Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 1 - Thứ 6 - Trần Thị Hồng Liễu - Trường Tiểu học Hoà Sơn

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 1 - Thứ 6 - Trần Thị Hồng Liễu - Trường Tiểu học Hoà Sơn

A. Mục tiêu:

- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT 1, mục III).

- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước. Đúng tính cách nhân vật

B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ để làm bài tập

- Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14 - SGK

C. Các hoạt động dạy học :

 

doc 7 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 1 - Thứ 6 - Trần Thị Hồng Liễu - Trường Tiểu học Hoà Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Sáu, ngày 21 tháng 8 năm 2009
 TẬP LÀM VĂN
 BÀI DẠY : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
A. Mục tiêu: 
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT 1, mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước. Đúng tính cách nhân vật 
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ để làm bài tập
- Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14 - SGK
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
H. Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
Gọi HS kể lại câu chuyện ở tiết trước.
GV nhận xét và cho điểm từng HS.
II. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
H. Các em vừa học câu chuyện nào?
- GV chia nhóm, yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS treo bảng phụ, các nhóm nhận xét, bổ sung.
H. Nhân vật trong truyện có thể là ai?
GV giảng: Các nhân vật trong truyện có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối đã được nhân hoá. 
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS thảo luận cặp.
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét 
H. Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
GV giảng: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ, ... của nhân vật.
3. Ghi nhớ:
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Yêu cầu HS lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong truyện mà em đã được đọc.
4. Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung
H. Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào?
H. Nhìn vào tranh em thấy ba anh em có gì khác nhau?
Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời
H. Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào đâu mà bà nhận xét như vậy?
H. Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy?
GV giảng:Như vậy hành động các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình. 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
H. Nếu em là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
H. Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
GV nhận xét và chia lớp thành 2 nhóm để kể.
Gọi HS thi kể.
III. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc thuộc ghi nhớ và làm bài tập
HS trả lời.
2 HS kể chuyện
HS lắng nghe.
HS đọc yêu cầu bài.
Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể.
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là vật
Sự tích hồ Ba Bể
Hai mẹ con bà nông dân
Bà cụ ăn xin
Những người dự lễ hội
Giao long
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Dế Mèn, Nhà Trò, Bọn Nhện
Nhân vật trong truyện có thể là người, con vật.
HS lắng nghe.
HS đọc yêu cầu bài trong SGK
HS trả lời.
- Dế Mèn có tính cách: khảng khái, thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa.
- Mẹ con bà nông dân có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn.
Nhờ hành động, lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật.
HS lắng nghe
HS đọc thành tiếng.
HS lấy ví dụ
HS đọc thành tiếng, cả lới theo dõi.
Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại.
Ba anh em tuy giống nhay nhưng hành động sau bữa ăn lại rất khác nhau.
HS trao đổi, thảo luận.
HS nối tiếp nhau trả lời.
Nhờ quan sát hành động của ba cháu.
HS lắng nghe
HS đọc yêu cầu bài.
- Chạy lại, nâng em bé dậy. Phủi bụi, xin lỗi em, dỗ em nín khóc, đưa em bé về lớp, ...
- Bạn sẽ bỏ chạy để tiếp tục nô đùa, không để ý đến em bé cả.
HS suy nghĩ và làm bài.
10 HS thi kể.
TOÁN
BÀI DẠY : LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 -Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Đề bài toán 1a, 1b, 3 chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy.
C. các hoạt độngdạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS làm các bài tập của tiết 4, kiểm tra VBT về nhà của HS.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2 .Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
H. Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào ?
H. Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5 ?
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- GV chữa bài
 Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, và nêu: sau khi thay chữ bằng số chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự 
GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: GV treo bảng số, yêu cầu HS đọc và hỏi cột thứ 3 trong bảng cho biết gì ?
H. Biểu thức đầu tiên trong bài là gì ?
H. Bài mẫu cho giá trị của biểu thức 8 x c là bao nhiêu ?
H. Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức cùng dòng với 8 x c lại là 40 
GV hướng dẫn và cho HS làm bài ở nhà
Bài 4: GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
H. Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ?
GV nêu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4
GV yêu cầu HS đọc bài, và làm bài
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố- Dặn dò:
 GV tổng kết giờ học
Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
 2 HS làm bài, HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nghe GV giới thiệu bài.
1. Tính giá trị của biểu thức.
Tính giá trị của biểu thức 6 x a.
Ta thay số 5 vào chữ số a rồi thực hiện phép tính 6 x 5 = 30.
HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài 
HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 
 = 35 + 21 = 56
-Với x = 34 thì 237 - (66 + x) = 237 - (66 +34) 
 = 237 – 100 = 137
-Cột thứ 3 trong bảng cho biết giá trị của biểu thức.
-Là 8 x c.
-Là 40.
Vì khi thay c = 5 vào 8 x c thì được 8 x 5 = 40.
HS phân tích mẫu để hiểu hướng dẫn.
 HS làm bàiở nhà
Ta lấy cạnh nhân với 4.
-Chu vi của hình vuông là a x 4.
HS đọc công thức tính chu vi của hình vuông.
HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở ý 3. Với a = 8 m.
HS lắng nghe
 KĨ THUẬT 
 BÀI DẠY : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU (Tiết 1 )
Mục tiêu: 
 - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
 B. Đồ dùng dạy- học:
 - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
 - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
 - Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
 - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
 - Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.
 - Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
 C. Các hoạt động dạy- học:
 Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 I. Ổn định: 
Kiểm tra dụng cụ học tập
 II.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu một số sản phẩm may, khâu, thêu và nêu: Đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách khâu thêu trên vải, để có được những sản phẩm này ta cần những dụng cụ và vật liệu gì? Chúng ta cùng học bài Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu - tiết 1.
 2. Hướng dẫn cách làm:
 HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a, Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
H. Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải?
 GV nêu: 
b, Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
- Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ.
H. Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b.
 GV nêu : 
 GV kết luận như SGK.
 HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo:
a, Kéo: * Đặc điểm cấu tạo:
- GV cho HS quan sát kéo cắt vải (H.2a) và kéo cắt chỉ (H.2b)
 +Nêu sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt chỉ, cắt vải ?
- GV giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.
* Sử dụng: 
-Cho HS quan sát H.3 SGK và trả lời:
H. Cách cầm kéo như thế nào? 
- GV hướng dẫn cách cầm kéo .
 HĐ 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
- GV cho HS quan sát H.6 và nêu tên các vật dụng có trong hình.
 -GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận.
 3.Nhận xét- dặn dò:
GV nhận xét 
-HS chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
HS quan sát sản phẩm.
Lắng nghe và đọc mục bài.
HS quan sát màu sắc.
HS kể tên một số sản phẩm được làm từ vải.
-HS quan sát một số loại chỉ.
-HS nêu tên các loại chỉ trong hình SGK.
-HS quan sát trả lời.
HS nêu
-Ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón khác vào một tay cầm bên kia, lưỡi nhọn nhỏ dưới mặt vải.
-HS thực hành cầm kéo.
HS quan sát và nêu: 
HS lắng nghe
Thứ 6 ngày 21 tháng 8 năm 2009
SINH HOẠT TẬP THỂ
SƠ KẾT LỚP TUẦN 1- SINH HOẠT ĐỘI
 I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động tuần 1 phổ biến các hoạt động tuần 2.
- Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Sơ kết lớp tuần 1:
*Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
*Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.
*Nề nếp:
+Xếp hàng nhanh, ngay ngắn.
+ Hát đầu giờ tốt.
*Vệ sinh:
+Vệ sinh cá nhân tốt
+Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
-GV nhận xét, tuyên dương HS có nhiều cố gắng trong học tập, đềà ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
 * Phổ biến kế hoạch tuần tới .
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động :
+Về học tập: 
Thực hiện tốt theo phân phối chương trình
Học bài, làm bài đầy đủ, chu đáo trước khi đến lớp. 
+ Về lao động:
- Vệ sinh sạch sẽ theo đúng khu vực lớp mình phụ trách.
 - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu.
HĐ 2: Sinh hoạt Đội:
-Tổ chức ôn tập đội hình đội ngũ. 
- Ôn bài Quốc ca, Đội ca.
-Chuẩn bị tham gia khai giảng năm học mới.
Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó: phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Lắng nghe giáo viên nhận xét chung.
Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 6 - T 2 - NHAN VAT TRONG TRUYEN.doc