Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 5

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 5

TẬP ĐỌC

TIẾT 8 TRE VIỆT NAM

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Đọc rành mạch, trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.

-Hiểu nội dung bài : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam:giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.( trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ đầu)

II.CHUẨN BỊ

-Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài Một người chính trực và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét và cho điểm HS .

2.Bài mới:

 Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi :

+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?

- Giới thiệu:Cây tre luôn gắn bó với mỗi người dân Việt Nam. Tre được làm từ các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ mĩ nghệ. Cây tre luôn gần gũi với làng quê Việt Nam.“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, ” .

Cây tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt. Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó .

 

doc 29 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 20 - 9 - 2009
NGÀY DẠY : 21 - 9 - 2009	
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC
TIẾT 8 TRE VIỆT NAM
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc rành mạch, trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
-Hiểu nội dung bài : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam:giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.( trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ đầu)
II.CHUẨN BỊ 
-Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Một người chính trực và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới: 
 Giới thiệu bài 
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi :
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Giới thiệu:Cây tre luôn gắn bó với mỗi người dân Việt Nam. Tre được làm từ các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ mĩ nghệ. Cây tre luôn gần gũi với làng quê Việt Nam.“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, ” .
Cây tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt. Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó .
 * Hoạt động 1: Luyện đọc 
 * Mục tiêu: 
-Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bao giờ, nắng nỏ, bão bùng, lũy thành, mang dáng thẳng, 
-Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ khó trong bài : tự, lũy thành, áo cộc, nòi tre, nhường, ..
- HS ñoïc thaàm
- Bài thơ được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1 : Tre xanh ... nên thành tre ơi
+ Đoạn 2 : Ở đâu.......lá cành
+ Đoạn 3 : Yêu nhiều ...cho măng
+ Đoạn 4 : Phần còn lại
*Đọc mẫu:GV đọc, chú ý giọng đọc:toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
Đoạn 1:giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ thứ 3.
Đoạn 2,3 : giọng đọc sảng khoái.
Đoạn 4:ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp, dấu luyến như trong bản nhạc.
-Nhấn giọng ở các từ ngữ : tự, không đứng khuất mình, bão bùng, ôm, níu, chẳng ở riêng, vẫn nguyên cái gốc, đâu chịu, nhọn như chong lạ thường, dáng thẳng thân tròn, nhường, lạ, đâu, ...
- HS đọc đoạn nối tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỗi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
- HS đọc đoạn nối tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó.
- HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm ( nhóm 4)
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung câu, đoạn và cả bài thơ.
- HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người Việt nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính cần cù?
 Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Rễ siêng không ngại đất nghèo
 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất của người Việt Nam ?
- Khi khó khăn,“ bão bùng ” thì “ tay ôm tay níu ”, giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ Việt Nam nhường cho con manh áo cộc. Tre biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên lũy thành, tạo nên sức mạnh bất diệt, chiến thắng mọi kẻ thù, mọi gian khó như người Việt Nam.
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ?
... Hình ảnh : Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng.
+Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng ? Vì sao ?
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
-Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng giống như con người : biết yêu thương, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn .
+ Có manh áo cộc tre nhường cho con : Cái mo tre màu nâu, không mối mọc, ngắn cũn bao quanh cây măng như chiếc áo mà tre mẹ che cho con.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chong lạ thường
Ngay từ khi còn non nớt măng đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong.
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ?
- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ : xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc.
+ Nội dung chính: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam:giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
*Hoạt động 2: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng 
*Mục tiêu : Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung, cảm xúc.
- Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài.
- HS thi đọc.
3. Củng cố – dặn dò:
 + Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì ?
- Về nhà học thuộc lòng 8 dòng thơ.
- Chuẩn bị bài: Những hạt thóc giống
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
 - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
TOÁN
TIẾT 20 GIÂY, THẾ KỈ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Biết đơn vị: giây, thế kỉ.
 - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II.CHUẨN BỊ 
Một chiếc đồng hồ thật,loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới : 
 * Hoạt động 1:Giới thiệu giây, thế kỉ
 * Mục tiêu: Biết đơn vị: giây, thế kỉ.
 * Giới thiệu giây:
 -GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
+ Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ ?
+Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút ? +Một giờ bằng bao nhiêu phút ?
-GVchỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi:Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì ?
 -GV giới thiệu : Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
 -GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
 -Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
 -GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây.
* Giới thiệu thế kỉ
 -GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài 100 năm.
 -GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
 +Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau.
 +Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
 +Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
 +Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai.
 +Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba.
 +Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư 
 +  
 +Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
 -GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
 +Năm 1879 là ở thế kỉ nào ?
 +Năm 1945 là ở thế kỉ nào ?
 +Em sinh vào năm nào ? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu ?
 +Năm 2006 ở thế kỉ nào ? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào ?
 -GV giới thiệu : Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV.
 -GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã.
* Hoạt động 2:Thực hành
* Mục tiêu: Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
 Bài 1
 -HS tự làm bài.
 +Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây ?
Vì 1 phút = 60 giây nên 1/3 phút = 60 giây : 3 = 20 giây.
+Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây ?
Vì 1 phút = 60 giây nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
+Hãy nêu cách đổi 1/2 thế kỉ ra năm ?
1 thế kỉ = 100 năm, vậy 1/2 thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm.
Bài 2 (a, b)
 -GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào vở.
Bài 3 (Ghi chú: Dành cho HS khá, giỏi)
-GV hướng dẫn phần a:
 +Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy ?
 +Năm nay là năm nào ?
 +Tính từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm ?
 +2009 – 1010 = 999 (năm).
 -GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép tính trừ 
hai điểm thời gian cho nhau.
-HS làm bài theo nhóm câu b, thi đua giữa các nhóm.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài :Luyện tập
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 5 BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được:Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác.
II.CHUẨN BỊ:
 -Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 :Nhận xét tình huống.
* Mục tiêu: HS biết trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 -GV nêu tình huống.
+Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em nói bất kì điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai ? Vì sao ?
-HS trả lời : Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến.
Sai, vì đi học là quyền của Tâm
-Khẳng định : Bố bạn Tâm làm như vậy là chưa đúng. Bạn Tâm phải được phép nêu ý kiến liên quan đến việc học của mình. Bố bạn phải cho bạn biết trước khi quyết định và cần nghe ý kiến của Tâm.
+Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
-Khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp.
+Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ?
Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến.
-Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
*Hoạt động 2 :Em sẽ làm gì?
* Mục tiêu: Biết xác định việc làm nào đúng việc làm nào sai.
-GV cho HS làm việc theo nhóm trao đổi 4 tình huống sau:
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Tình huống1:Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng hoặc không 
phù  ... a bạn hay đặt được câu hỏi cho bạn.(1 điểm)
* Hoạt động 2:Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện,trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
* Mục tiêu : HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực
Kể chuyện trong nhóm.
-HS thực hiện kể chuyện cho nhóm nghe.(nhóm 4 em)
-HS trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện đã kể.
-Gợi ý cho HS các câu hỏi :
HS kể hỏi :
+Trong câu chuyện tôi kể, bạn thích nhân vật nào ? Vì sao ?
+Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất?
+Bạn thích nhân vật nào trong truyện ?
+Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì ?
HS nghe kể hỏi :
+Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì ?
+Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính tốt của nhân vật đó ?
+Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì ?
-Kể trước lớp. Mỗi nhóm một HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.
-HS lớp nhận xét lời kể của bạn.
*Bình chọn :+Bạn có câu chuyện hay nhất ?
 +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ?
*Tuyên dương.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 -Tìm đọc những câu truyện nói về tính trung thực.
- Chuẩn bị bài : Kể chuyện đã nghe đã đọc.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
NGÀY SOẠN : 24 - 9 - 2009
NGÀY DẠY : 25 - 9 - 2009
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 10 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.(ND ghi nhớ)
-Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. 
II.CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK phóng to (nếu có)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
1/. Cốt truyện là gì ?
2/.Cốt truyện gồm những phần nào ?
-Nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
Giới thiệu bài :
-Các em đã hiểu cốt truyện là gì. Bài học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng những đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt truyện.
* Hoạt động 1: Nhận xét
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện.
*Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
-Trao đổi trong nhóm.
-Trình bày, nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng 
+Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế : luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn : ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho, ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
+Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
+Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
+Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)
+Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
 Bài 2:
-Hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2 ?
Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
-Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
+Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
+Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
-Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện.Khi hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
*Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ
* Mục tiêu: HS học thuộc ghi nhớ
- HS đọc phần ghi nhớ.
Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
-Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
3 - 4 HS phát biểu:
+Đoạn văn “Tô Hiến ThànhLý Cao Tông”trong truyện Một người chính trực kể về lập ngôi vua ở triều Lý.
+ Đoạn văn “Chị nhà trò đã bé nhỏ vẫn khóc”trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu kể về hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò
-Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
* Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
+Câu chuyện kể lại chuyện gì? (một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực ,thật thà.)
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?(Đoạn1và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu)
+Đoạn 1 kể sự việc gì ?(cuộc sống và hoàn cảnh của 2 mẹ con : nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.)
+Đoạn 2 kể sự việc gì ? (Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.)
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào ?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì ?( kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi chiếc nải.)
-HS làm bài cá nhân. Đọc bài làm của mình.
-GV nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố – dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu truyện vào vở.
- Chuẩn bị bài :Trả bài văn viết thư
-- - - - - - - - - - - - – —- - - - - - - - - - - - - -
TOÁN
TIẾT 24 BIỂU ĐỒ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
 -Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
II.CHUẨN BỊ 
 -Biểu đồ Các con của năm gia đình, như phần bài học SGK, phóng to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
2.Bài mới : 
* Hoạt động 1:Tìm hiểu biểu đồ Các con của năm gia đình.
* Mục tiêu: Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
 -GV treo biểu đồ Các con của năm gia đình.
 -GV giới thiệu : Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình.
+ Biểu đồ gồm mấy cột ?
+Cột bên trái cho biết gì ?
+Cột bên phải cho biết những gì ?
 +Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ?
+Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái ?
+Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái ? 
+Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng ?
+Vậy còn gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc ?
+Hãy nêu lại những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ.
-GV có thể hỏi thêm : Những gia đình nào có một con gái ?
+Những gia đình nào có một con trai ?
* Hoạt động 2:Luyện tập
* Mục tiêu: Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
 Bài 1
+Biểu đồ biểu diễn nội dung gì ?
 +Khối 4 có mấy lớp, đọc tên các lớp đó ?
 +Cả 3 lớp tham gia mấy môn thể thao ? Là những môn nào ?
 +Môn bơi có mấy lớp tham gia ? Là những lớp nào ?
 +Môn nào có ít lớp tham gia nhất ?
 +Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả mấy môn?Trong đó họ cùng tham gia những môn nào?
 Bài 2 (a,b)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
-Giúp HS nắm rõ yêu cầu của bài.
-Khi HS làm bài, GV gợi ý các em tính số thóc của từng năm 
Bài giải :
a) Số tấn thóc gia đình bác Hà thu được trong năm 2002 là :
10 X 5 = 50 (tạ) = 5 tấn
 b) Số tạ thóc năm 2000 gia đình bác Hà thu được là :
10 X 4 = 40 (tạ)
Năm 2002 gia đình bác Hà thu được nhiều hơn năm 2000 là :
50 – 40 = 10 (tạ)
 Đáp số :10 tạ
3.Củng cố- Dặn dò:
-Chuẩn bị bài :Biểu đồ (tt)
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
LỊCH SỬ
TIẾT 5 NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI
PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục người Hán):
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý. 
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở l ẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.
II.CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ kẻ sẵn nội dung.
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
 Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến
Năm 938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hóa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
1.Kiểm tra bài cũ 
+Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc ?
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mơi:
Giới thiệu bài
 * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 * Mục tiêu:HS biết kể tên một số chính sách áp bức bốc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
-GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk.
+Sau khi thôn thính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta ?
 Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản.
+Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, dẫn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi, san hô,.. cống nạp.
+Chúng đưa người Hán sang ở lẫn và bắt chúng ta phải học phong tục tập quán của chúng.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
-GV treo bảng phụ lên và yêu cầu HS đọc nội dung hoạt động.
-HS thảo luận nhóm và báo cáo.
-GV Nhận xét sửa sai.
-GV kết luận: Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta.Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng,và chúng bắt nhân dân ta thi hành theo chính sách đàn áp của chúng.
* Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu:HS nắm được các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
+Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chốmg lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? ( Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.)
+Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?( Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.)
+Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ? ( Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng.)
+Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì ? ( Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.)
- GV tóm ý nội dung bài.
- HS nêu lại nội dung bài.
3.Củng cố -Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40)
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 5(1).doc