Giáo án Giáo dục an toàn giao thông đường bộ - Bài 1 đến bài 3

Giáo án Giáo dục an toàn giao thông đường bộ - Bài 1 đến bài 3

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, nội dung một số biển BHĐB thuộc nhóm biển báo nguy hiểm (9 biển). Học sinh có thể giải thích được ý nghĩa của 9 biển báo nguy hiểm.

- Học sinh nhận dạng được và biết thực hiện theo tín hiệu cảnh báo của biển báo nguy hiểm khi gặp đường đi.

- Giúp học sinh luôn có ý thức chấp hành Luật Giao thông, cụ thể là tuân theo hiệu lệnh và cảnh báo của các biển báo hiệu đường bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các biển BHĐB thuộc nội dung trên: Biển số 206, 207, 208, 210, 211, 224, 225, 226, 234. Một số biển hiệu lệnh đã học ở lớp 3: Biển số 301a, 301b, 301d, 301f, 303, 304, 305.

- Sa bàn nút giao thông có thể hiện các biển BHĐB trên.

- Trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục an toàn giao thông đường bộ - Bài 1 đến bài 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục an toàn giao thông đường bộ
Bài 1: HIỆU LỆNH VÀ CHỈ DẪN CỦA BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, nội dung một số biển BHĐB thuộc nhóm biển báo nguy hiểm (9 biển). Học sinh có thể giải thích được ý nghĩa của 9 biển báo nguy hiểm.
- Học sinh nhận dạng được và biết thực hiện theo tín hiệu cảnh báo của biển báo nguy hiểm khi gặp đường đi.
- Giúp học sinh luôn có ý thức chấp hành Luật Giao thông, cụ thể là tuân theo hiệu lệnh và cảnh báo của các biển báo hiệu đường bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các biển BHĐB thuộc nội dung trên: Biển số 206, 207, 208, 210, 211, 224, 225, 226, 234. Một số biển hiệu lệnh đã học ở lớp 3: Biển số 301a, 301b, 301d, 301f, 303, 304, 305.
- Sa bàn nút giao thông có thể hiện các biển BHĐB trên.
- Trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Giới thiệu bài. 
B. Phát triển các hoạt động
 | Hoạt động 1: Ôn lại nội dung biển BHĐB đã học ở lớp 3.
- Chia nhóm
- Đặt câu hỏi gợi ý:
 + Các biển hình tròn, màu xanh báo hiệu điều gì? Mục đích, tác dụng của các biển báo đó?
 + Phân biệt sự khác nhau về ý nghĩa, nội dung của 2 loại biển báo có hình tròn, màu sắc khác nhau? 
 | Hoạt động 2: Học biển báo nguy hiểm
- Giới thiệu 2 biển báo nguy hiểm (ví dụ biển số 209).
 NGƯỜI ĐI BỘ GIAO NHAU CÓ
 CẮT NGANG TÍN HIỆU ĐÈN
- Lần lượt cho HS quan sát các biển báo tếp theo; nói ra ý nghĩa, nội dung của từng biển.
 | Hoạt động 3: Trò chơi
Chia con đường (sân trường) làm nhiều đoạn, có chỗ ngã tư, mỗi đoạn có HS đứng cầm các biển báo đã học.
C. Củng cố – Dặn dò:
Thống nhất với học sinh về việc áp dụng bài học:
- Sau khi học xong bài này em sẽ làm gì để em và người thân an toàn khi tham gia giao thông?
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Lắng nghe và trả lời.
 + Biển hiệu lệnh, qui định các loại đường dành riêng cho các loại phương tiện và người đi bộ. Mục đích: cho biết hiệu lệnh phải đi theo trên đường đi. Tác dụng: tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra, đảm bảo giao thông được an toàn.
 + Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng có kí hiệu màu đen. Đường cấm hoặc đường cấm một số loại phương tiện giao thông.
 + Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh có kí hiệu màu trắng; thể hiện hiệu lệnh cho người đi đường bắt buộc phải theo.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Nhận diện đặc điểm, hình dáng của biển.
 + Hình: tam giác
 + Nền: màu vàng, có viền màu đỏ.
 + Hình vẽ màu đen trên nền thể hiện nội dung nguy hiểm cần cảnh báo.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ 206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến
+ 207a: Giao nhau với đường không ưu tiên
+ 208: Giao nhau với đường ưu tiên
+ 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
+ 224: Đường dành cho người đi bộ cắt ngang
+ 225: Trẻ em
+ 226: Đường ngưới đi xe đạp cắt ngang
+ 234: Giao nhau với đường hai chiều
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- 4, 5 HS làm người lái xe đi đường, khi đến trước biển báo phải dừng lại nói tên và cách xử lí khi gặp biển này. 
- Em nào nói sai ra đứng vào ô chữ: “ Học lại Luật GTĐB” để em khác vào thay.
- Em nhất định sẽ vận động mọi người: Khi đi đường phải tuân theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của Biển báo hiệu.
 | Nhận việc:
Thực hành bài học
 Hiệu trưởng	 Khối trưởng Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục an toàn giao thông đường bộ
Bài 2: ĐI XE ĐẠP TRÊN ĐƯỜNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhận biết được các kĩ năng đi xe đạp an toàn trên đường; biết đi xe đạp trên đường theo đúng quy định của Luật Giao thông, biết những điều cần tránh và những điều cấm khi đi xe trên đường để đảm bảo an toàn.
- Tạo cho học sinh có thói quen kiểm tra xe trước khi đi, luôn đi bên tay phải và nhớ quan sát khi đi đường.
 - Giúp học sinh có ý thức tuân theo những qui định của Luật Giao thông khi đi xe đạp trên đường, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh HS đi xe đạp trên đường 
- Đĩa hình các kiểu đi xe đạp của HS trên đường.
- Biển BHGT các số: 201, 110a, 211, 226, 301c, 301d, 304.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Giới thiệu mục tiêu 
B. Phát triển các hoạt động
 | Hoạt động 1: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
- Chia nhóm
+ Nêu câu hỏi:
1. Nêu cách vượt người đi xe đạp đi phía trước, cách rẽ trái, rẽ phải để bảo đảm an toàn.
2. Khi đi qua vòng xuyến ta phải đi theo qui tắc nào?
3. Em phải tuân theo qui tắc nào khi đi qua nơi đường bộ giao nhau với đường sắt ( có rào chắn và không có rào chắn).
 | Hoạt động 2: Những hành vi không được làm khi đi xe đạp.
- Cho HS quan sát tranh
- Nêu câu hỏi: Những hành vi đi xe đạp trong tranh có vi phạm những qui định của Luật GT không? 
- Hỏi tiếp: Đó là những qui định gì? Em cho biết sự nguy hiểm của những hành vi này?
- GV tóm tắt và phân tích ý kiến của HS
- Rút ra bài học cần ghi nhớ khi đi xe đạp.
 | Hoạt động 3: Trò chơi và thực hành.
- Xử lí tình huống.
C. Củng cố – Dặn dò:
Em hãy nêu những quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp ngoài đường?
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày theo sự hiểu biết của các em.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
-Quan sát tranh.
- Trả lời câu hỏi
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- 3 HS là người đi xe đạp
- Một số HS cầm biển báo đứng thành hàng ngang
- HS là người đi xe đạp đi tới trước biển báo và cho biết cách xử lí khi gặp biển báo này.
- Cá nhân phát biểu.
 | Nhận việc:
Thực hành bài học
 Hiệu trưởng	 Khối trưởng Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục an toàn giao thông đường bộ
Bài 3: CON ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết phân biệt các loại đường bộ với các đặc điểm kỹ thuật để xác định con đường đi đủ điều kiện giao thông an toàn hay chưa an toàn theo qui định của Luật GTĐB. Biết lựa chọn con đường an toàn để tránh nguy cơ gặp tai nạn.
- Tạo cho học sinh có thói quen lựa chọn con đường trước khi đi (nếu có thể được), luôn đề phòng các hiểm họa khi đi đường.
- Giúp học sinh có ý thức bảo đảm an toàn khi đi đường, tránh mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh về các loại đường đi 
- Đĩa hình các loại đường khác nhau.
- Biển BHGT các số: 102, 110a, 211, 226, 301c, 301d, 304.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Giới thiệu bài
B. Phát triển các hoạt động
 | Hoạt động 1: Ôn lại những con đường có đủ điều kiện bảo đảm giao thông an toàn và những con đường chưa đủ điều kiện giao thông an toàn.
- Chia nhóm
- Nêu câu hỏi về các điều liện để đảm bảo GTAT của một con đường.
- Cho HS quan sát tranh và phân tích tình huống
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài mới.
 | Hoạt động 2: Lựa chọn con đường đi an toàn.
 1. Thảo luận các tiêu chí của Con đường an toàn.
- Nêu câu hỏi gợi ý: những điều kiện cần có để đảm bảo ATGT đường bộ. 
- Tóm tắt một số tiêu chí của con đường có các điều kiện ATGT
2. Tập lựa chọn con đường đi: 
- Cho HS quan sát sơ đồ G.17 và đưa ra nhận xét
- Tóm tắt y đúng và phân tích. 
 | Hoạt động 2: Bài tập ứng dụng
- Cho HS thực hành vẽ con đường từ nhà đến trường và phân tích các tình huống tương tự.
- Khảo sát thực tế: ở địa phương em có những đoạn đường nào chưa đủ các điều kiện an toàn 
C. Dặn dò:
- Giao việc
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Từng nhóm quan sát tranh sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Chia nhóm
- Thảo luận và trả lời.
- Theo dõi.
- Quan sát sơ đồ và nhận xét.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Cá nhân thực hiện.
- Thảo luận và trả lời.
 | Nhận việc:
Thực hành bài học
 Hiệu trưởng	 Khối trưởng Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục an toàn giao thông đường bộ
Bài 3: CON ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết phân biệt các loại đường bộ với các đặc điểm kỹ thuật để xác định con đường đi đủ điều kiện giao thông an toàn hay chưa an toàn theo qui định của Luật GTĐB. Biết lựa chọn con đường an toàn để tránh nguy cơ gặp tai nạn.
- Tạo cho học sinh có thói quen lựa chọn con đường trước khi đi (nếu có thể được), luôn đề phòng các hiểm họa khi đi đường.
- Giúp học sinh có ý thức bảo đảm an toàn khi đi đường, tránh mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh về các loại đường đi 
- Đĩa hình các loại đường khác nhau.
- Biển BHGT các số: 102, 110a, 211, 226, 301c, 301d, 304.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Giới thiệu bài
B. Phát triển các hoạt động
 | Hoạt động 1: Đường có các điều kiện bảo đảm giao thông an toàn.
- Chia nhóm
- Cho HS quan sát tranh (G.1 ð G.5)
- Nêu yêu cầu: Những đoạn đường trong tranh có những đặc điểm cấu tạo và các thiết bị hạ tầng giao thông gì?
- Hỏi tiếp:
+ Những cái đó có tác dụng phục vụ cho hoạt động giao thông như thế nào?
+ Em cho biết nếu không có thì có nguy hiểm gì không?
+ Cho biết đặc điểm của những con đường có đủ điều kiện bảo đảm giao thông an toàn?
- GV nhận xét, tóm tắt và giải thích kết cấu các loại đường và tác dụng của các thiết bị hạ tầng giao thông trên đường.
 | Hoạt động 2: Đường chưa đủ điều kiện bảo đảm giao thông an toàn.
- Cho HS quan sát tranh (G.9 ð G.16)
- Gợi ý để HS nêu lên yếu tố chưa đảm bảo an toàn của đường giao thông trong các hình.
- Tóm tắt ý kiến của HS, kết luận về những đoạn đường chưa đủ điều kiện bảo đảm giao thông an toàn.
C. Củng cố – Dặn dò:
 Cho HS nhắc lại các điều kiện bảo đảm giao thông an toàn và các tình huống chưa đủ điều kiện bảo đảm giao thông an toàn. 
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Quan sát tranh
- Từng nhóm quan sát tranh sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Quan sát tranh
- Nêu nhận xét: những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông tronh mỗi tình huống.
- Cá nhân phát biểu.
 | Nhận việc:
Thực hành bài học
 Hiệu trưởng	 Khối trưởng Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docATGT.doc