Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hộ Độ

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hộ Độ

I.MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bảng phụ nghi nội dung cần HD luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hộ Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2011. 
Tập đọc
BỐN ANH TÀI
I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ nghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ:
-Nhận xét kết quả thi tập đọc cuối học kì I. Kiểm tra đồ dùng học tập
B.Bài mới.
*HĐ1: Luyện đọc:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
-Theo dõi sửa lỗi.
-Nhận xét tuyên dương.
-GV đọc mẫu.
*HĐ2: Tìm hiểu bài
-Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
(Về sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã băng trai 18 )
-Có chuyện gì sảy ra với quê hương Cẩu Khây?
(-Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng, bản tan hoang .)
Gọi Hs đọc đoạn còn lại.
-Cẩu Khây lên đường trừ diệt yêu tinh cùng những ai? (Cùng 3 người bạn:Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước và móng tay đục máng.)
-Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
-Nắm tay đóng cọc: có thể dùng tay làm vồ đóng cọc.
-Lấy tai tát nước: Có thể dùng tai để tát nước 
-Gọi HS đọc toàn bài
-Truyện ca ngợi điều gì?
*HĐ3: Đọc diễn cảm
-HD đọc diễn cảm.
-Tổ chức thi đua đọc.
-Nhận xét tuyên dương.
C. Củng cố , dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà luyện đọc
----------------------------------------------------- 
Toán:
KI –LÔ- MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích.Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo km2; 
- Biết 1km2 = 1000000m2 và ngược lại.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
II.ĐỒ DÙNG:
Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, hoặc mặt hồ vùng biển 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: -GV nhận xét và chữa bài thi kiểm tra cuối học kì I.
B. Bài mới:
*HĐ1:Giới thiệu km2 
-GV đưa bức ảnh lớn về một khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1km và yêu cầu HS quan sát hình dung về diện tích của khu rừng hoặc cánh đồng đó.
-Giới thiệu k m2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1km
-Giới thiệu cách đọc và viết k m2 
-Ki – lô - mét vuông viết tắt là km2 
-Viết bảng 1km2 =1000000 m2 
*HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- 2 em lên bảng làm bài tập.
Đọc
Viết
Chính trăm hai mươi mốt ki – lô mét vuông
Hai nghìn ki – lô – mét vuông
320000k m2
509k m2
-Nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con.
1k m2 =  m2 1 m2 =  d m2 
100000 m2 =  k m2 5k m2 = . m2 
-Lưu ý học sinh các phép chuyển đổi đơn vị đo diện tích ở cột đầu tiên và cột thứ hai nói lên quan hệ giữa các đơn vị k m2 với m2 và m2 với d m2 
-Nhận xét sửa bài.
Bài 3:( HS khá giỏi )
-Gọi Hs đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì? ( Chiều dài 3 km, chiều rộng 2 km )
-Bài toán hỏi gì? ( Diện tích khu rừng )
Bài giải
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là
3 x 2 = 6 (k m2 )
Đáp số : 6k m2 
-Nhận xét cho điểm.
Bài 4: :( HS khá giỏi )
-Gọi HS đọc đề bài.
-Đo diện tích phòng học người ta thường sử dụng đơn vị nào?
-Đo diện tích một quốc gia thường sử dụng đơn vị nào?
-Gợi ý đổi các số đo theo đơn vị thích hợp để so sánh và tìm đáp số.
-Chấm một số bài.
C. Củng cố,dặn dò
-Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Khoa học.
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiêm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
Giải thích tại sao có gió?
Giải thích tại sao ban ngày gió từ biểu thổi và đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.( HSA khá gỏi )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình 74, 75 SGK.
Chong chóng.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiêm theo nhóm:
+ Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK.
+ Nến diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài củ:
+ Nêu vai trò của không khí đối với con người?
2. Bài mới:
*HĐ1: Làm thí nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 – 2 trang 74 cà cho biết nhờ đâu mà cây lay động?
-Kiểm tra đồ dùng chong chóng của học sinh.
-Giao nhiệm vụ và đưa các em ra sân chơi.
Theo dõi giúp đỡ một số học sinh yếu
-Nếu trời lặng gió làm thế nào để chong chóng quay và giải thích việc làm đó?
-Em giải thích tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng quay nhanh?
Nhận xét chốt ý.
*HĐ2: tìm hiểu nguyên nhângây ra sự chuyển động của không khí
-Chia nhóm và đề nghị các nhóm trửong báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
-Hình thành nhóm 4 tiến hành thảo luận và làm thí nghiệm.
-2HS đọc các phần thực hành trong sách giáo khoa.
KL: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng
 - HS khá giỏi giải thích tại sao gió từ biển thổi và đất liền vào ban ngày và gió từ đất liền thổi ra biển vào ban đêm?
Gọi HS đọc các thông tin cần thiết của phần bạn cần biết.
-Sự chênh lệnh của nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm .
Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
-----------------------------------------------
Tự học
CHỮA BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
Hoạt động tập thể
I-MỤC TIÊU : 
 Giúp HS nhận ra những sai sót của mình trong bai kiểm tra và tự chữa lại cho dúng
 1,GV nhận xét chung về kết quả bài kiểm tra của cả lớp.
 2,GV nhận xét cụ thể từng bài làm của HS
- Khen những bài làm tốt : Bài của Trà My ; Phan Hoài ; Dạ Thảo...
- Phân tích những chỗ còn sai sót của bài làm một số em khác.
 3, HS chữa bài vào vở :
Câu 2 : Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về từ đơn, từ láy, từ ghép ; danh từ, động từ ,tính từ .
 Hs lần lượt nêu các từ đơn, từ láy, từ ghép,danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn (Trích trong đề bài)
- GV nhận xét chốt ý đúng.
 Tương tự GV hướng dấn chữa các câu còn lại.
 Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích
- Củng cố về tính diện tích hình chữ nhật , hình vuông
I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 *HĐ1: Hướng dẫn HS làm VBT
*HĐ2: Luyện tập thêm
Bài 1: Viết số thích hợp vào chổ chấm:
3 km 2 = ..m2 75000000 m2 =km2
5 km2 = 5 000 000 4 000 004 m2 = 4 . 4.
Bài 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Số thích hợp để viết vào chổ chấm của 3 km2 75 m2 = m2 là:
A. 375 B. 307500 C. 3000 075 D. 3075000
Bài 3 ( khá, giỏi ):Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 36 km, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích khu vườn đó?
*HĐ3: GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 11 tháng 1 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP ( Tr100 )
I.MỤC TIÊU:
Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài củ:
-Gọi 2HS lên bảng làm bài 2 của tiết trước.
2. Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
-HD học sinh làm bài.
530d m2 = c m2 84600 c m2 =  d m2 ...
-Nhận xét chữa bài và cho điểm.
Bài 2: ( HS khá giỏi ) Gọi HS đọc đề bài và yêu cầu HS làm vào vở
 a) Diện tích khu đất là : 5 x 4= 20 (k m2 )
 b) Đổi 8000 m = 8km vậy diện tích khu đất là: 8 x 2 = 16 k m2 
-Nhận xét sửa bài.
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
-Nhận xét sửa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
-HS làm miệng theo cặp đôi. Một học sinh hỏi 1 HS trả lời.
-Một số cặp trình bày trước lớp.
921km2 <1255km2<2095km2
Bài 4: 1HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chiều rộng của khu đất là : 3 : 3= 1 (km)
 Diện tích của khu đất là: 3 x 1 = 3 (km2 )
3. Củng cố, dặn dò:
-Chấm một số vở.
-Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------
Lịch sử:
 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I- MỤC TIÊU:
 -Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập của HS 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài củ:
-Ý chí quyết tâm tiêu diết quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện ntn?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài 
- Nêu câu hỏi gợi ý.Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo gợi ý
+ Vua quan nhà Trần sống ntn?
+ Những kẻ có quyền đổi xử với dân ntn?
+ Cuộc sống của nhân dân ntn?
+ Thái độ ứng xử của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm ntn?
- Nhận xét chung kết quả thảo luận của các nhóm
- Hồ Quý Ly là người như thế nào?
- Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp với lòng dân không? Vì sao?
(Hành động đó hợp với lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi)
- Vì sao nước ta bị giặc Minh đô hộ? (Vì Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành cuộc kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại )
=> Hệ thống lại các nội dung cơ bản của bài học
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- yêu cầu HS về nhà tìm hi ...  luận theo cặp đôi.
-Đại diện một sốá cặp trình bày.
Câu a: Người ta là hoa đất
Câu b:Nứơc lã mà vã lên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
-3-4 HS nối tiếp nói theo ý của mình:
+Em thích câu Người ta là hoa đất vì chỉ bằng 5 chữ ngắn gọn, câu tục ngữ đã nêu được 1 nhận định rất chính xác về con người.
-Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhâïn xét chung tiết học.
-----------------------------------------------------
Toán:
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I.MỤC TIÊU:
-Hình thành công thức tính diện tích của Hình bình hành; biết cách tính diện tích hình bình hành.
-Bứơc đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG:
-Các mảnh bìa có hình dang như hình vẽ trong SGK.
-Giáy kẻ ô vuông cạnh 1 cm, thước kẻ, ê ke và kéo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài củ:
-Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.
2. Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu hình bình hành
-Vẽ lên bảng hình bình hành ABCD;Vẽ AH vuông góc với DC
-Giới thiệu DC là đáy của hình bình hành.
-Tính diện tích của hình bình hành đã cho
-Dẫân dắt rút ra công thức: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo)
 S = a x h
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hiønh bình hành.
*HĐ2:Luyện tập
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
 Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2:( HS khá giỏi )
-GV có thể hướng dẫn HS so sánh kết quả tìm được và có thể nêu nhận xét:
-Nhận xét, sửa.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
 -Thu một số vở chấm, nhận xét. Bài giải
a. Đổi: 4dm=40cm
Diện tích hình bình hành là: 40x34=1360(cm2)
Đáp số:1360cm2
3. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DƯNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU:
-Nắm vững hai cách kết bài( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật.
-Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bút dạ, một số tờ giáy trắng to để HS làm bài tập 2.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài củ:
-Gọi HS đọc các đoạn mở bài( trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học.( Bài tập 2 tiêt Tập làm văn trước).
-Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung bài tập1.
Gọi HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
-Dán lên bảng tờ giấy viết sãn 2 cách kết bài.
-HS đọc thầm bài:Cái nón, suy nghĩ làm việc cá nhân
Câua: đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài.
Câub: Xác định kiểu kết bài
 Má bảo: “Có của phải biết giữ gìndễ bị méo vành”
Đó là kiểu kết bài mở rộng: can dặn của mẹ: ýa thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ
-Nhâïn xét, nhắc lại hai cách kết
Bài 2: Gọi HS đọc 4 đề bài.
-Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả.
- Gọi HS phát biểu.
- HS làm bài vào vở bài tập.(2 HS làm bài vào phiếu.)
- 3-4 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Nhận xét bài của bạn.
-Nhâïn xét cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhâïn xét chung tiết học.
----------------------------------------------------------
Kỉ thuật:
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU , HOA
I.MỤC TIÊU:
- HS thực hiện được ích lợi của việc trồng rau, hoa
- Yêu thích công việc trồng rau
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích trồng rau, hoa
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
- GV kết luận
*HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đk , khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta
- HS thảo luận nhóm nội dung 2 SGK
- GV nhận xét bổ sung
- HS liên hệ thực tế
*HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
----------------------------------------------------
Toán:
LUYỆN TẬP (Tr104)
I. MỤC TIÊU:
-Nhận biết được đặc điểm của hình bình hành.
-Tính được chu vi, diện tích của hình bình hành.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài củ: Gọi HS lên bảng làm bài 3a,b của tiết học trước.
2. Luyện tập
Bài 1: Đưa ra các hình của bài tập 1.
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi cùng quan sát nhận dạng các hình: Hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
Bài 2: HDHS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy, chiều cao rồi viết kết quả vào các ô trống tương ứng.
-GV yêu cầu tất cả HS trong lớp tự làm bài.
Độ dài đáy
7 cm
14 dm
23 dm
Chiều cao
16 cm
13 dm
16 m
DT hình bình hành
7 x 16 = 112 ( cm2)
-Gọi HS đọc kết quả từng trường hợp. 
-GV Nhận xét. 
Bài 3:
-GV vẽ hình A B
 D C
-Giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a,b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành P=(a+b)x2
-Cho vài HS nhắc lại công thức, diễn đạt, chẳng hạn: 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Theo dõi, giúp đỡ.
Bài 4 : ( Hs khá giỏi ) Bài giải
Diện tích của mảnh đất la:ø
40x25=1000(dm2)
Đáp số:1000dm2
------------------------------------------------------------------------
Khoa học
GIÓ NHẸ,GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃÛO
I- MỤC TIÊU:
- Phân biệt được gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió giữ.
- Nói được những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình 76, 77 SGK. Phiếu học tập nhóm.
Sưu tầm các hình ảnh về gió. Sưu tầm những bản tin dự báo thời tiết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài củ:
-Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Nêu những nguyên nhân gây ra gió?
2. Bài mới:
*HĐ1:Giới thiệu bài
*HĐ2: Tìm hiểu bài	
+GV giới thiệu hoặc cho HS đọc trong SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ( kể cả cấp 0 là khi trời lặng gió)
+GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76SGK và hoàn thành bài lạp trong phiếu học tập
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm 
+GV gọi một số HS lên trình bày
-GV chữa bài
*HĐ3:Thảo luận về sự thiệt hại
+Làm việc theo nhóm
-Yêu cầu HS quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục bạn cần biết trong 77 SGK để trả lời các câu trong nhóm.
-Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
-Nếu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão. Liên hệ thực thế địa phương. 
(có thể sử dụng các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió về những thiệt hại do dông, bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão sưu tầm được để có câu trả lời phong phú)
*HĐ4: Trò chơi ghép chữ:
+Làm việc cả lớp
+ GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SGK viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời. Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc
3. Củng cố, dặn dò:
-GV tổng kết giờ học
-Nhắc HS đọc thuộc ghi nhớ bài
-Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài Không khí bị ô nhiễm
-------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn mở bài cho bài văn tả đồ vật theo 2 cách trên
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: HS nhắc lại 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
- Có mấy cáh mở bài ? Là những kiểu mở bài nào?
Thế nào là mở bài trực tiếp? Cho ví dụ?
Thế nào là mở bài gián tiếp? Cho ví dụ?
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau trong các đoạn văn sau:
a, Trước nhà em , ông trồng mấy cây bông giấy.
b, Mỗi loài hoa đều có sắc hương , vẻ đẹp khác nhau nhưng hình ảnh chùm hoa giấy rực rỡ, rung rinh trong gió luôn in đậm trong trí ức của em. Đó là cây bông giấy được trồng trước cửa nhà em.
c, Cả khu vườn rực rỡ màu sắc và mùi hương ngọt ngàocủa hoa.Nhưng kiêu kì và giản dị của một thiếu nữ tuổi trăng tròn chính là vẻ đẹp của cây hoa giấy trước cửa nhà em.
Bài 2: Hãy viết mở bài trực tiếp và gián tiếp tả cây bút chì của em
Bài 3: Hãy tả quyển sách Tiếng Việt với cách mở bài gián tiếp.
Hoạt động 3: Gọi HS chữa bài
GV nhận xét giờ học
--------------------------------------------------------------
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
 Hướng dẫn HS làm VBT
Bài 1: Gọi HS lên bảng làm
Bài 2: HS nêu miệng kết quả 
Bài 3: HS đổi chéo vở để kiểm tra
Hoạt động 2: Luyện tập thêm
Bài 1:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 18 cm
 A B M N
 6cm
 D C P Q
 9cm
 E G I L
	 12 cm
 9 
 	 V	 T
 K H 
 15 cm
Trong các hình trên , hình có diện tích lớn nhất là:
A. Hình bình hành ABCD B. Hình chữ nhật MNPQ
C. Hình bình hành EGHK D. Hình vuông ILTV
Bài 2: Viết vào ô trống
Độ dài đáy hình bình hành
 35 dm
 9 dm
46 m
Chiều cao hình bình hành
 19 dm
15 cm
 8 cm
Diện tích hình bình hành
225 cm2
1058m2
Hoạt động 3: GV nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 19.doc