Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 01

Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 01

TẬP ĐỌC : ( BÀI 1 ) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( 4 )

I. MỤC TIÊU : Hsinh biết

 - Đọc rành mạch, trôi trảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật

( Nhà Trò, Dế Mèn ).

 - Hiểu Nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.

 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các câu hỏi trong Sgk ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ SGK, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 38 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC : ( BÀI 1 ) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( 4 )
I. MỤC TIÊU : Hsinh biết
 - Đọc rành mạch, trôi trảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật 
( Nhà Trò, Dế Mèn ).
 - Hiểu Nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.
 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các câu hỏi trong Sgk ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ SGK, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.
	 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
1. ỔN ĐỊNH : Hát giới thiệu.
2. BÀI CŨ : Gviên kiểm tra Sgk, vở BT của Hsinh.
3. BÀI MỚI : - Gviên giới thiệu bài - ghi đề.
 Trong HKI này, các em được học về 5 chủ đề. Hôm nay Thầy trò ta học chủ đề đầu tiên đó là "Thương người như thể thương thân". 
 Qua bài " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ".
 Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Gọi 1 Hsinh đọc toàn bài.
* Gọi 4 Hsinh đọc nối tiếp lần 1.
* Gọi 2 Hsinh đọc nối tiếp lần 2 - Đọc chú giải.
 Gviên ghi bảng và luyện đọc : Nhà Trò, chùn chủn, thui thủi, xoè, quãng. ( Giải thích từ : Ngắn chùn chủn, Thui thủi )
* Gọi 4 Hsinh đọc nối tiếp lần 3
* Hsinh luyện đọc nhóm đôi.
* Gviên đọc diễn cảm toàn bài. (Sgk tr 4 )
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
* Lớp đọc thầm đoạn 1 - trả lời.
* Gviên hỏi : - Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
* Gviên + lớp nhận xét - bổ sung.
* Lớp đọc thầm đoạn 2 - trả lời.
 - Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
* Gviên + lớp nhận xét - bổ sung.
* Lớp đọc thầm đoạn 3 - trả lời.
 - Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp và đe doạ như thế nào ?
* Gviên + lớp nhận xét - bổ sung.
* Lớp đọc thầm đoạn 4 - trả lời.
 - Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
 - Em cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì ?
 Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm.
* Gọi 2 Hsinh đọc nối tiếp toàn bài.
* Gviên treo bảng đoạn đọc diễn cảm. ( Sgv tr 4 )
* Gviên Hdẫn Hsinh luyện đọc diễn cảm
 Lưu ý : nhắc Hsinh chú ý các từ : Mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt.
* Gviên đọc diễn cảm. ( đoạn 3 )
 Năm trước, / gặp khi trời làm đói kém / mẹ con phải vay lương ăn của bọn nhện. // Sau đấy, / không may mẹ em mất đi, / còn lại thui thủi có mình em. // Mà em ốm yếu, / kiếm bữa cũng chẳng đủ. // Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. // Mấy bận bọn nhện đã đánh em. // Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, / vặt chân, / vặt cách ăn thịt em.
* Hsinh luyện đọc theo nhóm 
* Các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
* Lớp + Gviên nhận xét - Tuyên dương
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
* Gviên liên hệ bản thân : Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
* Gviên nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị bài : “ Mẹ ốm ”
- Hsinh hát.
- Hsinh lắng nghe - nhắc lại.
- Hsinh đọc.
Đ1 : Từ đầu ... đá cuội.
Đ2 : Tiếp theo ..... mới kể.
Đ3 : Tiếp theo ..... ăn thịt em.
Đ4 : Còn lại.
- Hsinh đọc.
- Hsinh đọc theo nhóm đôi.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc thầm và trả lời.
+ Đi qua vùng cỏ xước, nghe tiếng khóc tỉ tê ... đá cuội.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc thầm và trả lời.
+ Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, bự những phấn, như mới lột, hai ... xa.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc thầm và trả lời.
+ Năm trước mẹ Nhà Trò có vay lương ăn ... ăn thịt em.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc thầm và trả lời.
+ Em đừng sợ. Hãy trở về ...hiếp kẻ yếu. Tôi xoè cả 2 càng ra, rồi . đi.
+ Đại ý ( nội dung ở mục 1 )
- Hsinh đọc - Lớp lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm 4 ( mỗi Hsinh 1 đoạn ) 
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh luyện đọc.
- Các nhóm thi đọc.
- Tuyên dương.
+ Tinh thần hào hiệp, thương yêu người khác, bênh vực kẻ yếu.
- Hsinh lắng nghe.
TẬP ĐỌC : ( BÀI 2 ) MẸ ỐM ( 9 )
I. MỤC TIÊU : Hsinh biết
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, Bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
 - Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài ). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong Sgk. vật thực : Cơi trầu.
	 - Bảng phụ viết sẵn câu, khổ thơ 4 & 5 hướng dẫn HS đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
1. ỔN ĐỊNH : Hát – giới thiệu.
2. BÀI CŨ : Gviên kiểm tra Hsinh.
 - 1 Hsinh đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 1 Sgk tr 5.
 - 1 Hsinh đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 2 Sgk tr 5.
 - 1 Hsinh đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi 3 Sgk tr 5.
3. BÀI MỚI : - Gviên giới thiệu bài
 Hôm nay thầy trò ta tiếp tục học sang bài mới đó là bài " Mẹ ốm " của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
 Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Gọi 1 Hsinh đọc toàn bài.
* Gọi 3 Hsinh đọc nối tiếp lần 1.
 - Luyện đọc từ : Giữa cơi trầu, đổ mưa, kể chuyện, diễn kịch, khổ đủ điều.
* Gọi 2 Hsinh đọc nối tiếp lần 2 - Đọc chú giải.
* Gọi 2 Hsinh đọc nối tiếp lần 3
* Hsinh luyện đọc nhóm đôi.
* Gviên đọc diễn cảm toàn bài. (Sgv tr 9 )
 Đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm ( khổ 1,2 : trầm, buồn. Khổ 3 : lo lắng. Khổ 4,5 : vui. Khổ 6,7 : tha thiết )
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
* Gviên hỏi : Bài thơ cho chúng ta biết điều gì ?
* Cho Hsinh biết : Bạn nhỏ đó là nhà thơ Trần Đăng Khoa lúc còn nhỏ.
* Lớp đọc thầm đoạn 1 ( 2 khổ thơ đầu ) - trả lời.
* Gviên hỏi : Em hiểu 4 câu thơ ( Lá trầu khô ... sớm trưa ) muốn nói lên điều gì ? 
* Gviên + lớp nhận xét - bổ sung.
* Lớp đọc thầm khổ thơ 3 - trả lời.
 - Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
* Gviên + lớp nhận xét - bổ sung.
* Lớp đọc thầm bài thơ - trả lời.
 - Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
* Gviên giảng cho Hsinh : 
 + Bạn nhỏ mong : Con mong mẹ .... dần.
 + Làm mọi việc cho mẹ vui : Mẹ vui ... ba vai chèo.
 + Mẹ có ý nghĩa to lớn : Mẹ là đất ... của con.
 - Bài thơ muốn nói với các em điều gì ?
* Gviên nhận xét - ghi bảng.
 Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm.
* Gọi 3 Hsinh đọc nối tiếp toàn bài.
* Gviên treo bảng đoạn đọc diễn cảm. ( Sgv tr 9 )
* Gviên Hdẫn Hsinh luyện đọc diễn cảm toàn bài.
 - Khổ 1, 2 : Giọng trầm, buồn. 
 - Khổ 3 : Giọng lo lắng. 
 - Khổ 4, 5 : Giọng vui. 
 - Khổ 6, 7 : Giọng tha thiết 
* Gviên đọc diễn cảm.
* Hsinh luyện đọc theo nhóm ( mỗi em đọc 2 khổ thơ, em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối )
* Các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
 ( theo nhóm đôi )
* Lớp + Gviên nhận xét - Tuyên dương
* Gviên tổ chức cho Hsinh thi đọc thuộc lòng các khổ thơ. ( theo 2 hình thức )
* Gviên nhận xét - Tuyên dương
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
* Cho Hsinh nhắc lại đại ý của bài.
* Gviên nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị bài : “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tt )”
- Hsinh hát.
- Hsinh trả lời.
- Hsinh lắng nghe - nhắc lại.
- Hsinh đọc.
Đ1 : 2 khổ thơ đầu. 
Đ2 : 2 khổ thơ tiếp theo.
Đ3 : 3 khổ thơ còn lại.
- Hsinh đọc.
- Hsinh đọc theo nhóm đôi.
- Hsinh lắng nghe.
+ Chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.
- Hsinh đọc thầm và trả lời.
+ Ý nói mẹ chú Khoa bị ốm, Lá trầu khô .... sớm trưa.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc thầm và trả lời.
+ Cô bác xóm làng ...... mang thuốc vào.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc thầm và trả lời.
+ Nắng mưa ...... chưa tan. Cả đời .... tập đi. Vì con mẹ .... nếp nhăn.
- Hsinh lắng nghe.
+ Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. 
- Hsinh đọc.
- Hsinh đọc - Lớp lắng nghe.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh luyện đọc.
- Các nhóm thi đọc.
- Tuyên dương.
1. Hsinh thi đọc thuộc từng khổ thơ theo bàn.
2. Thi đọc thuộc toàn bài nối tiếp 
( mỗi em 1 khổ thơ ) theo tổ. 
- Hsinh nhắc lại.
- Hsinh lắng nghe.
TOÁN : ( Bài 1 ) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 ( 3 )
I. MỤC TIÊU : Giúp Hsinh ôn tập :
 - Đọc, viết được các số đến 100.000
 - Biết phân tích cấu tạo số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Kẻ bài 2 lên bảng lớp
Sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
1. ỔN ĐỊNH : Hát – giới thiệu.
2. BÀI CŨ : Gviên kiểm tra vở số 2, Sgk của Hsinh.
3. BÀI MỚI : - Gviên giới thiệu bài
 Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số 100.000 nên hôm nay chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100.000.
 HOẠT ĐỘNG 1 : ôn lại cách đọc, viết số đến 100.000
* Gviên viết các số sau : 83521 , 49735 , 56148 , 70094.
* Gviên cho Hsinh nêu quan hệ 2 hàng liền kề nhau.
* Gviên cho Hsinh nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
* Lớp + Gviên nhận xét - bổ sung.
 HOẠT ĐỘNG 2 : Thực hành.
 Bài 1 : Gviên cho Hsinh đọc yêu cầu bài 1. 
Gviên gợi ý : Hsinh nhận xét bài a, b là các số gì ?
* Gviên gọi 2 Hsinh lên bảng làm bài 1.
* Cho Hsinh nhận xét
* Gviên kiểm tra - sửa bài.
 Bài 2 : Gviên cho Hsinh đọc yêu cầu bài 2.
* Gviên lần lượt gọi mỗi lần 2 Hsinh lên bảng ( 1 em điền, 1 em đọc số )
* Cho lớp nhận xét.
* Gviên nhận xét - ghi điểm
 Bài 3 : Hsinh đọc và nêu yêu cầu của từng phần.
* Cho Hsinh làm bài vào vở số 2 :
 + a) Viết 2 số : 9171 , 3062. 
 + b) Viết theo mẫu dòng 1.
* Gviên nhận xét - ghi điểm ( Hsinh làm bảng )
 ( Bài 4 dành cho Hsinh khá giỏi ) 
* Gviên Hdẫn Hsinh ôn cách tính chu vi của 1 hình : Tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
* Gviên nhận xét - nhắc lại.
* Gviên cho Hsinh đọc bài 4 và nêu yêu cầu của từng phần.
* Cho Hsinh làm bài vào vở số 2 - 1 Hsinh làm bảng.
* Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
* Gviên nhận xét - sửa bài - ghi điểm
 - Tứ giác ABCD = 17 cm.
 - HCN MNPQ = 24 cm.
 - Hình vuông GHIK = 20 cm.
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
* Gviên cho Hsinh nhắc lại thứ tự các hàng từ nhỏ đến lớn.
 - Gviên nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài : “ Ôn tập các số đến 100.000 ( tt ) ”
- Hsinh hát.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc và nêu rõ số từng hàng
- Hơn kém nhau 10 lần.
- Hsinh nêu.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc - nhận xét.
 + Bài a là các số tròn chục nghìn
 + Bài b là các số tròn nghìn.
- Hsinh lên bảng làm bài.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đổi vở chấm.
- Hsinh đọc.
- Hsinh lên bảng làm bài.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc và nêu yêu cầu.
- 1 Hsinh làm bảng. 
- Hsinh làm bài.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh nêu quy tắc tính chu vi của các hình.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc và nêu yêu cầu.
- Hsinh làm bài.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh trả lời.
- Hsinh lắng nghe.
ĐẠO  ... ô-níc)
- Các nhóm khác nghe và bổ sung thêm cho đầy đủ.
- 1,2 đọc thành tiếng trước lớp
- Lớp đọc thầm và trả lời
- Hsinh lắng nghe
- Hsinh vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng ảnh tuỳ theo sáng tạo ( vẽ trên giấy A4).
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét
- Hsinh trả lời.
- Hsinh lắng nghe.
LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ : ( BÀI 1 ) PHẦN MỞ ĐẦU
 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này Hsinh biết
	- Môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp Hsinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn..
	- Môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục Hsinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG - DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam
	- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
1. ỔN ĐỊNH : Hát - giới thiệu.
2. BÀI CŨ : - Kiểm tra sách vở của Hsinh.
3. BÀI MỚI :
 Giới thiệu bài : Đất nước ta có vị trí địa lý, hình dáng ra sao ? Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống. Bài học hôm nay : Môn Lịch sử và Địa lý sẽ cho ta biết điều đó.
 HOẠT ĐỘNG 1 : Làm việc cả lớp 
* Gviên giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng.
- Gọi 1 Hsinh đọc từ đầu . trên biển.
* Gviên hỏi : Phần đất liền nước ta có hình gì ? Phía Bắc giáp nước nào ? Phía Tây giáp nước nào ? Phái Đông và Phía Nam ra sao ?
* Gviên treo bản đồ địa lí tự nhiên và kết hợp giảng 
* Gọi Hsinh lên trình bày và xác định vị trí đất nước VN trên bản đồ.
* Gviên treo bản đồ hành chính VN.
* Cho Hsinh quan sát bản đồ và hỏi : Em đang sống nơi nào trên đất nước ta ?
 HOẠT ĐỘNG 2 : Làm việc theo nhóm 
* Gviên phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng
* Yêu cầu Hsinh tìm hiểu và mô tả bức tranh đó 
* Gviên nhận xét từng nhóm 
* Gviên kết luận : Mỗi dân tộc sồng trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử VN.
 HOẠT ĐỘNG 3 : Làm việc cả lớp
* Gviên đặt vấn đề : Để có tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay , ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó ?
* Gviên kết luận.
 HOẠT ĐỘNG 4 : Làm việc cả lớp
 * Gviên hướng dẫn Hsinh cách học môn LS và ĐL ( Sgk )
 * Gọi 1-2 Hsinh đọc phần kết luận Sgk
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
* Hsinh sinh trả lời được câu 1,2 trang 4 /sgk
* Gviên nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị bài sau : Bài 2 : Làm quen với bản đồ. 
- Hsinh hát.
- Để Sgk lên bàn.
- 1 HS đọc từ đầu . Trên biển
- Cả lớp đọc thầm - Hsinh trả lời 
- Hình chữ S phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông và phía Nam là vùng biển rộng lớn 
- Hsinh lên trình bày lại và xác định vị trí đất nước ta trên bản đồ.
- Hsinh quan sát tranh.
- Xác định Thành phố nơi em đang sinh sống ( TP Đà Nẵng ).
- Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh phát biểu ý kiến.
- Hsinh lắng nghe và thực hiện
- Hsinh đọc
- Hsinh trả lời câu 1, 2 trang 4/ Sgk
- Hsinh lắng nghe.
LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ : ( BÀI 2 ) LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ 
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này Hsinh biết
 - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo 1 tỉ lệ nhất định
 - Một số yếu tố của bản đồ : Tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. 
 - Hsinh khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	 - Một số loại bản đồ : Thế giới , châu lục , Việt Nam , que chỉ bản đồ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
1. ỔN ĐỊNH : Hát - giới thiệu.
2. BÀI CŨ : Gviên kiểm tra Hsinh
- Môn lịch sử lớp 4 giup em hiểu biết gì ?
- Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi em ở ?
- Làm thế nào để học tốt môn lịch sử và địa lý ?
* Gviên nhận xét - Ghi điểm.
3. BÀI MỚI : Giới thiệu bài 
 a ) Bản đồ :
HOẠT ĐỘNG 1 : Làm việc cả lớp 
+ Mục tiêu : Giúp Hsinh làm quen và có khái niệm về bản đồ
 Bước 1 : - Giáo viên treo các loại bản đồ lên bảng
Theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( Thế giới, Châu lục, Việt Nam )
* Yêu cầu Hsinh đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
* Yêu cầu Hsinh nêu phạm vi, lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
* Gviên giúp Hsinh trả lời hoàn thiện : Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất, bản đồ VN thể hiện một bộ phận nhỏ trên bề mặt trái đất ( nước Việt Nam )
Bước 2 : - Gviên kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định
 HOẠT ĐỘNG 2 : Làm việc cá nhân
+ Mục tiêu : Hsinh chỉ được vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên H1, H2 Sgk.
* Yêu cầu Hsinh đọc và trả lời câu hỏi :
 + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào ?
 + Tại sao cùng vẽ về Việt nam mà bản đồ hình 3 Sgk lại nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường ?
* Gviên giúp Hsinh hoàn thiện câu trả lời.
2) Một số yếu tố của bản đồ :
 HOẠT ĐỘNG 3 : Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu : Giúp Hsinh q/sát để biết tên bản đồ, ph/hướng trên bản đồ và tỉ lệ thu nhỏ trên bản đồ.
 Bước 1 : Gviên yêu cầu các nhóm đọc Sgk quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận các gợi ý sau :
 + Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
 + Trên bản đồ người ta qui định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào ?
 + Tỉ lệ bản đồ cho các em biết điều gì ?
 + Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 Sgk
 + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào ? 
 + Kí hiệu đó dùng để làm gì ?

 Bước 2 : Gviên kết luận : Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
 HOẠT ĐỘNG 4 : Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
- Bước 1 : làm việc cá nhân
+ Yêu cầu Hsinh qu/sát bảng chú giải H3 và vẽ kí hiệu 1 số đối tượng địa lí như: đường biên giới, quốc gia, núi, sông, thủ đô, t. phố, mỏ, k. sản .
- Bước 2 : Làm việc theo cặp :
+ 2 Hsinh thi đố cùng nhau : 1 em vẽ kí hiệu và 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì ?
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Yêu cầu Hsinh nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
- Hỏi : bản đồ được dùng để làm gì ?
- Gọi 1-2 Hsinh đọc ghi nhớ Sgk.
- Gviên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài : Làm quen với bản đồ (tt)
- Hsinh hát.
- 3 Hsinh trả lời.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh quan sát
- Hsinh đọc tên các bản đồ.
- Hsinh trả lời.
- Hsinh lắng nghe kết hợp quan sát
- Hsinh đọc Sgk và trả lời
- Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện, tính toán chính xác khoảng cách trên thực tế . Sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ rồi thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ
- Vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ.

- Hsinh thực hiện.
- Hsinh quan sát bản đồ và thảo luận. Sau đó hoàn thiện bảng sau :
Tên bản đồ
Phạm vi thể hiện
Thông tin chủ yếu
Ví dụ : Bản đồ địa lí tự nhiên
Nước Việt Nam
- Vị trí
- giới hạn
- hình dáng
- Thủ đô
- Một số TP núi sông
- Đại diện các nhóm trả lời trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Hsinh quan sát và vẽ vào giấy.
- Hsinh thi đố theo cặp.
- Hsinh trả lời.
- 1,2 Hsinh đọc thành tiếng trước lớp
KỸ THUẬT : ( BÀI 1 - T2 ) VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( 4 )
I. MỤC TIÊU : Giúp Hsinh	
	- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu
	- Một số mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu
	- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ thêu - Khung thêu
	- Một số sản phẩm may thêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH
1. ỔN ĐỊNH : Hát - giới thiệu.
2. BÀI CŨ : Gviên kiểm tra 3 Hsinh
 + Nêu đặc điểm của các loại vải, biết chọn vải ?
 + Hãy nêu đặc điểm và cách sử dụng kéo ?
 + Nêu đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu ?
* Gviên nhận xét - Ghi điểm.
3. BÀI MỚI : Giới thiệu bài 
 HOẠT ĐỘNG 3 : Gviên hướng dẫn Hsinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
 + Mục tiêu : Hsinh nắm đặc điểm cấu tạo, cách sử dụng kim.
 + Hướng dẫn Hsinh quan sát hình 4 Sgk kết hợp và mô tả đặc điểm cấu tạo của kim.
* Gviên bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu
* Gviên hướng dẫn Hsinh quan sát các hình 5a, 5b, 5c Sgk.
 - Gọi 1 Hsinh đọc nội dung b mục 2 SGK
 - Gọi 1-2 Hsinh thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
* Gviên nhận xét và hướng dẫn thêm.
* Hsinh đọc, trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ Sgk.
* Gviên thao tác kim đã xâu chỉ rút qua mặt vải ( chưa vê nút chỉ) 
* Gọi 1 Hsinh nhận xét.
 HOẠT ĐỘNG 4 : Hsinh T.hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
+ Mục tiêu : Hsinh thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
* Gviên kiểm tra sự chuẩn bị của Hsinh
- Yêu cầu Hsinh thực hành theo nhóm
* Gviên theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng
* Gviên nhận xét đánh giá kết quả thực hành của Hsinh.
 HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn Hsinh quan sát nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác.
+ Mục tiêu : Hsinh nhận biết được tác dụng của thước may, thước dây, khung thêu, các loại nút và phấn may.
 - Hướng dẫn Hsinh quan sát hình 6/Sgk kết hợp quan sát mẫu một số vật liệu, dụng cụ khâu, thêu và nêu tác dụng của chúng.
* Gviên kết luận :
 + Thước may : Dùng để đo vải, vạch dấu trên vải
 + Thước dây : dài 150cm, dùng để đo số đo trên cơ thể
 + Khung thêu cầm tay : gồm 2 hình tròn lồng vào nhau có tác dụng giữ cho mặt căng khi thêu.
 + Khuy cài, khuy bấm : Đính vào nẹp áo, quần và nhiều sán phẩm may mặc khác.
 + Phấn may dùng để tạo vạch dấu trên vải.
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Gviên nhận xét tiết học chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của Hsinh.
- Chuẩn bị bài : “ Cắt vải theo đường vạch dấu ” 
- Hsinh hát.
- 3 Hsinh trả lời.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh quan sát hình 4 Sgk và kết hợp quan sát vật thực và mô tả.
- Kim được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ, mũi kim nhọn, sắc.
- Thân kim nhỏ, nhọn dần về mũi kim. Đuôi kim hơi dẹt. có lỗ để xâu chỉ.
- Hsinh quan sát và nêu cách xâu chỉ, kim vê nút chỉ.
- Hsinh đọc to trước lớp.
- 2 Hsinh thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Hsinh lắng nghe.
- Hsinh đọc.
- Kim kéo sợi chỉ tuột ra khỏ mảnh vải.
- Hsinh mang kim và chỉ thêu ra để lên bàn
- Thực hành xâu chỉ, vê nút chỉ
- Hsinh khác bổ sung
- Hsinh quan sát
- Hsinh trả lời.
- Hsinh lắng nghe
- Chuẩn bị : vải, kéo, phấn may.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 1(7).doc