I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch , trôi chảy
- Biết đọc phn biệt lời cccnhn vật, bước đầu đọc diển cảm được một đoạn trong bi.
- Hiểu nội dung: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa( trả lời được cc CH trong sch GK)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
TUẦN 4 Thứ hai, ngày tháng năm 20 Tập đọc Tiết 7 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I/ Mục đích, yêu cầu: - Đọc rành mạch , trôi chảy - Biết đọc phân biệt lời cáccnhân vật, bước đầu đọc diển cảm được một đoạn trong bài. - Hiểu nội dung: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa( trả lời được các CH trong sách GK) II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Người ăn xin - Gọi 3 hs đọc truyện Người ăn xin. + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? + Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? + cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "như vậy là cháu đã cho lão rồi.". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? + Nội dung bài nói lên điều gì? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Cho hs xem tranh chủ điểm và hỏi: Tranh vẽ gì? - Măng non là tượng trưng cho tính trung thực vì măng bao giờ cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực.Bài đầu tiên của chủ điểm này là 1 câu chuyện về vị quan Tô Hiến Thành - vị quan đứng đầu triều Lý. Ông là người như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2) Vào bài: a, HD luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - Luyện phát âm: Long Cán, Long Xưởng, Vũ Tán Đường - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc trước lớp lượt 2 - Giảng nghĩa từ: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử. - Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi 2 hs đọc cả bài - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: + Tô Hiến Thành làm quan triều nào? + Mọi người đánh giá ông là người thế nào? + Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? - Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH: + Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? + Còn gián nghị đại phu Trần Trung tá thì sao? - Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH: + Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? + Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? Kết luận: Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước. b/ Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - Gv đọc mẫu đoạn luyện đọc - Gọi 2 hs đọc lại - Gọi hs thi đọc diễn cảm giữa các nhóm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Đỗ thái hậu, Tô Hiến Thành) - Tuyên dương nhóm đọc hay 3/ Củng cố, dặn dò: - Nội dung chính của bài là gì? - Cần học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành - Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chú ý đọc diễn cảm theo vai - Bài sau: Tre Việt Nam Nhận xét tiết học. - 3 hs đọc bài + TLCH + Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi, hình dáng xấu xí, bẩn thỉu giọng rên rỉ cầu xin + cậu là người tốt bụng, cậu chân thành xót thương cho ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông. + Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng. + Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. - Vẽ các bạn đội viên ĐTNTP đang giương cao lá cờ của đội. - lắng nghe - 3 hs nối tiếp nhau đọc + Đoạn 1: Tô Hiến Thành ...Lý Cao Tông + Đoạn 2: Tiếp ...Tô Hiến Thành được + Đoạn 3: Phần còn lại - HS luyện phát âm - 3 hs đọc trước lớp - HS đọc giải nghĩa từ phần chú giải - HS đọc trong nhóm đôi - 2 hs đọc cả bài - Lắng nghe - HS đọc thầm đoạn 1 + Tô Hiến Thành làm quan triều Lý + Ông là người nổi tiếng chính trực + Ông không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long cán .- HS đọc thầm đoạn 2 + Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh + Do quá bận nhiều việc không đến thăm ông được. + Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. + Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân, ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung tá. - 3 hs nối tiếp nhau đọc, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng. + Đọc toàn bài với giọng kể thong thả. Lời Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát + Lời thái hậu ngạc nhiên - HS lắng nghe - 2 hs đọc - 4 nhóm thi đọc - HS nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất. - Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành. ------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày tháng năm 20 Chính tả (nhớ-viết) Tiết 4 TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I/ Mục đích, yêu cầu: - Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Nhớ- viết lại đúng chính 10 dòng đầu của bài thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ: biềt trình bài đúng các dong yhơ lục bát - Làm đúng BT(2)a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 III . Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A./ KTBC: - Phát giấy cho các nhóm và y/c: + Tên con vật bắt đầu bằng tr/ch - Tuyên dương nhóm tìm từ nhiều và đúng. B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em nhớ viết 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình và làm bài tập phân biệt ... 2/ Vào bài: a/ Trao đổi về nội dung đoạn thơ: - Gọi hs đọc đoạn thơ - Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì? b/ HD viết từ khó: - Y/c hs tìm các từ khó, dễ lẫn - HD hs phân tích các từ vừa tìm được và viết vào B - Gọi hs đọc lại các từ khó c/ Viết chính tả - Gọi hs nhắc lại cách trình bày thơ lục bát - các em đọc thầm lại đoạn thơ và ghi nhớ những từ cấn viết hoa để viết đúng. - Y/c hs gấp sách và nhớ lại đoạn thơ viết bài. d/ Chấm chữa bài - GV đọc, Y/c hs bắt lỗi - Chấm 10 bài Nhận xét chung e/ HD làm bài tập chính tả: - Gọi hs đọc bài tập 2b - Y/c hs tự làm bài - Gọi 2 hs lên bảng làm - Gọi hs nhận xét - Chốt lại lời giải đúng 3Củng cố, dặn dò: - Về nhà đọc lại bài tập để không viết sai những từ ngữ vừa học - Bài sau: Những hạt thóc giống - Nhận xét tiết học. - Chia nhóm, nhận giấy + chiền chiện, chào mào, trâu, trê, trăn, châu chấu, chèo bẻo, trai, trĩ, chích,... - Lắng nghe - 1 hs đọc đoạn thơ - Biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp được điều may mắn, hạnh phúc. - HS tìm: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi - HS lần lượt phân tích và viết vào B - 3,4 hs đọc lại - HS trả lời: câu 6 tiếng lùi vào 2 ô, 8 tiếng lùi vào 1 ô. - HS đọc thầm - HS viết bài. - HS bắt lỗi - HS đổi chéo vở để soát bài lẫn nhau - HS đọc theo y/c - HS làm bài - 2 hs lên bảng làm - Nhận xét, bổ sung - Chữa bài -------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 7 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I/ Mục đích, yêu cầu: - Nhận biết hai cách chính cấu tạo từ phức của TV: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau (từ láy) - Bước đầu phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép,từ láy chứa tiếng đã cho(BT2). II Đồ dùng dạy-học: - Bảng lớp viết sẵn ví dụ phần nhận xét III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - đoàn kết - Gọi hs lên đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước, nêu ý nghĩa của câu thành ngữ, tục ngữ mà em thích. Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Ghi bảng: Khéo léo, khéo tay - gọi 1 hs đọc - Các em có nhận xét gì về cấu tạc 2 từ trên? - Qua 2 từ nêu trên, các em đã thấy có sự Câu Từ ghép Từ láy a ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhơ nô nức b dẻo dai., vững chắc, thanh cao mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp khác nhau về cấu tạo từ phức. Sự khác nhau đó tạo nên từ ghép và từ láy. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại từ này. 2/ Vào bài: * Tìm hiểu ví dụ: - Gọi hs đọc ví dụ và gợi ý - Y/c hs thảo luận nhóm đôi để hoàn thành + Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành + Từ phúc nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành? Kết luận: Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập - Gọi nhóm lên dán kết quả và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng - Vì sao em xếp bờ bãi vào từ ghép? Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập - Gọi các nhóm lên dán kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Kết luận phiếu đầy đủ nhất trên bảng. 3/ Củng cố, dặn dò: - Từ ghép là gì? cho ví dụ - Từ láy là gì? Cho ví dụ. - Về nhà viết lại tìm 5 từ láy và 5 từ ghép chỉ màu sắc - Bài sau: Luyện tập về từ ghép và từ láy Nhận xét tiết học. - 3 hs lần lượt lên đọc và nêu ý nghĩa - 1 hs đọc - Hai từ đều ... h 2: Kể bằng cách thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động. - Tuyên dương hs kể hay 3/ Củng cố, dặn dò: - Cốt truyện thường có mấy phần? - Về nhà kể chuyện Cây khế cho người thân nghe - Bài sau: Luyện tập xây dựng cốt truyện Nhận xét tiết học. - lần lượt 2 hs lên bảng trả lời + Một bức thư thường gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần chính, phần cuối thư - 1 hs đọc bức thư. - lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến của câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa. - HS hoạt động nhóm 4 - Đại diện nhóm lên dán và đọc kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - 2 hs đọc lại phiếu đúng + Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá + Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt + Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện + Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò + Sự việc 5: Bọn nhện sỡ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do. - Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện - 2 hs đọc phần ghi nhớ 1 - 1 Hs đọc phần nhận xét 3 - Nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò, Dế Mèn gặp Nhà Trò đang khóc. - Kể Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào và Dế Mèn đã trừng trị bọn nhện. - Nói lên kết quả bọn Nhện phải nghe theo Dế Mèn, Dế Mèn được tự do. - lắng nghe - Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc. - 3 hs nối tiếp nhau đọc - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm lên dính bảng - Các nhóm khác nhận xét. - 1 hs đọc y/c - HS kể trong nhóm đôi - 2 thi kể theo cách 1, 2 hs kể theo cách 2 - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay. --------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 8 LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I/ Mục đích, yêu cầu: - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép( có nghĩa tổng hợp , có nghĩa phân loại) BT1, BT2 - Bước đầu nắm được ba bước từ láy( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3 II/ Đồ dùng dạy-học: SGK III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp đường ray, xe đạp, tàu hỏa, xe điện, máy bay Ruộng đồng, làng xóm, núi non gò đồng, bờ bãi, hình dạng, màu sắc A/ KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời: + Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ + Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Tiết luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ luyện tập về từ ghép và từ láy. Biết được mô hình cấu tạo của từ ghép và từ láy. 2/ HD làm bài tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung - Y/c hs thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm trả lời Bài 2: Gọi hs đọc y/c và nội dung - Từ ghép có mấy loại? - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs đọc bài làm của mình - Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại? - Tại sao núi non lại là từ ghép tổng hợp? Nhận xét, tuyên dương những em giải thích đúng. Bài 3: Gọi hs đọc nội dung và y/c - Muốn làm đúng BT này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào (âm đầu, vần hay cả âm đầu và vần - Y/c hs làm vào VBT - Gọi hs nêu bài làm của mình - Y/c hs khác nhận xét. 3 Củng cố, dặn dò: - Có mấy loại từ ghép? - Từ láy có những loại nào? - Về nhà tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại - Tìm 3 từ láy : láy âm đầu, láy vần, Láy cả âm đầu và vần. - Bài sau: Mở rộng vố từ: Trung thực-tự trọng Nhận xét tiết học. - Từ ghép là từ gồm 2 tiếng có nghĩa trở lên ghép lại. VD: xe đạp - Từ láy là từ gốm 2 tiếng trở lên phối hợp theo cách lặp lại âm hay vần, hoặc lặp hoàn toàn cả phần âm lẫn phần vần. Ví dụ: Long lanh, xanh xanh, ... - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời + Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp + Từ bánh rán có nghĩa phân loại - 1 hs đọc y/c - Có 2 loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. - HS làm vào VBT - Tàu hỏa chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa phân biệt với tàu thuỷ. - Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi cao hơn so với mặt đất. - 2 hs đọc y/c - lắng nghe - HS tự làm bài - 3 HS nêu bài làm của mình - Nhận xét câu trả lời của bạn + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát + Từ láy có 2 tiếng nhau ở vần: lao xao, lạt xạt + Từ láy có 2 tiếng giống nhau cả âm đầu và vần: rào rào, he hé - Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại - Lắng nghe, ghi nhớ ------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày tháng năm 20 Tập làm văn Tiết 8 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I/ Mục tiêu: Dựa vào gợi ý nhân vật và chủ đề(SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lai vắn tắt câu chuyện đó. I/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Cốt truyện - Gọi hs lên bảng trả lời + Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào? + Gọi hs kể lại chuyện cây khế. B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng cốt truyện. Lớp mình sẽ thi xem ai có trí tưởng tượng phong phú và kể câu chuyện sinh động, hấp dẫn. 2/ HD làm bài tập: a. Tìm hiểu đề: - Gọi hs đọc đề bài - Cùng hs phân tích đề, gạch chân: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên - Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý điều gì? - Vì là xây dựng cốt truyện cho nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết. b. Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện - Y/c hs chọn chủ đề. - Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau theo 2 chủ đề: sự hiếu thảo, tính trung thực. - Gọi hs đọc phần gợi ý 1 - GV hỏi và ghi nhanh câu hỏi vào 1 bên bảng. + Người mẹ ốm như thế nào? + Người con chăm sóc mẹ như thế nào? + Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp những khó khăn gì? + Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? - Gọi hs đọc gợi ý 2 + câu hỏi 1,2 giống như gợi ý 1 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? 4. Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con. 5. Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào? c. Kể chuyện: - Y/c hs kể trong nhóm đôi - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp - Tuyên dương bạn kể hấp dẫn, sinh động nhất. - Y/c hs viết vắn tắt cốt truyện của mình vào vở. 3/ Củng cố, dặn dò: - Hãy nêu cách xây dựng cốt truyện? - Về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe. Đọc trước các đề bài gợi ý ở tiết TLV tuần 5. Chuẩn bị giấy, viết, phong bì, tem thư, nghĩ 1 đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra viết thư. Nhận xét tiết học. - 1 hs lên bảng trả lời + Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc. - 1 hs kể lại chuyện cây khế. - Lắng nghe - 2 hs đọc đề bài - Cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện. - Em chọn chủ đề sự hiếu thảo(hay tính trung thực.) - 2 hs nối tiếp nhau đọc. + Người mẹ ốm rất nặng/ốm liệt giường/ốm khó mà qua khỏi + Người con chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm/ người con đỗ mẹ ăn từng thìa cháo/... + Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con phải vào tận rừng sâu để tìm một loại thuốc quí/phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao/phải cho thần Đêm tối đôi mắt của mình/... + Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu/Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quí rồi phẩy tay trong nháy mắt cậu đã về đến nhà/ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm tối trả lại đôi mắt cho cậu. - Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc/ Nhà chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cho cậu. - Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền/ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quí trong một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng/... - Cậu bé thấy phía trước một bà cụ khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quí/... - Bà mĩm cười nói với cậu bé: Con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con mới giả bộ đánh rơi túi tiền. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ con. - Hs kể trong nhóm đôi, bạn này kể bạn kia nhận xét và ngược lại. - 2 hs thi kể theo tình huống 1, 2 hs kể theo tình huống 2 - Tìm ra bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn - Hs viết vào vở cốt truyện của mình - Để xây dựng cốt truyện ta cần hình dung được: các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
Tài liệu đính kèm: