Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 11

Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 11

Tiết 2 : TẬP ĐỌC

Ông trạng thả diều(SGK/tr 104).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

 - Đọc hiểu: + Từ : Trạng, kinh ngạc./tr 105.

 + Nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó vươn lên.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 11	
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 : Tập đọc
Ông trạng thả diều(SGK/tr 104).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
 - Đọc hiểu: + Từ : Trạng, kinh ngạc.../tr 105.
 + Nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó vươn lên.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV giới thiệu chủ đề và bài học (qua tranh)
b, Nội dung chính:
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK /tr 105. 
Đoạn 1 : “Vào đời vua...để chơi”
Đoạn 2 : “Lên sáu tuổi...chơi diều”
Đoạn 3 : “ Sau vì nhà nghèo ...của thầy”
Đoạn 4 : phần còn lại.
GV đọc minh hoạ.
Giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Câu hỏi 1/tr 105.
- Câu hỏi 2/tr 105.
( GV cho HS thảo luận )
- Câu hỏi 3/tr 105.
- Câu hỏi 4/tr 86 
GV có thể cho HS KG nêu ý nghĩa của từng câu tục ngữ để chọn câu tục ngữ đúng.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (B.P).
( Cách đọc như đã nêu ở trên).
* Nhấn giọng ở các từ ngữ : ham thả diều, kinh ngạc, hai mươi...
HS quan sát tranh, mô tả một số hình ảnh chính của tranh, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
Sửa lỗi phát âm : lạ thường, lưng trâu, nước Nam..
Câu : “Mỗi lần/ có kì thi ở trường,/ chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.//” 
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận, TLCH tr 105.
- ..học đến đâu hiểu đến đấy..có trí nhớ lạ thường....
-..nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng..nghe giảng nhờ...xin thầy chấm hộ.
-..vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13..
-...Có chí thì nên.
HS KG có thể đặt câu với câu tục ngữ này để nói về Nguyễn Hiền.
Mục 1.
HS luyện đọc lại theo đoạn, đọc toàn bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Biết vượt khó vươn lên.
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Có chí thì nên.
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Toán
 Nhân với 10, 100, 1000... chia cho 10, 100,1000... 
1.Mục tiêu: - HS biết cách thực hiện phép nhân : nhân một số với 10, 100, 1000..; chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000...
- Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh, chính xác.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS làm bài 2/tr 58 để kiểm tra kiến thức cũ.
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
HS thực hành, nêu cách làm.
HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ bài toán đã học : Nêu kết quả phép nhân : 8 x 10 ; 9 x 10...?
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : Giới thiệu nhân một số với 10, 100, 1000...
GV hướng dẫn HS phân tích cách thực hiện nhân nhẩm như SGK /tr 58.
- Khi nhân một số với 10, 100, 1000 ..ta làm như thế nào?
GV cho HS nêu VD minh hoạ.
HĐ 2 : Hướng dẫn : Chia một số tròn chục, tròn trăm... cho 10, 100, 1000..
Cách thực hiện như SGK / tr 58.
- Nêu cách thực hiện khi chia một số tròn chục, tròn trăm,... cho 10, 100, 1000...?
HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành.
Bài 1 : Tính nhẩm:
GV cho HS chuẩn bị trong khoảng 2 phút, nêu kết quả.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
GV củng cố kiến thức về đổi đơn vị đo khối lượng.
GV cho HS lên bảng chữa bài, nêu cách đổi đơn vị đo trong bài cụ thể.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS nêu kết quả. HS KG có thể nêu cách nhẩm.
HS nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV (chưa mở SGK).
VD : 35 x 10 =10 x 35 (tính chất giao hoán của phép nhân)
1 chục x 35 = 35 chục = 350.
-.. ta chỉ việc viết thêm một, hai...chữ số không vào bên phải số đó SGK /tr 59
Thực hiện tương tự như phần 1.
-..ta chỉ việc bớt đi một, hai , ba chữ số 0 ở bên phải số đó. 
HS nêu thêm VD minh hoạ
HS thực hành theo yêu cầu của GV.
VD : 18 x 10 = 180 ; 18 x 100 = 1800
18 x 1000 = 18000.
HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề.
VD : 70 kg = 7 yến.
*Cách đổi : 10 kg = 1 yến
	70 : 10 = 7 ; 70 kg = 7 yến
C. Củng cố, dặn dò : - Nêu cách nhân một số với 10, 100..., chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000...
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Tính chất kết hợp của phép nhân.
 Chiều : Đ/C Phương dạy
	Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chính tả (Nhớ – viết)
Bài viết: Nếu chuíng mình có phép lạ (SGK tr 105)
1-Mục tiêu: - HS nhớ - viết đúng, trình bày đẹp 4 khổ thơ đầu trong bài thơ : Nếu chúng mình có phép lạ.
- Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x, dấu ngã, dấu hỏi.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 105.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ láy,từ ghép có tiếng có âm đầu n/l.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc thuộc bài viết .
- Các bạn nhỏ ước mơ những gì?
GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ).
 Từ : nảy mầm, ngọt lành, lặn xuống.
VD : phân biệt lành / nành
- Nêu cách trình bày khổ thơ
GV cho HS nhớ, viết bài .
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm và điền những chữ còn bỏ trống để hoàn chỉnh bài thơ (một HS làm trên bảng phụ).
Bài 3 : Viết lại câu cho đúng chính tả :
GV cho HS lên bảng chữa bài, viết đúng , đọc lại và giải nghĩa một số câu tục ngữ 
( HS KG).
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
-...cây đầy quả ngọt lành, thành người lớn để làm việc....
HS viết từ trên bảng lớp, bảng con, giải nghĩa từ.
+ nành : đậu nành.
+ lành : lành lặn, ngọt lành.
- Mỗi khổ thơ được trình bày cách dòng.
HS viết bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
 * Đáp án: sang...nhỏ xíu...sức nóng, ..sức sống, thắp sáng....
HS đọc lại bài thơ, nêu nội dung bài: vẻ đẹp ấm áp của vạn vật khi vào hè...
- Tốt gỗ hơn, tốt nước sơn.
- Xấu người , đẹp nết.
- Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
- Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đèn.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Người chiến sĩ giàu nghị lực.
Tiết 2: Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân (SGK/tr 60).
1.Mục tiêu: - HS biết cách thực hiện phép tính, hiểu và vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để giải toán nhanh, giải toán bằng nhiều cách.
- Rèn kĩ năng thực hành tính nhanh, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
2. Chuẩn bị : Bảng phụ kẻ sẵn khung phần b SGK /tr 60.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Chữa bài tiết trước.
B. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học :
(3 x 4 )x 2 =?
3 x (4 x2) = ?
 b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
GV đưa bảng phụ, giới thiệu các thành phần trong bảng và biểu thức tổng quát trong bảng, cho HS tự nêu giá trị của thừa số, tính giá trị biểu thức,so sánh giá trị của các biểu thức.
 ( a x b) x c = a x ( b x c) 
 GV nêu tính chất kết hợp của phép nhân, cho HS nhắc lại.
GV mở rộng biểu thức thể hiện tính chất kết hợp của phép nhân.
( a x b) x c = a x ( b x c) = (a x c) x b
HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Tính bằng hai cách (theo mẫu):
GV cho HS đọc, phân tích đề toán, HS KS nêu lại mẫu, nêu cách làm, thực hành trong vở, chữa bài trên bảng.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
GV cho HS thi giải toán nhanh, nêu cơ sở toán học của việc tính nhanh đó.
Bài 3 : GV cho HS đọc, phân tích đề, thực hành, nêu cách làm.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Có tất cả bao nhiêu học sinh?
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS nêu kết quả:
VD : (3 x 4 ) x 2 = 12 x 2 = 24.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV (chưa mở SGK).
VD : a = 3, b = 4, c = 5 
( a x b ) x c = ( 3 x 4) x 5 
 = 12 x 5 
 = 60
a x ( b x c ) = 3 x ( 4 x 5)
 = 3 x 20
 = 60
( 3 x 4) x 5 = 3 x ( 4 x 5)
Tương tự vói các biểu thức còn lại.
- Khi nhân một tích hai thừa số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành.
VD : 4 x 5 x 3 	4 x 5 x 3
 = (4 x 5) x 3 = 4 x ( 5 x 3)
 = 20 x 3 = 4 x 15
 = 60 = 60
HS KG có thể làm cả ba cách.
HS thi giải toán nhanh.VD : 
13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2 ) = 13 x 10 = 130 (dựa vào tính chất kết hợp của phép nhân).
HS đọc, phân tích đề , thực hành.
HS KG làm theo nhiều cách.
- 8 phòng học, 15 bộ bàn ghế/1 phòng, 2 HS / 1 bộ bàn ghế.
- Có bao nhiêu HS ?
* Đáp số : 240 học sinh.
C. Củng cố,dặn dò: - Nêu tính chất kết hợp của phép nhân? Cho VD minh hoạ?
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Tiết3: Luỵên từ và câu.
 Luyện tập về động từ (SGK tr/106).
1.Mục tiêu: - Củng cố và hệ thống kiến thức đã học về động từ, nắm được một số từ bổ sung về ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học làm bài tập dạng xác định, lựa chọn, động từ , từ chỉ thời gian đi kèm động từ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Động từ là những từ như thế nào? Cho VD minh hoạ?
- ...chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
VD : buồn, nhớ ( động từ chỉ trạng thái)..
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu và thực hành làm các bài tập/ tr 106.
Bài 1 : - Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? - Chúng bổ sung ý nghĩa gì?
(GV cho HS thảo luận câu hỏi này)
GV cho HS thay các từ in đậm bằng các từ chỉ thời gian khác để chỉ ra ý nghĩa bổ sung của các từ chỉ thời gian khi đi kèm động từ.
Bài 2 : Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào ô trống?
GV cho HS làm việc cá nhân trong VBT, chữa bài, đọc hoàn chỉnh bài sau khi đã điền từ chỉ thời gian, giải thích vì sao? (HS KG).
Bài 3 :Trong chuyện vui sau có nhiều từ chỉ ... uyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : Giới thiệu mét vuông.
GV giới thiệu trên bảng mét vuông, kết hợp hướng dẫn như SGK / tr 64.
- Tính diện tích hình vuông có cạnh 10 dm?
GV giới thiệu :1 m2 = 100dm2.
 1 m2 = 10000 cm2
GV cho HS nhắc lại.
- Nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liến nhau?
GV cho HS nêu VD minh hoạ.
HĐ 2 : Hướng dẫn thực hành.
Bài 1 : Viết theo mẫu : GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, GV đọc cho HS viết thêm một số giá trị về đơn vị đo diện tích đã học để phân biệt cách viết.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
1m2 = .....dm2 ; 400 dm2 =.......m2
Bài 3 : GV cho HS đọc, phân tích đề bài, tính diện tích căn phòng (củng cố tính diện tích hình vuông, đổi đơn vị đo diện tích).
Bài 4 : GV đưa miếng bìa đã chuẩn bị, cho HS nêu số đo các cạnh của miếng bìa, thực hành tính diện tích miếng bìa.
Với HS TB-yếu, GV hướng dẫn chia miếng bìa thành các hình thành phần khác nhau (đưa về các hình đã học)
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS nghe, xác định đơn vị đo diện tích mét vuông, cách đọc, cách viết.
Diện tích hình vuông có cạnh 10 dm là : 10 x 10 = 100(dm2).
10 dm = 1m
1 m2 = 100 dm2.
HS đổi : 100 dm2 = 10000 cm2 
-...hơn (kém) nhau 100 lần (mỗi hàng đơn vị đo diện tích được biểu diễn bởi 2 chữ số).
VD : 1 m2 = 100dm2; 1 dm2 = 100cm2 
HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành..
Đọc
Viết
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
2005 m2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng –ti-mét vuông
28911cm2
..........
........
HS chữa bài trên bảng:
1m2 = 100 dm2 ; 400 dm2 =..4.m2
HS làm bài tập trong vở, chữa bài trên bảng.
* Kết quả : Diện tích căn phòng đó là 
30 x 30 x200 =180000 (cm2)= 18 (m2)
*Diện tích phần bìa thứ nhất là :
4 x5 = 20 ( cm2)
Diện tích phần bìa thứ hai là : 10 cm2
Diện tích phần bìa thứ ba là : 30 cm2
Tổng diện tích miếng bìa là : 60 cm2
C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau : Nhân một số với một tổng.
Tiết 3: Khoa học 
 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 
1. Mục tiêu: - HS hiểu mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Hiểu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Rèn kĩ năng thực hành quan sát, tổng hợp kiến thức.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ham hiểu biết khoa học.
2.Chuẩn bị: Hình minh hoạ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: - Câu hỏi nội dung bài học tiết trước.
B. Bài mới:	
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học qua cách đặt câu hỏi trực tiếp vào bài.
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên.
GV cho HS quan sát hình SGK/tr 47, đọc các thông tin dưới mỗi hình, tập kể lại cuộc phiêu lưu của giọt nước.
- Mây được hình thành như thế nào? 
- Mưa từ đâu ra?
HĐ2: Trò chơi : Đóng vai “Tôi là giọt nước”
GV cho HS tập đóng vai, kể trong nhóm, kể trước lớp, kết hợp chỉ hình minh hoạ về “cuộc đời” của giọt nước.
HĐ 3: Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
GV cho HS mô tả vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
** GV chốt kiến thức của bài ( thông tin cần biết SGK /tr 47)
HS TLCH dựa vào nội dung đã học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS đọc thông tin trong SGk, tập kể lại cuộc phiêu lưu của giọt nước.
HS KG làm mẫu một lần, HS hỏi đáp theo cặp giúp nhau hoàn thành câu chuyện về giọt nước.
-..do nước bay hơi lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ tạo nên các đám mây.
HS tập đóng vai giọt nước , kể về cuộc phiêu lưu của mình.
- Tôi là nước ở sông, biển...Dưới sức nóng của mặt trời, tôi bay hơi vào không khí....tôi lại trở về nơi tôi đã ra đi.
Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ , tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: : - Nêu vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên...
Tiết 4: Sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 11, đề ra phương hướng hoạt động tuần 12.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Tổ chức tốt hoạt động tập thể : Văn nghệ theo chủ đề : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. 
- Tham gia thi Tiếng hát HS tiểu học và đạt kết quả tốt, nhiều HS được tham gia hoạt động, rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt đông, sự tự tin.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Nhiều HS học tập tiến bộ, hăng hái phát biểu xây dựng bài : Phúc, Hùng, Thoa, Thảo, Nhung, Hồng Hạnh.
* Tồn tại:
- Một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Quang Vinh, Phạm Văn Phương, Bùi Thị 
Lan Hương, Tạ Ngọc Sơn, Mai Ngọc Hiếu.
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số HS chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Vinh, Sơn, Ngọc Long, Lan Hương..
- Một số HS còn quên sách vở nhiều lần : Ngọc Long, Tiến, Vinh, Sơn.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục thi đua chào mừng tháng 11- tháng của thầy cô.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn , bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Chiều : Tiết 1: Toán **
 Luyện tập tính chất giao hoán của phép nhân
1. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về tính chất giao hoán của phép nhân , vận dụng thực hành giải toán.
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán : tính, tính nhanh, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Bài ôn tập.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học	 HS nghe , xác định yêu cầu giờ học
HĐ2 : Định hướng nội dung luyện tập.
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân? 
- Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các bài tập có liên quan về tính chất giao hoán của phép nhân.
HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
Bài 1 : Tính : 
64 x 7 ; 209 x 4 ; 198 x 5 ; 376 x 2.
GV cho HS làm trong vở, chữa bài, nêu lại cách làm.
GV cho HS nêu nhanh kết quả của các phép tính ngược với phép tính trên (vị trí các thừa số thay đổi)
Bài 2 : Số?
a, a x 7 x .... = ....x 7 x a = 0
b, a x... = ... x a = a
Bài 3 : Không tính, so sánh giá trị của các biểu thức sau :
10287 x 5 ....(10000 + 287) x5
(4 + 2 ) x ( 3000 + 964)....6 x 3964
213 x 76 ....67 x 213
879 x 345 ...897 x 354 
123 x 543 ...543 x 123
Bài 4 : Tính nhanh :
168 x 7 + 34 x 7 + 202 x 7
68 x 4 + 32 x 4 – 100 x 4
120 x 25 x 5 x 4
HS TB – yếu có thể tính lần lựơt từng phép tính, HS KG nêu cách tính nhanh và những kiến thức đã vận dụng tính nhanh.
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán.
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 
VD : 3 x 4 = 4 x 3 = 12
a x b = b x a
HS đọc, phân tích yêu cầu đề,thực hành, chữa bài.
HS chữa bài trên bảng lớp.
VD : 64 x 7 = 448
HS nêu nhanh kết quả phép nhân :
7 x 64 = 448 ( vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân).
a, a x 7 x .0. = .0.x 7 x a = 0 ( nhân với 0 )
b, a x.1. = .1. x a = a ( nhân một số với 1)
HS nêu cách quả, trình bày cách làm.
VD : 10287 x 5 ..=.(10000 + 287) x 5 (10287 = 10000 + 287)
(4 + 2 ) x ( 3000 + 964)..=.6 x 3964
213 x 76 .>.67 x 213 ( 76 > 67)
879 x 345 .<..897 x 354 (345 < 354)
123 x 543 ...543 x 123 tính chất giao hoán của phép nhân)
HS thi giải toán nhanh:
VD : 168 x 7 + 34 x 7 + 202 x 7
 = 7 x ( 168 + 34 + 202)
 = 7 x 404
 = 2828
 4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 : Ngoại ngữ 
 ( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
 Thi “ Tuổi trẻ với truyền thống Tôn sư trọng đạo”1. Mục tiêu:- Giúp HS ôn lại truyền thống Tôn sư trọng đạo, biết thể hiện sự biết ơn, tôn kính thầy cô bằng những việc làm cụ thể như phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
- Rèn kĩ năng bày tỏ ý kiến , tự tin khi trình bày một vấn đề.
- Giáo dục ý thức tôn trọng và biết ơn thầy , giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
2. Chuẩn bị: Phiếu ghi câu hỏi, hoa , phần thưởng.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
GV nêu yêu cầu của cuộc thi : Thể lệ, nội dung, hình thức tổ chức cuộc thi.
Phần 1 : Thi viết văn hay , chủ đề : “Cô giáo của em” ( thi cá nhân, đã chuẩn bị trong tuần).
Giám khảo : GV
Phần 2 : Thi văn nghệ (thi theo tổ, mỗi tổ tham gia hai tiết mục văn nghệ : đơn ca, đồng ca , múa ..)
Giám khảo : GV cùng đại diện của tổ.
Phần 3 : Thi tìm hiểu kiến thức theo chủ đề (Thi theo cả lớp – Hình thức trả lời nhanh câu hỏi, thi hùng biện nói về người thầy, tình cảm thầy trò..)
Giám khảo : GV.
GV tổng hợp kết quả 3 phần thi để trao giải thưởng cho tập thể tổ, phần 1, 3, trao giải cho cá nhân có bài văn hay, trả lời đúng và nhiều nhất câu hỏi đặp ra.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia. 
HS nghe yêu cầu, thể lệ cuộc thi và tham gia thi.
HS đọc các bài viết được chọn vào vòng chung khảo, nhận xét về cách viết ,cảm xúc thể hiện qua bài viết.
HS tham gia văn nghệ (đã chuẩn bị )
VD : Đơn ca : ở trường cô dạy em thế, Cô giáo em...
HS tham gia thi trắc nghiệm.
VD : Câu tục ngữ thể hiện vai trò của người thầy là : 
 Muốn sang thì bắc cầu Kiều.
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
HS có thể đọc bài thơ nói về tình thầy trò.
- HS tham gia thi hùng biện về vai trò và tầm quan trọng của người thầy trong việc giáo dục HS ( mức độ đơn giản)
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tinh thần chuẩn bị của các tổ.
-Chuẩn bị hoạt động tập thể tuần sau: Tổng kết hoạt động tháng 11

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 11(9).doc