I. Mục Tiêu:
- Học sinh hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì? Biết vẽ trung điểm đoạn thẳng cho trước.
- Học sinh biết phân tích trung điểm phải thỏa cả hai tính chất: nằm giữa và cách đều
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, gấp giấy.
II. Chuẩn Bị:
- Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, compa, 1 tờ giấy A4 để gấp giấy, bảng phụ bài 65/126
- Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng, compa, 1 tờ giấy A4 để gấp giấy
III. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (10)
Trên tia Ax, vẽ 2 đoạn thẳng AM và AB sao cho AM = 3cm , AB = 6cm.
Tính + MB (đáp án: MB = 3cm)
+ so sánh AM và MB (AM = MB (cùng bằng 3cm))
2. Dạy bài mới:
Tuần BÀI 10: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG Tiết PPCT: 12 Mục Tiêu: Học sinh hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì? Biết vẽ trung điểm đoạn thẳng cho trước. Học sinh biết phân tích trung điểm phải thỏa cả hai tính chất: nằm giữa và cách đều Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, gấp giấy. Chuẩn Bị: Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, compa, 1 tờ giấy A4 để gấp giấy, bảng phụ bài 65/126 Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng, compa, 1 tờ giấy A4 để gấp giấy Tiến Trình Bài Dạy: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (10’) Trên tia Ax, vẽ 2 đoạn thẳng AM và AB sao cho AM = 3cm , AB = 6cm. Tính + MB (đáp án: MB = 3cm) + so sánh AM và MB (AM = MB (cùng bằng 3cm)) Dạy bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HSø Tóm tắt nội dung ghi bảng 10’ 10’ HĐ1: Trung điểm của đoạn thẳng: GV: từ kiểm tra bài cũ, cho HS tìm điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại GV: giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng GV: giới thiệu điểm nằm chính giữa, điểm nằm giữa, trung điểm để HS dễ phân biệt GV: dùng bảng phụ cho HS điền vào chỗ trống bài 65/126 củng cố HĐ2: cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng: GV: cho HS đọc ví dụ SGK/125 GV: Hướng dẫn HS cách tính AM cách vẽ GV: giới thiệu cách xác định trung điểm bằng cách gấp giấy (dùng sợi dây) HS: M nằm giữa hai điểm A và B HS: nghe giảng HS: nghe giảng HS: giải HS: đọc ví dụ/125 HS: nghe giảng HS: quan sát HS: quan sát và thực hiện cùng giáo viên M A B l 1/- Trung điểm của đoạn thẳng: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là: + M nằm giữa A và B + M cách đều A và B (MA = MB) Trung điểm M của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB 2/- Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng Ví dụ: SGK/125 M A B l Giải Ta có: AM + MB = AB mà MA = MB Suy ra MA = MB = = = 2,5cm Cách 1: vẽ AM = 2,5 cm Cách 2: gấp giấy (SGK/125) Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (13’) GV: M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải thỏa mãn mấy tính chất? Đáp: 2 tính chất: + M nằm giữa A và B + M cách đều A và B (MA = MB) GV: cho HS giải bài 61/126 ; bài 63/126 2 cm O A B l x x’ 2 cm Đáp án: Bài 61/126: Ta có: + O nằm giữa hai điểm A và B + OA = OB (cùng bằng 2cm) Vậy O là trung điểm của AB Bài 63/126: Chọn câu c Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (2’) Về nhà học bài, xem lại các bài tập đã giải. BTVN: bài 60/125; bài 64/126 Xem trước các bài tập trang 127 để tiết sau ôn tập chương I Cần chuẩn bị: + các kiến thức về: điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. + xem trước các tính chất trang 127
Tài liệu đính kèm: