính kèm:

  • docSang-tuan16-18.doc