I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kĩ năng
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ
- Có ý thúc tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
II . THIẾT BỊ
- Văn, thơ, ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sách vở của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
GV: "Lan nói: Ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Ai có ý kiến về vấn đề này? Mai: Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do, miễn là đẹp. Mạnh: Mình không đồng ý với ý kiến của Mai, chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng. Thắng: Theo mình ý kiến của bạn Mạnh là đúng, chúng ta là tuổi học sinh THCS nên mặc đúng quy định nhà trường mới là tốt nhất". Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì ? GV vào bài mới.
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 20/8/2011 Ngày dạy: 22-26/8/2011 BÀI 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải - Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 2. Kĩ năng - Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. 3. Thái độ - Có ý thúc tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc. II . THIẾT BỊ - Văn, thơ, ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sách vở của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới GV: "Lan nói: Ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Ai có ý kiến về vấn đề này? Mai: Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do, miễn là đẹp. Mạnh: Mình không đồng ý với ý kiến của Mai, chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng. Thắng: Theo mình ý kiến của bạn Mạnh là đúng, chúng ta là tuổi học sinh THCS nên mặc đúng quy định nhà trường mới là tốt nhất". Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì ? GV vào bài mới. b. Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Nhóm HS: Đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hoá Nguyễn Quang Bích. GV cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm) Nhóm 1: Những việc làm của viên Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo? Nhóm 2: Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì? Nhóm 3: Nhận xét về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích? Nhóm 4: Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì? HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2: Cá nhân GV đặt các câu hỏi: 1) Thế nào là lẽ phải? 2) Thế nào là tôn trọng lẽ phải? 3) Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? 4) Tôn trọng lẽ phải có nghĩa như thế nào trong cuộc sống? HS trả lời Hoạt động 3: Cả lớp GV: Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải? HS trả lời I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Nhóm 1: ăn hối lộ, ức hiếp dân nghèo; xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”. Nhóm 2: : Xin tha cho Tri huyện. Nhóm 3: - Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho người nông dân. - Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. - Cách chức Tri huyện Thanh Ba. - Không nể nang, đồng loã việc xấu. - Dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh với những sai trái. Nhóm 4: Bảo vệ chân lí, tin tưởng lẽ phải. II/ NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Định nghĩa - Lẽ phải là những điều là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 2. Biểu hiện - Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc. - Không nói sai sự thật. - Không vi phạm đạo đức và pháp luật. - Biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng. - Có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái... 3. Ý nghĩa - Giúp con người có cách cư xử phù hợp; góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. * Trái với tôn trọng lẽ phải là không tôn trọng lẽ phải: + Xuyên tạc, bóp méo sự thật. + Vu khống. + Bao che, làm theo cái sai, cái xấu. + Không dám bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng, cái tốt. + Không dám đấu tranh chống lại cái sai. 4. Củng cố. HS làm bài tập 1, 2 (SGK) 5. Dặn dò - Học bài cũ, làm bài tập 3, 4 – SGK - Chuẩn bị bài 2: LIÊM KHIẾT. Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn: 27/8/2011 Ngày dạy: 29/8-03/9/2011 Bài 2 LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là liêm khiết - Biểu hiện và ý nghĩa của Liêm khiết. 2. Kĩ năng - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. 3. Thái độ - Kính trọng những người sông liêm khiết. - Phê phán hành vi tham ô, tham nhũng. II . THIẾT BỊ - Câu chuyện, thơ, ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiêm tra bài cũ - Tìm những hành vi HS biết tôn trọng lẽ phải? - Tìm những hành vi HS không biết tôn trọng lẽ phải? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới GV đưa các tình huống sau: TH1: Em Hằng nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại người mất. TH2: Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật. TH3: Giám đốc hải quan tỉnh A nhận hối lộ của những người buôn lậu qua biên giới. GV: Những hành vi trên thể hiện đức tính gì? GV vào bài mới. b. Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Nhóm HS đọc các câu chuyện trong SGK. GV cho HS thảo luận nhóm (3 nhóm): Nhóm 1: 1) Hành vi thể hiện việc làm của bà Ma-ri Quy-ri? 2) Những hành vi đó thể hiện đức tình gì? Nhóm 2: 3) Hãy nêu hành động của Dương Chấn? 4) Những hành vi đó thể hiện đức tình gì? Nhóm 3: 5) Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? 6) Những hành vi đó thể hiện đức tình gì? HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2: Cá nhân GV đặt các câu hỏi: 1) Thế nào là liêm khiết? 2) Nêu một số biểu hiện của liêm khiết? 3) Ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống? HS: Trả lời cá nhân Hoạt động 3: Cả lớp GV: Tìm những biểu hiện của hành vi không liêm khiết? HS trả lời I/ ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Nhận xét tình huống Nhóm 1: - Bà đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế. - Không giữ bản quyền phát minh và chấp nhận sống túng thiếu, sẵn sàng gửi quy trình chiết tách Ra-đi cho ai cần tới. - Biếu 1g Ra-đi cho Viện Nghiên cứu ứng dụng để chữa bệnh ung thư. - Không nhận món quà của tổng thống Mỹ và bạn bè. Bà không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nhóm 2: - Ông tiến cử người làm việc tốt không cần đến vàng của người đến lễ. - Thể hiện đức tính thanh cao, vô tư và không hám lợi. Nhóm 3: - Cụ Hồ sống như những người VN bình thường. - Khước tù nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói - Cụ là người Việt Nam trong sạch, liêm khiết. II/ NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Khái niệm - Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. 2. Biểu hiện - Không tham lam. - Không tham ô tiền bạc, tài sản chung. - Không nhận hối lộ. - Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân. - Không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân. 3. Ý nghĩa - Làm cho con người thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể. * Trái vơí liêm khiết: Tham nhũng, sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích riêng của cá nhân, ăn hối lộ, làm giàu bất chính. 4. Củng cố HS làm bài tập 1, 2 (SGK). 5. Dặn dò - Học bài cũ, làm bài tập còn lại trong SGK - Chuẩn bị bài: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC. Tuần 3 Tiết 3 Ngày soạn: 04/9/2011 Ngày dạy: 06-10/9/2011 Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu được thế nào là tôn trọng người khác. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng người khác. - Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng người khác. 2. Kĩ năng - Biết phân biệt được hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng người khác. - Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ - Đồng tình, ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác. - Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác. II. THIẾT BỊ - Truyện thơ, ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng người khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Em hãy kể một câu chuyện về tính liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày (gia đình, nhà trường, xã hội)? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới. GV kể mẫu chuyện ngắn: “Sau 20 năm lưu lạc (do ngày còn bé vì nghèo mẹ đã bán 2 anh em cho hai gia đình làm con nuôi), người em đã tìm được người anh trai của mình. Người em lớn lên trong một gia đình tư sản. Người anh là một nông dân nghèo nghèo khổ phải nuôi 5 con và một mẹ già. Tìm được mẹ và anh, người em không thể tin được anh mình ngày hai bữa cháo loãng, con cái gầy gò đói rách. Chia tay anh trở về thành phố, người em cho anh một khoản tiền nhưng người anh không nhận và nói rằng: “20 năm anh đi tìm em là để được gặp em chứ không vì số tiền này của em”. Người em ôm chầm lấy anh mà khócTừ trong sâu thẳm trái tim người em càng thương và kính trọng anh trai của mình. GV: Em có suy nghĩa gì về việc làm của người anh trai qua câu chuyện cảm động trên? GV vào bài mới. b. Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Nhóm GV cho HS thảo luận nhóm: (3 nhóm) Nhóm 1: 1) Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai? 2) Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào? Nhóm ... ổi mới mà chúng ta có được những thành tựu như ngày hôm nay.ở địa phương chúng ta cũng không nằm ngoài sự phát triển của xã hội, tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển dịa phương mình còn gặp không ít những khó khăn. Vậy những khó khăn đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu. b. Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Cá nhân GV: Theo sự đánh giá của em thì hiện nay địa phương có những thay đổi gì? HS: Đời sống của người dân được nâng cao. Các công trình điện, đường, trường, trạm... được xây dựng khang trang sạch đẹp hơn trước. Hầu hết trẻ em trong vùng đến tuổi đều được đi học. Trong sản xuất, bà con nông dân đều đã chú trọng đến năng suất. GV: Vậy theo em những thay đổi trên là do đâu ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. GV: Theo em, ở địa phương ta có gặp những khó khăn gì? HS: Trả lời GV: Biện pháp để khắc phục khó khăn ? HS: Tận dụng mọi cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác. Cần có các buổi tập huấn về nâng cao trình độ cho các cán bộ địa phương. Hoạt động 2: Cả lớp GV: Tình hình an ninh trật tự ở địa phương như thế nào? HS: Vẫn còn hiện tượng đánh bạc, trộm cắp vặt, đánh nhau, rượu chè...Học sinh thì còn hiện tượng bỏ học để theo kẻ xấu, sa vào các tệ nạn như cờ bạc, đánh bida, chơi trò chơi điện tử... GV: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ? HS: Du nhập nhiều văn hoá phẩm đồi truỵ, băng hình không lành mạnh. Bố mẹ ít quan tâm đến con cái. Kinh tế còn nghèo... Hoạt động 3: Cá nhân GV : Theo em, là học sinh và cũng là những người con của địa phương mình thì em có trách nhiệm gì? HS : Trả lời 1. Tình hình của địa phương a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong phát triển làm ăn kinh tế, xoá đói giảm nghèo. b. Khó khăn: - Nguồn vốn tập trung cho sản xuất còn thiếu. - Khoa học-kĩ thuật chưa được áp dụng nhiều vào sản xuất. - Cơ cấu kinh tế đang ở mức nhỏ, lẻ, chưa phát triển. 2. Tình hình an ninh trật tự - Không xảy ra những vụ việc lớn. - An ninh trật tự luôn được đảm bảo. 3. Trách nhiệm của học sinh - Chăm ngoan, học giỏi - Tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương. 4. Củng cố Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung của bài học. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Xem lại các bài ở học kì II để tiết sau ôn tập. Tuần 34 Tiết 34 Ngày soạn: 28/4/2012 Ngày dạy: 02-05/5/2012 ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học. 2. Kĩ năng Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD. 3. Thái độ Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện. II. THIẾT BỊ Giáo án, SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Theo em, là học sinh và cũng là những người con của địa phương mình thì em có trách nhiệm gì? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới Các em đã hoc các bài: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hôm nay, các em sẽ ôn tập. b. Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Cá nhân GV: Thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng ? HS: Trả lời GV: Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? HS: Trả lời Hoạt động 2: Cả lớp GV: Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ? HS: Trả lời - GV: Theo em, công dân được quyền khiếu nại trong điều kiện nào ? HS: Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác xâm hại. Hoạt động 3: Cá nhân GV: Hãy nêu đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. HS: Trả lời 1. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng a. Khái niệm: - Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. - Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. b. Nghĩa vụ của công dân: - Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân. - Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao quản lí tài sản nhà nước. 2. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - Quyền khiếu nại : Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Quyền tố cáo : Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nươc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 3. Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam a. Đặc điểm của pháp luật: - Tính quy phạm phổ biến. - Tính xác định chặt chẽ. - Tính bắt buộc. b. Bản chất pháp luật: - Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. c. Vai trò của pháp luật : - Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội. - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. - Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 4. Củng cố GV hệ thống lại các kiến thức đã ôn tập. 5. Dặn dò - Học và nắm chắc các kiến thức đã ôn tập. - Chuẩn bị kiểm tra học kì II. Tuần 35 Tiết 35 Ngày soạn: 03/3/2012 Ngày dạy: 05-17/3/2012 KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA 1. Kiến thức - Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh. - Nắm bắt được các kĩ năng trình bày của học sinh: giải thích, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức qua kết quả bài làm. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày, viết bài. 3. Thái độ - Thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn, thông qua các mức độ mà học sinh đạt được. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: tự luận. III. THIẾT KẾ MA TRẬN Tên chủ đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng Hiểu được thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2 20 1 2 20 Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Hiểu được thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Rút ra được điều kiện để công dân được quyền khiếu nại Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3/4 3 30 1/4 1 10 1 4 40 Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 4 40 1 4 40 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 4 40 1 + 3/4 5 50 1/4 1 10 3 10 100 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1 : Thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng ? (2 đ) Câu 2 : Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ? Theo em, công dân được quyền khiếu nại trong điều kiện nào ? (4 điểm) Câu 3 : Hãy nêu đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (4 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3 điểm) - Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. (1 đ) - Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. (1 đ) Câu 2: (4 điểm) - Quyền khiếu nại : Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (1,5 đ) - Quyền tố cáo : Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nươc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. (1,5 đ) - Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác xâm hại. (1 đ) Câu 3: (4 điểm) - Đặc điểm của pháp luật: + Tính quy phạm phổ biến. (0,5 đ) + Tính xác định chặt chẽ. (0,25) + Tính bắt buộc. (0,25) - Bản chất pháp luật: + Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (0,5 đ) + Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. (0,5 đ) - Vai trò của pháp luật: + Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội. (0,5 đ) + Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. (0,5 đ) + Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. (1 đ)
Tài liệu đính kèm: