Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ lớp.
- Rèn luyện lỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng.
- Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp.
2. Hình thức hoạt động:
- Tổ chức họp lớp : bầu 5 vào đội ngũ cán bộ lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể.
- Các tổ hội ý tự bầu ra tổ trưởng cho tổ mình
Chủ điểm tháng 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của trường. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường mình, tự hào là học sinh của nhà trường và có ý thức phát huy truyền thống của trường. - Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những quy định của nhà trường về nền nếp học tập, kỷ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người học sinh tiểu học II. Nội dung và kế hoạch hoạt động trong nhóm: Tuần 1: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới Tuần 2: Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp Tuần 3:Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường Tuần 4:Tập các bài hát quy định I. Mục tiêu giáo dục: Học sinh hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học mới . Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới. Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới. Thảo luận, hiểu và chấp hành đúng nội quy lớp. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Nội quy của nhà trường . Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà học sinh cần biết . Nội quy của lớp. Hình thức hoạt động: Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới. Trao đổi, thảo luận trong lớp. Văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Về phương tiện: Một bản ghi nội quy của nhà trường. Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học. Một số bài hát, câu chuyện. Bản nội quy riêng của lớp. 2. Về tổ chức: - Giáo viên: nêu yêu cầu những nội quy của nhà trường, nhiệm vụ năm học mới, nội quy lớp. Chuẩn bị một số câu hỏi có liên quan để hướng dẫn học sinh thảo luận. Cung cấp cho học sinh bản nội quy trường, của lớp để học sinh tìm hiểu trước khi thảo luận. Chuẩn bị một số bài hát. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Nghe giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học mới: Giáo viên: giới thiệu nội quy nhà trường, nhiệm vụ chủ yếu của năm học. Học sinh: nghe 2. Thảo luận nhóm: Giáo viên: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy, bút để ghi ý kiến của nhóm, giáo viên đưa ra câu hỏi cho mỗi nhóm để các em thảo luận. Học sinh: Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nghe và bổ sung. Giáo viên: Trên cơ sở những ý kiến của học sinh, giáo viên chốt lại ý cơ bản của nội quy. Học sinh: nhắc lại các nhiệm vụ chủ yếu của năm học. 3. Nghe nội quy lớp: Giáo viên: xây dựng trước nội quy riêng cho lớp dựa trên nội quy trường và đặc điểm, tình hình của lớp. Học sinh: nghe. 4. Thảo luận nhóm: Học sinh : nghe,thảo luận về những câu hỏi liên quan đến nội quy mà giáo viên giao cho, đi đến nhất trí, ký cam kết thực hiện. 5. Vui văn nghệ: Học sinh : trình bày một số bài hát. V. Kết thúc hoạt động: Giáo viên: + Nhận xét + Nhắc nhở hoạt động lần sau. Ngày: 11/09/2008 Tuần 2 Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ lớp. Rèn luyện lỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Bầu đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng. Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp. Hình thức hoạt động: Tổ chức họp lớp : bầu 5 vào đội ngũ cán bộ lớp. Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể. Các tổ hội ý tự bầu ra tổ trưởng cho tổ mình III. Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện: Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp. Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp. Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp Các bản tham luận, bản phương hướng xây dựng lớp, bản ghi thể lệ bầu cử, biên bản đại hội. Về tổ chức: Chuẩn bị Người thực hiện Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp. Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp. Các loại sổ sách ghi chép. Giáo viên chủ nhiệm Tham luận về đạo đức. Tham luận về học tập. Tham luận về văn thể mỹ. Bản dẫn chương trình. Bản phương hướng năm học. Thư ký Tổ bầu cử Các tiết mục văn nghệ. Trần Thanh Lương Nguyễn Thị Phương Phan Thị Liên Hà Bảo Khánh Nguyễn Thị Linh Nguyễn Văn Mạnh Trang, Đông, Dung Tâm, Lê, Linh, Hường Các tổ IV. Tiến hành hoạt động: Khánh tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Liên đọc bản phương hướng. Các tham luận, văn nghệ. Tổ bầu cử làm việc, học sinh giơ tay biểu quyết, đại diện Ban cán sự lớp đọc lời hứa. Thư ký đọc biên bản. Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức của lớp. Cả lớp hát bài: lớp chúng ta kết đoàn. V. Kết thúc hoạt động: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của học sinh trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ, giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ. - Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao. Tuần 3:Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. Xác định trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường. Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường. Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và thành tích khác. Hình thức hoạt động: Trình bày bằng lời, sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh. Trao đổi, thảo luận. III. Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện: Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị sơ đồ về cơ cấu tổ chức của trường, về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhà trường. Về tổ chức: * Giáo viên chủ nhiệm: chuẩn bị bảng sơ đồ về cơ cấu nhà trường, câu hỏi giao cho học sinh để tìm hiểu về truyền thống nhà trường. - Năm học có bao nhiêu lớp ở phân hiệu trung tâm? Mỗi khối có bao nhiêu lớp? - Trường ta có bao nhiêu phân hiệu? Các phân hiệu đó nằm ở đâu? - Kể tên các thầy cô giáo trong trường? BGH gồm những ai? TPT là ai? - Hãy kể những lần đổi tên trường? * Học sinh: - Chuẩn bị mỗi tổ một tiết mục văn nghệ. - Trả lời 3 câu hỏi - Dẫn chương trình: Khánh - Trang trí bảng: Phong + Mạnh IV. Tiến hành hoạt động: 1. Khánh nêu lý do sinh hoạt, cho cả lớp hát một bài. 2. Liên đưa ra các câu hỏi để cả lớp trả lời, thảo luận. Ai trả lời đúng sẽ được một phần thưởng(một tràng pháo tay). 3. GVCN kết hợp treo bảng sơ đồ về cơ cấu nhà trường để giới thiệu cho học sinh minh hoạ bằng hình ảnh. 4. Khánh giới thiệu một số tiết mục văn nghệ. 5. GVCN cho học sinh trao đổi một số câu hỏi như: qua truyền thống của trường, em học tập được gì? Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy truyền thống đó của nhà trường. V. Kết thúc hoạt động: - GVCN: nhận xét về nhận thức của học sinh: học sinh nắm được những nội dung cơ bản nào? những truyền thống nào được các em thảo luận sôi nổi nhất? - Tuyên dương và góp ý phê bình đối với việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của học sinh trong lớp. Ngày : 25/09/2008 Tuần 4:Tập các bài hát quy định I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát quy định cho lứa tuổi học sinh tiểu học. Biết cách học và luyện tập các bài hát quy định. Hào hứng, phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Những bài hát để sử dụng trong các hoạt động chung của lớp, của trường. Hình thức hoạt động: Học bài hát. Giới thiệu bài hát bằng cách hát mẫu hoặc nghe băng nhạc. III. Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện: Các bài hát quy định. Nhạc cụ (nếu có) Máy cát sét Về tổ chức: GVCN: Cho học sinh chép các bài hát từ trước, cử Khánh dẫn chương trình. Học sinh nghe trước bài hát để chuẩn bị tập hát. Phương+Nga trang trí bảng. GVCN hướng dẫn hoặc giao cho LPVTM hướng dẫn tập hát. IV. Tiến hành hoạt động: Khánh nêu lý do vì sao học sinh cần phải học những bài hát quy định. Hường điều khiển lớp hát. Mời lần lượt từng cá nhân học sinh, nhóm, tổ trình bày những bài hát quy định. V. Kết thúc hoạt động: Động viên học sinh tích cực học thuộc lòng các bài hát quy điịnh. Nhận xét buổi học hát, rút ra những điểm cần bổ sung. Chủ điểm tháng 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Tuần 1: Nghe giới thiệu thư Bác I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9-1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968. Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VN dân chủ cộng hoà tháng 9-1945. Thư Bác gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 (trích). Hình thức hoạt động: Nghe giới thiệu đọc thư Bác. Trao đổi thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. III. Chuẩn bị hoạt động: Về phương tiện: Chuẩn bị hai bức thư, chuẩn bị câu hỏi thảo luận. Một số tiết mục văn nghệ. Về tổ chức: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện 1 2 3 Dẫn chương trình: hoạt động và văn nghệ. Đọc thư Bác. Nhóm trang trí lớp: + Khăn bàn, lọ hoa, ảnh Bác Khánh Phương+Liên Nga + Trang Dẫn chương trình Hai lá thư của Bác Khăn bàn, lọ hoa, ảnh Bác IV. Tiến hành hoạt động: Hát tập thể. Tuyên bố lý do: giới thiệu đại biểu, chương trình làm việc, người điều khiển và thư ký. Thực hiện chương trình: Người điều khiển giới thiệu một bạn đọc thư cho cả lớp nghe. Người điều khiển hướng dẫn trao đổi về nội dung, ý nghĩa của thư Bác. GVCN được giới thiệu lên tổng kết, trao đổi, nhắc nhở những nhiệm vụ của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Văn nghệ: lớp phó văn thể mỹ giới thiệu các tiết mục văn nghệ mà các tổ đã chuẩn bị lên trình diễn (xen kẽ trong quá trình thảo luận) V. Kết thúc hoạt động: Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động rồi tuyên bố kết thúc. GVCN giao việc cho hoạt động sau. Ngày : 16/10/2008 Tuần 2: Lễ giao ước thi đua ”Chăm ngoan, học giỏi” giữa các tổ. I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua “chăm ngoan, học giỏi” theo lời Bác Hồ dạy. Tự xác định mục đích, thái dộ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tập tốt. Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đã đề ra. II. Nội dung và hình thức hoạt động: ... lọ hoa IV. Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: - Hát tập thể: “Noi gương Lý Tự Trọng” 2. Diễn biến hoạt động: - Nêu lý do, giới thiệu đại biểu. - Người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các tổ, giới thiệu BGK, thang điểm và yêu cầu BGK lên làm việc. - Tiếp tục là chương trình văn nghệ giữa các tổ. - Xen kẽ là tiết mục văn nghệ đơn ca của các thành viên. - Sau mỗi tiết mục là các tràng pháo tay chúc mừng tạo không khí vui vẻ. V. Kết thúc: - Hát tập thể. - Công bố kết quả, nhận xét và chuẩn bị cho hoạt động sau. Chủ điểm tháng 4 Hoà bình và hữu nghị Ngày: Tuần 1: Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống học tập và vui chơi giải trí của một số nước, đặc biệt là trong khu vực. - Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. - Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, trường và của địa phương. II. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: - ý nghĩa của chủ đề “Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta”. - Vài nét về cuộc sống học tập, vui chơi sinh hoạt của thiếu nhi một số nước trong khu vực. 2. Hình thức: - Thi tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi một số nước. - Văn nghệ xen kẽ. III. Chuẩn bị: 1. Phương tiện: Tranh ảnh, tư kiệu về cuộc sống của thiếu nhi một số nước trong khu vực. 2. Tổ chức: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện 1 2 3 4 Dẫn chương trình Thư ký Các tiết mục Trang trí Bản dẫn chương trình Giấy, bút Các bài hát Phấn màu IV. Tiến hành hoạt động: 1. Người dẫn chương trình cho cả lớp hát bài “Tiếng chuông ngọn cờ”. 2. Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. 3. Người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục của các tổ và văn nghệ xen kẽ. 4. Người dẫn chương trình tuyên bố kết thúc hoạt động. V. Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét và thông báo hoạt động sau. Ngày: Tuần 2: Cuộc gặp gỡ hữu nghị I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu biết về truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như vài nước khác. - Có tình cảm chân thành, có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá hữu nghị của tập thể. - Biết học tập và có hành vi đẹp, thể hiện những nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc. II. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: - Những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình và các dân tộc khác thông qua sách báo, tranh ảnh. - Những hiểu biết về mặt XH như: tên nước, quốc kỳ. 2. Hình thức: - Vui múa hát dân ca các nước trong khu vực, trên thế giới. - Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về nước bạn. - Tổ chức trình diễn trang phục của một số nước bạn trong khu vực. - Trò chơi hỏi đáp về di sản văn hoá. III. Chuẩn bị: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện 1 2 3 4 GVCN nêu chủ đề và yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về đất nước, con người các nước bạn Các bài hát, điệu múa Dẫn chương trình Trang trí Tư liệu, tranh ảnh, trang phục Các bài hát, điệu múa Phấn màu IV. Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: hát tập thể. 2. Diễn biến: a, Giới thiệu kết qủa sưu tầm của từng tổ. Mời các tổ lên trình bày kết quả, sau đó người điều khiển tuyên dương. b, Trình diễn trang phục các nước: Trình diễn theo cặp và hát bài “Trái đất này là của chúng mình”. c, Trò chơi hỏi đáp: - Tiến hành theo 2 nhóm (2 tổ 1 nhóm). - Xen kẽ các tiết mục là các bài hát, điệu múa đã chuẩn bị. V. Kết thúc hoạt động: - Toàn lớp hát bài “Trái đất này là của chúng ta”. - GVCN nhận xét hoạt động.Ngày: Tuần 3: Chúng em ca hát chào mừng ngày 30-4 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu được thêm về ngày 30/4 (là ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước). - Hát được nhiều bài hát chào mừng ngày 30/4, về quê hương đất nước, giải phóng MN. II. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: Các bài hát, bài thơ, tiết mục văn nghệ, múa hát với chủ đề giải phóng MN, quê hương, đất nước. 2. Hình thức: Thi văn nghệ giữa các tổ. III. Chuẩn bị: 1. Phương tiện: - Các tổ chuẩn bị bài hát. - Đồ trang trí, bảng chấm điểm của BGK, thư ký. 2. Tổ chức: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện 1 2 3 4 Dẫn chương trình Các bài hát,thơ về quê hương BGK, thư ký Trang trí Bản dẫn chương trình Các bài hát Giấy, bút, bảng Phấn màu, lọ hoa,khăn IV. Tiến hành hoạt động: - Hát tập thể. - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - BGK được mời lên làm việc: + Tuyên bố thang điểm. + Số lần trình bày. - Trước tiên yêu cầu các tổ lên bốc thăm, mời lần lượt đại diện từng tổ. Sau mỗi tiết mục là BGK cho điểm đánh giá, tổ nào hát được nhiều bài hát, kể nhiều câu chuyện, đọc nhiều bài thơ tổ đó chiến thắng. - Cuối cùng BGK công bố điểm của các tổ: + Tổ cao điểm nhất + Tỏ thấp điểm nhất - GVCN phát phần thưởng và tuyên dương trước lớp. V. Kết thúc hoạt động: - Hát tập thể - GVCN nhận xét tinh thần tham gia và kết quả của học sinh. - Nhận xét khả năng điều khiển của ban tổ chức và BGK. Chủ điểm tháng 5 Bác hồ kính yêu Ngày: Tuần 1: Trao đổi nội dung 5 điều bác hồ dạy I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi. - Có thói quen thực hành 5 điều Bác Hồ dạy trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng XH. - Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác, ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. II. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: - Xuất xứ của 5 điều Bác dạy. - Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy. - Những ví dụ thực tế về thực hiện 5 điều Bác dạy. 2. Hình thức: - Hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi. - Biểu diễn văn nghệ. III. Chuẩn bị: 1. Phương tiện: - ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn. - Tờ tranh 5 điều Bác dạy. - Cây hoa gài câu hỏi về 5 điều Bác dạy. 2. Tổ chức: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện 1 2 3 4 5 6 7 Các câu hỏi về 5 điều Bác dạy Hoàn cảnh ra đời 5 điều Bác dạy Cây hoa, câu hỏi, ảnh Bác Trang trí Dẫn chương trình BGK Văn nghệ Câu hỏi Số liệu, ảnh Phấn màu Thang điểm IV. Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: Hát tập thể bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”. 2. Diễn biến hoạt động: - Người điều khiển chương trình nêu lý do hoạt động và giới thiệu BGK . - Mời đại diện ban chỉ huy chi đội lên hái hoa đàu tiên và trả lời câu hỏi, cử đại diện lên hái hoa. Nếu trả lời không đúng hoặc thiếu có thể yêu cầu bổ sung. - Xen kẽ chương trình là tiết mục văn nghệ. V. Kết thúc hoạt động: - Toàn lớp hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. - BGK công bố kết quả thi đua giữa các tổ, tuyên dương thành tích và phát thưởng. - Nhận xét chung về tình hình tham gia của lớp. - Nhận xét đội ngữ cán bộ lớp điều khiển buổi sinh hoạt. Ngày: Tuần 2: Sưu tầm các mẩu chuyện về thời thiếu niên của Bác Hồ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc. - Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân. - Nắm được hoạt động thời niên thiếu của Bác. II. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: - Các mẩu chuyện thời niên thiếu của Bác và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc. - Những đức tính quý báu của Bác mà thiếu nhi học tập được. 2. Hình thức: - Thi kể chuyện theo tổ. - Xen kẽ là các bài hát về Bác. III. Chuẩn bị: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện 1 2 3 4 5 Sưu tầm các câu chuyện. Sưu tầm các tư liệu. Trang trí Dẫn chương trình BGK Câu chuyện tư liệu về Bác. Phấn màu Thang điểm IV. Tiến hành hoạt động: - Văn nghệ: hát tập thể. - Người điều khiển nêu lý do và hình thức hđộng, mời đại diện từng tổ lên trình bày trước lớp, sau mỗi câu chuyện học sinh có thể hỏi thêm những thắc mắc. - BGK cho điểm. - Xen kẽ chương trình là các tiết mục văn nghệ. V. Kết thúc hoạt động: - Toàn lớp hát 1 bài hát về Bác. - BGK tổng kết công bố kết quả. - Nhận xét tinh thần tham gia chuẩn bị của học sinh. - Tuyên dương và động viên học sinh. - Chuẩn bị hoạt động sau. Ngày: Tuần 3: Ca hát về bác hồ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Có thêm hiểu biết về cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, nhất là thời niên thiếu của Bác. - Bồi dưỡng thái độ tôn trọng, kính yêu và lòng tự hào về Bác Hồ vĩ đại. - Rèn luyện kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể. II. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: - Cuộc đời và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng. - Tình cảm của Bác với thiếu niên nhi đồng. 2. Hình thức: - Hát đơn ca, tốp ca. - Múa, kể chuyện, đọc thơ. III. Chuẩn bị: STT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện 1 2 3 4 5 6 Các bài hát, điệu múa, câu chuyện về Bác.(mỗi tổ 2,3 tiết mục) Tổ đăng ký tiết mục văn nghệ. Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục Câu hỏi về Bác. Trang trí Dẫn chương trình Bài hát, câu chuyện về Bác. Văn nghệ Câu hỏi Phấn màu IV. Tiến hành hoạt động: - Nêu lý do hoạt động. - Học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về Bác và hát tặng cả lớp 1 bài. - Người điều khiển lần lượt giới thiệu các tiết mục biểu diễn, xen kẽ là một vài câu hỏi tìm hiểu về Bác để thay đổi không khí. - Kết thúc hoạt động là tiết mục văn nghệ “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” Nhạc và lời: Phạm Tuyên V. Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét và động viên học sinh lần sau làm tốt hơn. Phân phối chương trình Tháng Chủ điểm Nội dung và hình thức 9 Truyền thống nhà trường Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp Nghe giới thiệu về truyền thống của trường Tập các bài hát quy trình 10 Chăm ngoan, học giỏi Nghe giới thiệu thư Bác Hồ Lễ giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân Trao đổi về kinh nghiệm học tập ở THCS Thi văn nghệ giữa các tổ 11 Tôn sư trọng đạo nghe giới thiệu về đội ngũ thầy cô giáo trong trường Lễ đăng ký “Tháng học tốt-Tuần học tốt” Trao đổi tâm tình và ca hát mừng 20/11 Tổ chức kỷ niệm ngày 20/11 12 Uống nước nhớ nguồn Hội vui học tập Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phường Nghe nói chuyện về ngày 22/12 Vui văn nghệ 1 Mừng đảng, mừng xuân Trình bày kết quả sưu tầm về ca dao,tục ngữ và nét đẹp truyền thống quê hương Tìm hiểu gương sáng Đảng viên ở quê hương Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch rèn luyện ở học kỳ II 2
Tài liệu đính kèm: