Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học Triệu Sơn - Tuần 17

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học Triệu Sơn - Tuần 17

HĐ1:Kiểm tra bài cũ -2em nối tiếp đọc bài Trong quán ăn“Ba CáBống”. -Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

HĐ2: Luyện đọc

MT:Đọc l¬ưu loát, trôi chảy bài văn. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi

PP:Luyện tập,quan sát,giảng giải

ĐD:Bảng phụ chép từ luyện đọc.tranh của bài Giới thiệu bài,tóm tắt nội dung câu chuyện,hôm nay chỉ tìm hiểu phần 1 :gồm 3 đoạn:

Đ1: của nhà vua/Đ2: bằng vàng rồi/Đ3:còn lại

-HS nối tiếp đọc từng đoạn(3 đoạn) đọc 3 lượt+ Luyện đọc các từ: bệnh, tức tốc.

+Đọc câu:Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được/vì mặt trăng ở rất xa/ và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

-HS đọc chú giải,giúp hs hiểu nghĩa từ:vời,chú hề,thợ kim hoàn

-Hướng dẫn giọng đọc phân vai

- Luyện đọc theo cặp. 1 em đọc cả bài

-GVđọc mẫu cả bài

 

doc 15 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học Triệu Sơn - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Thứ hai ngày tháng năm 20...
Tập đọc RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
Hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1:Kiểm tra bài cũ
-2em nối tiếp đọc bài Trong quán ăn“Ba CáBống”. -Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
HĐ2: Luyện đọc 
MT:Đọc lưu loát, trôi chảy bài văn. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi
PP:Luyện tập,quan sát,giảng giải
ĐD:Bảng phụ chép từ luyện đọc.tranh của bài
 Giới thiệu bài,tóm tắt nội dung câu chuyện,hôm nay chỉ tìm hiểu phần 1 :gồm 3 đoạn:
Đ1:của nhà vua/Đ2:bằng vàng rồi/Đ3:còn lại
-HS nối tiếp đọc từng đoạn(3 đoạn) đọc 3 lượt+ Luyện đọc các từ: bệnh, tức tốc.
+Đọc câu:Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được/vì mặt trăng ở rất xa/ và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
-HS đọc chú giải,giúp hs hiểu nghĩa từ:vời,chú hề,thợ kim hoàn
-Hướng dẫn giọng đọc phân vai
- Luyện đọc theo cặp. 1 em đọc cả bài
-GVđọc mẫu cả bài
HĐ3: Tìm hiểu bài:
MT: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. 
PP:Thảo luận,hỏi đáp,giảng giải
ĐD:Tranh minh hoạ bài đọc SGK
Phân nhóm 4 thảo luận trả lời 4 câu hỏi của bài
-Tổ chức các nhóm hỏi đáp lẫn nhau.Gv chốt ý đúng
1/Cô công chúa có được mặt trăng,nếu có mặt trăng thì sẽ khỏi bệnh.
2/Không thể lấy được mặt trăng vì mặt trăng chỉ có1 và to hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
3/Phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào.
4/Mặt trăng bằng vàng và chỉ to bằng móng tay ta.
-Giúp hs hiểu về mặt trăng và tính cáchcủa công chúa
HĐ4: Đọc diễn cảm
MT: Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
PP:Thực hành
ĐD:Bảng phụ
- 3 em nối tiếp đọc
-Câu chuyện cần đọc theo mấy vai?2 vai+dẫn chuyện
- Hướng dẫn chọn đoạn 2 ,đọc phân vai
-GV đọc mẫu đoạn 2(dẫn chuyện)2 em đóng vai, đọc cùng cô 
-3 HS đọc phân vai đoạn 2- Thi đọc theo vai
 - GV nhận xét, chọn nhóm đọc hay
HĐ5:Củng cố,dặn dò
-Nội dung? (Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn).
-Giáo dục qua nội dung câu chuyện
- Về nhà luyện đọc,chuẩn bị bài sau
Toán: LUYỆN TẬP
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ: (4p)
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Luyện tập (28p)
*MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có3 chữ số và kĩ năng giải bài toán có liên quan.
*PP:thực hành.luyện tập,trò chơi
*ĐD: BảngA3,Vở.
Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
Bài 1:HS đọc yêu cầu của bài tập,làm bài vào vở 
- GV theo dõi HS làm bài, gọi HS đọc bài làm,chữa sai.
1a/54 322:346=(157) ; 25 275:108=(234dư3)
 86 679:214=(405dư9)
Bài 2:Cả lớp đọc thầm yêu cầu của đề :
Tổ chức cho hs N4chơi trò chơi: Nhanh tay bán hàng
 Bài giải
 18 kg = 18 000 g
Số gam muối có trong mỗi gói là:
 18 000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số : 75 g
Thi đua các nhóm giải nhanh, đúng,công nhận là người bấn hàng nhanh tay
Bài 3: (K,G3b) HS đọc đề bài. GV YC hs tóm tắt
Tóm tắt 
Diện tích : 7140 m2 
Chiều dài : 105 m 
a/Chiều rộng:  m ? 
b/Chu vi :  m ? 
- HS tự làm bài vào vở.
 Bài giải 
 a/Chiều rộng của sân vận động là :
7140 : 105 = 68 (m)
 b/Chu vi của sân vận động là :
(105 + 68) x 2 = 346 (m) 
 Đáp số : 68 m ; 346 m
-Nhận xét ,chấm,hs chữa bài vào vở
HĐ3. Củng cố - dặn dò(3p)
*MT: Củng cố nội dung tiết học, định hướng học ở nhà
- GV dặn HS về nhà làm phần bài tập còn lại
-Ôn luyện chia cho số có 1,2,3, chữ số
- GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau
Khoa học
 ÔN TẬP HỌC KÌ I 
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ: (4p)
*MT: ôn các tp của kk
-Không khí gồm những thành phần nào?
-Cho ví dụ trong thực tế
-Nhận xét
HĐ2: Ôn tập (18p)
*MT - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
*PP:thực hành.luyện tập,trò chơi
*ĐD:BảngA3,VBT
Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
1/Trò chơi “Ai nhanh,ai đúng”Điền thông tin còn thiếu vào vở bài tập
-Chia nhóm 4,làm bài vở bài tập “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện.
- Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-Gắn bảng đáp án để đối chiếu,chữa sai
- HS trả lời các câu hỏi và được cộng điểm cho nhóm nếu trả lời đúng.
- Nhận xét thi đua.
2/Đọc lần lượt các câu hỏi để hỏi bạn,gv chốt ý
+ Không khí có những thành phần nào?
+ Không khí có những tính chất gì?
3/Trò chơi SẮM VAI, N4 
-Các nhóm thảo luận đóng vai để nói về việc sử dụng nước trong sinh hoạt, sản xuất, vui chơi. Các thành viên phân công làm việc
-Các nhóm trình bày.Nhận xét
HĐ3:Triển lãm(10p)	
MT;Học sinh có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
PP:Sưu tàm,trưng bày,quan sát
ĐD:GiấyAo,bút màu.các sản phẩm đã học
4/ Yêu cầu HS chọn chủ đề cho tranh của nhóm,tranh đã sưu tầm hoặc vẽ của các bài học trước về:dinh dưỡng,bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí.
-Các nhóm khác tham quan,bình luận, góp ý.
- Đánh giá ghi điểm
-Chọn sản phẩm tiêu biểu để trưng bày
HĐ4. Củng cố - dặn dò(3p)
*MT: Củng cố nội dung tiết học, định hướng học ở nhà
.- Dặn dò về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra kì 1
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau:kiểm tra kì 1
 Thứ ba ngày tháng năm 20...
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
Các hoạt động
 Hoạt động cụ thể
HĐ1:Kiểm tra bài cũ
-Chấm bài tập ở nhà cho hs
-ghi điểm,rèn kĩ năng
HĐ2: Luyện tập chung
-Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số.
-Tìm các thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
-Giải bài toán có lời văn. Giải bài toán có biểu đồ
PP:Luyện tập,thực hành,quan sát
ĐD:Phiếu,vở,biểu đồ
Giới thiệu bài -Hs xem các bài tập,nêu cách làm
*Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số , tích chưa biết trong phép nhân.Tìm số chia, số bị chia hoặc thương chưa biết trong phép chia.
- HS làm bài vào phiếu N3
Thừa số
27
23
23
Thừa số
23
27
27
Tích
621
621
621
Số bị chia
66178
66178
66178
Số chia
203
203
326
Thương
326
326
203
-Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 3 cột?
*Bài 4:làm theo cặp
 - HS quan sát biểu đồ trang 91 SGK.
- Biểu đồ cho biết điều gì ?
- Đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi của SGKđể hỏi bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.	
*Bài 2: (Nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự đặt tính rồi tính vào bảng con.
-Kiểm tra kết quả và chữa bài.
* Bài 3: (Nếu còn thời gian) - Đáp số: 120 bộ
-Chấm bài hs
HĐ3:Củng cố, dặn dò :
-Rèn kĩ năng cho hs yếu
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà ôn tập lại các dạng toán đã học
 Chính tả: (nghv) MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc luyện viết chính tả của HS.
- GV gọi 3 em lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào vở nháp:
- GV nhận xét ,ghi điểm
HĐ2: Hướng dẫn viết 
*MT: HS nắm được đoạn văn cần viết và nội dung đoạn văn “Mùa đông trên rẻo cao”.
*PP: Thực hành,luyện tập
*ĐD: Bảng nhóm
- Giới thiệu bài 
GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học 
Bước 1: 
Trao đổi về nội dung đoạn văn
-GVđọc mẫu đoạn văn
-1em đọc đoạn văn,lớp đọc thầm
-Tác giả tả mùa đông của miền nào?(miền núi)
Bước 2:
 Hướng dẫn viết từ khó. (trườn xuống, chít bạc, khua lao xao....)
-GV yêu cầu HS tìm trừ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết bảng nhóm: 
Bước 3: Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại cho HS soát bài.
- GV chấm, sửa lỗi cho HS.
HĐ3: Bài tập
*MT: Tìm và viết đúng các từ ngữ cóvần ât/ âc.
*PP: thực hành.
*ĐD: bảng phụ,VBT
Chọn câu 2b.3
Bài 2b:
-GV gọi HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- GV gọi 1 đọc các từ tìm được, những HS khác bổ sung, sửa.(giấc ngủ, đất trời,vất vả)
-Hsghi bài đúng vào vở
Bài 3:
gv gắn bảng phụ cho hs trao đổi,làm vbt
giấc mộng,làm người,xuất hiện,nửa mặt,lấc láo,cất tiếng,lên tiếng,nhấc, đất,lảo đảo,thật dài,nắm tay
-Chấm bài 1số em
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
-Về nhà rèn chữ
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được ở bài tập 2
Luyện từ và câu CÂU KỂ: AI LÀM GÌ?
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra câu kể
- GV gọi 3 em đặt câu kể 
- GV nhận xét ,ghi điểm
HĐ2: Nhận xét
*MT:HS nắm đượccấu tạo cơ bản của câu kể : Ai làm gì?Biết cách xđ CN,VN bằng cách đặt câu hỏi
*PP: Thảo luận,Thực hành
*ĐD:Ao,bút dạ
- Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học 
Câu1: HSđọc đề+đọc thầm đoạn văn.2 em đọc to
Câu 2:GVphát phiếu+gắn mẫu hd cho hs làm theo nhóm 4
Câu
a/Từ ngữ chỉ hoạt động
b/Từ ngữ chỉ người và vật hoạt động
2/
7/
M:đánh trâu ra cày
M:Người lớn
-Các nhóm trình bày,nhận xét,gv chốt ý:
=>Bộ phận (b) được gọi là chủ ngữ;bộ phận (a) được gọi là vị ngữ
Câu 3: Đọc y/c bài tập ,gv tổ chức cho hs hỏi đáp lẫn nhau
-Gọi từng nhóm trình bày trước lớp câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ.
M:Ai đánh trâu ra cày?(người lớn)Đây là câu hỏi xác định CN
M:Người lớn làm gì ?( đánh trâu ra cày) đây là câu hỏi xác định VN
=>Câu hỏi xác định CN là?(Ai,cái gì,con gì?)
 Câu hỏi xác định VN là?( làm gì?)
* HSđọc phần ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập
MT:Biết nhận ra câu kể trong đoạn văn, xđ CN, VN của câu.Vận dụng viết được đoạn văn có câu kể
PP: Thực hành,thảo luận
ĐD: Phiếu cá nhân bài 1,2 .VBT
Bài 1,2: cho hs đọc đề,phát phiếu,y/c làm bài cá nhân 
Tìm,xđ CN,VN trong đoạn văn sau
 Cuộc sốngcọ.Cha tôi/làmquét sân. Mẹ/đựngsau.
 CN VN CN VN
Chị tôi/ đan..xuất khẩu.
CN VN
-Chấm bài cá nhân hs
Bài 3: HSđọc y/c của đề.Viết đoạn văn vào vở bt.Chú ý gạch chân câu kể Ai làm gì trong đoạn văn của em.
GV gọi đọc,nhận xét,chấm bài hs
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
-Về nhà chữa lại bài cho hoàn chỉnh
- GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau
KỂ CHUYỆN: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
Hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1:Kiểm tra bài cũ 
-HS kể lại chuyện về đồ chơi của mình hoặc của người khác mà em biết
-Chú ý một số em có kĩ năng kể còn yếu
HĐ2: Kể chuyện
MT: HS được nội dung câu chuyện: Một phát minh nho nhỏ
PP:Kể chuyện,quan sát
ĐD:Tranh,bảng phụ ghi tóm tắt nd tranh
Giới thiệu bài :Giới thiệu về bác sĩ Ma-ri-a Gô-e-pót-may-o người ...  chúa nhận ra mặt trăng giả.
2-Vì sao mọi người không giúp được vua? Mặt trăng ở rất xa
3-Vì sao chú hề hỏi công chúa về 2 mặt trăng? Dò hỏi ý kiến của công chúa
4-Cách giải thích đó nói lên điều gì?(C) Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
HĐ4: Đọc diễn cảm
MT:Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật:chú hề,nàng công chúa nhỏ.
PP:Thực hành
ĐD:Bảng phụ
- 3 em nối tiếp đọc
-Câu chuyện cần đọc theo mấy vai?2 vai+ dẫn chuyện
- Hướng dẫn chọn đoạn 2 ,đọc phân vai
-3 HS đọc phân vai đoạn 2- Thi đọc theo vai
 - GV nhận xét, chọn nhóm đọc hay
HĐ5:Củng cố,dặn dò
-Nội dung? (Cách nghĩ .........khác với người lớn).
-Cho hs kể lại toàn bộ câu chuyện
-Giáo dục qua nội dung câu chuyện
- Về nhà luyện đọc,chuẩn bị bài sau
Tập làm văn ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1:Kiểm tra bài cũ
-Chấm bài tả đồ chơi tiết trước(bài hs yếu làm lại)
HĐ2: Phần nhận xét
MT: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
PP:thảo luận,quan sát,giảng giải
ĐD:Bảng phụ chép đáp án,phiếu N4
 Giới thiệu bài. 
-3 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài 1,2,3
-Cả lớp đọc thầm bài: Cái cối tân suy nghĩ làm bài N4 vào phiếu
-Bài văn gồm mấy đoạn? 4 đoạn
-Bố cục bài văn như thế nào? 3 phần
*Mở bài:Đoạn1:Giới thiệu cái cối
*Thân bài: Đoạn 2, 3 
Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài
Đoạn 3: Tả hoạt động
*Kết bài: Đoạn 4 Nêu cảm nghĩ về cái cối
=>ghi nhớ.Cho hs xem thêm vài ví dụ minh hoạ
HĐ3: Phần luyện tập
MT:Biết xây dựng 1 đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
PP:Thực hành,quan sát
ĐD:Sưu tầm loại bút máy
Bài 1:Gọi hs đọc đề và bài văn(cho hs xem cái bút máy-hiện nay các em chỉ dùng bút đầu bi chữ A)
-GV giải nghĩa từ “két”: bám chặt vào
-HS làm VBT, chấm, nhận xét
-GV chốt lời giải đúng
a) Có 4 đoạn
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài
c) Đoạn 3 tả ngòi bút
d)Câu mở đầu đoạn 3(Mởrõ)câu kết đoạn(Rồi cặp)
Bài 2:HS đọc yêu cầu bài tập, viết bài.
-Lưu ý cho hs:+Chỉ tả phần bao quát.
+Cần quan sát kĩ chiếc bút: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.
+ Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả. 
+Cách trình bày đoạn văn
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết. 
- Nhận xét,uốn nắn,ghi điểm
HĐ4: Củng cố,dặn dò
-Rèn nghệ thuật viết văn hay
-Gọi 1 em đọc ghi nhớ
-Về nhà luyện thêm,chuẩn bị bài sau:quan sát cái cặp sách
Luyện từ và câu VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ:AI LÀM GÌ? 
Hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1:Kiểm tra bài cũ
-Đặt 1 câu kể:Ai làm gì? Cho hs nói nối tiếp
-Nhận xét,ghi điểm
HĐ2: Phần nhận xét
MT: Hiểu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm.
PP:thảo luận,quan sát,thwcj hành
ĐD:Bảng phụ chép đáp án,phiếu N4
Giới thiệu bài: HS đọc yêu cầu của bài.thảo luận N4
Bài1,2-HS thực hiện gạch chân dưới các câu kể Ai làm gì ?
-HS tìm ra các vị ngữ trong các câu trên.
1/ Hàng trăm con voi / đang tiến về bãi. 
 VN
2/ Người các buôn làng / kéo về nườm nượp.
 VN
3/ Mấy thanh niên / khua chiêng rộn ràng.
 VN
-Trình bày,nhận xét,chốt ý
*Bài 3:Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? nêu lên hoạt động của người, con vật (đồ vật, cây cối được nhân hoá).
*Bài 4Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?có thể là động từ, hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm động từ.=>ghi nhớ:HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ3: Phần luyện tập
MT:Biết xđ VN và nói được câu kể Ai làm gì? Theo hình ảnh
PP:Thực hành,quan sát
ĐD:VBT,phiếu A4,tranh
Bài 1:- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Chia nhóm 4HS,phát phiếu Aocho từng nhóm.
-Các nhómtrình bày, nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+ Thanh niên / đeo gùi vào rừng.
 VN
+ Phụ nữ / giặt giũ bên giếng nước.
 VN
+ Em nhỏ / đùa vui trước nhà sàn.
 VN
+ Các cụ già / chụm đầu bên những chén rượu cần.
 VN 
 + Các bà, các chị / sửa soạn khung cửi. 
 VN 
-HS viết bài đúng vào vở BT 
Bài 2:HS đọc y/c và nội dung bài tập,nối ở VBT,chấm
Bài3:HS đọc yêu cầu và nội dung.-HS N4 quan sát tranh,chuẩn bị và nói theo nhóm,nhận xét,nói lại cho hay
HĐ4: Củng cố,dặn dò
-Rèn kĩ năng xđ CN,VN trong câu
-Về nhà luyện viết đoạn văn theo bài tập 3,chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Toán LUYỆN TẬP (96)
Hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1:Kiểm tra bài cũ 
-Số như thế nào là số chia hết cho 5?
-Viết 4 số có 3 chữ số chia hết cho 5
-Chú ý một số em có kĩ năng kể còn yếu
HĐ2:Dấu hiệu chia hết cho 5:
MT: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2,kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5.
PP:thực hành
ĐD:Vở,thẻ số
Giới thiệu bài : 
- HS nêu yêu cầu bài tập,và nêu cách làm
 *Bài 1:HSđọc đề
Tổ chức cho hs thi đua gắn thẻ số theo nhóm 4
- Lớp nhận xét, chữa bài ở bảng, nhắc lại cách làm.
a/Số chia hết cho 2 là : 4568; 66814; 2050; 3576; 900.
b/ Số chia hết cho 5 là : 2050; 900; 2355.
Bài 2: HS đọc đề.
- HS làm bài vào vở,HS nêu kq,NX,chữa
a/ Viết 3 số có 3 chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2 VD:(156; 864; 770)
b/ Viết 3 số có 3 chữ số, mỗi số đều chia hết cho 5 VD:(120; 905; 800)
Bài 3: Hs làm bài vào vở 
a/Số chia hết cho 2 và 5:480;2000;9010
b/Số chia hết cho 2,không chia hết cho 5: 296;324
c/Số chia hết cho 5,không chia hết cho 2:345;3995
Bài 4:(k,g)GVhỏi vài hs trả lời
Bài 5:(k,g)
Muốn tìm được số táo của Loan ta làm như thế nào ? (Ta tìm một số mà bé hơn 20 vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2).
-HS thực hiện hoạt động nhóm.
-HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
- chốt kết quả đúng. Số bé hơn 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 10.
 HĐ4:Củng cố, dặn dò:
MT:hệ thống kiến thức
-Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5, dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
-Dặn dò,nhận xét,chuẩn bị bài sau
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1:Kiểm tra bài cũ (3p)
-Chấm bài tả chiếc bút tiết trước(bài hs yếu làm lại)
-Nhận xét
HĐ2: Bài tập1(7p)
MT:Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn,dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
PP:thảo luận,quan sát,giảng giải
ĐD:Bảng phụ chép đáp án,phiếu N4
 Giới thiệu bài. 
-3HS nối tiếp đọc yêu cầu bài 1,1a,1b
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
- HS trình bày.
a/Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b/Đoạn 1:Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươisáng long lanh. (Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).
+ Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắtđeo chiếc ba lô. (Tả quai cặp và dây đeo).
+ Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấyvà thước kẻ. (Tả cấu tạo bên trong của cặp). 
Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:
+ Đoạn 1: Màu đỏ tươi 2đoạn này các em có thể
+ Đoạn 2: Quai cặp viết thành 1 đoạn 
+ Đoạn 3: Mở cặp ra
=>Vậy khi miêu tả các em nên viết một nội dung tả một đoạn văn
VD:Tả cái cặp:bên ngoài một đoạn,bên trong một đoạn
Tả búp bê,xe đồ chơi...:tả hình dáng 1 đoạn,cách chơi một đoạn
HĐ3: Bài tập 2,3 (22p)
MT:Biết xây dựng 1 đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật sinh động, giàu cảm xúc.
PP:Thực hành,quan sát
ĐD:cái cặp,dàn ý của em ở nhà
Bài 2,3: HS đọc yêu cầu bài tập2,1 hs đọc y/c bài tập2. HS viết bài.
-Lưu ý cho hs: +Bám y/c để làm
+Cách trình bày đoạn văn
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết. 
- Nhận xét,uốn nắn,ghi điểm
HĐ4: Củng cố,dặn dò(3p)
-Rèn nghệ thuật viết văn hay
-Cho hs nghe một số bài hay về tả đồ vật
-Về nhà luyện thêm,chuẩn bị bài sau:
 Trường Tiểu học Triệu Sơn
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I ( Năm học 2009-2010) Điểm MÔN : KHOA HỌC (Thời gian làm bài: 40 phút)
Họ và tên học sinh:Lớp 4B 
I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn đáp án đúng
Câu 1 : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ :
 A. Động vật B. Thực vật C. Động vật và thực vật.
Câu 2 : Vai trò của chất béo là :
 A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hất thụ một số vitamin A, D, E, K
 B. Giúp cơ thể phòng chống bệnh
 C. Xây dựng và đổi mới cơ thể
Câu 3 : Để phòng bệnh do thiếu i - ốt, hằng ngày em nên sử dụng :
Muối tinh B. Bột ngọt C. Muối hoặc bột canh có bổ sung i - ốt
Câu 4 : Người bị tiêu chảy cần ăn như thế nào ?
Ăn đủ chất để phòng suy dinh dưỡng
Uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối để phòng mất nước.
Thực hiện cả hai việc trên
Câu 5 : Nước trong thiên nhiên tồn tại ở thể nào ?
Thể lỏng B.Thể rắn C. Thể khí D. Cả ba thể trên
Câu 6 : Mây được hình thành từ đâu :
Không khí
Bụi và khói
Nhiều hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau ở trên cao
II. Tự luận :
Câu 1 : Nêu ba điều em nên làm để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2 : Không khí gồm những thành phần nào ?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm : 6 điểm ( đúng mỗi câu 1 điểm )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
b
a
c
c
d
c
II. Phần tự luận : 3 điểm 
Câu 1 : 3 điểm ( đúng 1 ý được 1 điểm )
- Giữ vệ sinh ăn uống : ăn uống sạch sẽ.
- Giữ vệ sinh cá nhân : Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Giữ vệ sinh môi trường : Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lí phân, rác thải đúng cách, diệt ruồi, muỗi thường xuyên.
Câu 2 : 1 điểm
- Khí ô-xy và ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có có các thành phần khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN T17.doc