Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 3

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 3

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn

 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn với bạn.Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài

 2.Dạy học bài mới.

 

doc 28 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010.
sáng. tập đọc.
 Tiết 4: Thư thăm bạn
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn
 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn với bạn.Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 3 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1(SGK): 
 Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong.
- HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH 2(SGK): 
 Lương viết thư để chia sẻ đau buồn với bạn.
- Đọc thầm đoạn 3 và thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi 3 + 4(SGK) : Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư chia buồn với bạn...)
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết an ủi bạn Hồng?
Lương gợi cho Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc Hồng cũng tự hào...nước lũ.Lương khuyến khích Hồng noi gương cha: Mình tin rằng theo gương ba...
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 3HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết 2.
Lịch sử
 Tiết 3 Nước Văn Lang
I - Mục tiêu
 Sau bài học HS nêu được 
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang 
Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang 
Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt 
Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ trong SGK. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vở của HS
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1 : Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang 
 - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay ,treo bảng phụ và nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK ,xem lược đồ và trả lời câu hỏi: 
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?
+ Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian?
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ?
 + Hãy chỉ trên lược đồ khu vực hình thành nước Văn Lang .
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang 
 - GV yêu cầu HS : Hãy đọc SGKvà điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào phiếu học tập sau đó trả lời câu hỏi sau :
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp , đó là những tầng lớp nào ?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai ? Tầng lớp sau vua là ai ? 
+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì ?
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào ?
 * Hoạt động 3 : Đời sống vật chất , tinh thần của người Lạc Việt 
- GV treo các tranh ảnh về các cổ vật và hoạt động của người Lạc Việt
 - GV giới thiệu về từng hình sau đó phát phiếu thảo luận 
 - GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em 
- HS trình bày trước lớp . GV nhận xét tuyên dương những HS nói tốt 
 * Hoạt động 4 : Phong tục của người Lạc Việt
 - GV hỏi : Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích , truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết 
- GV hỏi : Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt ?
3. Củng cố – Dặn dò : 
GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài .
Chiều Đạo đức
 Tiết 3: Vượt khó trong học tập.
I. Mục đích, yêu cầu
- HS có khả năng nhận thức được : mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó tong học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc ghi nhớ bài 1: Trung thực trong học tập
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó
- GV kể chuyện lần 1, lần 2 cho 1 HS đọc lại câu chuyện.
Bước 3: 1-2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm câu hỏi 1,2 SGK trang 6
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ.
Bước 2: Các nhóm thảo luận câu hỏi 1,2 trong SGK
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến
- GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
* GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn 
Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp câu hỏi 3 SGK
* Mục đích: HS biết nêu cách giải quyết cảu bản thân khi gặp khó khăn
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS thảo luận theo cặp
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
- GV ghi vắn tắt lên bảng
Bước 3: HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết.
* GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( bài tập 1 SGK)
*Mục đích: HS biết cách chọn cách giải quyết khó khăn cụ thể trong học tập
* cách tiến hành:
Bước 1: HS tự làm bài 1.
Bước 2: HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do.
* GV kết luận: (a), (b), (đ) là những cách giải quyết tích cực
* GV hỏi: qua bài học hôm nay chúng ta có thể rút ra được điều gì?
* Một số HS đọc mục Ghi nhớ SGK
Hoạt động tiếp nối
Chuẩn bị bài tập 3,4 SGK.
Thực hiện các hoạt động ở mục “Thực hành” trong SGK
Thể dục
Tiết 5: Đi đều, đứng lại, quay sau – Trò chơi :Kéo cưa lừa xẻ
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật: đi đều, đứng lại, quay sau.
- Trò chơi: Kéo cưaừa xẻ. Yêu cầu học sinh nắm cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi:Làm theo hiệu lệnh
2. Phần cơ bản:
a) ôn :Đi đều, đứng lại, quay sau.
b.Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2-3
 8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Khoa học
 Tiết 5: Vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục tiêu
 - Sau bài học HS có thể kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
 - Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.
 - Xác định được nguồn ngốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo. 
 - HS có ý thức ăn đủ chất đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể, tránh ăn quá nhiều chất béo gây béo phì hoặc ăn ít chất đạm gây chậm lớn....
II. Đồ dùng dạy – học
Sử dụng hình trang 12,13 SGK
Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
*HĐ 1:Kiểm tra bài cũ
HS nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể?
Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường?
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo
*Mục tiêu: - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
 - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo.
*Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS nói với nhautên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình ở trang 12,13 SGK. Cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm, chất béo ở mục Bạn cần biết trang 12,13 SGK.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
HS trả lời các câu hỏi:
+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình ở trang 12 SGK.
+Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn.
+ tại sao hằng ngày các em cần ăn thức ưn chứa nhiều chất đạm?
+ Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình ở trang 13 SGK
+Kể tên các thức ăn chứa chất béo mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn.
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất béo.
- Sau mỗi câu trả lời của HS GV nêu nhận xét hoặc bổ sung.
*Kết luận:
Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể: Làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa,sữa chua, pho- mát, đậu, lạc, vừng... 
Chất béo rất giàu năng lượngvà giúp cơ thể hấp thụ các vi -ta -min: A, D,E, K. Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và mộ số hạt có nhiều dầu như vừng, lạc, đậu nành... 
Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
*Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạmvà chất béo có nguồn gốc từ động vật và thưc vật
*Cách tiến hành: Bước 1:- GV phát phiếu học tập theo nhóm bàn.
	 - HS làm việc với phiếu học tập
 Bước 2: Chữa bài tập cả lớp.
 - Một số HS tr ...  luận: Chất sơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được các chất căn bã ra ngoài.
- Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng sơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 15. 
- GV nhận xét tiết học. Dăn về nhà chuẩn bị bài 7 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
Tiếng việt (LT)
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
I.Mục tiêu
 - Củng cố lại các dạng bài tập về cấu tạo của tiếng. 
 - Giúp HS làm các bài tập liên quan đến cấu tạo của tiếng.
 - Rèn kĩ năng trình bày cho HS.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng học tập
 GV: Bảng phụ
 HS : Vở bài tập
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - GV giới thiệu bài.
 HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 *Bài 1:Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Khi con tu hú goi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vươn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
 Tố Hữu
 - HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
 - GV nhận xét và chữa bài
 *Kết quả: bầy – cây; dần – ngân – sân
 *Bài 2: Ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ dưới đây.Nêu nhận xét về các vần trong từng cặp dưới đây.
 Con chim chiền chiện
 Bay vút, vút cao
 Lòng đầy yêu mến
 Khúc hát ngọt ngào.
 Huy Cận
 - HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài
 *Kết quả:chiện – mến -; cao – ngào.
 Nhận xét: Cặp thứ nhất có vần giống nhau không hoàn toàn; cặp thứ hai có vần giống nhau hoàn toàn.
*Bài 3:Những chữ (tiếng) nào được nói tới trong câu đố dưới đây:
Bỏ đuôi – thì để mẹ kho
Bỏ đầu - để bé mặc cho ấm người.
Chắp vào đủ cả đầu đuôi
Thành tên con thú hay vui chơi bắt gà.
- HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài: cá - áo – cáo.
HĐ 3:Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò hs giờ học sau. 
 Sáng Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn 
Tiết 6: Viết thư 
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được hơn so với lớp 3 mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. 
- Giáo dục các em yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép đề bài phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. phần nhận xét:
- Gọi em đọc bài thư tham bạn. Cho cả lớp trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa: 
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
 ( Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình nhà Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương, mất mát lớn).
+ Người ta viết thư để làm gì?
 ( Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau. )
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? 
 ( Nêu lí do viết thư. Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. Thông bào tình hình của người viết thư. Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người viết thư.) 
+ Qua bức thư em đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thức như thế nào? 
 ( Đầu thư ghi địa điểm, thời gian viết thư./ Lời thưa gửi. Cuối thư ghi lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và tên họ của người viết thư.
3. phần ghi nhớ: Cho vài học sinh nhắc lại.
4. Phần luyện tập: 
 a. Tìm hiểu đề : Cho cả lớp đọc thầm đề bài và xác định yêu cầu của đề bài. Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài viết sẵn lên bảng. Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài:
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? Đề bài xác định mục đích viết thư dùng để làm gì? Viết thư cho bạn cùng tuổi, cần dùng từ xưng hô như thế nào? Cần thăm hỏi bạn những gì? Cần kể cho bạn những gì về tình hình lớp, ở trường hiện nay? Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì? 
b. Học sinh thực hành viết thư.
- Cho học sinh viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư. Hai ba em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thứ. Cho cả lớp viết vào vở. Gọi một vài em đọc lá thư. Giáo viên chấm chứa 2, 3 bài. 
4. Củng cố dặn dò:
 Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn viết thư hay.
 Địa lý
 Tiết 3: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
I. Mục tiêu:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. 
II- Đồ dùng dạy học :
Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
Tranh ảnh Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III- Các hoạt động dạy học : 
*HĐ 1: Kiểm tra bài cũ :
 HS chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
 - Giới thiệu bài : trực tiếp
HĐ 2: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
+ Xếp thứ tự các dân tộc( dân tộc Dao, dân tọc Mông, dân tộc Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
+ Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng gì? Vì sao?
Bước 2 : HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông
 HĐ 3: Bản làng với nhà sàn
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
Bước 1: Dựa vào mục 2, tranh ảnh về bản làng, nhà sànvà vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
+ Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+ Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi so với trước đây?
Bước 1: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả lamg việc của nhóm mình.
- GV sửa chữa giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Dân cư thường sống tập trung thành bản. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm thấp.
HĐ 3: Chợ phiên lễ hội trang phục
Bước 1 : dựa vào mục 3 SGK các hình và tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nêu những họat động trong chợ phiên?
+ Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này?
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào?Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5 và 6
Bước 2: Đại diện các cặp trình bày kết quả làm việc của mình.
- GV sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Người dân Hoàng Liên Sơn có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hoá đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.
 HĐ 4:. Củng cố, dặn dò :
- HS trình bày lại những nét tiểu biểu vè dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội.. của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- GV giới thiệu thêm về phong tục của một số dân tộc.
- GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau “ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn” 
 Chiều Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Thể dục
 Tiết 6 : Đi đều vòng phải, đứng lại - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” 
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật động tác quay sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng.
 - 4-6 chiếc khăn sạch để chơi trò “Bịt mắt bắt dê”. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: HS tự chọn
2. Phần cơ bản:
a) Đi đều vòng phải, đứng lại.
b.Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng.
- GV làm mẫu động tác, HS quan sát
- HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giao bài tập về nhà.
Sinh hoạt
 Tiết 3: Kiểm điểm hoạt động tuần 3
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: Linh, Thuỷ, Công, Giang
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 4)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Tuan 3.doc