I. Mục tiêu:
- -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
-Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Chị em tôi
*GV giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Tuần 8 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 tập đọc Tiết 15: Nếu chúng mình có phép lạ. I. Mục tiêu: - -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn. -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ - HS đọc bài Chị em tôi *GV giới thiệu bài. HĐ2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn - HS chia đoạn( bài chia thành 5 đoạn ). - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới. - GV sửa lỗi đọc cho HS. - HS đọc nối tiếp theo đoạn - HS đọc lại bài theo nhóm. - Giáo viên đọc mẫu bài. b. Tìm hiểu bài: GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau: - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì? Câu thơ: nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần – câu thơ nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. - HS đọc thầm đoạn cả bài thơ và TLCH Mõi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.những điều ước đó là gì? Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho ăn quả. Khổ thơ 2: Các bạnnhỏ ước muốn trở thành người lớn để làm việc. Khổ thơ 3: các bạn ước trái đất không còn mùa đông. Khổ thơ 4:Các bạn ước tái đất không còn bom đạn. - Câu hỏi 4: Em thích ước mơ nào nhất và vì sao? - GV cho HS lần lượt trình bày những ước mơ của mình. - GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài - HS nêu nội dung của bài, nhận xét. - GV nhận xét và ghi bảng. c. Luyện đọc diễn cảm - Gọi bốn học sinh đọc lại bài và nêu lại cách đọc từng đoạn. -Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. - HS luyện đọc theo nhóm đôi.Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm - GV và cả lớp bình xét bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Đạo đức Tiết 8: Tiết kiệm tiền của ( tiết 2) I. Mục tiêu: - Học sinh biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ chơi, trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học SGK đạo đức, đồ dúng để chơi đóng vai, Mỗi học sinh có 1 quyển sách, 1 quyển vở và một đồ chơi. III. Các hoạt động dạy học. HĐ 1. Kiểm tra bài cũ : - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS. *GV giới thiệu bài HĐ 2:HS làm việc cá nhân bài tập 4 *Mục tiêu: HS vbiết sử lí tình huống tìm được việc làm chứng tỏlà mình biết tiết kiệm tiền của *Cách tiến hành: - GV tiến hành bằng ccáh cho HS thảo luận theo nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và kết luận * Kết luận: - Các ý kiến a,d,g,h,k là tiết kiệm tiền của. - Các ý kiến còn lại là chưa tiết kiệm tiền của. - GV yêu cầu HS tự liênhệ với mình và nhận xét những em đã biết tiết kiệm tiền của. HĐ 3: Thảo luậnnhóm và đóng vai Mục tiêu: HS biết cách thảo luận nhóm về lãng phí tiền của và khuyên bạn biết tiết kiệm tiền của.. - GV gọi HS đọc to các tình huống. - GV giáo chó các nhóm, mỗi nhóm thảo luận một tình huống. - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.Sau khi các nhóm thảo luận và xử lí tình huống bằng cách đóng vai - GV nhận xét và đưa ra một số câu hỏi thảo luận: Cách ứng xử của bạn đã hợp lí chưa? Còn cách ứng xử nào hay hơn không?. *Giáo viên KL về mỗi cách ứng xử của HS. . 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhắc học sinh về biết tiết kiệm tiền của. - Nhận xét tiết học. Chiều lịch sử Tiết 8: Ôn tập I - Mục tiêu Sau bài học HS nêu được: - Hai giai đoạn lịch sử đã học - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này - Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ một trong ba nội dung : Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ; Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ; Chiến thắng Bạch Đằng - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II Đồ dùng dạy học Các hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ Băng và trục thời gian III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu HĐ 1:- Kiểm tra bài cũ : - Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ? - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ? - GV nhận xét cho điểm HS *GV giới thiệu bài. *Hoạt động 2 : Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 trong SGK và làm bài , GV vẽ băng thời gian lên bảng - GV gọi 1 HS lên điền tên các giai đoạn lịch sử đã học vào băng thời gian trên bảng - GV hỏi: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc , nêu thời gian của từng giai đoạn - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 * Hoạt động 3 : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 2 SGK thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của bài . GV vẽ trục thời gian lên bảng - GV yêu cầu đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận - GV kết luận về bài làm đúng và yêu cầu HS đổi chéo bài để kiểm tra * Hoạt động 4 : Thi hùng biện - GV chia lớp làm 3 nhóm , đặt tên cho các nhóm sau đó phổ biến yêu cầu của cuộc thi : Mỗi nhóm chuẩn bị một bài thi hùng biện theo chủ đề : + Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang + Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng + Kể về chiến thắng Bạch Đằng GV tổ chức cho HS thi nói trước lớp GV yêu cầu ban giám khảo nhận xét , sau đó tuyên dương nhóm nói tốt 3. Củng cố – Dặn dò : - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài . Sáng Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010 khoa học Tiết 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh. i. mục tiêu - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh - Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường. - HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ . - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. ii. đồ dùng dạy học GV: Hình 32, 33 SGK.Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy học HĐ 1: KTBC: Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá ? - GV giới thiệu bài. *Hoạt động 2 : Quan sát hình trong SGK và kể chuyện * Mục tiêu : Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh . * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc cá nhân - GV yêu cầu từng HS thực iện theo yêu cầu ở mục quan stá và thực hành trang 32 SGK Bước 2 : Làm việc theo nhóm nhỏ - Lần lượt từng HS kể lại với các bạn trong nhóm Bước 3 : Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp . - GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ + Kể tên một số bệnh em đã mắc . + Khi bị bệnh đó em cảm thấy như thế nào ? + Khi nhận thấy cơ thể có nhữngdấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ? Kết luận : Như mục bạn cần biết *Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai mẹ ơi , con sốt ! * Mục tiêu : HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường *Cách tiến hành : Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn - GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh Bước 2 : Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra . - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất . Các bạn khác góp ý kiến . Bước 3 : Trình diễn Kết luận : Phần cuối mục bạn cần biết 3. Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Tiết 8: Khâu đột thưa (tiết 1) I.Mục tiêu - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau.đường khâu có thể bị dúm. - Rèn sự khéo léo của đôi tay cho HS. Giáo dục HS ý thức tự lao động để phục vụ bản thân. II.Đồ dùng dạy học. *GV và HS -Tranh quy trình khâu đột thưa. Mẫu khâu đột thưa, một số sản phẩm được khâu đột thưa - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa và hướng dẫn HS quan sát để nhận xét. - Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu đột thưa. - HS nêu ứng dụng của đường khâu đột thưa. - GV kết luận về đặc điểm của đường khâu đột thưa và ứng dụng của nó. HĐ 3: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, 3,4 SGK để nêu các bước khâu đột thưa - HS lên vạch dấu đường khâu. - HS quan sát hình 3a,3b,3c,3d, trả lời câu hỏi vế các mũi khâu đột thưa. - GV hướng dẫn một số lưu ý sau: + Vạch dấu trên một mặt trái của một mảnh vải. + Khâu đột thưa theo chiều từ tái sang phải. Khấu theo quy tcs lùi 1, tiến 3. + Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang tráicho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu tiếp theo. + Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng. +Khâu đến cuối đường khâu thì rút kim. - 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn - Cả lớp và GV nhận xét chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn. - HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài - GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu các mũi khâu đột thưa. HĐ 4: Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn có ý thức học tốt. luyện từ và câu Tiết 1 5 Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài. I. Mục tiêu: - Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài. -Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến quen thuộc. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : Hai em viết trên bảng lớp, mỗi em viết một câu theo lời đọc của giáo viên. ( Muối Thái Bình ngược Hà GiangChiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng) - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Phần nhận xét. Bài 1: - Giáo viên đọc mẫu – Học sinh đọc đồng thanh các tên riêng nước ngoài. Gọi 3 em đọc lại. Bài 2: Gọi một em đọc yêu cầu cầu bài: Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? ( Gồm hai bộ phận, Bộ phận 1 g ... bị bệnh I.Mục tiêu - Nhận biết được người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnhphải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy:pha được dung dịch ô -rê – dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người bệnh bị tiêu chảy. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II.Đồ dùng dạy học GV: Hình trang 34,35 SGK. HS: 1 gói ô -rê –dôn, 1 cốc nước, muối, gạo... III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ - HS nêu một biểu hiện khi bị bệnh. - GV giới thiệu bài. *HĐ 2: Thảo luận về chế độ ăn uống khi bị bệnh thông thường. Mục tiêu:nói về chế độ ăn uống khi bịmột số bệnh thông thường. Cách tiến hành: - Gv phát phiếu ghi các câu hỏi cho HS thảo luận: Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường? Đói với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng?Tại sao? Đối với người bệnh khôngmuốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào? - Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - GV KL như mục Bạn cần biết SGK. HĐ 3: Thực hành pha dung dịch ô - rê – dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối. Mục tiêu: Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. HS biết cách pha dung dịch ô - rê – dôn và chuẩn bị cháo muối. Cách tiến hành: Bước 1: - GVyêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 SGK - Gv gọi 2 HS: Một HS đọc lời thoại của mẹ và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ. - GV:Bác sĩ đã khuyên người bệnh bị tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào? - HS trả lời và nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. Bước 2:Tổ chức và hướng dẫn. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô - rê – dôn - GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn trước khi pha. Bước 3: Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô giáo. Bước 4: - Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên thực hành pha trước lớp. GV nhận xét chung. HĐ 4: Đóng vai *Mục tiêu:vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.. *cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điieù đã học vào cuộc sống . - HS đống vai thể hiện nội dung tình huống của mình. Bước 2: các nhóm thảo luận đua ra tình huống và đóng vai theo tình huống đó. Bước 3: Các nhóm trrình diễn phần tình huống của mình. HĐ 5: Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau. Tiếng việt(ôn) Luyện viết tên người và tên địa lí Việt Nam I. Mục tiêu: - Gv củng cố lại cách viết tên người và tên địa lí Việt Nam. - HS thực hành viết tên người và tên địa lí Việt Nam. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 và 2. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở bài tập của HS - GV giới thiệu bài. HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Viết lại đúng các tên riêng trong đoạn thơ sau: Ai về thăm bưng biền đồng tháp Việt bắc miền nam, mồ ma giặc pháp Nơi chôn râu cắt rốn của ta Ai đi Nam –Ngãi, Bình –Phú, khanh hoà Ai vô phan rang, phan thiết (Phan Thiết) Ai lên Tây Nguyên, công tum , đắc lắc (Đắc Lắc, Công Tum, Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung... Tố Hữu - HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. *Kết quả đúng: Bưng Biền, Đồng Tháp, bắc, Nam, Pháp, Khánh Hoà, Phan Rang Bài 2: Viết tên địa lí những nơi mà em được đi tham quan du lịch cùng bnố mẹ, hoặc được biết qua truyền hình. - HS đọc yêu cầu của bài và làm bài theo nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chốt lời giải đúng *Kết quả: VD: sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn... Bài 3: Một bạn viết đơn xin chuyển trường nhưng mắc lối viết hoa tên riêng.Em gạch dưới những lỗi này và viết hoa cho đúng. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc hà nội, ngày 15 tháng 7 năm 2005. Đơn xin chuyển trường Kính gửi Thầy hiệu trưởng Trường Tiểu học an lập. Tên em là nguyễn đức thắng, học sinh lớp 4a.Nhà ở phường quan hoa, quận cầu giấy, thành phố hà nội.Em làm đơn này xin thầy cho em được chuyển trường, vì gia đình em chuyển chỗ ở ra quận hoàn kiếm. Em xin chân thành cảm ơn. - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.HS làm bài vào vở. - HS trình bày bài làm theo hình thức nới tiếp. - GV nhận xét và chữa bài. *Kết quả: Hà Nội, Quan Hoa, Cầu Giấy, Việt Nam,Nguyễn Đức Thắng, Hoàn Kiếm,An Lập 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò giờ học sau. Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010 Sáng Tập làm văn Tiết 16 : Luyện tập phát triển câu chuyện. I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. - Giáo dục các em yêu thích bộ môn. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho học sinh làm nhóm. -Tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời hội thoại trong văn bản kịch thành lời kể. Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đàu đoạn 1 và đoạn 2 của truyện ở Vương quốc tương lai theo cách kể trình tự thời gian và lời mở đầu đoạn 1 và đoạn 2 theo cách kể 2 (không gian) III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Giới thiệu bài HĐ2.HD học sinh làm bài tập. Bài 1: - Cho học sinh đọc nội dung bài tập, giáo viên dán tờ phiếu ghi mẫu chuyển thể. - Gọi hai học sinh đọc bài mẫu (1 em đọc văn bản kịch, một em đọc lời kể) - Cho học sinh tập kể theo cặp. - Học sinh thi kể trước lớp, nhận xét bổ sung. Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu câu bài tập 2, từng cặp học sinh suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - Học sinh thi kể trước lớp, nhận xét. Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn1, đoạn 2. - Học sinh đọc thầm và phát biểu. - Giáo viên nhận xét: + Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại:kểt đoạn Trong khu vườn kì diệu trước đoạn Trong công xưởng xanh. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi. Theo cách kể 1 - Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Ti – tin và Mi – tin đến khu vườn kì diệu Theo cách kể hai: - Mở đầu đoạn 1: Mi – tin đến khu vườn kì diệu - Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi – tin đang ở khu vườn kì diệu thì Ti – tin tìm đến công xưởng xanh 5. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà học ghi nhớ; - Dặn HS về viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau. Địa lý Tiết 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. I. Mục tiêu: - Trình bày một số đặc điểm hoạt động sản xuất của người dân ở Tay Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. - Dựa vào lược đồ ( bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. - Hiểu biết mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II- Đồ dùng dạy học : - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh viết về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Mê Thuột (nếu có). III- Các hoạt động dạy học : *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : - Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên? - Giới thiệu bài : trực tiếp HĐ 2: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: + Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên ( quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây gì? ( Cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau màu?) + Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? ( quan sát bảng số liệu). + Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho trồng cây công nghiệp? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS qua sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột ( giúp HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cây cà phê). - GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. - Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột? - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột. - Hiện nay, khó khăn lớn nhát trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì? - Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? HĐ 3: Chăn nuôi trên đồng cỏ * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời câu hỏi sau: + Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên? + Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? + Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò? + ở Tây Nguyên, voi được nuôi để làm gì? - GV gọi vài HS trả lời câu hỏi. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. HĐ 4:. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt Tiết 8: Kiểm điểm hoạt động tuần 8. I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Còn nhiều bạn lười học bài và làm bài ở nhà. Về đạo đức:các em đều ngoan ngoãn , lễ phép. Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương:Hải, Thuỷ, Công, Giang, Linh Tâm, Mai Phê bình: 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 9)
Tài liệu đính kèm: