Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 1 - Thứ 2 - Trần Thị Hồng Liễu - Trường Tiểu học Hoà Sơn

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 1 - Thứ 2 - Trần Thị Hồng Liễu - Trường Tiểu học Hoà Sơn

I. Mục tiêu :

 - HS biết nêu định nghĩa đơn giản về bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, ký hiệu bản đồ.

II. Đồ dùng dạy học :

 -Một số bản đồ Việt Nam, thế giới.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 10 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 1 - Thứ 2 - Trần Thị Hồng Liễu - Trường Tiểu học Hoà Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Ba, ngày 18 tháng 8 năm 2009
ĐỊA LÍ
 BÀI DẠY : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ 
I. Mục tiêu :
 - HS biết nêu định nghĩa đơn giản về bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, ký hiệu bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học :
 -Một số bản đồ Việt Nam, thế giới.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
H. Môn lịch sử và địa lý giúp em biết gì?
H. Tả cảnh thiên nhiên và đời sống nơi em ở?
- GV nhận xét – đánh giá.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Bản đồ.
HĐ 1 : Hoạt động cả lớp :
- GV treo bản đồ TG, VN, khu vực 
- Gọi HS đọc tên các bản đồ đã treo.
- Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
- GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận: “Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định”.
HĐ 2 : Hoạt động cá nhân :
- HS quan sát hình 1 và hình 2 (SGK) và trả lời.
H. Ngày nay, muốn vẽ bản đồ ta thường làm như thế nào?
H. Tại sao cũng là bản đồ Việt Nam mà hình 3 (SGK) lại nhỏ hơn bản đồ Việt Nam treo trên tường?
Một số yếu tố bản đồ :
HĐ 3 :HS thảo luận.
H. Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
H. Trên bản đồ người ta qui định các phương hướng Bắc, nam, đông, tây như thế nào?
H. Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
H. Đọc tỉ lệ hình 2 (SGK) cho biết 1cm trên giấy bằng bao nhiêu mét trên thực tế?
H. Bảng chú giải ở hình 3 (SGK) có những ký hiệu nào ? Ký hiệu bản đồ dùng làm gì?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
4. Củng cố : 
 Yêu cầu HS thực hành vẽ 1 số ký hiệu bản đồ.
Cho HS quan sát bản chú giải ở bản đồ hình 3 (SGK) và vẽ 1 số đối tượng địa lý như biên giới, núi, sông, Thủ đô, Thành phố, mỏ 
- GV nhận xét đúng/ sai
5.Tổng kết –dặn dò :
- Bản đồ để làm gì ?
- Kể 1 số yếu tố của bản đồ.
- Chuẩn bị bài sau: “Làm quen với bản đồ - tiết 2”.
 HS trả lời.
HS khác nhận xét.
HS quan sát và đọc 
Bản đồ TG phạm vi các nước chiếm 1 bộ phận lớn trên bề mặt trái đất.
Bản đồ VN hay khu vực VN chiếm bộ phận nhỏ.
HS lắng nghe, ghi nhớ.
Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, thu nhỏ theo tỉ lệ.
-Tỉ lệ thu nhỏ khác nhau.
HS thảo luận theo nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
HS thi từng cặp.
1 em vẽ, 1 em ghi ký hiệu đó thể hiện gì.
HS trả lời
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 BÀI DẠY : CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng có ba bộ phận : âm đầu, vần, thanh.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Biết tiếng nào cũng có vần và thanh.
- Biết được bộ phận của tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
 B. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng vẽ sơ đồ cấu tạo tiếng.
 - Bộ chữ học vần 
 C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Giới thiệu bài: 
II. Dạy - học bài mới: 
1.Tìm hiểu ví dụ:
 GV ghi câu tục ngữ: 
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
H. Trong câu tục ngữ này có bao nhiêu tiếng?
H. Em hãy đánh vần tiếng Bầu
GV nhận xét bài làm của HS và ghi vào bảng.
Tiếng
Âm đầu
Vần 
Thanh
Bầu
B
âu
huyền
H. Tiếng Bầu có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
GV kết kuận: 
Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại.
GV nhận xét.
H. Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ.
H. Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
GV kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết. Các dấu thanh còn lại của tiếng đầu được đánh dấu phía trên hoặc phía dưới của âm chính.
2. Ghi nhớ:
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
 3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS phân tích 
- Gọi các nhóm lên chữa bài
Tiếng 
Âm đầu
vần
thanh
Nhiễu
Nh
iêu
ngã
Điều
Đ
iêu
huyền
Phủ
Ph
u
hỏi
Lấy
L
ây
sắc
Giá
Gi
a
sắc
Gương
G
ương
ngang
GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố. 
- Gọi HS trả lời và giải thích
-GV nhận xét.
III. Củng cố - dặn dò
H. Tiếng có cấu tạo như thế nào?
- Lấy ví dụ về tiếng có đầy đủ 3 bộ phận và tiếng không đầy đủ 3 bộ phận.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc ghi nhớ và làm bài tập 
HS quan sát và thực hiện yêu cầu.
Câu tục ngữ có 14 tiếng
Bờ - âu - bâu - huyền - bầu
Tiếng bầu có 3 bộ phận : Âm đầu, vần thanh
HS tự phân tích 
Tiếng do bộ phận : âm đầu, vần, thanh tạo thành,ví dụ: thương.
Tiếng do bộ phận vần và dấu thanh : ơi
Trong tiếng bộ phận vần và thanh không thể thiếu, bộ phận âm đầu có thể thiếu.
HS lắng nghe
HS đọc và chỉ vào bảng cấu tạo tiếng
HS đọc yêu cầu trong SGK
HS chữa bài
Tiếng 
Âm đầu
vần
thanh
Người 
Ng
ươi
huyền
Trong
Tr
ong
ngang
Một
M
ôt
nặng
Nước
N
ươc
sắc
Phải
Ph
ai
hỏi
thương
Th
ương
ngang
nhau
Nh
au
ngang
Cùng
C
ung
huyền
 HS đọc bài.
HS ï làm bài nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời.
Đó là chữ Sao
Để nguyên là ngôi sao sáng trên bầu trời, bớt âm đầu S thành ao , ao là chỗ cá bơi lượn hàng ngày
TOÁN
 BÀI DẠY : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo) 
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
 - Thực hiện được phép cộng, trừ có đến 5 chữ số; Nhân, chia số có đến 5 chữ số với số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GọiHS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài.
- GV nhận xét
 Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn 
 Bài 3: Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV nhận xét và ghi điểm.
 Bài 4:GV yêu cầu HS tự làm bài.
H. Vì sao em sắp xếp được như vậy ?
 Bài 5:GV gọi HS đọc theo hàng ngang.
Dặn HS về nhà làm.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà làm các bài tập trong SGK
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 3
 HS lên bảng làm bài .
1. Tính nhẩm.
Vài HS nối tiếp nhau thực hiện nhẩm. Cột 1
2. Đặt tính rồi tính
HS đặt tính rồi tính câu a
4637 + 8245 7035 - 2316
325 x 3 25968 : 3
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. So sánh các số và điền dấu >, <, = .
HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
4327 ...... 3742 28676 ..... 28676
5870 .......5890 97321 .... 97400
HS so sánh và xếp theo thứ tự:
 b) 62 978; 79 862; 82 697; 92 678.
HS nêu cách sắp xếp.
HS đọc bảng thống kê số liệu.
HS thực hiện 
HS lắng nghe và ghi nhớ.
 KHOA HỌC 
 BÀI DẠY: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
A. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
 - Kể được những điều kiện về tinh thần cần sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông giải trí 
 - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.
 - Phiếu học tập theo nhóm.
 -Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” 
C. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. GV giới thiệu chương trình môn học.
 -Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề.
 II. Nội dung:
HĐ 1: Con người cần gì để sống ?
 - Chia lớp thành nhóm 4 HS.
 -Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: 
H. Con người cần những gì để duy trì sự 
sống ? Sau đó ghi câu trả lời vào giấy.
 -Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
Yêu cầu HS nhận xét kết quả thảo luận.
*Hoạt động cả lớp.
 Trò chơi Nhịn thở
H. Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ?
 GV kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.
H. Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ?
H. Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao? 
GV kết luận: Để sống và phát triển con người cần:
- Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, 
- Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, 
 HĐ 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. 
-Yêu cầu HS quan sát các hình trang 4, 5 trong SGK.
H. Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ?
*Yêu cầu HS thảo luận và điền vào phiếu.
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát biểu cho từng nhóm.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất.
- Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập.
H. Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?
H. Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ?
 GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, 
 HĐ 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi mang nộp cho GV 
H. Vì sao em lại phải mang theo những thứ đó? 
 -GV nhận xét, tuyên dương 
 3.Củng cố - dặn dò:
H. Con người, động vật, thực vật đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó ?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Trao đổi chất ở người”
HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận.
HS thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, 
- Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc, 
- Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, ...
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-Làm theo yêu cầu của GV.
Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.
HS lắng nghe.
-Em cảm thấy đói khát và mệt.
-Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
HS quan sát.
HS tiếp nối nhau trả lời
HS chia nhóm, nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.
Các nhóm hoạt động.
1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Quan sát tranh và đọc phiếu.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Nộp các phiếu cho GV 
HS nêu
Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.
-HS lắng nghe
Phụ lục:
TT
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1
Không khí
2
Nước
3
Aùnh sáng
4
Thức ăn ( phù hợp với từng đối tượng)
5
Nhà ở
6
Trường học
7
Tình cảm gia đình
8
Phương tiện giao thông
9
Quần áo
10
Phương tiện để vui chơi giải trí
11
Bệnh viện
12
Sách báo
13
Đồ chơi
THỂ DỤC
 BÀI 1 : GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP
 TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
Mục tiêu :
 - Giới thiệu nội dung, chương trình môn thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. 
 - Một số quy định về nội quy, yêu cầu luyện tập, yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. 
 - Biên chế tổ chọn cán sự bộ môn. 
 -Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức ”. Yêu cầu HS nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. 
 B. Địa điểm – phương tiện :
 Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng nhỏ bằng nhựa.
 C. Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu 
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung: 
- Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
- Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 
2.Phần cơ bản:
a) Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4:
GV giới thiệu tóm tắt chương trình môn thể dục lớp 4 :
- Thời lượng học 2 tiết / 1 tuần, học trong 35 tuần, cả năm học 70 tiết. 
- Nội dung bao gồm : Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như : “Ném bóng, Đá cầu ....”. Như vậy so với lớp 3 nội dung học có nhiều hơn, sau mỗi nội dung học của các em đều có kiểm tra đánh giá, do đó cô yêu cầu các em phải tham gia đầy đủ các tiết học và tích cực tự tập ở nhà. 
b) Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: 
 Trong giờ học, quần áo phải gọn gàng các em nên mặc quần áo thể thao, không được đi dép lê, phải đi giày hoặc dép có quai sau. Khi muốn ra vào lớp tập hoặc nghỉ tập phải xin phép giáo viên. 
 c) Biên chế tổ tập luyện: 
 Cách chia tổ tập luyện như theo biên chế lớp đó là lớp chúng ta có 3 tổ thì được chia làm 3 nhóm để tập luyện. Tổ trưởng là em được tổ và cả lớp tín nhiệm bầu ra(Phân công tổ trưởng).
d) Trò chơi : “Chuyền bóng tiếp sức”. 
- GV phổ biến luật chơi: 
Có hai cách chuyền bóng. 
 Cách 1: Xoay người qua trái hoặc qua phải, ra sau rồi chuyển bóng cho nhau. 
 Cách 2: Chuyển bóng qua đầu cho nhau. 
- GV làm mẫu cách chuyền bóng. 
- Tiến hành cho cả lớp chơi thử cả hai cách chuyền bóng một số lần để nắm cách chơi. 
- Sau khi học sinh cả lớp biết được cách chơi giáo viên tổ chức cho chơi chính thức và chọn ra đội thắng thua. 
3.Phần kết thúc: 
- Đứng tại chỗ vừa vỗ tay vừa hát. 
- GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
- GV hô giải tán. 
4 - 8 phút
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 - 22 phút
 3 – 4 phút 
2 – 3 phút 
2 – 3 phút
6 - 8 phút 
2 lần
4 – 6 phút
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
1 – 2 phút 
Nhận lớp 
========
========
========
5GV
HS đứng theo đội hình 3 hàng ngang nghe giới thiệu.
========
========
========
5GV
-Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
 ơ 
 5GV
 ơ
 ơ 
HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
========
========
========
5GV
HS hô “khỏe”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 3 - T 1 - CAU TAO CUA TIENG.doc