Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 9

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

 - -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn dể kiếm sống giúp mẹ.Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là cính đáng, nghề nghiệp nào cũng quý.

- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ.

 

doc 18 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
tập đọc 
Tiết 17: Thưa chuyện với mẹ.
I. Mục tiêu:
 - -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn dể kiếm sống giúp mẹ.Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là cính đáng, nghề nghiệp nào cũng quý.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh.
 *GV giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 2 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS. HS đọc nối tiếp theo đoạn
 - HS đọc lại bài theo nhóm. Giáo viên đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài:
GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Học sinh đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi: Cương xin học nghề để làm gì?
 (Để kiếm sống, đỡ dần cho mẹ. 
Mẹ Cương đã nêu lí do phản đối như thế nào?Mẹ cho Cương bị ai xui.Mẹ bảo nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương không chịu cho con đi làm...)
ý1: Cương xin mẹ và thầy cho đi học nghề rèn)
Câu 2: Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời:Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
 (Bà hiểu lòng con nhưng bà rất băn khoăn... bà vin vào lễ giáo dòng dõi gia đình để phản đối “Nhà ta.... thợ rèn’’
Câu 3: (Cương đưa ra nhiều lí lẽ để thuyết phục mẹ: Người ta ai cũng phải có 1 nghề. Nghề nào cũng đáng trọng. Chỉ có ai chộm cắp mới đáng coi thường. ý2: Cương đã thuyết phục mẹ để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng)
Câu 4 : Cách xưng hô của hai mẹ con Cương như thế nào?
(Cách sưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cử chỉ lúc trò chuyện thân mật tình cảm.)
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét. GV nhận xét và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài và nêu lại cách đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
 - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Đạo đức
Tiết 9: Tiết kiệm thời giờ ( tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
-- Học sinh hiểu được thời giờ là quý nhất, cần phải tiết kiệm.
- Biết cách tiết kiệm thời gian. 
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. 
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Mỗi học sinh có ba tấm thẻ, màu.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 *GV giới thiệu bài
HĐ 2: Kể chuyện “Một phút” trong sách giáo khoa.
Mục tiêu: Học sinh thấy, biết quý thời gian kể cả một phút.
- Cách tiến hành: Giáo viên kể chuyện. 
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi ở SGK.
? Mi – chi – a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? (luôn chậm hơn người khác)
? Chuyện gì xảy ra với Mi – chi – a trong cuộc thi trượt tuyết? (Em xếp thứ hai vì về đích sau bạn một phút)
? Sau chuyện ấy Mi – chi – a đã hiểu ra chuyện gì? (Thời giờ rất quý, một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng)
- Giáo viên kết luận: (Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta cần phải biết tiết kiệm thời giờ.)
.HĐ 3: Thảo luận nhóm bài tập 2
Mục tiêu: Học sinh biết được ảnh hưởng xấu đến kết quả mỗi tình huống.
- Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác chất vấn bổ sung.
- Giáo viên KL:(Đến phòng thi muộn không được vào thi, ảnh hưởng đến kết quả thi. Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, xe, máy bay. Người bệnh đưa đến bệnh viện muộn sẽ nguy hại đến tính mạng.)
3. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ bài tập3: 
Mục tiêu: Biết bày tỏ thái độ về các ý kiến (tán thành, phân vân hay không tán thành)
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ theo các phiếu màu đã qui ước.
- Đề nghị học sinh giải thích lí do lựa chọn của mình.
- Giáo viên kết luận: ý kiến d là đúng, các ý kiến a, b, c, là sai.
* Gọi hai học sinh nêu phần ghi nhớ.
4. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhắc học sinh về biết tiết kiệm tiền của. Nhận xét tiết học.
Chiều lịch sử
Tiết 9: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân.
I - Mục tiêu
 *Sau bài học HS nêu được 
 - Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ 
 - Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta 
 - Nhân dân ta không chịu khuất phục , liên tục đứng lên khởi nghĩa 
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II Đồ dùng dạy học
Phiếu thảo luận nhóm .Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
HĐ 1:- Kiểm tra bài cũ : 
 - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
 *GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 2 : Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến
 phương Bắc đối với nhân dân ta 
 GV yêu cầu HS đọc SGKvà trả lời các câu hỏi sau :
 - Sau khi thôn tính được nước ta , các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta?
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ( GV treo bảng phụ )
 - GV gọi một nhóm nêu kết quả thảo luận 
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 3 Các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phong kiến
 phương Bắc 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập với nội dung sau : Hãy đọc SGKvà điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc 
 - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả 
 - GV hỏi : Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ?
 - Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?
 - Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta ?
 - Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống laị ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì ?
 - HS trả lời GV nhận xét và tổng kết hoạt động 
3. Củng cố – Dặn dò : 
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài.
Sáng Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
khoa học
 Tiết 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
i. mục tiêu
 - Kể tên được một số việc nên và không nên để phòng tránh tai nạn đuối nước.
 - Biết một số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi.
 - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
 ii. đồ dùng dạy học 
 GV: Hình 36, 37 SGK.Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học
HĐ 1: KTBC: Kể tên một số thức ăn dành cho người bệnh thông thường?
 - GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 2 : Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước. 
* Mục tiêu : Kể tên được một số bệnh kgông nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
* Cách tiến hành : 
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm. 
- GV yêu cầu từng HS thực Nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm nhỏ 
- Lần lượt từng HS trình bày ý kiến của nhóm mình. 
Bước 3 : 
Kết luận : Không chơi đùa gần ao hồ, sông suối.Giếng nước phải được xây thành cao, chum vại, bể nước phải có nắp đậy. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện về giao thông đường thuỷ.Tuyệt đối không lội qua sông suối khi trời mưa.
*Hoạt động 2 : Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi.
* Mục tiêu : Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi.
*Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm thảo luận:Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV kết luận chung: Chỉ tập bơi hoặc đi bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
HĐ 4: Đóng vai
 *Mục tiêu: Có ý thức phong ftránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cung fthực hiện.
 *Cách tiến hành:
 - GV đưa ra 3 tình huống giao các nhóm để ácc nhóm tự thảo luận và xử lí tình huống theo cách phân vai.
 +Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về,Nam rủ Hùng ra bơf hồ ở gần nhà tắm.Nếu em là Hùng em sẽ xử sự như thế nào?
 + Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình dang đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cuối xuống để lấy.Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
 +Tình huống 3: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, My và các bạn của My đang làm gì?
 Bước 2: Đại diện các nhóm thảo luận
 Bước 3: Các nhóm đóng vai thể hiện cách ứng xử của nhóm mình.
 - GV nhận xét chung.
3. Củng cố , dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
 Tiết 8: Khâu đột thưa (tiết 2)
 I.Mục tiêu
 - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 - HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau.đường khâu có thể bị dúm.
 - Rèn sự khéo léo của đôi tay cho HS. Giáo dục HS ý thức tự lao động để phục vụ bản thân.
 II.Đồ dùng dạy học.
 *GV và HS
 -Tranh quy trình khâu đột thưa. Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm, một số sản phẩm được khâu đột thưa
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
 - GV giới thiệu bài.
 HĐ 2: HS thực hành khâu đột thưa.
- HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố lại kĩ thuật khâu đột thưa theo hai bước:
 + Bước 1: vạch dấu đường khâu.
+ Bước hai: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GV hướng dẫn thêm một số điểm cần lưu ý.
- HS thực hành khâu đột thưa.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS yếu.
*HĐ 3: Đánh giá sản phẩm.
 - HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
- GV gắn bảng tiêu chuẩn đánh giá.
- HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn.
- GV đánh giá nhận xét chung.
HĐ 4: Củng cố – dặn dò
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những ... m
- Giáo viên gắn tranh và giúp học sinh hiểu yêu cầu bài.
- Gọi hai học sinh nêu động từ ở 2 bức tranh: (1): cúi; (2): ngủ
- Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Học sinh hai nhóm lên tham gia trò chơi.
- Học sinh và giáo viên nhận xét chọn người thắng cuộc.
3. Củng cố dặn: 
 - Giáo viên nhận xét gìơ học. Dặn dò học sinh giờ sau.
Chiều khoa học
Tiết 18: ôn tập con ngừơi và sức khoẻ.
I.Mục tiêu
 - GV giúp HS củng cố lại các kiến thức sau:
 +Sự trao đổi chất về cơ thể ở người với môi trường.
 + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 +Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - HS áp dụng các kiến thức đã học và trong cuộc sống hằng ngày.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học
 GV: các phiếu câu hỏi ôn tập thêo yêu cầu của bài
 Phiếu ghi lại tên các thức ăn, đồ uống của HS. Các tranh ảnh, mô hình rau quả...
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS nêu một số cách phòng tránh ta nạn đuối nước.
 - GV giới thiệu bài.
 *HĐ 2: Trò chơi ai nhanh ai đúng?
 Mục tiêu:Giúp HS củng cố về một số kiến thức:
 - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng..
 - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, bệnh lây qua đường tiêu hoá
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Tổ chức:
 - GV chia lớp thành 3 nhóm và sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với hoạt động chơi.
 - Cử 4 bạn làm BGK, cùng theo dõi ghi lại các câu hỏi, câu trả lời của các đội.
 Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi
 - HS nghe câu hỏi của Gv.Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông.
 - Đội nào lắc hcuông trước được trả lời trước.Tiếp theo các đội sẽ lần lượt lắc chuông để trả lời câu hỏi.
 - GV phổ biến cách tính điểm trước khi chơi.
 Bước 3: Chuẩn bị:
 - Các đội hội ý trước khi vào chơi.Các đội ôn tập lại các thông tin đã học từ bài trước.
 - GV hội ý BGK hướng dẫn cách trả lời và thống nhất cách cho điểm.
 Bước 4:Tiến hành
GV lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi
 - BGK cho điểm từng câu hỏi.
HĐ 3: Tự đánh giá
Mục tiêu: HS có khả năng;áp dụng những kiến thức đã học vào vịc tự theo dõi, nhận xét chế độ tự ăn uống của mình.
 Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS dựa vào chế độ ăn uống của mình trong tuần tự đánh gí:
 - Đã ăn phối hợp được nhiều loại thức ăn chưa?
 - Đã ăn phối hợp các chất đạm TV và đạm Đv chưa?
 - Đã ăn các thức ăn có chứa nhiều loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Bước2: Tự đánh giá: Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá dựa theo các tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
 - HS trình bày kết quả của mình. GV nhận xét và kết luận chung.
HĐ 5: Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt(ôn)
 Ôn tập: Động từ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố lại về động từ.
- Học sinh làm được một số bài tập có liên quan đến động từ.
- Giáo dục các em yêu thích bộ môn.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 và 2.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra vở bài tập của HS
 - GV giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: : Cho học sinh làm bài nhóm đôi: 
- Gạch dưới các động từ trong đoạn trích sau.
 Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhằm trúng cổ họng Dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở.
- HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
*Kết quả đúng: Động từ là những từ gạch chân ở trên.
Bài 2: Trong hai từ đồng âm (là những từ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau) ở từng câu dưới đây, từ nào là động từ?
a) Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.
b) Bà ta đang la con la.
c) Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò.
d) ánh năng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.
 - HS đọc yêu cầu của bài và làm bài theo nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV nhận xét và chốt lời giải đúng
 *Kết quả: bàn công việc; đang la; ruôì đậu; kiến bò là động từ.
Bài 3: Gạch dưới động từ trong các từ in nghiêng ở từng cặp câu dưới đây:
a) Nó đang suy nghĩ. 
 Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc
b) Tôi sẽ kết luận về việc này sau.
 Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.
c) Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ.
 Những ước mơ của Nam thật viển vông.
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.HS làm bài vào vở.
 - HS trình bày bài làm theo hình thức nới tiếp.
 - GV nhận xét và chữa bài.
 *Kết quả: Những từ gạch chân ở trên là động từ.
3. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò giờ học sau.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Sáng 
Tập làm văn 
Tiết 18 : Luyện tập trao đổi ú kiến với người thân.
I. Mục tiêu:
- Học sinh xác định được mục đích trao đổi, vai trò của trao đổi.
- Lập được giàn ý của bài trao đổi đạt được mục đích, biết đóng vai trao đổi tự nhiên.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết sẵn bài tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - GV Gọi hai em đọc bài văn tiết trước
 - Giới thiệu bài
HĐ2.HD học sinh làm bài tập.
 *Bài tập
- Gọi 1 em đọc đề bài, giáo viên gạch từ ngữ quan trọng: 
+ Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật,...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
- Ba học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3. 
? Nội dung trao đổi là gì? (trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu.)
? Mục đích trao đổi để làm gì? (Làm cho anh chị hiểu và ủng hộ em)
? Hình thức trao đổi là gì? (Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh chị)
- Học sinh phát biểu chọn nguyện vọng. Học sinh đọc thầm gợi ý? 
*HS thực hành trao đổi theo cặp
 HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp ra nháp.
 - Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét góp ý và bổ sung hoàn thiện bài trao đổi.
 - GV đến từng nhóm giúp đỡ.
*Học sinh thi trình bày trước lớp.
 - Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp.
- Học sinh thực hành trao đổi trước lớp, nhận xét bình chọn nhóm đóng kịch hay
- GV nhận xét kết luận chung.
 4.Củng cố – dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà học ghi nhớ; 
- Dặn HS về viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau.
Địa lý
 Tiết 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở TâyNguyên(tiếp)
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS có khả năng :
 - Biết và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 
 - Rèn luyện kỹ năng xem , phân tích bản đồ , bảng thống kê 
 - Biết được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người 
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. 
II- Đồ dùng dạy học :
- Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên 
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam 
III- Các hoạt động dạy học : 
*HĐ 1: Kiểm tra bài cũ :
 + Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên ?
 + Em hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS 
 - Giới thiệu bài : trực tiếp
HĐ 2: Khai thác sức nước 
 - Yêu cầu HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên , trả lời câu hỏi sau 
 + Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên trên bản đồ ?
 + Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây như thế nào ? Điều đó có tác dụng gì ?
 - Nhận xét câu trả lời của HS 
 - Hỏi : Em biết những nhà máy thuỷ điện nổi tiếng nào ở Tây Nguyên ?
 + Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y- a- li trên lược đồ hình 4và cho biết nó nằm tren con sông nào ?
 - GV mô tả thêm vị trí của nhà máy thuỷ điện Y- a li 
 - GV kết luận: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn nhiều con sông.Các sống ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao thấp khác nhau nên sông lắm thác ghềnh.
 Sông ở Tây Nguyên thường nhiều thác ghềnh là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thác nước làm thuỷ điện.
HĐ 3: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên 
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi :
 + Rừng Tây Nguyên có mấy loại ? Tại sao lại có sự phân chia như vậy ?
 + Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì ? Quan sát hình 8,9,10.Hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ 
 + Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào ?
 + Những nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng ?
 - GV hỏi thêm HS :
 + Quan sát hình 6,7 SGK ô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp 
 GV kết luận:
 - Tây Nguyên có hai loại rừng chính: rừng rậm nhiệt đới và rựng khộp.Rừng rậm nhiệt đới triển ở nơi có lượng mưa nhiều còn rừng khộp xuất hiện ở nơi có mùa khô kéo dài.
 - Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ và các lâm sản quý khác.Chúng ta cần bảo vệ rừn và khai thác trồng rừng một cách hợp lí.
 HĐ 4:. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Sinh hoạt
 Tiết 9 Kiểm điểm hoạt động tuần 9
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: Còn nhiều bạn lười học bài và làm bài ở nhà.
Về đạo đức:các em đều ngoan ngoãn , lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương:Hải, Thuỷ, Công, Giang, 
Phê bình: 
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 10)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Tuan 9.doc